Động vật có xương sống ( phần 1 )
Sự phát triển giai đoạn phôi và hậu phôi ở Chim (Aves)
ự phát triển phôi
Phần trung tâm của đĩa phôi lồi lên làm thành vùng trong, cạnh sau lõm
vào hình thành bờ và kéo dài ra phía sau hình thành dải nguyên thủy. Nơi
này sẽ hình thành trung bì. Trước dải nguyên thủy là nút Hensen, ứng với
phôi khẩu. Phần ngoài của đĩa phôi dày và kém trong nên gọi là vùng
đục.
Sự phôi vị hóa ở chim (theo Raven)
(a). Hình thành lớp trên ở đĩa phôi (b). Phân chia thành ngoại bì và nội
bì; (c). Hình thành trung bì.
1. Đĩa phôi; 2. Khối nõan hoàng; 3. Ngoại bì; 4. Xoang phôi; 5. Nội bì;
6. Rãnh nguyên thủy; 7. Trung bì
Sau đó đĩa phôi phát triển rộng ra, bao lấy lòng đỏ, hình thành
phôi ở phía trước dải nguyên thủy. Phía trước nút Hensen hình thành
mấu đầu, đây là nơi hình thành dây sống, tấm thần kinh rồi ống thần kinh
từ ngoại bì. Trung bì hình thành hình thành các túi somit ở hai bên. Phía
trước ống thần kinh hình thành não bộ, dần dần nổi lên mặt đĩa phôi.
Xung quanh đĩa phôi có vùng mạch là vùng có nhiều mạch máu để nuôi
phôi. Tiếp theo quanh phôi hình thành màng ối và túi niệu.
Giai đoạn tiếp theo là quá trình phân đốt của phôi.
Sự hình thành đốt thân ở phôi gà (theo Raven)
1. đầu; 2. Thân; 3. Khối noãn hoàng
Ở giai đoạn sơ khai phôi chim có đầu to, não bộ và mắt lớn, hai bên cổ có
5 đôi khe mang, có 2 đôi mấu cánh, chân dài. Sau đó khe mang lấp kín,
hình thành mỏ, cổ kéo dài, chi phát triển thêm ngón, đuôi ngắn lại, khối
lòng đỏ và lòng trắng co ngắn, túi niệu phát triển mạnh. Đồng thời có quá
trình hình thành tuần hoàn của phôi. Sau đó chim mổ thủng vỏ trứng để
chui ra ngoài.
Sự phát triển hậu phôi
Sự phát triển sau khi sinh nở có khác biệt rất lớn giữa các loài chim và
được gọi là sự phát triển hậu phôi. Một số loài có thể hoàn toàn tự kiếm
ăn khi mới được sinh ra và không cần sự chăm sóc của bố mẹ. Gà con có
thể đi lại và tự kiếm ăn ngay sau khi sinh nhưng vẫn cần sự chăm sóc một
ít. Một số khác còn tiếp tục phát triển sau khi sinh và phụ thuộc hoàn toàn
vào bố mẹ. Thời kỳ phát triển hậu phôi thường có quan hệ với lượng noãn
hoàng trong trứng. Ở các loài chim, loài nào có thời kỳ ấp trứng ngắn thì
chim non thường yếu, chưa phát triển đầy đủ. Ngược lại, loài nào có thời
kỳ ấp trứng dài thì chim non thường mạnh và phát triển đầy đủ.
Cơ quan hô hấp của lớp Chim
Cơ quan hô hấp của chim bay có cấu tạo đặc biệt, gồm đường hô hấp,
phổi và túi khí. Cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp của chim thể hiện sự
thích nghi cao với hoạt động bay lượn.
1. Đường hô hấp
Từ khe họng dẫn đến thanh quản gồm sụn nhẫn và sụn hạt cau. Ở chim 2
sụn này không tham gia phát thanh vì chúng có cơ quan phát thanh riêng
được gọi là minh quản (syrinx). Minh quản nằm ngay ở nơi phân khí
quản thành 2 phế quản, cấu tạo nói chung giống với thanh quản. Chim có
2 loại dây thanh dài ngắn khác nhau, nhờ cơ hót hoạt động rất linh hoạt
nên phát ra tiếng kêu rất đặc trưng.
2. Phổi
Phổi của chim nhỏ, là 1 túi xốp, ít giãn nở vì ẩn sâu vào gốc xương sườn,
có vô số các vi khí quản. Phổi chim có dung tích lớn, diện tích mao mạch
rất lớn có nhiều phế nang và tiểu phế nang.
3. Túi khí
Phế quản đi tới phổi tạo ra các vi khí quản, xuyên qua thành phổi tạo
thành các túi đặc biệt gọi là túi khí. Ngoài các túi chính nằm ở phần bụng
và phần ngực, còn có các túi nhỏ len lỏi trong nội quan. Chim có 9 túi (1
túi lẻ, 1 đôi túi ở cổ, 2 đôi ở ngực, 1 đôi túi bụng). Túi khí có thể tích lớn
hơn phổi nhiều lần, chứa nhiều không khí nên có thể thực hiện hô hấp kép
khi chim bay, làm nhẹ cơ thể, điều hòa thân nhiệt .
Động tác hô hấp của chim rất đặc trưng và có hiệu quả rất cao:
- Khi chim không bay (khi chim nghỉ), sự hô hấp được thực hiện do cử
động lồng ngực nhờ các cơ gian sườn.
- Khi bay, do cơ ngực hoạt động chim không thể hô hấp bằng co giãn
lồng ngực mà phải thở bằng hệ thống túi khí. Khi nâng cánh túi khí nở ra
và hút không khí từ mũi vào khí quản, đến phế quản, qua phổi vào túi khí
sau (chiếm khoảng 75% lượng khí), các túi khí sau là nơi dự trữ không
khí sạch. Khi đập cánh, nội quan ép vào túi khí, không khí lại từ túi khí
sau qua phổi đến các túi khí trước và đi ra ngoài.
Sự trao đổi khí của chim (theo Raven)
Chu kỳ 1 là hít vào (màu đỏ): không khí đi vào khí quản, vào túi khí phía
sau, sau đó đi vào phổi;
Chu kỳ 2 không khí đi từ phổi đi vào các túi khí trước sau đó đi qua khí
quản. Sự di chuyển của không khí qua phổi là trực tiếp từ phía sau ra phía
trước (từ bên phải qua bên trái của sơ đồ)
Như vậy phổi nhận không khí sạch cả trong quá trình hít ra và thở vào,
hầu hết dòng không khí giàu ôxy liên tục đi qua hệ thống vi khí quản.
Hiện tượng này được gọi là hô hấp kép.
Hệ tiêu hoá của lớp Chim (aves)
1. Khoang miệng hầu
Chim có khoang miệng hẹp, không có răng, thay thế là mỏ. Mỏ gồm 3
mảnh sừng ghép lại, thay đổi theo chế độ thức ăn. Mỏ dài cong để hút
mật hoa như của chim Bã trầu, mỏ quặp để ăn thịt, mỏ có thêm răng như
ở chim cắt, chim ưng, mỏ vịt có dẹp, có bờ răng cưa để lọc thức ăn. Lưỡi
chim có hình dạng và cấu tạo tùy thuộc vào chế độ ăn. Tuyến nước bọt
phát triển ở các loài chim ăn hạt. Hầu ngắn thông với ống eustachi và khe
họng (thanh quản) hẹp.
Cấu tạo mỏ của một số loài chim (theo Hickman)
A. Mỏ dài khoẻ ăn được nhiều loại thức ăn; B. Mỏ ăn hạt của vẹt; C. Mỏ
sục thức ăn dưới bùn; D. Mỏ vịt ăn lọc; E Mỏ cú ăn thịt
2. Thực quản
Thực quản của chim dài, phần sau phình rộng thành diều để chứa và làm
mềm thức ăn. Đặc biệt diều bồ câu trong thời kỳ sinh sản có tiết ra một
chất màu trắng đục, gọi là “sữa bồ câu” để nuôi con.
3. Dạ dày
Chim có dạ dày đặc biệt phát triển, phần trước mỏng được gọi là dạ dày
tuyến, có nhiều tuyến tiêu hoá, phần sau dày hơn, có lót màng sừng,
nhiều cơ khoẻ được gọi là mề,có tác dụng nghiền thức ăn rất tốt.
Chim có đầy đủ tai trong, tai giữa và tai ngoài đặc trưng. Tai ngoài gồm
ống tai ngoài khá sâu, bên ngoài nổi lên và phủ lông. Tai chim có thể
nghe được tần số âm thanh gần với tai người nhưng lại vượt xa người về
khả năng phân biệt cường độ âm thanh. Một số chim có thêm vành tai
ngoài.
4. Ruột
Chim có ruột ngắn để làm nhẹ khối lượng cơ thể. Ruột non có nhiều
khúc. Ruột già không phân nhánh hình thành trực tràng chứa phân nên
chim thải phân liên tục để làm nhẹ cơ thể. Manh tràng chứa nhiều vi
khuẩn tiết men tiêu hoá cellulose. Trong huyệt của chim non có túi
fabricius sản sinh bạch huyết.
5. Tuyến tiêu hoá
- Gan chim rất lớn có 2 thùy, có túi mật (một số chim như bồ cầu không
có túi mật). Gan có vai trò tích lũy chất mỡ, đường rất quan trọng cho
hoạt động bay của chim.
- Tuyến tụy của chim nằm ngay khúc cong của tá tràng, có vai trò nội tiết
và ngoại tiết. Trong tuỵ có nhiều đảo Langerhans có vai trò tiết
hormon insulin và glucagon.