Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Động vật có xương sống ( phần 7 ) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.68 KB, 5 trang )

Động vật có xương sống ( phần 7 )
Nguồn gốc và tiến hóa của Chim (Aves)
Nguồn gốc của chim
- Hoá thạch chim cổ - Cổ điểu (Archaeopteryx) tìm thấy trong lớp đất đá
thuộc kỷ Jura thuộc châu Âu cách đây 150 triệu năm. Chúng đã có các
đặc điểm của chim như: Thân phủ lông vũ, chi trước biến thành cánh,
xương bả hình kiếm, xương đòn gắn với nhau thành chạc chữ V, cấu tạo
hông và chậu theo kiểu chim.

Chim cổ chưa có khả năng bay thực sự mà chỉ có thể chuyền từ cành này
sang cành khác hay trèo lên cây. Chúng còn có nhiều đặc điểm của
bò sát như xương đặc, đuôi dài gồm nhiều đốt, các đốt sống ngực
chưa gắn với nhau, xương ức chưa gắn thành gờ lưỡi hái, sọ có lồi cầu
hướng về phía sau, lông đuôi mọc ở hai bên cột sống, đuôi dài
- Tổ tiên của chim và thằn lằn khổng lồ (Dinosauria) đều bắt
nguồn từ một nhóm thằn lằn cổ (Archosaura). Tuy nhiên chưa xác định
được tổ tiên trực tiếp của chim là nhóm thằn lăn nào. Thằn lằn cổ sống
trên cây, lúc đầu chỉ trèo và nhảy từ cành này sang cành khác, sau đó các
vảy phát triển tạo thành màng cánh. Các vảy phát triển ở chi trước và
đuôi, kéo dài và rộng bản để hình thành lông chim.
Sự phát triển tiến hóa của Chim
Đến năm 1952 các nhà cổ sinh học đã phát hiện được 780 loài chim hoá
thạch, trong đó nhóm chim hoá thạch đuôi quạt cổ nhất tìm thấy trong địa
tầng của kỷ Bạch phấn. Tuy vậy so với Cổ điểu thì nhóm chim kỷ
Bạch phấn vẫn có nhiều nét của chim hiện đại. Người ta thấy chim kỷ
Bạch phấn phân hoá thành 2 nhóm thích nghi với 2 môi trường khác
nhau:
- Nhóm chim ở nước (Hesperonis): Bao gồm các loài chim thiếu cánh,
thiếu gờ lưỡi hái xương ức không phát triển, chân sau 4 ngón đều hướng
về phía trước.
- Nhóm chim bay (Ichthyornis): Bao gồm các loài chim có cánh, xương


lưỡi hái phát triển như chim hiện đại.
Cả 2 nhóm chim này là chim hiện đại nhưng chúng lại có các đặc điểm
nguyên thủy như nhiều răng ở xương hàm, khớp hàm giống bò sát, não bộ
còn bé. Tất cả các chim kỷ Bạch phấn được xếp trong tổng bộ chim Có
răng (Odontornithes).
Đầu kỷ Đệ tam, chim phát triển phong phú, có thể chia thành 3 hướng
chính là:
+ Chim chạy: Là hướng cổ nhất, cuối kỷ Bạch phấn, đầu kỷ Đệ tam đã có
di tích của chim chạy, đó là các giống Aepyornis và Dinornis đều có hình
dạng của đà điểu hiện nay.
+ Chim bơi: Hình thành bộ chim Cánh cụt Nam cực không biết bay, sử
dụng đôi cánh như khi bay, do đó xương ức của chúng phát triển.
+ Chim bay: Hình thành các bộ chim bay còn lại. Ngay từ cuối kỷ Bạch
phấn chúng đã phong phú, đến đầu kỷ Đệ tứ chúng có các đại diện như
ngày nay.

Cây phát sinh tiến hoá của chim (theo Hickman)
Sự sinh sản ở Chim (Aves)
Các loài chim trong bộ Bồ câu, Quạ, Sẻ ) sự sai khác đực cái không rõ
ràng. Tuy nhiên cũng nhiều loài chim có sai káhc giữa con trống và con
mái rất rõ ràng về màu sắc, tiếng kêu, kích thước cơ thể Sự sai khác này
có thể là vĩnh viễn từ khi nở ra cho đến lúc chết như Gà, Gà lôi, Trĩ,
Công ), cũng có thể là chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản (Rẽ, Mòng két,
Vịt ). Thường thì các loài chim sống đôi suốt đời ít thể hiện sai khác đực
cái (Bồ câu)
Sự ghép đôi
Phân lớn ghép đôi vào mùa sinh sản, sau đó lại phân tán riêng lẻ. các loài
sống ghép đôi cả đời thường làm tổ và chăm sóc con non như Đà điểu
châu Phi, Uyên ương, Bồ câu. Khi ghép đôi thờng chỉ một trống với 1
mái, tuy nhiên vẫn có một số loài trong bộ Gà ghép đôi nhiều mái. Để thu

hút con mái, con trống thường có bộ lông sặc sỡ và có thêm một số bộ
phận noỉi bật khác. Ví dụ công trống thường có bộ lông đuôi rất dài, có
thêm các "mặt trăng" và có cựa dài nổi bật, uyên ương trống có
hình thành "mào" là túm lông trên đầu, chim thiên đường đực có mào và
lông đuôi phát triển hơn rất nhiều so với con cái Chim trống có các hoạt
động không bình thường vào mùa sinh dục như kêu, hót, chọi nhau và
thường đánh đuổi các con đực khác xâm phạm lãnh thổ của mình.
Làm tổ

Khu vực làm tổ được chim trống bảo vệ bằng tiếng hót, tiếng kêu. Phạm
vi làm tổ thay đổi tuỳ theo loài chim và liên quan đến thức ăn. Đường
kinh khu vực làm tổ của sâm cầm (Fulica) khoảng 40m, chìa vôi khoảng
50 - 70m, Bồng chanh khoảng 25 -300m, gà rừng khoảng 100 - 300m,
Diều hâu khoảng 1000 - 5000m
Tổ chim có thể được làm đơn giản (chim gáy) hay rất công phu (chim
sâu). Tổ có thể treo trên cây hay trong thân cây (gặp ở nhiều loài chim),
trong bờ nước (bói cá). Nguyên liệu làm tổ là cành cây, lá cây, bùn, rác
một số loài chim không làm tổ, đẻ trứng trực tiếp trên nền đất, khe đá, vùi
trong cát (chim chân to ở châu Úc đẻ trứng vùi trong cát hay đất xốp)
Trứng và sự ấp trứng
Trứng thay đổi về hình dạng, màu sắc và kích thước. Trứng rất lớn như
trứng đà điểu hay rất nhỏ như trứng chim ruồi. Trứng thường có hình quả
lê hay hình bầu dục dài. Các loài chim đẻ trứng nơi kín đáo thì trứng có
màu trắng, còn đẻ nơi trống trải thì có màu sắc hoà lẫn lớn môi trường
xung quanh (cú muỗi đẻ trứng trên đất nên trứng có màu vàng đất, te te
cựa đẻ trứng trên cát nên trứng có màu xám nâu với các chấm đen
nhạt ). Số lượng trứng thay đổi: Công, gà rừng đẻ 7 trứng, vịt trời đẻ 11
- 13 trứng, cánh cụt chúa đẻ 1 trứng. Nhiều loài chim đơn giao cả con
trống và mái đều ấp trứng, còn chim đa giao thì chỉ có con mái ấp trứng.
Thời gian ấp trứng thay đổi từ 15 - 30 này, cá biệt hải âu tới 62 ngày.

Có hiện tượng đẻ trứng nhờ vào tổ loài chim khác (nhờ ấp và nuôi con hộ
- gọi là hiện tượng ký sinh tổ). Có khoảng 80 loài chim ký sinh tổ, trong
đó hơn một nửa thuộc họ Cu cu (Cuculidae). Đặc điểm của chim ký sinh
tổ là thời gian đẻ thưa, kéo dài, trứng khá giống với trứng chim chủ, trứng
phát triển nhanh, chim non có thể vất trứng hay chim chủ non ra khỏi tổ
và giành lấy thức ăn của chim chủ mẹ mang về.
Chăm sóc chim non
Chim non mới nở có 2 loại là chim yếu và chim khoẻ. Chim yếu là thiếu
lông, mù mắt nên cần được nằm trong tổ một thời gian và cần được
chăm sóc. Chim non khoẻ là đã phát triển tương đối đầy đủ, có thể chạy
theo bố, mẹ để kiếm mồi. Sự chăm sóc con thể hiện rõ ở các loài chim
đơn giao.
Tác động ảnh hưởng đến quần thể chim
Sự tăng hay giảm số lượng cá thể trong quần thể chim phụ thuộc chủ yếu
vào thức ăn. Ngoài ra một số yếu tố của môi trường cũng ảnh hưởng tới
quần thể chim, trong đó nhiệt độ, độ ẩm hay tác động của con người là
quan trọng nhất. Hoạt động của con người, nhất là phá rừng đã làm tiêu
giảm nơii sống của chim (chim gõ kiến, phượng hoàng ). Tác động
của thuốc trừ sâu, trừ cỏ, xây dựng nhà cao tầng, đường dây
điện ảnh hưởng đến thức ăn và nơi cư trú, sự di cư của chim

×