Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Những điều cần lưu ý trong vụ nuôi tôm sú các tỉnh Nam Bộ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.21 KB, 2 trang )

Những điều cần lưu ý trong vụ nuôi tôm sú các tỉnh Nam Bộ
- Trong việc cải tạo ao, không bơm chất thải ra kênh rạch làm ô
nhiễm môi trường vùng nuôi, mà phải xử lí tại ao theo phương
pháp sinh học, hoặc đưa ra ngoài ao vào một địa điểm nhất định.
- Nguồn nước lấy vào ao nên lắng lọc qua lưới, đối với ao nuôi tôm
bán thâm canh và thâm canh cần xử lí diệt trùng nước trong ao,
pḥòng tránh bị nhiễm những bệnh nguy hiểm như đốm trắng, đầu
vàng và phân trắng.
- Đối với ao nuôi tôm công ngiệp và bán công nghiệp, bà con chỉ
nên nuôi một vụ trong năm, chọn thời điểm thuận lợi nhất để thả
nuôi.
- Trong các ao nuôi nhất thiết phải gây màu nước trước khi thả
giống, giảm tối đa hiện tượng sốc dinh dưỡng trong thời gian đầu,
đảm bảo đủ lượng thức ăn có dinh dưỡng cao, tôm phát triển tốt,
khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao.
- Mật độ nuôi tôm công nghiệp không nên thả quá dày, chỉ nên thả
nuôi 20-30 con PL 15/m2, giảm áp lực chất thải trong ao, quản lư
dễ dàng hơn, làm tăng kích thước tôm thu hoạch.
- Mực nước khi thả giống phải đảm bảo tối thiểu 1,2m khi nuôi
tôm công nghiệp, 0,6m từ mặt ruộng lên khi nuôi tôm trên ruộng
lúa. Tránh gây sốc nhiệt, tôm dễ nhiễm bệnh.
- Chọn giống thả nuôi có chất lượng tốt (cần kiểm tra tôm không
mang mầm bệnh, đốm trắng, đầu vàng và MBV). Trong nuôi tôm
quảnh canh cải tiến mật độ thả 3-7 con, nên ương nuôi trước khi
thả (tôm có chiều dài 2-3cm) tăng tỷ lệ sống, cho hiệu quả tốt hơn.
- Các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung (có cùng nguồn nước
cấp) nên thả cùng thời gian, tránh thả cách nhau trong thời gian
quá dài để hạn chế t́nh trạng lây lan bệnh và kích cỡ tôm không
đồng đều.
- Vận chuyển tôm giống trong bao vận chuyển, 50% chứa ôxy,
50% chứa nước, mật độ vận chuyển 500-800 con/lít nước, nhiệt độ


vận chuyển duy tŕ 22-240C. Vận chuyển ở nhiệt độ cao quá tôm sẽ
hoạt động nhiều, hay ăn thịt lẫn nhau, làm chất lượng nước vận
chuyển xấu, hao hụt nhiều. Vận chuyển ở nhiệt độ thấp sẽ gây sốc
khi thả giống xuống ao, làm tôm yếu, dễ bị nhiễm bệnh.
- Hạn chế tối đa sử dụng hoá chất, chỉ sử dụng khi cần thiết, không
sử dụng thuốc kháng sinh trong khi nuôi. Cần sử dụng chế phẩm
sinh học, giúp cải thiện môi trường ao nuôi.
- Khi tôm bị bệnh đốm trắng, đầu vàng, phải xử lí diệt trùng bằng
chlorin 40-5-ppm tại ao, không xả nước trong ao nuôi tôm bị bệnh
ra môi trường để tránh lây lan dịch bệnh.

×