Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò của phân bón vi sinh vật trong phát triển nông nghiệp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.88 KB, 6 trang )

Vai trò của phân bón vi sinh vật trong
phát triển nông nghiệp bền vững
Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh vật
hay chế phẩm vi sinh vật) là sản phẩm
chứa vi sinh vật (VSV) sống bao gồm: Vi
khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để
làm phân bón.
Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh
vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất
hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng,
v.v , đã được tuyển chọn có mật độ phù
hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các
hoạt động sống của chúng tạo nên các chất
dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng
được (N,P,K,S,Fe ), hay các hoạt chất
sinh học, góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng nông sản. Phân bón vi sinh vật
phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu
đến người, động, thực vật, môi trường sinh
thái và chất lượng nông sản.

Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng
khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng,
tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng
năng suất, chất lượng nông sản, đã được
khẳng định trong nhiều công trình nghiên
cứu của nhiều nước trên thế giới. Các sản
phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố
định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế
phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực
vật, chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh


cây trồng đã được nghiên cứu từ nhiều năm
nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường và xây dựng nền nông nghiệp
bền vững. Vi sinh vật tác động đến cây
trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự tác động
trực tiếp của vi sinh vật, đến cây trồng thể
hiện qua sự tổng hợp, khoáng hoá hoặc
chuyển hoá các chất dinh dưỡng xảy ra
trong quá trình chuyển hoá vật chất của vi
sinh vật như quá trình cố định nitơ, phân
giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin,
etylen .v.v. Những vi khuẩn này có khả
năng giúp cây trồng tăng khả năng huy
động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh
dưỡng từ môi trường. Tác độnggián tiếp
đến sinh trưởng của cây trồng xảy ra khi
các chủng vi sinh vật có khả năng làm giảm
bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại
từ môi trường hoặc từ các vi sinh vật bất lợi
đối với thực vật, trong đó vi sinh vật có thể
cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh vật bất
lợi, hoặc sinh tổng hợp các chất có tác
dụng trung hoà, phân huỷ, chuyển hoá các
tác nhân có hại hoặc tiêu diệt, ức chế các vi
sinh vật bất lợi. Mỗi loại vi sinh vật trong tự
nhiên có thể có 1 hoặc cả 2 tác động nêu
trên đối với cây trồng.

Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là
tạo ra các sản phẩm phân hữu cơ giàu dinh

dưỡng có bổ sung vi sinh vật hữu ích. Để
góp phần phát triển nông nghiệp bền vững,
nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến
khích người dân sử dụng phân bón sinh
học bằng cách trợ giúp giá bán cho nông
dân, đồng thời phát triển mạng lưới khuyến
nông, trong đó đặc biệt chú trọng công tác
xây dựng các mô hình trình diễn trên đồng
ruộng về việc sử dụng hiệu quả của phân
hữu cơ vi sinh.

Mặt khác, việc sử dụng phân hoá học,
thuốc hóa học bảo vệ thực vật quá nhiều
dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, tạo cho
đất không còn độ xốp, hấp thụ và giữ nước
kém. Các nhà khoa học đã kết luận: sử
dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng
suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt
hơn, giảm ô nhiễm của NO3. Điều này cũng
có nghĩa phân hữu cơ vi sinh đã góp phần
quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng
cho một nền nông nghiệp hữu cơbền vững,
xanh sạch và an toàn.

×