Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bò sát ( phần 6 ) Hệ Tuần hoàn Bò sát (Reptilia) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.72 KB, 8 trang )

Bò sát ( phần 6 )
Hệ Tuần hoàn Bò sát (Reptilia)
1. Tim
Có 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), khác với lưỡng cư tâm thất đã có
vách ngăn chưa hoàn toàn, chia làm 2. Khi tim co, vách ngăn chưa hoàn
toàn được nâng lên chạm tới nóc tâm thất làm cho hai nửa của tâm thất
cách biệt nhau hoàn toàn, do đó máu tĩnh mạch ở tâm nhĩ phải và máu
máu động mạch ở tâm thất trái không thể pha trộn. Tim vẫn còn xoang
tĩnh mạch, so với lưỡng cư thì phát triển yếu và gắn với tĩnh mạch phải.

Cấu tạo nội quan cá sấu (theo Hickman)
1. Thuỳ khứu giác; 2. Bán cầu não; 3. Tuyến yên; 4. Não giữa; 5. Tiểu
não; 6. Hành tuỷ; 7. Động mạch cảnh; 8. Phổi; 9. Dạ dày; 10. Động
mạch chủ; 11. Lá lách; 12. Ruột; 13. Tuyến tính; 14. Thận; 15. Tĩnh
mạch chủ sau; 16. Hầu; 17. Tĩnh mạch cảnh; 18. Phế quản; 19. Cung
động mạch; 20. Động mạch phổi; 21. Tĩnh mạch phổi; 22. Tâm thất phải;
23. Tâm thất trái; 24. Gan; 25. Tĩnh mạch gánh gan; 26. Ruột kết; 27. Lỗ
huyệt.
2. Hệ mạch
2.1 Động mạch
Bò sát có hệ động mạch khác với lưỡng cư: Không có thân chung mà chỉ
có 3 cung động mạch rời nhau xuất phát từ 2 nửa của tâm thất:
- Nhánh thứ nhất: động mạch phổi từ nửa phải tâm thất (mang máu tĩnh
mạch) tách ra thành 2 động mạch phổi đi tới phổi.
- Nhánh thứ 2: Từ nửa phải tâm thất và mang máu tĩnh mạch, uốn sang
bên trái.
- Nhánh thứ 3: từ nửa trái tâm thất mang máu động mạch uốn sang bên
phải, hình thành cung chủ động mạch phải và động mạch cảnh. Như vậy
máu lên đầu là máu đã được ôxy hoá hoàn toàn. Tuy nhiên cung chủ động
mạch trái và phải uốn về phía sau hình thành nên chủ động mạch lưng.
Máu ở chủ động mạch lưng là máu pha vì máu ở cung chủ động mạch trái


là máu tĩnh mạch, nhưng chứa máu động mạch nhiều hơn. Từ động mạch
chủ lưng hình thành nhiều động mạch lớn ở phía sau tới nội quan và động
mạch nhỏ tới thành cơ thể. Sau cùng động mạch chủ lưng chia thành 2
động mạch chậu đi tới chi sau và về đuôi thành động mạch đuôi.
2.2 Hệ tĩnh mạch
Máu từ phần sau của cơ thể về tim lần lượt theo các tĩnh mạch sau:
- Tĩnh mạch chậu nhận máu tĩnh mạch từ tĩnh mạch đuôi, tĩnh mạch chân
của tĩnh mạch gánh thận, tập trung thành tĩnh mạch bụng sau đó vào tĩnh
mạch chủ sau.
- Tĩnh mạch bụng nhận máu của tĩnh mạch nội quan, hình thành tĩnh
mạch cửa gan, vào gan rồi phân thành hệ gánh gan, sau đó tập trung thành
tĩnh mạch gan, cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ sau.

Hệ tuần hoàn của bò sát (theo Matviep)
- Tĩnh mạch chủ sau sau khi nhận máu từ tĩnh mạch thận và tĩnh mạch
gan đổ vào xoang tĩnh mạch rồi vào tâm nhĩ phải.
Máu từ phần trước cơ thể chuyển về tim theo các tĩnh mạch sau:
- Máu ở tĩnh mạch đầu đổ vào 2 tĩnh mạch cảnh
- Máu ở 2 chi trước tập trung vào tĩnh mạch dưới đòn
- Máu của tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh tập trung vào tĩnh mạch
chủ trước rồi di vào xoang tĩnh mạch, vào tâm nhĩ phải.
- Tĩnh mạch phổi đưa máu đã được ôxy hoá về tâm nhĩ trái. Như vậy hệ
tuần hoàn của bò sát khác với lưỡng cư là thiếu tĩnh mạch da.
Hệ Hô hấp Bò sát (Reptilia)
1. Cấu tạo cơ quan hô hấp
Bò sát hô hấp chủ yếu bằng phổi: Đường hô hấp đã phân hóa rõ ràng gồm
có đường thanh quản phát âm thanh (có sụn nhẫn và sụn hạt cau)
và khí quản dài, phân thành 2 phế quản đi vào 2 lá phổi. Phổi tiến hóa
hơn lưỡng cư, bên trong có nhiều vách ngăn, chia thành các phế nang, nối
với phế quản bằng phế quản phụ (cấp I, II, III), phổi xốp nên diện tích

phân bố mao mạch tăng lên, dung tích lớn, đảm nhận được chức năng
trao đổi khí.


Cấu tạo nội quan cá sấu (theo Hickman)
1. Thuỳ khứu giác; 2. Bán cầu não; 3. Tuyến yên; 4. Não giữa; 5. Tiểu
não; 6. Hành tuỷ; 7. Động mạch cảnh; 8. Phổi; 9. Dạ dày; 10. Động
mạch chủ; 11. Lá lách; 12. Ruột; 13. Tuyến tính; 14. Thận; 15. Tĩnh
mạch chủ sau; 16. Hầu; 17. Tĩnh mạch cảnh; 18. Phế quản; 19. Cung
động mạch; 20. Động mạch phổi; 21. Tĩnh mạch phổi; 22. Tâm thất
phải; 23. Tâm thất trái; 24. Gan; 25. Tĩnh mạch gánh gan; 26. Ruột kết;
27. Lỗ huyệt.
2. Động tác hô hấp
Cử động hô hấp của bò sát theo nhiều kiểu:
- Thở bằng ngực, thực hiện nhờ sự co giãn của cơ gian sườn.
- Thở bằng thềm miệng như lưỡng cư.
- Thở bằng cử động chi và đầu (rùa).
Hệ tiêu hoá Bò sát (Reptilia)
1. Khoang miệng hầu
Khoang miệng hầu của bò sát phân hóa hơn lưỡng cư: Khoang
miệng có xương hàm rất phát triển, hàm dưới khớp động với sọ, tạo khả
năng há miệng rộng để bắt mồi lớn.
Răng nói chung kèm phát triển, đồng hình có thể thay thế, phân hóa thành
răng độc, chức năng giữ mồi và tê liệt mồi (rắn). Trong khoang miệng có
nhiều tuyến tiết chất nhầy, tuyến nước bọt phát triển giúp việc tẩm
ướt mồi phát triển hơn so với lưỡng thê trừ cá sấu và nhóm rùa biển
bắt mồi ở nước nên có tuyến nước bọt không phát triển. Ở rắn tuyến nọc
độc do tuyến nước bọt biến đổi.
Lưỡi rùa và cá sấu ẩn trong miệng, một số nhóm như bộ Có vảy (thằn lằn,
rắn) có lưỡi phát triển, thò được ra ngoài miệng. Rắn có một khe nhỏ ở

môi trên nên có thể thò lưỡi qua khe mà không cần mở miệng. Lưỡi rắn
dài và chẻ đôi.

Khoang miệng rắn có răng độc (theo Hickman)
1. Răng độc; 2. Lỗ phóng chất độc; 3. Lỗ mũi; 4. Hố má; 5. Ống chứa
chất độc; 6. Tuyến độc; 7. Khe họng
Nhiều loài thằn lằn, tắc kè phóng lưỡi ra để bắt mồi. Ðáng kể nhất là
tắc kè hoa (Chamaeleo) thường gặp ở Madagascar, Châu Phi, Ấn Ðộ,
Nam Tây Ban Nha. Tắc kè hoa có chiều dài thân từ 25 - 35cm, nhưng
lưỡi có thể dài bằng 1/2 chiều dài thân. Hai mắt có cuống và có khả năng
đảo độc lập theo các hướng khác nhau. Khi phát hiện được con mồi, tắc
kè hoa mở miệng, phóng nhanh lưỡi về phía con mồi, đầu lưỡi dính chặt
lấy mồi, sau đó thu nhanh lưỡi có mồi vào miệng (hình 19.9).
Cá sấu khi gặp mồi lớn thì dùng đôi hàm ngoạm lấy con mồi, lắc cho con
mồi đến chết mới thôi. Trường hợp mồi ngoan cố cự lại hoặc không chết
ngay, cá sấu dùng đuôi quật vào con mồi hoặc lấy cả thân mình nặng nề
đè lấy con vật. Ở rùa, khi bắt được mồi lớn thì không nuốt được, nên
dùng mỏ sừng ở trên hàm và vuốt nhọn, khỏe ở đầu ngón chân để xé mồi.
Có loài rùa trước khi ăn phải nghiền thức ăn bằng bộ hàm phẳng có rãnh
dọc xẻ răng cưa.

Loài Chamaeleo chamaeleo đang bắt mồi bằng lưỡi dài (theo Hickman)
Rùa biển miệng rộng bắt mồi bằng cách mở miệng ra tạo thành
một dòng nước mang theo những con mồi vào miệng rùa và bị rùa đưa
vào bụng.Một số loài rắn không độc, sau khi cắn được con mồi, trước hết
nó dùng nửa thân phía sau quấn lấy con mồi mấy vòng làm cho nghẹt thở
rồi mới tiến hành động tác nuốt. Loài trăn khi nuốt động vật lớn cũng
thực hiện như trên.
Các loài rắn độc có móc độc ở phía trước hàm. Khi cắn mồi thì lập tức
nọc độc theo ống hay rãnh mà tiết vào cơ thể con mồi làm cho nó bị tê

liệt, ngừng phản ứng chống cự đến khi con mồi chết hẳn thì mới chịu
nuốt mồi. Trong thành phần của nọc độc, ngoài độc tố làm tê liệt thần
kinh, phá hại hệ tuần hoàn, còn có rất nhiều men tiêu hóa quan trọng làm
phân giải tổ chức động vật.
Một số loài có móc độc phía sau như rắn ri cá, ri voi khi đớp được mồi,
thì rắn phải dùng hàm cố đẩy con mồi vào sâu trong miệng để móc độc
phía sau có thể đâm vào con mồi. Nọc độc của những loài rắn này yếu, có
khi phải cần 5 - 7 phút mới giết chết con mồi. Sau khi con mồi đã chểt,
rắn mới nhả mồi ra, tìm đầu con vật để nuốt. Các rắn độc và trăn lúc
bắt mồi có thể ngoạm vào bất kỳ chỗ nào của con mồi, nhưng khi
nuốt bao giờ cũng nuốt đầu con mồi trước. Sau đó rắn dùng các răng dài,
kết hợp với xương hàm trên, xương hàm dưới thay thế nhau đẩy thức ăn
về phía sau qua thực quản đến dạ dày.
2. Thực quản
Là một ống có thành mỏng, có nhiều nếp gấp dọc nên rất đàn hồi, có thể
nuốt mồi lớn (rắn, thằn lằn ). Có độ dài lớn hơn của Lưỡng cư. Riêng ở
rùa biển mặt trong của thực quản có gai sừng, có đỉnh hướng về phía sau
nên có thể cho nước đi qua và giữ thức ăn lại.
3. Dạ dày
Bò sát dạ dày có cơ khỏe phân hóa tương đối rõ, biệt lập với ruột, màng
nhầy của dạ dày có nhiều tuyến vị khác với tuyến màng nhày của thực
quản. Riêng ở cá sấu, dạ dày có một phần biến đổi thành mề như ở chim,
bên trong có chứa các viên sỏi, đá giúp cho quá trình tiêu hoá cơ học.
4. Ruột
Có sơ đồ cấu tạo chung. Sau dạ dày là ruột trước (ruột non), chỗ chuyển
tiếp giữa dại dày và ruột trước có van hạ vị. Tiếp theo là ruột giữa (ruột
già), trung gian có manh tràng (ruột bít). Manh tàng phát triển mạnh ở rùa
cạn ăn thực vật và ở cá sấu có uốn khúc. Ruột sau (ruột thẳng) đổ trực
tiếp vào huyệt. Chiều dài thay đổi theo thức ăn.
5. Tuyến tiêu hoá

- Gan lớn, không phân thuỳ và dài (ở bò sát dạng rắn), hay phân thuỳ ở
các loài khác. có túi mật lớn.
- Tuỵ hình lá, dày nằm ngay ở khúc ruột tá. Lá lách là một thể màu đỏ
nằm sau dạ dày .
- Sự tiêu hóa thức ăn của bò sát và đặc biệt là rắn rất mạnh. Rắn có thể
tiêu hóa hết xương động vật, chỉ còn lại như lông chim, lông thú và móng
sừng các phần này sẽ được bài tiết theo phân ra ngoài. Tốc độ tiêu hóa
rắn phụ thuộc vào con mồi lớn hay nhỏ và tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường.
Nhiệt độ thích hợp sẽ làm gia tăng hoạt tính các dịch tiêu hóa. Nhiệt độ
gia tăng sẽ làm tốc độ tiêu hóa mau còn ngược lại khi nhiệt độ giảm
xuống thì tốc độ này sẽ chậm. Nhiệt độ này cao hơn lưỡng cư vì thế trăn,
rắn khi nuốt được con mồi lớn thường phải phơi nắng để sự tiêu hóa tiến
hành bình thường. Một con trăn (dài 4,2m trong 24 giờ nuốt 4 con dê,
mỗi con từ 5,5 - 8,5 kg) tiêu hóa hết các con mồi lớn trên cần từ 8 - 10
ngày ở mùa nóng và 1 tháng vào mùa lạnh.

Sơ đồ ống tiêu hoá của tắc kè (theo Hickman)
1. Miệng; 2. Hầu; 3. Dạ dày; 4. Gan; 5. Tuỵ; 6. Ruột non; 7. Ruột già; 8.
Hậu môn
Ở rắn lục, để theo dõi khả năng tiêu hóa thức ăn thì người ta cho rắn ăn
mỗi tuần 2 lần với lượng thức ăn như nhau và quan sát sự thải phân của
rắn. Vào mùa hè chỉ sau 3 - 4 ngày thì rắn đã thải phân còn mùa đông rắn
thải phân sau 1 tuần.
- Nhu cầu nước uống: Nói chung các loài bò sát đều cần uống nước để bù
đắp lại lượng nước của cơ thể đã bị mất đi do quá trình tiêu hóa thải ra
ngoài, do sự bốc hơi nước qua da và do quá trình hô hấp. Trăn nặng 25 kg
ở nhiệt độ 25
0
C, sống trong không khí khô, mỗi ngày mất một lượng
nước 0,1 - 0,3% trọng lượng cơ thể. Nhu cầu về nước của chúng thay đổi

tuỳ theo môi trường khô hoặc ẩm. Thằn lằn và rắn uống nước bằng cách
liếm các giọt sương. Rắn thích uống nước và tắm, nhất là khi hạn hán,
mưa ít rắn thường đến ao, mương để uống nước và tắm làm cho lớp vảy
ngoài mềm ra để giúp tiến hành lột xác bình thường. Các loài bò sát sống
ở sa mạc hình như không cần uống nước, có lẽ lượng nước trong thức ăn
đủ đáp ứng nhu cầu nước của chúng. Một số rùa cạn như rùa Gopherus ăn
thực vật, trong bàng quang có tích trữ nước nên nhu cầu nước từ bên
ngoài không đáng kể.
Một số loài thằn lằn sống ở vùng khô như thằn lằn độc (loài thằn lằn duy
nhất có nọc độc làm chết người ở châu Mỹ) các loài tắc kè và thằn lằn
bóng đều có gốc đuôi nở to, bên trong tích trữ mỡ. Khi cần nước những
loài này sẽ huy động mỡ vào việc giải phóng nước để cung cấp những
cho cơ thể. Trong trứng các loài bò sát (rùa, cá sấu) đều có lòng đỏ và
lòng trắng chứa mỡ đó là kho dự trữ nước cho phôi những loài này.

×