Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sang kien kinh nghiem dat giai A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.41 KB, 18 trang )

Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6
A. Đặt vấn đề
I- Lý do chọn đề tài:
1- Cơ sở lý luận:
Trong chơng trình ngữ văn thcs phân môn tập làm văn đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản . Tập làm văn là
một trong ba phân môn của môn ngữ văn . Đây là môn học mang tính chất thực
hành tổng hợp . Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập hai môn văn
học và tiếng Việt để tạo lập văn bản . Sách giáo khoa hiện hành đã biên soạn theo
tinh thần đổi mới : Tích hợp 3 phân môn trong một bài học . Sự tích hợp này đòi hỏi
tất cả các phân môn đều phải có sự thay đổi trong cách dạy học nhằm đạt kết quả
cao nhất . Nhiệm vụ chủ yếu của tập làm văn trong nhà trờng là rèn luyện các kĩ
năng làm văn : Kĩ năng tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , dựng đoạn thành thục các
kĩ năng này học sinh sẽ viết đợc bài văn rõ ràng, mạch lạc đầy đủ ý , đúng yêu cầu
của từng kiểu văn bản .
Lập dàn ý là một thao tác t duy rất quan trọng nhằm định hớng cho hành
động . Kĩ năng làm dàn bài cần cho tất cả những ai muốn truyền đạt (viết hoặc nói )
một vấn đề nào đó cho mọi ngời biết . Chính vì vậy mà Gớt- tơ nhà văn nổi tiếng
của Đức đã quả quyết "Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục ". Còn Đôx-tôi-ep-xki
nhà văn Nga thế kỉ XIX lại ao ớc " Nếu tìm đợc một bản bố cục đạt thì công việc
sẽ nhanh nh trợt trên mỡ " . Trong phạm vi nhà trờng phổ thông kĩ năng này rất
cần cho học sinh để làm bất kì bài văn nào. Tuy vậy môn học có điều kiện và có
nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng này một cách có hiệu quả nhất là môn tập làm văn .
2. Cơ sở thực tế :
Chơng trình văn 6 trớc đây có những tiết học dành riêng cho việc lập dàn ý.
Mỗi kiểu văn bản đều có 1- 2 tiết học dành cho việc rèn luyện kĩ năng này . Thế nh-
ng chơng trình Ngữ văn 6 hiện nay nói riêng và chơng trình Ngữ văn THCS nói
chung không có các tiết riêng để dạy lập dàn ý mà việc lập dàn ý đợc dạy gộp trong
các bài về: Cách làm bài văn Vì vậy kĩ năng lập dàn ý của học sinh hiện nay còn
rất hạn chế. Trong thực tế học tập của học sinh ở trờng thcs nhiều em khi làm bài
thờng bỏ qua khâu lập dàn ý. Gặp một đề văn các em thờng bỏ ra một vài phút để


đọc đề rồi cắm cúi viết. Chính vì vậy trong bài viết của các em việc sắp xếp ý rất
lộn xộn , nhiều ý trùng lặp hoặc thiếu ý Có nhiều tr ờng hợp học sinh phát hiện
ra thiếu ý muốn " quay lại " để bổ sung nhng không kịp nữa đành viết thêm vào rồi
ghi bổ sung khiến bài viết rời rạc chắp vá .
Từ những lí luận và thực tiễn trên, một vấn đề đặt ra với phân môn tập làm
văn là : Cần giúp học sinh có kĩ năng lập dàn ý nhằm nâng cao kĩ năng làm văn
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

cho học sinh . Vấn đề này đã đợc nhiều giáo viên dạy văn ở thcs quan tâm nhất là
từ khi thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học .
Vấn đề rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh không phải là vấn đề hoàn
toàn mới. Vả lại trong sách giáo khoa mỗi kiểu văn bản đều có yêu cầu thực hành
lập dàn ý . Thế nhng không phải giáo viên nào cũng biết sáng tạo khi hớng dẫn học
sinh lập dàn ý. Học sinh lớp 6 không giống nh học sinh các lớp 7,8,9, các em lớp 6
mới chuyển từ tiểu học lên vì vậy các kĩ năng làm bài đặc biệt là kĩ năng làm dàn ý
còn kém. Ngời giáo viên dạy Ngữ văn 6 cần chú ý đến rèn luyện kĩ năng này.
Là ngời trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trờng THCS, tôi luôn luôn trăn trở
về vấn đề: Làm thế nào để học sinh lớp 6 nhanh chóng có đợc kĩ năng làm văn, đặc
biệt là kĩ năng làm dàn ý và làm thế nào để các em học sinh lớp 6 viết đợc bài văn
có bố cục rõ ràng mạch lạc. Qua tìm tòi, vận dụng và thực nghiệm trong quá trình
dạy học tôi xin phép đợc trình bày kinh nghiệm "Phơng pháp rèn luyện kĩ năng
lập dàn ý cho học sinh lớp 6"
II- Ph ơng pháp nghiên cứu:
1- Ph ơng pháp khảo sát: - Khảo sát thực trạng dạy học
- Phân loại nguyên nhân, đối tợng
1- Ph ơng pháp thực nghiệm: - Thực nghiệm với học sinh lớp 6
2
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

B. GiảI quyết vấn đề

I. Khảo sát :
1. Ph ơng pháp khảo sát :
- Điều tra trắc nghiệm
- Khảo sát qua bài làm của học sinh
2. Thời gian khảo sát :
- Đầu năm học 2008- 2009
3. Kết quả :
a. Điều tra trắc nghiệm :
Câu hỏi 1 : Em có thờng xuyên lập dàn ý trớc khi làm văn không ?
Bảng 1:
Lớp Số học sinh Trả lời
Thờng xuyên Thỉnh thoảng Không
6C 47 20 5 22
6B 36 10 5 21
6A 25 6 4 15
b. Khảo sát qua bài làm của học sinh: ( Thời gian làm bài : 15 phút )
Đề bài : Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: " Kể lại một truyền thuyết đã học bằng
lời văn của em "
Bảng 2
Lớp
Tổng số
Học sinh
Kết quả
Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
Số lợng % Số lợng %
6C 47 23 49 24 51
6B 36 16 44,4 20 55,6
4. Nhận xét đánh giá :
a. Qua kết quả trả lời phỏng vấn ( Bảng 1) chúng ta thấy bỏ qua khâu lập
dàn ý là tình trạng thờng gặp trong học sinh hiện nay , hầu hết các em đều xem nhẹ

khâu lập dàn ý vì cho rằng đi thi các thầy cô giáo chỉ chấm điểm bài viết .
3
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

b. Qua khảo sát bài làm cụ thể , tôi thấy các em đã cố gắng lập dàn ý theo
yêu cầu nhng số học sinh đáp ứng theo yêu cầu còn thấp ( dới 50 % ) . Cá biệt một
số em không hề biết lập dàn ý ( viết ngay thành các đoạn văn , hoặc chỉ nêu đợc
một vài ý sắp xếp và trình bày rất lộn xộn )
Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy sở dĩ có tình trạng trên là vì :
- Thói quen của học sinh tiểu học: Đọc đề rồi làm bài ngay không cần lập
dàn ý .
- Không biết làm thế nào để huy động ý , lúng túng khi sắp xếp ý.
- Thời gian dành cho việc rèn luyện kĩ năng này còn quá ít .
- Giáo viên dạy cũng cha thực sự coi trọng việc rèn kĩ năng lập dàn ý cho
học sinh .
II. Các biện pháp đã thực hiện :
1. Giáo viên giúp học sinh nắm đợc đặc điểm , yêu cầu của một
dàn ý :
a- Tìm hiểu một số khái niệm:
Đây là việc làm cần thiết. Giáo viên cần cho học sinh hiểu đợc : Dàn ý chính
là cái khung, sờn của bài văn, dàn ý giúp cho ngời viết có định hớng không bị lạc
đề, không bị thiếu ý khi viết Ngoài ra giáo viên còn phải giúp học sinh hiểu khái
niện về dàn ý , phân biệt đợc dàn ý đại cơng và dàn ý chi tiết để từ đó các em xác
định đợc khi nào cần làm dàn ý đại cơng , khi nào làm dàn ý chi tiết. Tôi thờng làm
công việc này vào tiết học đầu tiên có liên quan đến rèn kĩ năng làm dàn ý . Đó là
tiết : " Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự " . Mặc dù không có nhiều thời
gian nhng bao giờ tôi cũng phải dành 5-7 phút để vấn đáp học sinh các câu hỏi nh
sau :
- Em hiểu lập dàn ý là gì ?
Học sinh trả lời , giáo viên chốt : Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trật tự thích

hợp và xác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thoả đáng .
- Thế nào là dàn ý đại c ơng ?
Học sinh trả lời, giáo viên chốt: Dàn ý đại cơng là dàn ý chỉ ghi hệ thống
những đề mục lớn nhất, những ý chủ yếu nhất. Nhìn vào dàn bài đại cơng ngời đọc
thấy ngay nội dung của bài viết, xác định đợc ngời viết có bám sát đề bài hay không
.
- Nêu cách hiểu của em về dàn ý chi tiết ?
4
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

Học sinh trả lời , giáo viên chốt: Dàn ý chi tiết là dàn ý ngoài các ý lớn, ý
chính còn có các ý nhỏ phát triển các ý chính, các chi tiết cụ thể hoá các ý lớn. Dàn
ý chi tiết sẽ giúp chúng ta hình dung cụ thể hơn các bộ phận, các chi tiết của bài
viết .
Học sinh nắm chắc các khái niệm này các em sẽ hiểu đợc rằng: Dàn ý tốt là dàn ý
bao quát đợc toàn bộ nội dung và phạm vi vấn đề do đề bài nêu ra .
b. H ớng dẫn học sinh ghi đề mục trong dàn ý :
Đề mục trong dàn ý thể hiện các ý lớn, ý nhỏ của bài văn. Mỗi dàn ý thờng
bao gồm một hệ thống các đề mục. Một điều cần đợc hết sức lu ý là: các mục đó
phải đợc sắp xếp theo cùng một hệ thống tơng ứng với nhau theo một trình tự chặt
chẽ. Tôi thờng hớng dẫn học sinh ghi các đề mục nh sau :
* Các đề mục phải theo cùng một đề hệ thống tơng ứng:
Ví dụ với đề bài: Kể lại truyện Thánh Gióng ( sách Ngữ văn 6, tập 1 ) bằng
lời văn của em.
Giáo viên hớng dẫn học sinh làm dàn ý đại cơng phần thân bài gồm các đề
mục lớn nh sau:
I. Thời thơ ấu của Gióng
II. Gióng đánh giặc cứu nớc
III. Gióng về trời
Tuỳ thuộc vào kiểu văn bản để sắp xếp hệ thống đề mục sao cho hợp lý.

* Quy ớc cách đánh số, các đề mục lớn nhỏ trong dàn ý
Nguyên tắc cơ bản là: Các đề mục cùng cấp bậc phải đợc ghi cùng một loại
số thứ tự, các đề mục kế tiếp nhau phải đợc ghi bằng các hệ thống số thứ tự liên tiếp
nhau không đợc cách quãng.
Để học sinh tiện theo dõi, tôi thờng lập hệ thống mô hình ký hiệu của một
dàn ý (ghi ra bảng phụ trong tiết học đầu tiên có liên quan đến việc rèn kĩ năng lập
dàn ý ) . Cụ thể nh sau:
A. Mở bài:
B. Thân bài:
I . II
1 . a 1 a .
- -
- -
b b .
2 2 .
5
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

a a
b b
C. Kết bài:
Nhìn vào mô hình trên ta thấy bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết
bài. Phần thân bài có 2 ý lớn mỗi ý lớn gồm 2 ý nhỏ (a,b), các ý nhỏ hơn đợc ghi
bằng kí hiệu (-) .
Làm việc theo mô hình này là thể hiện một nếp làm việc khoa học tạo nên sự
nhất quán trong cách suy nghĩ, chống lại sự tuỳ tiện, lộn xộn khi trình bày ý.
c. Ngôn ngữ trong dàn ý:
Học sinh lớp 6 rất lúng túng khi viết các câu văn trong dàn bài. Có nhiều em
do không hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong dàn bài nên viết ý thành các câu văn thành
thử dàn ý bài văn rất dài. Khắc phục tình trạng này tôi thờng chỉ cho học sinh biết

dù dàn ý đại cơng hay dàn ý chi tiết cách viết thông thờng và phổ biến vẫn là ghi ý.
Từ những đề mục lớn đến những ý nhỏ, đều nên viết theo lối thông báo vắn tắt. Th-
ờng gặp trong dàn ý các tập hợp từ cô đọng, các câu rút gọn . Để các em hiểu và
diễn đạt đúng khi lập dàn ý
2. Ph ơng pháp h ớng dẫn học sinh lập dàn ý
Quá trình lập dàn ý phải trải qua hai khâu: Tìm ý và lập dàn ý. Đây là hai
thao tác và cũng là hai kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh. Sẽ chẳng bao giờ
có đợc một dàn bài hoàn chỉnh nếu không có ý và không biết sắp xếp các ý.
a. H ớng dẫn học sinh tìm ý.
Bằng kinh nghiệm của bản thân tôi thờng hớng dẫn các em tìm ý bằng ba
cách sau :
a.1. Ghi nhanh các ý vừa nảy sinh ngay sau khi tìm hiểu đề.
Thông thờng trớc một đề văn học sinh thờng phải đọc tìm hiểu đề rồi mới
thực hiện bớc tìm ý. Theo lẽ thờng tìm hiểu đề xong, óc ta lập tức có phản ứng.
Hàng loạt ý xuất hiện một cách đột ngột cha có hệ thống chặt chẽ. Những ý đó có
khi rất độc đáo, sát, trúng với yêu cầu của đề, cũng có khi xa đề. Ta cần ghi các ý
đó ngay nếu không có thể các ý đó sẽ bị quên đi không bao giờ trở lại nữa.
Ví dụ:
Đề bài : Kể câu chuyện lần đầu em đợc đi chơi xa (SGK Ngữ văn 6, tập 1 ).
Sau khi tìm hiểu đề học sinh đã liệt kê đợc hàng loạt ý nh sau:
- Nhớ mãi chuyến đi Đồ Sơn.
- Chuyến đi mở rộng tầm nhìn.
- Cảnh biến rất đẹp.
6
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

- Bãi tắm ồn ào.
- Nớc biển Đồ Sơn đỏ đục không trong.
- Nhiều hàng hoá và đồ lu niệm đợc bày bán .
- Mùi thơm của các nhà hàng đặc sản ven biển .

Các ý này cha có hệ thống nhng nếu không ghi lại ta sẽ quên hết ngay sau đó.
a.2. Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi:
Để tìm đợc các ý chính xác giáo viên cần hớng dẫn học sinh đặt những câu
hỏi sao cho phù hợp. Vì vậy khi đặt câu hỏi tìm ý tôi thờng hớng dẫn các em dựa
vào kiểu bài để đặt câu hỏi.
Ví dụ : Đối với kiểu bài văn bản tự sự thì các câu hỏi tìm ý thờng là:
Câu hỏi
1- Câu chuyện đợc mở đầu nh thế nào?
2- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
3- Ai là nhân vật chính ?
4- Nhân vật đợc giới thiệu nh thế nào?
5- Câu chuyện có những sự việc chính nào?
6- Câu chuyện kết thúc nh thế nào?
7- Số phận các nhân vật ra sao?
8- Chủ đề câu chuyện là gì ?
Kinh nghiệm cho thấy với các câu hỏi để tìm ý học sinh sẽ tìm đợc những ý
hay độc đáo.
Vì thời gian dành cho tìm ý không nhiều khoảng 3 đến 5 phút cho một đề,
trên lớp tôi thờng hớng dẫn học sinh tìm ý một cách có hiệu quả bằng cách : Phân
nhóm để học sinh thảo luận tìm ý. Với 8 câu hỏi nh trên tôi hớng dẫn học sinh
nh sau:
Bớc 1 : Phân nhóm ( 4 nhóm ).
Bớc 2: Thảo luận nhóm ( mỗi nhóm 2 câu hỏi ).
Lu ý khi phân nhóm thảo luận:
- Giáo viên phải quy định về thời gian.
- Nội dung thảo luận giữa các nhóm không quá chênh lệch.
Bớc 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
7
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6


Giáo viên ghi nhanh các ý lên bảng. Nếu thấy cha đầy đủ yêu cầu các nhóm
khác bổ sung. Nh vậy chỉ với khoảng 3 phút với sự góp sức của cả tập thể một tập
hợp ý phục vụ cho đề bài đã đợc xác lập.
Các ý vừa tìm đợc cha phải là hệ thống nên sau khi tìm ý ta đánh số thứ tự từ
một đến hết để bớc lập dàn ý đợc thực hiện thuận lợi.
a.3. Tìm ý bằng cách làm các bài tập trắc nghiệm để lựa chọn ý :
Đối với các em học sinh lớp 6, trớc một đề bài có thể các em cũng không dễ
dàng trong việc tìm ý . Để giúp các em biết tìm và lựa chọn ý chính xác tôi thờng ra
các bài tập dạng : Cho một tập hợp các ý ( Trong đó có ý đúng và cả những ý cha
đúng ) yêu cầu học sinh lựa chọn trong số các ý đó những ý phù hợp với đề bài
Ví dụ :
Đề bài : Dựa vào các văn bản truyền thuyết (cổ tích) đã học , em hãy viết
bài văn miêu tả một chàng hoàng tử theo tởng tợng của em . ( Đề văn miêu tả
sáng tạo lớp 6 )
Bài tập : Dựa vào các ý đã liệt kê sau đây em hãy chọn các ý phù hợp bằng
cách đánh dấu (+) vào trớc mỗi ý em cho là phù hợp .
A. Thân hình mảnh mai.
B. Thân hình cờng tráng, đôi mắt sáng.
C. Khuôn mặt dịu hiền, thanh tú.
D. Cỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gơm.
E. Dáng đi khoan thai.
G. Da trắng nh tuyết.
H. Gơng mặt vuông vức, cơng nghị.
I. Giọng nói ấm áp, tiếng cời hồn nhiên trong sáng.
K. Chân đi hài.
M . Mái tóc điểm bạc.
Căn cứ vào đối tợng miêu tả : Nhân vật hoàng tử học sinh sẽ dễ dàng điền
nhanh dấu ( + ) vào trớc các ý : B.D E H I K .
Các bài tập dạng này rất thích hợp trong việc tìm ý cho những đề bài văn
miêu tả sáng tạo hoặc những đề bài lạ với học sinh .

b- H ớng dẫn học sinh lập dàn ý .
Lập dàn ý chính là sắp xếp ý trong bài theo trật tự thích hợp. Vì vậy
việc lập dàn ý trong bài văn cần đảm bảo tính hệ thống và tâm lý tiếp nhận của ngời
đọc. Có trờng hợp các ý phải đợc sắp xếp theo một trật tự bắt buộc bởi vì có giải
8
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

quyết xong ý này mới đủ điều kiện giải quyết ý kia. Cũng có khi việc sắp xếp ý
không bị gò bó theo hẳn một trật tự cố định nào. Cho nên giáo viên cần linh hoạt
khi hớng dẫn.
Tôi thờng hớng dẫn học sinh lập dàn ý theo các cách sau :
b.1 Hớng dẫn học sinh lập dàn ý theo mẫu.
Hiện nay môn Ngữ văn 6 các kiểu văn bản sách giáo khoa đều đa ra những
dàn bài tham khảo ví dụ: Bài Luyện nói kể chuyện hoặc Luyện tập xây dựng bài
tự sự kể chuyện đời thờng vv Khi dạy các bài này tôi th ờng hớng dẫn các em
học và làm theo mẫu. Theo tôi việc làm này đối với học sinh lớp 6 là cần thiết vì các
em mới ở tiểu học lên kỹ năng lập dàn ý cha đợc thành thạo cho nên các dàn ý
tham khảo chính là sự " trợ giúp " cần thiết với các em. Tuy nhiên khi học và làm
theo mẫu, giáo viên cũng cần có những hớng dẫn cụ thể để tránh tình trạng sao chép
mẫu, giảm khả năng sáng tạo của học sinh.
Ví dụ :
Dựa vào dàn bài tham khảo mục 2. ( SGK Ngữ văn 6, tập 1 trang 77 ) em hãy
lập dàn ý cho đề bài sau : Kể về gia đình của em.
( Một đề trong tiết : Luyện nói bài văn tự sự )
Trong sách giáo khoa đã có dàn bài mẫu với các nội dung sau :
- Mở bài : Lời chào và lí do giới thiệu
- Thân bài : + Tên, tuổi
+ Gia đình gồm những ai
+ Công việc hàng ngày
+ Sở thích và nguyện vọng

- Kết bài : Cảm ơn mọi ngời chú ý nghe .
Trên cơ sở dàn ý mẫu và vốn sống thực tế học sinh sẽ không mấy khó khăn
khi thiết lập một dàn ý ( kể cả dàn ý chi tiết ) .
b.2. Hớng dẫn học sinh tự lập dàn ý .
Thông thờng dàn ý gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Căn cứ vào
từng kiểu bài để hớng dẫn học sinh sắp xếp ý ở mỗi phần sao cho phù hợp. Sách
giáo khoa có hớng dẫn học sinh lập dàn ý nhng cha cụ thể.
Ví dụ : Kiểu bài miêu tả: Bài "Phơng pháp tả cảnh", SGK đa ra bố cục chung
của dàn ý nh sau:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh đợc tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
9
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

- Kết bài: Thờng phát biểu cảm tởng về cảnh vật đó .
( SGK Ngữ văn 6, tập 2 , trang 47 )
Vì vậy nếu chỉ dựa vào dàn ý khái quát nh thế học sinh sẽ rất khó triển khai ý.
Tôi thờng hớng dẫn học sinh triển khai ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm đợc
( ở phần tìm ý ) theo trình tự. Đặc biệt khi sắp xếp các ý cần xác định mức độ trình
bày mỗi ý. Trong bài văn không phải các ý bao giờ cũng trình bày dàn đều mà nên
có chỗ đậm chỗ nhạt chỗ nói kỹ, chỗ nói lớt qua . Do đó khi sắp xếp ý ta phải cân
nhắc, định trớc tỉ lệ dành cho mỗi ý. Thông thờng ý đợc nói kỹ là ý trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài : Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
( Sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 94 ).
Với đề bài này phần thân bài có thể gồm các ý lớn sau:
I- Cảnh vật xung quanh hồ.
II- Cảnh mặt nớc hồ.
III- Hình ảnh cụ già đang ngồi câu cá.
IV- Cảm nghĩ, liên trởng về cảnh
Những phần trọng tâm của bài văn không phải là ý I, II, IV mà ý III mới là ý

cần tập trung làm rõ nên khi lập dàn ý ta phải tập trung vào ý này sắp xếp các ý nhỏ
đã tìm đợc và bổ sung cho đầy đủ.
Có thể nói rằng sau khâu sắp xếp ý là dàn ý đã đợc lập xong. Nhng muốn có
một dàn ý thật khoa học ta phải kiểm tra tính chính xác của nội dung đã đợc khai
thác. Chỉ sau khi kiểm tra dàn ý mới thực sự có ích cho bài văn.
b.3. Hớng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách: làm bài tập sửa lại dàn ý .
Khi rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, tôi thờng ra các bài tập để rèn luyện kĩ năng
lập dàn ý bằng cách yêu cầu học sinh sửa lại dàn ý đã thiết lập nhng cha chính xác.
Cách làm này thiết thực với học sinh bởi qua những bài tập này học sinh không
những biết sắp xếp ý mà còn có khả năng nhận biết một dàn ý hoàn chỉnh .
Ví dụ :
Đề bài : Từ văn bản Lao xao của Duy Khán, em hãy viết bài văn tả cảnh
khu vờn vào một buổi sáng mùa hè .
Một em học sinh đã lập dàn ý nh sau :
A. Mở bài : - Giới thiệu chung khu vờn
B. Thân bài : I. Tả bao quát :
1. Âm thanh khu vờn vào buổi sáng .
2. Tả những loài chim trong vờn
10
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

3. Diện tích khu vờn
4. Tả các loài hoa trong vờn
II. Tả chi tiết
1. Tác dụng của khu vờn
2. Thái độ của mọi ngời với mảnh vờn .
C. Kết bài : - Tình cảm của em với khu vờn .
Theo em dàn ý trên đã hợp lí cha? Hãy bổ sung và sắp xếp lại nếu cần thiết.
Qua quan sát dàn ý trên, đối chiếu những yêu cầu của một dàn ý các em sẽ
phát hiện ra những chỗ cha hợp lí trong dàn bài.

Với những bài tập này tôi thờng yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thiết
lập lại một dàn ý chuẩn mực. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy các em học sinh rất
hứng thú khi làm các bài tập này .
c. Kiểm tra dàn ý:
Tôi thờng hớng dẫn học sinh kiểm tra dàn ý theo cách sau: Trả lời câu hỏi để
kiểm tra.
- Phần mở bài đã đủ ý cha?
- Phần thân bài có mấy ý? Trình tự sắp xếp các ý có phù hợp không? ý nào
là trọng tâm? Tập trung làm rõ ý trọng tâm ấy là đúng hay sai?
- Phần kết bài nh thế có phù hợp với thân bài không ?
Trên đây là một số thao tác lập dàn ý cho một đề bài tập làm văn. Hi vọng với
những thao tác này giáo viên sẽ hớng dẫn học sinh lập đợc một dàn ý tốt. Có một
nhà văn nớc ngoài đã nói: " Một bố cục xây dựng tốt chẳng khác nào một cây sồi
mà mọi chim chóc từ các rừng lân cận tự bay đến làm tổ ". Vì vậy lập dàn ý khoa
học hợp lý sẽ giúp học sinh viết đợc bài văn mạch lạc rõ ràng.
3. Xác định các giờ học chính rèn luyện kỹ năng lập dàn ý.
Hiện nay chơng trình ngữ văn 6 nói riêng và chơng trình ngữ văn THCS nói
chung không có các tiết học riêng về lập dàn ý. Lập dàn ý đợc dạy trong các bài:
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, phơng pháp tả cảnh, phơng pháp tả ng-
ời Vì vậy nếu không thực sự chú ý kỹ năng lập dàn ý dễ bị bỏ qua. Trong cạnh
việc dạy học tập làm văn tôi luôn coi trọng tới việc rèn luyện kỹ năng này, tôi rất
tâm đắc với nhận xét của nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh: " Bố cục bài văn
giống nh bộ xơng con ngời vậy. Không có bộ xơng, con ngời đứng lên làm sao đ-
ợc! " Trong thực tế giảng dạy ngoài các tiết học chung tôi đã lồng ghép để rèn luyện
11
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

kỹ năng lập dàn ý trong các tiết: Luyện nói, trả bài tập làm văn và các tiết luyện tập
của phân môn tập làm văn .
- Trong tiết luyện nói:

Trong tiết học này vai trò của dàn ý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu
không có dàn ý học sinh không có định hớng để nói vì vậy khó có thể nói lu loát đ-
ợc. Tôi thờng yêu cầu học sinh lập dàn ý trớc ở nhà, đến lớp tôi dành từ 5 - 7 phút
cùng các em thiết lập dàn ý ( thờng là dàn ý đại cơng ) vì nếu ở tiết học này mà h-
ớng dẫn học sinh lập dàn ý quá chi tiết sẽ làm mất đi tính chủ động của các em vì
các em đã chuẩn bị dàn ý ở nhà rồi.
- Trong các giờ trả bài tập làm văn:
Giờ trả bài tập làm văn là giờ học lý tởng để rèn luyện kỹ năng này. Trong
giờ học này giáo viên cùng học sinh thiết lập dàn ý có thể là dàn ý chi tiết vì học
sinh đã trải qua làm bài nên việc lập dàn ý chi tiết không mấy khó khăn. Giờ trả bài
tôi thờng dành khoảng 10 phút để lập dàn ý. Sau khi dàn ý đã đợc thiết lập học sinh
đối chiếu với bài làm của mình để xác định độ nông sâu của bài viết. Từ đó các em
rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- Trong các giờ luyện tập của phân môn tập làm văn :
Giờ luyện tập là giờ học mang tính chất thực hành tổng hợp. Giờ học này
nhằm rèn luyện các kĩ năng tập làm văn nh: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng
đoạn, liên kết đoạn. Vì vậy nếu giáo viên quá chú trọng tới việc rèn kĩ năng lập dàn
ý thì các kĩ năng khác dễ bị bỏ qua. Cho nên cũng nh các giờ học khác tôi thờng
dành khoảng 10 đến 15 phút cho việc lập dàn ý. Tuy nhiên trong tiết học này giáo
viên phải biết sáng tạo khi yêu cầu học sinh lập dàn ý. Tôi thờng rèn kĩ năng này
bằng cách yêu cầu học sinh làm các bài tập thêm ngoài sách giáo khoa. Tôi thờng
thiết kế các bài tập thuộc các dạng sau :
1. Cho một tập hợp ý yêu cầu học sinh sắp xếp lại thành dàn ý .
2. Đa ra một văn bản hoặc một đoạn văn yêu cầu học sinh rút lại thành
một dàn ý .
3. Sửa lại dàn ý đã lập nhng cha đúng yêu cầu
Nh vậy với cách làm này học sinh không những lập đợc các dàn ý theo yêu
cầu mà còn thành thạo kĩ năng lập dàn ý tạo điều kiện thuận lợi trong việc viết bài
văn .
III- Thực nghiệm:

12
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

( Trích ngang giáo án tiết 98 : Trả bài tập làm văn số 5 - Bài viết tả cảnh ở
nhà )
( Phần hớng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết )
Đề bài: Hãy tả cảnh chợ quê em vào một ngày giáp Tết Nguyên Đán.
Hớng dẫn thực hiện
THảo luận nhóm ( Giáo viên
phát phiếu cho 4 nhóm (nội dung thảo
luận giống nhau) gồm các câu hỏi
sau:
1. Đề bài thuộc thể loại nào?
2. Phạm vi của đề?
3. Đề yêu cầu tả cảnh gì?
4. Cảnh ở đâu?
5. Thời điểm miêu tả?
6. Chọn trình tự miêu tả?
7. Em miêu tả những cảnh nào?
8. Cảnh nào là trọng tâm?
9. Cảm nghĩ của em khi miêu tả?
10. Em liên trởng nh thế nào?
Giáo viên và học sinh cùng lập dàn ý
? Sắp xếp các ý theo bố cục: Mở bài,
thân bài, kết bài.
? Phần mở bài trình bày mấy ý
? Đó là những ý nào ?
Lập dàn ý
I. Tìm ý
( Giáo viên ghi nhanh lên bảng các ý

chính các nhóm vừa tìm đợc và thu
lại các phiếu của các nhóm )
- Cảnh chợ quê vào một ngày giáp Tết
Nguyên Đán
- Thời điểm miêu tả: Buổi sáng ( Bầu trời
, ánh nắng )
- Trình tự: Thời gian kết hợp với không
gian .
- Các cảnh chính:
+ Cảnh thiên nhiên (Bầu trời, ánh nắng,
thời tiết )
+ Cảnh sinh hoạt của con ngời (cảnh
mua bán, trao đổi hàng hoá ngày Tết )
- Cảm nghĩ: Vui vẻ trớc cảnh tng bừng
của ngày giáp Tết, yêu mến ,tự hào về
quê hơng )
II. Dàn ý
A- Mở bài:
- Giới thiệu lý do đi chợ
- Cảm nhận chung nhất về cảnh chợ Tết
B- Thân bài:
13
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

? Phần thân bài có mấy ý lớn.
? ý nào là ý trọng tâm
? Em hình dung nh thế nào về cảnh dòng
ngời vào chợ
? Cảnh thiên nhiên nào đợc lựa chọn
miêu tả

? Miêu tả cảnh mua bán em tập trung tả
những cảnh nào
? Em hình dung về ngời mua, ngời bán
nh thế nào
? Những mặt hàng Tết nào đợc tập trung
miêu tả
I- Cảnh ngoài cổng chợ:
1- Dòng ngời vào chợ:
- Cố chen vào chợ
- Vui vẻ cời nói
- Hàng hoá mang theo lỉnh kỉnh, đồ
trang trí, thức ăn
2- Khung cảnh thiên nhiên
- Bầu trời mùa đông nhng trong sáng,
ánh nắng trải nhẹ
- Âm thanh: Tập hợp nhiều âm thanh ồn
ào, huyên náo.
II- Cảnh mua bán trong chợ:
1- Dãy bán vải, quần áo may sẵn:
a- Quần áo, vải: nhiều màu, nhiều kiểu
- Vải đợc xếp gọn gàng
- Quần áo treo la liệt
- Em nh lạc vào vờn hoa đầy màu sắc
b- Ngời mua:
- Xem hàng, ngắm nghía
- Thử quần áo
- Thái độ khi vừa ý
c- Ngời bán:
- Mời khách: Đon đả, vồn vã.
- Giới thiệu về mặt hàng.

- Luôn tay xếp vải, treo quần áo
2- Dãy bánh kẹo, lơng thực, thực phẩm.
a- Các mặt hàng kẹo bánh, bia, rợu
- Nhiều mặt hàng, nhiều kiểu cách.
- Bao bì trang trí đẹp, hấp dẫn.
b- Các mặt hàng thực phẩm.
14
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

? Dãy bán hoa quả có gì đặc biệt
? Phần kết bài là phải đảm bảo những ý
nào
? Hãy kiểm tra xem dàn ý đã đầy đủ cha
? Các đề mục có cùng một hệ thống
không
? Có cần bổ sung gì không
- Những phản thịt đầy ắp. ngời ra, ngời
vào chen chúc.
- Những chai nớc mắm vàng sánh thơm
ngon.
3- Dãy bán hoa quả, lá bánh:
- Lá bánh chất thành dãy cao: Lá xanh,
đẹp.
- Hoa quả đủ loại: Nhiều nhất là chuối
xanh, bởi vàng thơm phức.
- Ngời mua, ngời bán đông vui.
- Lời bình phẩm, nhận xét về hoa quả.
4- Dãy hàng tơi sống :
- Cá tơi bơi trong thau, chậu.
- Tôm búng đuôi tanh tách

- Gà trong lồng ngơ ngác
- Mùi tanh, nớc bẩn
C- Kết bài:
- Chợ về tra quang hơn sáng
- Em cùng mẹ ra về, lu luyến.
IV- Kết quả:
Để đảm bảo tính khách quan, chính xác, tôi đã tiến hành khảo sát ở 2 lớp 6A,
6C của trờng, tháng 3 năm 2009.
Yêu cầu: Lập dàn ý cho đề bài sau:
Đề bài
Mẹ là ngời gần gũi và yêu thơng em hãy viết bài văn tả mẹ của mình.
(Thời gian làm bài 15 phút )
15
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

Sau khi chấm tôi thấy kết quả nh sau:
Lớp
Tổng số
Học sinh
Kết quả
Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
Số lợng % Số lợng %
6C 47 38 80,8 9 19,2
6B 36 27 75 9 25
Xem xét kết quả cụ thể trên bảng ta thấy:
- Vẫn là 2 lớp học sinh ấy nhng qua một năm đợc rèn luyện các em ban đầu
đã có kĩ năng lập dàn ý.
- Số học sinh biết lập dàn ý (dàn ý đạt yêu cầu ) tăng lên. Điều đó chứng tỏ các
em đã ý thức đợc vai trò và tầm quan trọng của việc làm dàn ý trớc khi làm bài.
Điều đáng mừng hơn cả là các em học sinh trờng tôi không còn ngại và

sợ khi phải lập dàn ý bởi vì các em đã biết cách thức thực hiện một dàn ý khoa
học. Dàn ý đã giúp các em chủ động hoàn toàn trong khi viết, giảm bớt sự đắn đo
khi diễn đạt. Có một dàn ý khoa học, học sinh sẽ chủ động phân phối lợng thời gian
cho từng ý của bài viết.
V- Bài học kinh nghiệm
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng:
Lập dàn ý trớc khi làm bài Tập làm văn là một việc làm cần thiết. Đây
không phải là công việc " thừa " nh một số ý kiến sai lệch từ phía học sinh.
Khi giảng dạy tập làm văn giáo viên phải thực sự coi trọng khâu lập dàn ý, có
thể phải kiểm tra thờng xuyên hoặc yêu cầu lập dàn ý trớc khi làm bài để kiểm tra
đánh giá, cho điểm.
Muốn lập đợc dàn ý, học sinh phải thành thục các kĩ năng tìm ý, chọn ý, sắp
xếp ý, phải nắm vững đặc trng của từng kiểu bài để lập dàn ý cho phù hợp. Hơn nữa
học sinh phải tự trang bị cho mình những kiến thức thì mới tìm ra những ý cần thiết
để lập một dàn ý đầy đủ, chính xác.
Chất lợng của dàn ý phụ thuộc vào kết quả của kĩ năng phân tích đề, khả
năng t duy, sắp xếp ý. Mức độ của dàn ý ( đại cơng hay chi tiết ) phụ thuộc vào thời
gian làm bài cho phép. Khi các em đã biết yêu cầu của một dàn ý, phơng pháp lập
dàn ý các em sẽ nhanh chóng thiết lập đợc dàn ý khoa học, đầy đủ tạo tiền đề cho
việc viết thành bài văn hoàn chỉnh bởi " Dàn ý là bản thiết kế và khi viết bài văn là
giai đoạn thi công trên cơ sở bản thiết kế đó " (Trần Đình Sử )
16
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

- Kinh nghiệm này không chỉ áp dụng để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học
sinh lớp 6 mà nó còn có khả năng áp dụng trong khi rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho
học sinh các lớp 7, 8, 9 bậc THCS.
VI- Điều kiện áp dụng:
1- Học sinh:
- áp dụng kinh nghiệp này rất cần một đối tợng học sinh chăm ngoan, say

mê học tập.
- Học sinh có ý thức tự giác, coi lập dàn ý là công việc quan trọng, cần phải
thực hiện khi làm văn.
- Biết vận dụng một cách sáng tạo hớng dẫn của thầy cô để lập dàn ý phù hợp
với từng kiểu bài.
2- Giáo viên:
- Kinh nghiệm này đòi hỏi ngời giáo viên phải tận tuỵ với nghề, chăm chỉ
chấm bài, chữa lỗi cho học sinh.
- Biết thiết kế bài giảng về các tiết lập dàn ý trong chơng trình Ngữ văn
THCS sao cho phù hợp để học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng.
- Giáo viên phải luôn coi trọng kĩ năng lập dàn ý , có ý thức rèn luyện kĩ
năng cho học sinh và phải thực hiện thờng xuyên tránh việc làm hình thức .
Ngoài tiết học chung về lập dàn ý có trong chơng trình nên lồng ghép
việc rèn luyện kĩ năng này trong các giờ tập làm văn khác, đặc biệt là giờ luyện
nói và giờ trả bài tập làm văn và các giờ luyện tập phân môn tập làm văn. Bởi vì
với học sinh nhất là học sinh 6 chỉ có rèn luyện nhiều các em mới có kĩ năng tốt.
VII. Những vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu
Trong phân môn tập làm văn, rèn luyện kĩ năng lập dàn ý chỉ là một trong
các kĩ năng cần thiết khi làm bài. Vì điều kiện thời gian tôi mới dừng lại ở việc viết
kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng lập dàn ý. Nếu điều kiện cho phép , trong thời gian
tới tôi sẽ tiếp tục viết tiếp những kinh nghiệm về việc rèn luyện các kĩ năng nh :
Tìm hiểu đề, kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn để góp phần nâng cao hiệu quả giờ
dạy Ngữ văn cũng nh góp phần nâng cao kết quả bài viết tập làm văn .
C. kết luận và kiến nghị
Nh trên đã trình bày, tập làm văn là một phân môn của môn Ngữ văn, nó có
vị trí đặc biệt quan trọng. Từ xa đến nay việc kiểm tra, thi cử nhằm đánh giá năng
17
Phơng pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

lực của học sinh, bộ môn văn chủ yếu là: Làm văn dù đó là thi lên lớp, thi tốt

nghiệp hay thi học sinh giỏi, thi đại học Vậy mà trong thực tế chất l ợng học tập
của học sinh môn học này cha đợc nh ý. Qua mỗi kì thi nhìn lại ta vẫn thấy có
những học sinh đợc 1, 2 điểm môn văn đó là nỗi đau của các thầy cô giáo dạy Ngữ
văn ở các nhà trờng. Để khắc phục những tình trạng này tôi thiết nghĩ:
Ngành giáo dục cần đẩy mạnh việc học tập bồi dỡng thờng xuyên đặc biệt là
về phơng pháp dạy học làm văn cho các giáo viên dạy Văn.
Hiện nay sách tham khảo quá nhiều nhng chủ yếu là các bài làm văn đã viết
sẵn, rất ít các sách công cụ. Đây cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên
và học sinh. Rất mong các cấp lãnh đạo kiểm soát chặt chẽ hơn việc xuất bản các
sách làm văn mẫu bởi thực tế không phải " Những bài văn mẫu " nào cũng dùng đ-
ợc.
Lập dàn ý có vai trò quan trọng nhng quyết định sự thành công của bài viết
không phải chỉ có dàn ý. Khi sử dụng kinh nghiệm này rất mong các thầy cô giáo h-
ớng dẫn các em về cách dựng đoạn, liên kết đoạn, dùng từ, viết câu đúng để bài
viết đạt đết quả cao.
Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh THCS là một việc làm hết sức cần
thiết, là nhiệm vụ mà cả giáo viên và học sinh nên coi trọng. Lập dàn ý sẽ mãi mãi
là bài toán khó với những ai cha nắm đợc phơng pháp làm bài. Yêu cầu của xã hội
ngày một cao, việc thi cử ngày càng nghiêm túc, sẽ không còn nữa tình trạng học
sinh chép bài văn mẫu mà chẳng cần phải làm dàn ý. Muốn có đợc kết quả học tập
môn văn tốt các em hãy tự vơn lên bắt đầu bằng những bài làm văn của mình khi
ấy các em sẽ hiểu hết vai trò và tác dụng to lớn của việc làm dàn ý.
Dạy học nói chung và dạy tập làm văn nói riêng vừa là một khoa học vừa là
nghệ thuật. Khó có thể có khuôn mẫu cho mọi bài dạy. Trong khuôn khổ một bài
viết này tôi không có tham vọng là sẽ đa ra một cẩm nang về phơng pháp cho mọi
giáo viên mà chỉ dám đa ra một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã khổ công tìm tòi và áp
dụng có hiệu quả. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để kinh nghiệm
hoàn thiện hơn.
Tháng 3 năm 2009
18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×