Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Động vật có xương sống ( phần 10) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.16 KB, 5 trang )

Động vật có xương sống ( phần 10)
Sự phát triển giai đoạn phôi và hậu phôi ở Chim
Sự phát triển phôi
Phần trung tâm của đĩa phôi lồi lên làm thành vùng trong, cạnh sau lõm
vào hình thành bờ và kéo dài ra phía sau hình thành dải nguyên thủy. Nơi
này sẽ hình thành trung bì. Trước dải nguyên thủy là nút Hensen, ứng với
phôi khẩu. Phần ngoài của đĩa phôi dày và kém trong nên gọi là vùng
đục.

Sự phôi vị hóa ở chim (theo Raven)
(a). Hình thành lớp trên ở đĩa phôi (b). Phân chia thành ngoại bì và nội
bì; (c). Hình thành trung bì.
1. Đĩa phôi; 2. Khối nõan hoàng; 3. Ngoại bì; 4. Xoang phôi; 5. Nội bì;
6. Rãnh nguyên thủy; 7. Trung bì
Sau đó đĩa phôi phát triển rộng ra, bao lấy lòng đỏ, hình thành
phôi ở phía trước dải nguyên thủy. Phía trước nút Hensen hình thành
mấu đầu, đây là nơi hình thành dây sống, tấm thần kinh rồi ống thần kinh
từ ngoại bì. Trung bì hình thành hình thành các túi somit ở hai bên. Phía
trước ống thần kinh hình thành não bộ, dần dần nổi lên mặt đĩa phôi.
Xung quanh đĩa phôi có vùng mạch là vùng có nhiều mạch máu để nuôi
phôi. Tiếp theo quanh phôi hình thành màng ối và túi niệu.
Giai đoạn tiếp theo là quá trình phân đốt của phôi.

Sự hình thành đốt thân ở phôi gà (theo Raven)
1. đầu; 2. Thân; 3. Khối noãn hoàng
Ở giai đoạn sơ khai phôi chim có đầu to, não bộ và mắt lớn, hai bên cổ có
5 đôi khe mang, có 2 đôi mấu cánh, chân dài. Sau đó khe mang lấp kín,
hình thành mỏ, cổ kéo dài, chi phát triển thêm ngón, đuôi ngắn lại, khối
lòng đỏ và lòng trắng co ngắn, túi niệu phát triển mạnh. Đồng thời có quá
trình hình thành tuần hoàn của phôi. Sau đó chim mổ thủng vỏ trứng để
chui ra ngoài.


Sự phát triển hậu phôi
Sự phát triển sau khi sinh nở có khác biệt rất lớn giữa các loài chim và
được gọi là sự phát triển hậu phôi. Một số loài có thể hoàn toàn tự kiếm
ăn khi mới được sinh ra và không cần sự chăm sóc của bố mẹ. Gà con có
thể đi lại và tự kiếm ăn ngay sau khi sinh nhưng vẫn cần sự chăm sóc một
ít. Một số khác còn tiếp tục phát triển sau khi sinh và phụ thuộc hoàn toàn
vào bố mẹ. Thời kỳ phát triển hậu phôi thường có quan hệ với lượng noãn
hoàng trong trứng. Ở các loài chim, loài nào có thời kỳ ấp trứng ngắn thì
chim non thường yếu, chưa phát triển đầy đủ. Ngược lại, loài nào có thời
kỳ ấp trứng dài thì chim non thường mạnh và phát triển đầy đủ.
Hệ sinh dục của lớp Chim
1. Tuyến sinh dục
Hệ sinh dục có cấu tạo biến đổi xu hướng giảm trọng lượng cơ
thể .
- Con đực có hai tinh hoàn lớn hình bầu dục có màu trắng ngà, có thêm
tinh hoàn phụ. Ống dẫn ngắn, không có cơ quan giao phối, tuy nhiên ở
một số loài như gà vịt, ngan vẫn có cơ quan giao phối.
- Con cái có một buồng trứng và một ống dẫn ở bên trái, buồng trứng và
ống dẫn trứng bên phải tiêu giảm. Hình thành nhiều bao noãn, hình thành
số lượng lớn các tế bào noãn, nhưng chỉ có một số ít phát triển. Khi trứng
chín rơi vào noãn quản đi ra huyệt. Noãn quản (ống Muller) có ba phần
chức năng khác nhau: Phần gồm loa kèn là ống Fanlốp để sinh lòng trắng,
phần giữa dài là tuyến tiết vỏ trứng, phần cuối rộng và có thành mỏng gọi
là tử cung.

A. Con đực; B. Con cái
A. 1. Phụ dịch hoàn; 2. Dịch hoàn; 3. Ống dẫn tinh; 4. Thận; 5. Ống dẫn
niệu; 6. Huyệt; 7. Lỗ mở của ống dẫn tinh; 8. Lỗ mở của ống dẫn niệu
B. 1. Thận; 2. Ống dẫn niệu; 3. Buồng trứng; 4. Phếu của ống dẫn trứng;
5. Ống dẫn trứng; 6. Huyệt; 7. Lỗ mở của ống dẫn niệu; 8. Lỗ mở của

ống dẫn trứng; 9. Ống dẫn trứng phải tiêu giảm
2. Trứng
Trứng chín rụng khỏi buồng vào phễu của ống dẫn trứng. Lúc này trứng
chỉ có lòng đỏ, phía sau hình thành một đĩa nhỏ được gọi là "sẹo trứng"
gồm nguyên sinh chất và hạt nhân. Khi lọt vào ống Fanlốp, nếu gặp tinh
trùng thì sẽ thụ tinh và được bọc lòng trắng, tiếp tục di chuyển đến tử
cung, được bọc thêm 2 lớp vỏ mỏng và một lớp vỏ dày ở ngoài. Lớp vỏ
ngoài thấm thêm caxi và cứng lại, có nhiều lỗ để tham gia trao đổi khí.
Phía đầu to của trứng, hai vỏ mỏng tách nhau ra, hình thành nên buồng
khí. Hai cực của lòng đỏ có 2 dây xoắn được tạo bằng chất anbumin,
được gọi là dây treo, bám vào mặt trong của vỏ mỏng. Dây này giữ cho
lòng đỏ chỉ xoay quanh trục dọc của trứng. Do có tỷ trọng lớn hơn khối
nguyên sinh chất và hạt nhân, nên khối lòng đỏ luôn hướng về phía dưới,
còn khối nhân trứng luôn hướng về phía trên tiếp thu được nhiều nhiệt từ
cơ thể chim mẹ khi ấp trứng.

Cấu tạo buồng trứng của chim (theo Hickman)
1. Buồng trứng; 2. Nang bao trứng; 3. Vết sẹo nang trứng; 4. Trứng; 5.
Ống dẫn trứng; 6.Màng treo ruột; 7. Ruột già; 8. Tử cung; 9. Lỗ huyệt



×