Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Báo cáo thực tập "Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang " pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.71 KB, 42 trang )

Báo cáo thực tập
"Tình hình tiêu
thụ sản phẩm và
công tác
Marketing của
Công ty cổ phần
mỹ nghệ Trường
Giang "

MỤC LỤC
L I M UỜ ỞĐẦ 3
Ph n 1:Gi i thi u chung v Công ty CP Tr ng Giangầ ớ ệ ề ườ 4
1.1 Quá trình hình th nh v phát tri n c a Công ty CP Tr ng Giangà à ể ủ ườ 4
1.2 Ch c n ng nhi m v chính c a Công ty CP m ngh Tr ng Giangứ ă ệ ụ ủ ỹ ệ ườ 6
1.2.1 Các ch c n ng ,nhi m v theo gi y phép KD c a công tyứ ă ệ ụ ấ ủ 6
1.2.2 Các h ng hoá d ch v hi n t i c a công tyà ị ụ ệ ạ ủ 6
1.3 C c u b máy t ch c c a Công ty CP Tr ng Giangơ ấ ộ ổ ứ ủ ườ 7
1.4 T ch c h ch toán, k toán t i Công ty CP Tr ng Giangổ ứ ạ ế ạ ườ 9
1.4.1 Gi i thi u v ch c n ng, nhi m v c a phòng k ho ch t i chínhớ ệ ề ứ ă ệ ụ ủ ế ạ à 9
1.4.1.1 Ch c n ngứ ă 9
1.4.1.2 Nhi m vệ ụ 9
1.4.1.3 Quy n h nề ạ 10
1.4.2 T ch c h th ng ch ng tổ ứ ệ ố ứ ừ 10
1.4.3 T ch c v n d ng hình th c k toán v s k toánổ ứ ậ ụ ứ ế à ổ ế 10
1.4.4 M t s chính sách KT khác ang c áp d ng t i công ty Tr ng Giangộ ố đ đượ ụ ạ ườ 12
1.5 T ch c s n xu t kinh doanh c a Công ty c ph n m ngh Tr ng Giangổ ứ ả ấ ủ ổ ầ ỹ ệ ườ 12
1.5.1 Các nhóm s n ph m chính c a Công tyả ẩ ủ 12
1.5.2 Quy trình s n xu t m t s n ph m c a công tyả ấ ộ ả ẩ ủ 12
1.5.3 Gi i thích quy trình s n xu tả ả ấ 13
Ph n 2ầ 13
Th c t p theo chuyên ự ậ đề 13


Chuyên 1:Tình hình tiêu th s n ph m v công tác Marketing c a Công ty c đề ụ ả ẩ à ủ ổ
ph n m ngh Tr ng Giangầ ỹ ệ ườ 13
2.1 Tình hình tiêu th s n ph m c a công tyụ ả ẩ ủ 14
2.2 Công tác Marketing t i công tyạ 14
2.2.1 Môi tr ng Marketing c a Công ty CP Tr ng Giangườ ủ ườ 14
2.2.2 Chi n l c Marketing - mixế ượ 17
Chuyên 2:Công tác qu n lý V t li u d ng cđề ả ậ ệ ụ ụ 20
2.3 K ho ch cung ng v d tr NVL, CCDC c a Công ty CP Tr ng Giangế ạ ứ à ữ ữ ủ ườ 21
2.3.1 Nhu c u NVL d ng c c n dùng n m k ho chầ ụ ụ ầ ă ế ạ 21
2.3.2. K ho ch d tr v t li u d ng cế ạ ữ ữ ậ ệ ụ ụ 21
2.3.3 Qu n lý k ho ch cung ng v t li u d ng c k thu tả ế ạ ứ ậ ệ ụ ụ ỹ ậ 22
2.3.4 Phân tích tình hình s d ng kh i l ng NVL trong quá trình s n xu tử ụ ố ượ ả ấ 31
Chuyên 3: Nh ng v n t i chính c a Công ty CP Tr ng Giangđề ữ ấ đề à ủ ườ 32
2.4 Tình hình t i chính c a công ty Tr ng Giangà ủ ườ 32
2.4.1 ánh giá khái quátĐ 32
2.4.2 Phân tích các h s t i chính c a công ty Tr ng Giangệ ố à ủ ườ 33
Ph n 3: ánh giá chung v các xu t ho n thi nầ Đ à đề ấ à ệ 35
3.1 ánh giá chungĐ 35
3.1.1 u i m (Strenghts)Ư để 35
3.1.2 C h i (Opportunities)ơ ộ 36
3.1.3 i m y u (Weaknesses)Để ế 36
3.1.4 Thách th c (Threats)ứ 37
3.2 Ý t ng, ph ng h ngưở ươ ướ 37
K t lu nế ậ 38
Danh m c các ph l cụ ụ ụ 39
Danh m c sách tham kh oụ ả 42

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế toàn cầu càng ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, cùng hoà
chung với nhịp độ phát triển kinh tế đó, Việt Nam cũng đã có những khởi sắc nhất định.

Đặc biệt là kể từ khi VN gia nhập WTO, đây là một cơ hội cho chúng ta được phát triển
một cách bình đẳng mà không phải chịu bất cứ một rào cản nào. Bên cạnh những thuận
lợi thì khó khăn, thử thách phải đối mặt cũng không nhỏ. Vì thế bản thân mỗi DN, cá
nhân phải luôn tự đổi mới, không ngừng tích luỹ những kiến thức để góp mình vào công
cuộc xây dựng đất nước trở thành một nước CNH, HĐH vào năm 20020. Đối với mỗi
sinh viên thì kiến thức học được từ sách vở là chưa đủ, còn phải học hỏi thêm từ đời sống
thực tế. Chính vì vậy BGH trường ĐHCN HÀ NỘI và Khoa Kinh Tế đã lấy phương
châm “ Học đi đôi với hành” làm kim chỉ nam cho sinh viên của mình. Nhà trường và
khoa đã tạo điều kiện cho chúng em có đợt thực tập này với mục đích đó là rèn luyện kỹ
năng giao tiếp xã hội, quan hệ với các đơn vị thực tập để thu thập dữ liệu phục vụ cho
báo cáo thực tập. Đồng thời giúp cho em xây dựng mối quan hệ ban đầu với đơn vị thực
tập để chuẩn bị cho các chuyên đề chuyên sâu phục vụ cho đợt thực tập chuyên sâu vào
năm sau.
Báo cáo thực tập gồm các phần chính sau:
Phần 1:Cơ cấu, tổ chức quản lý của công ty Trường Giang
Phần 2: Thực tập theo chuyên đề:
Công tác Marketing, công tác quản lý CCDC, NVL tại công ty Trường Giang

Phần 3: Những đánh giá chung, đề xuất hoàn thiện
Trong quá trình thực tập vì là sinh viên năm thứ 3 cho nên kinh nghiệm của em còn
chưa có nhiều, vì vậy không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô và quý
công ty chỉ bảo để em có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc Sỹ Cao Thị Thanh và Thạc Sỹ Nguyễn
Thị Thanh Loan đã tận tình hướng dẫn cho em. Em cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
Ban Giám Đốc công ty Trường Giang, Phòng KH-TC nơi em thực tập chính đã tạo điều
kiện cho em được có cơ hội tìm hiểu về các chuyên đề mà em đang nghiên cứu.
Nam Định ngày 2 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Lê Thị Thuỳ Linh
Phần 1:Giới thiệu chung về Công ty CP Trường Giang

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Trường Giang
Tên công ty: Công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang
Thành lập theo quyết định số:0703000427 ngày 23 tháng 8 năm 2004
Giám đốc công ty: Đinh Văn Khanh
Có trụ sở tại: Km 130 Quốc lộ 10 xã Yên Tiến Huyện Ý Yên Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0350.3968.243
Fax : 0350.3968.043
Email :
Mã số thuế: 06000334420
Nghành nghề chủ yếu của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang là : Sản suất
hàng thủ công mỹ nghệ ( Tre nứa cuốn, sơn mài )
+ Quá trình hình thành của công ty được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 3/2004- 2005
Tiền thân của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang là một đơn vị sản suất nhỏ do GĐ
Đinh Văn Khanh thành lập. Những ngày đầu cơ sở của công ty còn rất nghèo nàn, lạc
hậu. Hệ thống nhà xưởng kho bãi còn sơ sài với lượng nhân công ít ỏi. Các hợp đồng mà
công ty thực hiện chủ yếu là những hợp đồng vừa và nhỏ. Thấy trước được tiềm năng và
thế lực của công ty năm 2005 GĐ Đinh Văn Khanh đã quyết định chuyển đổi loại hình
kinh doanh của mình trở thành công ty cổ phần.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2005 đến nay, khi đã chuyển đổi hình thức kinh doanh thành công
ty cổ phần.
Sau 1 thời gian cải thiện, tu sửa và xây dựng thêm nhà xưởng đội ngũ công nhân
viên đã tăng cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay số công nhân của Công ty là 80

người trong đó 70 người là lao động trực tiếp 10 người là lao động gián tiếp. Ngoài ra là
số lượng nhân công đông đảo nhận hàng về gia công tại nhà, lực lượng lao động này
chiếm khoảng 5000 người
Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất đi thị trường nước ngoài như: Mỹ, Châu
Âu… Sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi sự độc đáo cũng
như mẫu mã rất đẹp. Uy tín của công ty ngày càng bay xa hơn ở những thị trường mới và

công ty cũng đang hướng tới những thị trường tiềm năng, ổn định hơn.
Sự phát triển của công ty có thể được thấy rõ thông qua bảng kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh những năm gần đây.
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của Công ty
Chỉ tiêu Đơn vị tiền Vốn kinh
doanh
Doanh thu Lợi nhuận sau
thuế chưa pp
2005 Đồng 1.700.000.000 2.450.550.234 6.759.900
2006 Đồng 1.700.000.000 8.320.455.350 14.471.487
2007 Đồng 1.700.000.000 12.236.455.650 24.045.502
2008 Đồng 1.700.000.000 14.742.261.520 36.023.979
Bảng 1.1:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty thì ta thấy được tình hình kinh doanh của công
ty phát triển rất bền vững và ổn định. Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước, nếu
như năm 2005 doanh thu đạt 2.450.550.230 đồng thì sang năm 2006 con số đó là
8.320.455.350 đồng tăng gần gấp 4 lần và chỉ 3 năm sau tức là năm 2008 doanh thu là
14.742.261.520 đồng tăng gần gấp 7 lần. Lợi Nhuận cũng tăng đáng kể, nếu năm 2005 là
6.759.900 đồng thì đến năm 2008 là 36.023.979 đồng tăng gấp 6 lần.
Để đạt được những thành tựu to lớn đó là do 2 nguyên nhân sau:
+ Về lượng: Công ty đã sử dụng một lực lượng công nhân chính thức khá lớn thêm
vào đó là sử dụng nhân công thuê ngoài lên tới 5000 người.
+ Về chất:
• Công ty đầu tư vào các máy móc thiết bị hiện đại, hệ thống nhà xưởng rộng
rãi đáp ứng được cho sản xuất.
• Đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên, trẻ, nhiệt tình trong công việc, có
chuyên môn cao.
+ Đặc điểm về nguồn lao động của công ty
Do đặc thù là một công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ cho nên lao động của công ty
ngoài một số phòng ban chính của công ty làm công tác quản lý, hạch toán, kế toán cần

những người có bằng cấp còn lại lao động được tuyển dụng tại công ty không cần đòi

hỏi có trình độ, yêu cầu lớn nhất đối với công nhân làm việc tại công ty là chăm chỉ, cần
cù, khéo léo. Đội ngũ công nhân, nhân viên của công ty đông đảo và là những người thợ
tài hoa, đã tạo ra được những sản phẩm vô cùng tinh xảo cho công ty.
1.2 Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty CP mỹ nghệ Trường Giang
1.2.1 Các chức năng ,nhiệm vụ theo giấy phép KD của công ty
Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang là một công ty cổ phần do đó công ty hoạt
động theo bộ luật doanh nghiệp, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và điều lệ của công
ty, do đó công ty có các chức năng sau:
-Sản lượng của công ty năm sau cao hơn năm trước. Công ty chịu trách nhiệm về kết quả
sản xuất kinh doanh của mình, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí, làm tròn
nghĩa vụ với nhà nước.
-Chủ động xây dựng thực hiện kinh tế theo phương hướng PTSXKD hàng năm và dài
hạn trên cơ sở mục tiêu của công ty và thi trường.
-NV chung: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, công ty luôn quan tâm đến vấn đề chất
lượng sản phẩm, mỗi cán bộ công nhân phải có trách nhiệm cao với sản phẩm mình làm
ra theo đúng những gì mà khách hàng yêu cầu.
-Tạo công ăn việc làm cho những lao động nhàn rỗi tại địa phương.
1.2.2 Các hàng hoá dịch vụ hiện tại của công ty
Do đặc thù là một công ty mỹ nghệ nên hàng hoá chủ yếu của công ty là: Lọ, ghế,
khay, thìa, đũa, bàn, đĩa, …
Tất cả các mặt hàng này đều được làm từ tre và nứa và được làm thủ công từ những đôi
bàn tay khéo léo của những người dân, hoặc những người thợ tài hoa.
Đơn vị tính: Sản phẩm
Bảng SL tình hình tiêu thụ các loại SP
Tên sản phẩm
Số lượng sản phẩm
2007 2008
Khay 112.430 144.328

Lọ 66.724 98.670
Ghế 42.050 60.374
Các loại sản phẩm khác 29.233 46.080
Tổng 250.437 349.360
Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm
Nhìn vào bảng tình hình tiêu thụ trên ta thấy các loại mặt hàng chính của Công ty chiếm
tới 50% lượng sản phẩm bán ra. Những mặt hàng : Khay, lọ, ghế là các loại mặt hàng chủ
đạo đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.

1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty CP Trường Giang
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Đại hội đồng cổ
đông
HĐQT
Ban Giám
Đốc
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Ghi chú Quan hệ chỉ đạo
Tác động qua lại
Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang hoạt động trên nguyên tắc là một công ty
cổ phần, đứng đầu là hội đồng quản trị ,trong môt công ty cổ phần HĐQT, ĐHĐCĐ có
những quyền hành nhất định nhưng tại Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang HĐQT,
ĐHĐCĐ lập ra chỉ là danh nghĩa còn nắm thực quyền là Giám Đốc.
+Giám Đốc Đinh Văn Khanh là người đại diện pháp lý cho công ty trước pháp luật,
có quyền bổ nhiệm, bãi bỏ, kỷ luật, khen thưởng cho các nhân viên trong công ty, giải
quyết những xung đột, tranh chấp đồng thời là người đứng đầu công ty để ký kết các hợp
đồng xuất, nhập khẩu và những bản hợp đồng quan trọng.Quyết định của Giám Đốc là
quyết định cao nhất. GĐ cũng có quyền thành lập các phòng ban, các tổ nhóm làm các
công đoạn……

+Sau GĐ là PGĐ người sẽ thay mặt GĐ đảm nhiệm những trọng trách của công ty
khi GĐ vắng mặt. Đồng thời PGĐ cũng đảm nhận một số công việc khác như quản lý
khu xưởng, người mà PGĐ trực tiếp quản lý là Quản Đốc.
+ Các Quản Đốc là người đảm nhận chịu trách nhiệm quản lý nhân công về giờ giấc
làm việc ngày lương, ngày nghỉ, tác phong làm việc của công nhân….QĐ cũng chịu
trách nhiệm về quản lý nguyên vật liệu dụng cụ, tài sản cố định của công ty như máy
móc công đoạn xuất kho, nhập kho, kiểm tra các công đoạn gia công hàng, sản phẩm,
đánh giá chất lượng của các loại sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu.
+Kế toán trưởng là người phụ trách chung chịu trách nhiệm trước GĐ và cấp trên về
công tác KT của công ty có nhiệm vụ xét duyệt, ký duyệt những bảng cân đối kế toán,
bảng kê khai tài chính đồng thời vạch ra những kế hoạch cho công ty. Quản lý nhân viên
thực hiện các nhiệm vụ chứng từ, các số liệu xuất, nhập kho, số lượng hàng hoá được bán
ra, mua vào.
+ Các PX của phân xưởng có nhiệm vụ thực hiện những công đoạn mà được phân
công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. PX cuốn nan là PX thực hiện công đoạn đầu
tiên của một sản phẩm đó là trẻ nan và sau ép nan. Công đoạn tiếp theo là của PX tạo
dáng, từ những thanh nan tre được trẻ cẩn thận, chúng được uốn thành những loại sản
phẩm khác nhau mang đủ kích cỡ khác nhau, kiểu dáng khác nhau. Tiếp theo đó là công
đoạn thu mộc, PX thu mộc sẽ làm cho sản phẩm sạch sẽ không bị rác họăc những tạp
phẩm bám vào để cho đến giai đoạn sơn, sản phẩm sẽ ăn sơn hơn.PX phun sơn chịu trách
nhiệm phủ sơn lên bề mặt của sản phẩm, các công nhân của PX sẽ quét sao cho sơn được

Bộ
phận
KT
Bộ
phận
KH
Các phân
xưởng

PX
phun
sơn
PX
tạo
dáng
PX
hoàn
thiện
PX
cuốn
nan
PX
thu
mộc
Phòng
KH-TC
PX
đóng
gói
đều và mịn tạo cho sản phẩm một bề ngoài ưa mắt. PX hoàn thiện sẽ làm nốt những công
đoạn cuối cùng trước khi sản phẩm được đưa đến cho PX đóng gói.
Các bộ phận trong công ty có những chức năng riêng, tuy nhiên nó lại là một thể
thống nhất luôn hỗ trợ cho nhau để hoàn thành các công việc của công ty.
1.4 Tổ chức hạch toán, kế toán tại Công ty CP Trường Giang
Tổ chức hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý tài chính
kinh tế tài chính có vai trò tích cực trong việc điều hành kiểm soát các hoạt động kinh
doanh của công ty. Hạch toán kế toán với tư cách là công cụ quản lý và cần có những sự
đổi mới không chỉ dừng lại ở việc ghi chép lưu trữ các dữ liệu quan trọng hơn thế nữa
công việc hạch toán kế toán còn thiết lập một hệ thống thông tin cho hệ thống kế toán.

Do đó bản chất chính của hạch toán kế toán đó là một bộ phận chính để xử lý và truyền
đạt thông tin có lợi cho hoạt động thực tế. Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang cũng
xác định công tác hạch toán kế toán là rất quan trọng vì vậy đã xây dựng cho mình một
phòng kế hoạch tài chính đảm nhận việc hạch toán kế toán và các công việc khác. Đứng
đầu là Kế toán trưởng, dưới đó là các kế toán viên, kế toán kho, thủ quỹ
Sơ đồ phòng KT
Hình 1.2 Sơ đồ phòng kế toán
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phụ thuộc
1.4.1 Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch tài chính
+Phòng kế hoạch tài chính của công ty có 6 nhân viên bao gồm: 5 nam 1 nữ
+Trình độ Cao đẳng và Trung cấp
1.4.1.1 Chức năng
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế đồng thời
kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính theo điều lệ, nghị quyết, theo quy chế
quản lý tài chính của công ty và pháp luật.
1.4.1.2 Nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ chung

Kế toán
trưởng
Thủ quỹKế toán
kho
Kế toán
tiền
lương
- Tham mưu cho GĐ các biện pháp quản lý, sử dụng các nguồn vốn và tài sản của công
ty.
- Tham mưu cho GĐ về mặt tài chính, bảo lãnh, phân phối lợi nhuận chuyển nhượng, cho
thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty.

- Kiểm soát và thực hiện nguồn vốn và các quỹ của công ty phục vụ cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và có hiệu quả.
- Tổ chức thực hiện việc tổ chức mua sắm NVL, vật tư kỹ thuật phục vụ cho mọi hoạt
động của công ty.
- Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cung cấp các số liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phân tích
hoạt động kinh tế, tài chính cho việc lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch.
+ Nhiệm vụ riêng của từng KT
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung về công tác kế toán của công ty
- Kế toán kho: Ghi chép KT, tổng hợp KT chi tiết về hàng tồn kho, xuất kho, nhập kho.
- Kế toán tiền lương: Tính toán theo dõi, tình hình thanh toán với cán bộ công nhân viên
về tiền lương tạm ứng, BHXH, BHYT
- Thủ qũy: Quản lý và theo dõi tình hình tăng, giảm tiền mặt của công ty. Căn cứ vào
chứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi, thủ qũy tiến hành các hoạt động nhập, xuất qũy. Các
hoạt động này được phản ánh trên sổ qũy.
1.4.1.3 Quyền hạn
- Kiểm tra, giám sát các họat động sản xuất kinh doanh của toàn công ty
- Có quyền chỉ đạo trực tiếp nhân viên thuộc phòng quản lý.
- Từ chối việc thực hiện thanh, quyết toán đối với các bộ phận khi tài liệu, chứng từ
không phù hợp với quy định của Nhà nước và công ty
- Từ chối hoặc ngừng cấp vốn đối với các bộ phận không chấp hành đúng chế độ tài
chính.
1.4.2 Tổ chức hệ thống chứng từ
Hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của bộ tài chính ban hành các chứng từ mà
công ty sử dụng đó là:
+ Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Bảng chấm công làm thêm
giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng phân bổ tiền lương
và bảo hiểm xã hội, Bảng thanh toán tiền làm thuê ngoài.
+ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ NVL, CCDC, Bảng kiểm kê vật

tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, Hoá đơn thuế GTGT.
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Giấy đề nghị tạm ứng, Biên bản
thanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận tài sản cố đinh.
+ Các chứng từ uỷ nhiệm, giấy đề nghị vay vốn, khế ước nhận nợ.
+ Các tờ khai hải quan, xuất- nhập khẩu.
1.4.3 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ, thể lệ kế toán của nhà nước. Dựa vào quy
mô sản xuất, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý trình độ của cán bộ kế toán cũng như
điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin của mình. Công ty cổ phần mỹ nghệ
Trường Giang đang vận dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.Theo hình thức kế toán

này thì các nghiệp vụ phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các
chứng từ cùng nội dung,tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế
toán tổng hợp theo quan hệ đối ứng tài khoản và lên báo cáo tài chính.
+Trình tự ghi sổ KT theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi
sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng
để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được
dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ,
tổng số phát sinh Có và Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân Đối phát sinh.
3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng
Tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư có
của tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản
trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng

tổng hợp chi tiết.
Hình 1.3 Trình tự sổ KT theo hình thức KT Chứng từ ghi sổ
Ghi chú

Sổ quỹ
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ KT chi
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng tổng
hợp KT
chứng từ
cung loại
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.4.4 Một số chính sách KT khác đang được áp dụng tại công ty Trường Giang
+ Kỳ KT năm bắt đầu từ 1/1/X kết thúc 31/12/X
+ Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15 ngày 20/3/2006 của Bộ tài
chính.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
+ Phương pháp KT hàng tồn kho: Giá trị thực tế còn lại
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá trị thực tế còn lại

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị thực tế còn lại
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho cuối kỳ: Kê khai thường xuyên
+ Phương pháp khấu trừ hao tài sản cố định đang áp dụng: Giá trị còn lại
+ Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Theo hợp đồng vay tiền
+ Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo thực tế phát sinh
+ Nguyen tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Theo thực tế phát sinh
1.5 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang
1.5.1 Các nhóm sản phẩm chính của Công ty
Công ty là một công ty mỹ nghệ cho nên các sản phẩm chính của công ty là những
mặt hàng thủ công
Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang có hai nhóm sản phẩm chính đó là:
+Nhóm 1: Những sản phẩm gia dụng như bát, đĩa, thìa, hoặc là những chiếc hộp
hoặc khay đựng hoa quả hoặc đồ đạc, lọ đựng các loại hạt hay được dùng để trang trí
+Nhóm 2: Bàn, ghế, tủ đựng đồ trang điểm….
2 nhóm mặt hàng này được công ty coi là mặt hàng chủ lực của công ty. Công ty
đầu tư rất nhiều vào các mặt hàng này.
Ngoài ra công ty cũng có những sản phẩm phụ như : Âu, xô ,chậu
Những sản phẩm phụ này công ty không sản xuất nhiều, chúng thường được làm
thêm do khách hàng đặt cùng với các sản phẩm chính. Tuy nhiên chúng cũng giúp công
ty thu được một nguồn lợi lớn bên cạnh những mặt hàng chính. Trong tương lai công ty
cũng có những kế hoạch để phát triển những loại sản phẩm này.
1.5.2 Quy trình sản xuất một sản phẩm của công ty

Hình1.4 Quy trình sản xuất hàng hóa
1.5.3 Giải thích quy trình sản xuất
-Nguyên liệu: +Tre nứa
+Sơn,keo,cốn
+Sơn Pu, tinh mầu
-Công đoạn xử lý: Nứa sau khi được mua về phải ngâm dưới nước 90 ngày để chống mối
mọt đến khi đủ thời gian đủ thì vớt lên.

-Công đoạn ra nan:Dùng máy móc thủ công để ra nan, trẻ nan sau đó dùng máy trần nan
cho thanh nứa cuốn được mềm
-Công đoạn quấn phôi sản phẩm: Dùng nhiều thanh nứa đã trẻ đó để quấn phôi sản phẩm
-Công đoạn tạo dáng: Sau khi đã quấn được phôi sản phẩm, những phôi sản phẩm đó
được tạo các kiểu dáng khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau
-Thu mộc: Đó là những bán thành phẩm mà công ty đã tạo nên với nhiều chủng loại, kích
cỡ khác nhau
-Khoán Pu: Sau khi kiểm tra xong các thành phẩm đến giai đoạn quét sơn lên bề mặt
-Hoàn thiện: Kiểm tra lại các sản phẩm lần cuối loại bỏ những mặt hàng không đạt yêu
cầu
-Đóng gói: Các sản phẩm sau khi hoàn thiện được đóng gói vào bìa catton
Phần 2
Thực tập theo chuyên đề
Chuyên đề 1:Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing
của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang
Đối với mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp thì công tác Marketing được coi là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó đảm bảo sự sống còn cho doanh nghiệp. Ngay cả

Nguyên liệu
(Ngâm nứa)
Trẻ Nan Quấn nan Tạo
dáng
Đóng
gói
Hoàn thiện Khoán PU Thu mộc
những tập đoàn lớn trên thế giới như Toyota, Ford, Pepsi, Cocacola họ lập các chiến dịch
lớn để quảng cáo cho thưong hiệu của mình. Điều này giúp cho thương hiệu của họ
không chỉ được biết đến trong nội địa mà nó vươn xa khắp thế giới. Ngày nay trên thể
giới liệu có bao nhiêu người không biêt đến Pepsi, Nem, Guci, D&G….?
Nhận thức được sự quan trọng này Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang đã có

những kế hoạch Marketing riêng sao cho phù hợp với tình hình tài chính cũng như nhân
lực của công ty. Trường Giang cũng đã thực hiện những chiến lược Marketing nhằm mục
đích tăng lợi nhuận, tăng số lượng hàng hóa, sản phẩm bán ra, trên hết là để cho khách
hàng biết đến thương hiệu của Công ty.
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty những năm qua rất ổn định và ngày một
tăng về số lượng. Sản phẩm tiêu thụ mạnh đồng nghĩa với việc doanh thu cũng tăng theo.
Điều này được thể hiện rõ thông qua bảng báo cáo sau:
Bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm
( Số liệu dựa vào bảng cân đối kế toán và nguốn số liệu của phòng KH-TC)
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008
Doanh thu Đồng 12.576.713.947 14.742.261.520
Lợi nhuận sau thuế chưa pp Đồng 24.045.502 36.023.979
Số lượng bán ĐV sản phẩm 250.437 349.360
Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan. Nếu
năm 2007 doanh thu chỉ đạt 14.742.261.520 đồng thì năm 2008 doanh thu của công ty là
12.576.713.947 đồng điều đó có nghĩa là doanh thu của công ty tăng 17% Doanh thu và
lợi tức của công ty tăng do nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân chính là số lượng bán
của công ty tăng từ 250.437 sản phẩm năm 2007 lên con số 349.360 sản phẩm tức là tăng
khoảng 35%.
2.2 Công tác Marketing tại công ty
2.2.1 Môi trường Marketing của Công ty CP Trường Giang
+ Môi trường Marketing vi mô
Môi trường Marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp
với Công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó. Những bộ phận này
bao gồm: Các lực lượng bên trong Công ty, các lực lượng bên ngoài Công ty, các đối thủ
cạnh tranh, công chúng và khách hàng.
- Các lực lượng bên trong của Công ty CP Trường Giang
Các phòng ban, phân xưởng trong Công ty CP Trường Giang kết hợp chặt chẽ với

nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm triển khai đúng tiến độ mà ban GĐ đề ra. Trong
Công ty phòng KH- TC đảm nhiệm luôn công tác Marketing, đưa ra những sách lược kịp
thời sao cho phù hợp với thị trường và với thị hiếu của khách hàng.
- Các lực lượng bên ngoài Công ty.
* Những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất.
Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ công ty cần được cung cấp các yếu tố
đầu vào như: nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy móc, thiết bị phục vụ sản

xuất và quản lý. Đối với Công ty CP Trường Giang thì công ty có những đối tác tin cậy
và lâu năm trong việc cung ứng nguồn NVL. Ví dụ như Công ty TNHH Tân Nhật Minh-
TPHCM chuyên cung ứng sơn lót cho Công ty. Hoặc một điểm thuận lợi nữa của Công
ty đó là chủ động được nguồn nguyên liệu: tre, nứa do đặt địa điểm tại gần vùng dồi dào
nguyên liệu. Những yếu tố thuận lợi trên giúp cho Trường Giang không bị gián đoạn
trong quá trình sản xuất do thiếu nguồn NVL.
Do đặc thù Công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ cho nên yêu cầu trình độ và một
số kỹ năng khác không quá cao, cho nên công tác tuyển dụng khá dễ dàng vì địa bàn nơi
Công ty hoạt động có một khối lượng lao động nhàn rỗi khá lớn. Việc thuê đất để xây
dựng nhà xưởng cũng không quá khó do đất đai bỏ trống ở khu vực huyện Ý Yên tương
đối nhiều, giá thuê đất lại rẻ nên Công ty đã thuê được một diện tích đất rộng với hệ
thống nhà xưởng sản xuất phụ 1500m
2
, khu sản xuất chính 2000m
2
, văn phòng làm việc
100m
2
. Hệ thống nhà xưởng, kho bãi rộng có thể giúp Công ty tăng được quy mô sản
xuất.
* Những tổ chức, dịch vụ môi giới
Trong quá trình kinh doanh nói chung và quá trình tiêu thụ hàng hoá Công ty CP

Trường Giang nhận được sự hỗ trợ - cung ứng của các loại dịch vụ như dịch vụ tài chính
ngân hàng nhằm giúp cho Công ty trao đổi nguồn ngoại tệ cho công việc buôn bán, xuất-
nhập khẩu được dễ dàng, đồng thời ngân hàng còn là nơi Công ty có thể đến vay khi cần
vốn hoặc gửi tiền khi khối lượng vốn lớn mà chưa cần dùng đến. Ngoài DV tài chính-
ngân hàng còn được sự hỗ trợ của dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Do những sản phẩm của
TG chủ yếu là xuất khẩu, lại dễ hỏng hóc cho nên Công ty cần những phương tiện đáp
ứng đủ những yêu cầu cho quá trình chuyên chở. Ngoài lượng xe tải mà Công ty đã mua
sắm Công ty còn thuê những công ty chuyên chở chuyên nghiệp khác.
- Đối thủ cạnh tranh
Công ty cũng có những khó khăn nhất định đó là sự cạnh tranh của các công ty nhất
là trong thời điểm cuối năm 2008 đầu năm 2009 khi mà nền kinh tế của các nước bạn
hàng lớn của công ty lâm vào khủng hoảng tài chính. Các đơn đặt hàng có phần giảm sút
và các công ty trong nước cạnh tranh nhau rất quyết liệt để giành được các đơn đặt hàng.
Tuy nhiên sự cạnh tranh không chỉ bắt nguồn từ năm 2008 mà nó đã xuất hiện từ ngay
khi công ty được thành lập. Trên địa bàn công ty hoạt động có rất nhiều công ty, phân
xưởng lớn nhỏ, những hộ dân làm hàng nghề nhỏ lẻ bởi nơi này trước kia là một làng
nghề truyền thống, công ty phải chịu sức ép rất lớn từ những thành phần này, trong đó có
2 công ty rất lớn đó là công ty Anocimex và công ty Thành Lợi. Đáng chú ý nhất là công
ty Anocimex. Đối thủ có thể nói là đối thủ chính của công ty.
+Đánh giá về Anocimex
-Điểm mạnh(Strenghts)
*Anocimex là một trong những doanh nghiệp đoạt giải Sao Vàng Đẩt Việt năm
2007 chính vì vậy thương hiệu của họ đã được khẳng định trên cả thị trường nội địa lẫn
thị trường ngoại. Thị trường của công ty Anocimex, chiếm tới 30%. Sản phẩm của
Anocimex cũng rất đẹp, chất lượng lại tốt điều đó đã được công nhận qua giải thưởng
cao quý mà nhà nước trao tặng. Kiểu dáng của công ty được đội ngũ nhân viên có trình
độ thiết kế.
*Hơn nữa vì được thành lập trước Trường Giang cho nên uy tín của họ cũng được
tạo dựng từ rất lâu. Một điểm mạnh nữa của Anocimex đó là họ có một hệ thống nhà
xưởng kho bãi tương đối hoàn chỉnh và rất rộng rãi, máy móc được trang bị hiện đại

cùng với số lượng nhân viên và công nhân rất đông lên tới hàng vài ngàn người.

*Anocimex có hệ thống các cửa hàng đại diện, cửa hàng trưng bày sản phẩm được
tổ chức một cách có hệ thống trải dài khắp từ trong Nam và ngoài Bắc. Các công ty nước
ngoài nhận làm công ty trung gian cho Anocimex trên thị trường Bắc Phi, Châu Âu, Nam
Mỹ, Bắc Mỹ với số lượng rất đông.
*Giá cả của họ lại thấp hơn công ty Trường Giang một chút điều này có thể do họ
đã sử dụng chính sách giá thấp để tìm kiếm khách hàng. Đây cũng có thể coi là một lợi
thế cho Anocimex trong bước đầu tiếp cận với các bạn hàng.
-Điểm yếu (Weakness)
* Do được nhận rất nhiều hợp đồng lớn trong thời gian rất ngắn cho nên Anocimex
đôi khi xảy ra tình trạng là hàng làm ra chậm tiến độ nên chưa giao hàng cho khách theo
đúng quy định. Điều này có thể gây mất uy tín cho bạn hàng khó tính.
* Anocimex cũng chưa đầu tư quan tâm đến đối tượng là những khách hàng nhỏ lẻ.
- Đối thủ tiềm năng.
Bên cạnh công ty Anocimex,Thành Lợi cũng là một đối thủ tiềm năng. Là một công
ty cũng mới được thành lập như Trường Giang nhưng tiềm lực của họ cũng tương đối
mạnh. Đội ngũ công nhân viên đông đảo, cơ sở vật chất được đầu tư với hệ thống nhà
xưởng, máy móc thiết bị nhập từ nước ngoài. Sản phẩm của họ cũng rất đa dạng với
nhiều chủng loại khác nhau. Thị trường chủ yếu của Thành Lợi cũng là Châu Âu, Mỹ tuy
nhiên họ cũng hướng tới những thị trường khác, tiềm năng hơn. Trong tương lai Thành
Lợi chắc còn có thể vươn xa hơn nữa.
- Khách hàng
Khách hàng là thị trường của Công ty đồng thời khách hàng cũng là một trong
những lực lượng, yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động
Marketing của Công ty. Khách hàng chủ yếu của TG là khách hàng nước ngoài. Khách
hàng nước ngoài của Công ty bao gồm: các nhà trung gian, người tiêu dùng. Khách hàng
tập trung ở khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, là những khách hàng từ lâu đã ưa chuộng và tin
dùng sản phẩm của Công ty.
+ Môi trường vĩ mô

Môi trường Marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn. Nó
tác động đến quyết định Marketing của các Công ty trong toàn nghành, thậm chí trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến cả các lực lượng thuộc môi
trường Marketing vi mô.
- Môi trường kinh tế
* Môi trường quốc tế
Trên khắp thế giới khoa học, công nghệ phát triển, quan hệ quốc tế biến động sâu
sắc. Nhiều cơ hội cho các Công ty, DN có thể làm ăn, kinh doanh, đầu tư hoặc tham gia
vào các mối liên kết sản xuất kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia.
* Môi trường trong nước
Việt Nam qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế phát triển nhanh luôn nằm trong những
nước có mức độ tăng trưởng nhanh ở Châu Á, với mức tăng trung bình hàng năm khoảng
7,5% trong những năm gần đây chỉ đứng sau Trung Quốc. Thêm vào đó là thu nhập bình
quân đầu người tăng đều và mạnh, dân số đông, thị trường còn tương đối sơ khai so với
thế giới. Cộng với những chính sách đẩy nhanh lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng
chứng là VN đã gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, đồng thời mở cửa thị
trường thông qua các hiệp định song phương, đa phương, liên kết kinh tế khu vực bằng
cách là gia nhập ASEAN, ký hiệp định ưu đãi thuế quan, lộ trình gia nhập APTA. Điều
này tạo điều kiện thuận lợi cho những Công ty chủ yếu xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài

như Công ty CP Trường Giang có cơ hội đẩy manh phát triển xuất khẩu hơn nữa mà
không phải chịu những rào cản như trước kia.
* Các nhân tố về pháp luật và quản lý nhà nước
Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, trong những năm qua nhà nước
ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước theo định hướng XHCN. Nhà nước đã đẩy mạnh xây dựng, đổi mới các luật và
pháp luật về luật đầu tư trong nước và nước ngoài tại VN, luật DN…tạo ra môi trường
pháp lý thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Đối với các DN,
vừa và nhỏ chính phủ có những ưu đãi, chính sách khuyến khích như tạo điều kiện cho
các DN đựơc tập trung vào các khu công nghiêp, các khu chế xuất, được giảm thuế DN,

Công ty CP Trường Giang cũng thuộc những DN nhỏ nên cũng được hưởng những chế
độ trên của Nhà nước.
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, được coi là một trong những loại mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của nước ta và trong tương lai mặt hàng này vẫn tiếp tục nằm trong top
dẫn đầu về các mặt hàng xuất khẩu, và được nhà nước chú trọng đầu tư. Các công ty kinh
doanh đồ thủ công mỹ nghệ nói chung và TG nói riêng càng có cơ hội phát triển hơn nữa.
* Các yếu tố về xã hội
Đối với thị trường trong nước từ trước đến nay người VN vốn rất coi trọng những
mặt hàng do các làng nghề truyền thống sản xuất ra. Người ta mua hàng một phần cũng
do tiếng tăm của các làng nghề. Họ rất tin vào những mặt hàng được các làng nghề này
làm ra. Công ty TG cũng được tạo dựng trên cơ sở làng nghề chạm, khắc, mỹ nghệ La
Xuyên.
Đối với thị trường nước ngoài, họ rất ưa chuộng những sản phẩm được làm tinh xảo
và mang đậm những nét truyền thống. Đặc biệt là những người Phương Tây, nơi mà
những đồ đựơc làm thủ công hầu như rất ít.
* Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ
Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, công nghệ cũng không ngừng phát triển
để không bị lạc hậu, công nghệ tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng
cạnh tranh của Công ty đó là: Chất lượng và chi phí. Nó đòi hỏi Công ty cần phải có
những yếu tố đảm bảo như: trình độ năng lực phải phù hợp, đủ năng lực tổ chức. Công ty
TG đã áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất điều đó có thể được thấy
rõ thông qua việc Công ty đã tiến hành mua những loại máy tiên tiến phục vụ cho quá
trình sản xuất. Tuy nhiên có một điều bất cập là lao động của Công ty chủ yếu là lao
động phổ thông cho nên trình độ còn thấp chưa đáp ứng được các điều kiện để vận hành
tốt các loại máy móc trên.
* Các yếu tố về tự nhiên
Đặc trưng của khí hậu nước ta là nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều nên cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới quá trình bảo quản nguồn NVL của Công ty. Do các nguyên liệu chính để
sản xuất ra sản phẩm là tre, nứa, những loại vật liệu dễ bị ẩm mốc, hư hỏng.
2.2.2 Chiến lược Marketing - mix

+Chính sách sản phẩm
Trong các chính sách Marketing thì chính sách sản phẩm luôn giữ vai trò quan trọng
nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Chỉ khi nào hình
thành được chính sách sản phẩm công ty mới có phương hướng đầu tư nghiên cứu, thiết
kế, sản xuất và thực hiện tốt những chính sách khác như: Giá cả, phân phối, xúc tiến bán.
Nếu một công ty xây dựng được một chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ giúp cho công ty

thực hiện được các mục tiêu của mình như mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu an toàn trong
kinh doanh.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua công ty không ngừng đẩy mạnh
việc phát triển sản phẩm không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Ban lãnh đạo công
ty cũng quan tâm tới việc nâng cao cho sản phẩm của mình về mẫu mã, kiểu dáng. Sản
phẩm của công ty rất đa dạng, bao gồm các loại sản phẩm như: đĩa, bát, thìa, chậu, bàn,
ghế…Trong mỗi loại sản phẩm đó là gồm nhiều chủng loại khác nhau. Ví dụ như khi
sản xuất đĩa thì công ty không chỉ sản xuất một loại đĩa mà nó bao gồm: đĩa to, đĩa nhỏ ,
đĩa trung bình. Trong mỗi chủng loại đó thì có những kiểu dáng khác nhau, đó có thể là
đĩa hình tròn, hình vuông hay đĩa hình chiếc lá và một số kiểu dáng vô cùng bắt mắt
khác. Thêm vào đó là khi phun sơn sản phẩm với những màu sắc khác nhau cũng tạo cho
các sản phẩm những sự khác biệt riêng. Do đặc thù là sản phẩm mỹ nghệ cho nên các sản
phẩm của công ty có những yếu tố văn hoá đặc trưng, dưới bàn tay khéo léo của những
người thợ, nghệ nhân sản phẩm của công ty đã được biết đến rất nhiều nơi trên thế giới.
Tất cả sản phẩm của công ty trước khi xuất khẩu đều được kiểm tra, đóng gói rất kỹ
càng và cẩn thận để tránh hư hỏng làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm.
+ Định hướng thị trường của công ty
Công ty không sản xuất các mặt hàng cho thị trường trong nước mà chủ yếu xuất
khẩu ra thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu. Đây là thị trường lâu năm của công ty và cũng
rất ổn định. Hàng năm các thị trường này đặt hàng tại công ty với khối lượng rất lớn với
doanh thu tương đối cao từ thị trường này và trong những năm tiếp theo công ty vẫn chú
trọng đến thị trường Mỹ, Châu Âu vì tại thị trường này tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng
này vẫn còn rất cao. Công ty quan tâm đến thị trường này là vì dịch vụ, và các hệ thống

cửa hàng, siêu thị, cửa hàng ăn uống…phát triển rất nhanh. Đặc biệt là các dịch vụ ăn
uống rất cần những hộp, đĩa tiện lợi để đựng thức ăn nhanh. Công ty đã có những chính
sách đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá tại các thị trường mục tiêu.
Có thể nói công ty đã áp dụng những chiến lược trong Marketing đó là chiến lược
duy trì chủng loại nhằm duy trì những sản phẩm đang đem lại nguồn lợi cao và đang là
thế mạnh của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng áp dụng chiến lược phát triển chủng loại
và phát triển chủng loại, chiến lược này nhằm cải tiến và thay thế những sản phẩm không
còn đem lại hiệu quả và mẫu mã, kiểu dáng không còn đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng.
+Chính sách giá
Sản phẩm của công ty là những hàng thủ công mỹ nghệ. Nguyên liệu chính để làm
nên những sản phẩm này là: tre, nứa. Một lợi thế của công ty là có xây dựng xưởng sản
xuất tại nơi dồi dào về nguyên liệu nên có thể chủ động được nguồn nguyên liệu hơn nữa
tiền thuê nhân công tại địa phương lại rất rẻ. Tất cả những nhân tố đó tạo nên giá cả sản
phẩm của công ty là tương đối rẻ. Điều này giúp cho công ty có những thuận lợi khi cạnh
tranh với những công ty khác, những công ty cùng sản suất những sản phẩm như Công ty
cổ phần mỹ nghệ Trường Giang.
Công ty áp dụng phương pháp định giá dựa vào chi phí mà cụ thể hơn là phương
pháp “ cộng lãi vào giá thành”. Công thức xác định giá cộng lãi và giá thành ( chi phí )
là:
Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + Lãi dự kiến
Trong đó lãi dự kiến tính theo giá thành đơn vị sản phẩm
Chi phí ĐV = Chi phí biến đổi + Chi phí cố định
Số ĐVSP

+Chính sách phân phối
Khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường công ty không trực tiếp đứng ra bán
những loại mặt hàng này mà sử dụng các nhà trung gian. Lý do là thị trường của công ty
là nước ngoài, công ty chưa đủ điều kiện để trực tiếp đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu
dùng. Các công ty trung gian là những đối tác tại các thị trường Mỹ, Châu Âu.

Hình 2.1 Sơ đồ phân phối sản phẩm
+Đặc điểm của các nhà trung gian
Các công ty trung gian đảm nhận việc quảng bá sản phẩm cũng như đưa sản phẩm
xâm nhập vào thị trường Mỹ. Các công ty này sau khi đã được công ty giao hàng họ sẽ
lấy danh của công ty họ để bán các sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường
Giang. Sản phẩm của Công ty được in logo, nhãn mác của các Công ty trung gian này.
Số tiền mà họ bán được thực chất là bao nhiêu công ty Trường Giang cũng không thể
biết rõ chính xác được. Thường thì những các công ty này được công ty Trường Giang
tín nhiệm và uỷ nhiệm trên cơ sở làm ăn lâu năm. Có những sản phẩm ở công ty khi xuất
cho họ giá chỉ khoảng 200.000 VNĐ nhưng khi họ bán vào thị trường Mỹ hoặc Châu Âu
giá có thể tăng lên gấp 5 lần khoảng 1000.000 VNĐ một sản phẩm. Số tiền mà mình
nhận được cao hay thấp là do công ty trung gian trả.
+Chính sách xúc tiến bán hàng
Xúc tiến bán hàng cũng là một khâu rất quan trọng trong công tác Marketing của
một doanh nghiệp. Hiện nay các công ty đã và đang áp dụng rất nhiều các chính sách để
công việc bán hàng được phát triển. Những phương pháp được sử dụng nhiều nhất vẫn
là: Quảng cáo, khuyến mãi…Công ty Trường Giang cũng đã sử dụng một trong những
phương pháp đó để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với công chúng đó là sử dụng
phương pháp nhiều người cho rằng đã cũ nhưng không hề cũ chút nào. Công ty sử dụng
phương pháp quảng cáo, cùng với sự phát triển của công nghệ sự lan trưyền rất nhanh
của interner hàng ngày có hàng triệu người truy cập, nắm bắt được điều đó công ty đã
quảng cáo các sản phẩm của mình trên mạng, kết quả thu được cũng tương đối khả quan
rất nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước đã biết đến công ty, càng ngày càng có
nhiều những đơn đặt hàng từ những nơi cách đất nước ta hàng nửa vòng trái đất cũng
biết đến công ty.
Còn một cách mà công ty đã sử dụng như một cách Marketing rất hiệu quả đó là
công ty đã dựa vào danh tiếng của làng nghề truyền thống chạm, khắc La Xuyên. Nếu
như chúng ta tìm một thương hiệu nào đó thường thì chúng ta để ý đến xuất xứ của nó
như rượu Làng Vân, gồm Bát Tràng… thì nói đến La Xuyên thì rất nhiều người biết đến.
Cho nên công ty đã dùng triệt để danh tiếng của làng nghề truyền thống và sử dụng trên


Công ty CP
Trường
Giang
Các
Công
ty
trung
gian
Khách
hàng Mỹ,
Châu Âu
các bao bì sản phẩm. Xây dựng cho công ty trên cơ sở của làng nghề là công ty đã xây
dựng cho mình một thương hiệu mạnh.
Quan hệ công chúng: Công ty đặc biệt chú trọng đến tâm lý khách hàng, thường
xuyên điều tra xem khách hàng của mình muốn gì và họ cần gì thêm. Đồng thời công ty
cũng có những chính sách dành cho khách hàng ví dụ như khi khách hàng ở xa trong quá
trình vận chuyển xảy ra hỏng hóc hoặc trong quá trình gia công sản phẩm do những sự cố
không mong muốn mà chưa hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn thì công ty sẽ giảm một
số tiền cho khách hàng.
+Công tác thu thập thông tin Marketing
Vì mới được thành lập cho nên công ty chưa có điều kiện cũng như đủ nguồn nhân
lực để thực hiện những cuộc thu thập thông tin lớn tuy nhiên công ty cũng đã thực hiện
một số cuộc điều tra về bản thân doanh nghiệp như mức tiền lương và đời sống của công
nhân.
Đồng thời công ty cũng đã tìm hiểu những thông tin về đối thủ của mình. Khi điều
tra công ty đã tìm hiểu rất kỹ những thông tin về đối thủ như:
• Khách hàng chính của đối thủ là ai?
• Họ thường đến từ đâu?
• Những sản phẩm mà khách hàng hay đặt đối thủ của mình là gì?

• Những điều khách hàng còn chưa hài lòng về công ty đối thủ
• Thị trường chính và thị trường mục tiêu
• Sản phẩm đem lại nguồn thu lớn nhất
• Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm
• Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên và công nhân
• Hệ thống nhà xưởng , nhà kho
• Máy móc, thiết bị được đầu tư như thế nào?
Qua những cuộc điều tra công ty đã tiếp tục phát huy những điểm mạnh sẵn có và hạn
chế hoặc loại bỏ những điểm yếu.
Chuyên đề 2:Công tác quản lý Vật liệu dụng cụ
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, cần phải cung cấp đủ
nguyên, vật liệu cho công ty. Cung cấp đầy đủ NVL cho sản xuất được thể hiện ở các
mặt chính như: đảm bảo đầy đủ về số lượng, mặt hàng, quy cách từng loại NVL theo yêu
cầu kế hoạch sản xuất đã được lâp.
-NVL được chia thành ba loại:
NVL chính: Là bộ phận chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm. Ví dụ: sợi trong
công nghiệp, quặng sắt trong công nghiệp luyện kim đen.
Vật liêụ phụ: Là bộ phận dùng kết hợp NVL chính làm tăng thêm chất lượng hoặc
vẻ đẹp cho sản phẩm, hay tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được thuận lợi. Trong
công nghiệp, vật liệu phụ bao gồm: sơn, thuốc nhuộm, dầu mỡ….
Nhiên liệu: Là bộ phận đặc biệt của NVL được dùng cho quá trình sản xuất năng
lượng như: than, dầu mỏ, hơi đốt…
- Nhiệm vụ cụ thể của thống kê NVL

Nghiên cứu tình hình nhập, dữ trữ, nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho qúa trình sản
xuất của DN, các hoạt động liên tục.
Nghiên cứu tình hình sử dụng NVL trong quá trình sản xuất sản phẩm.
-Ý nghĩa của việc thống kê tình hình sử dụng NVL trong quá trình sản xuất
Trước hết cung cấp kịp thời và đầy đủ về số lượng và chất lượng các loại NVL là
điều kiện đảm bảo cho quá trình tái sản xuẩt không bị gián đoạn.

Thứ 2, trong sản xuất, việc sử dụng tiết kiệm NVL sẽ làm giảm chi phí lao động vật
hóa trong sản phẩm và là một yếu tố làm giảm giá thành.
Thứ 3, sử dụng tiết kiệm NVL là điều kiện để lao động sống được phát huy trong
sản xuất, làm tăng năng suất lao động và tăng tích luỹ cho công ty.
Quản lý CCDC, NVL là một công tác rất quan trọng, vì vậy trong qúa trình thực tập tại
công ty Trường Giang em đã nghiên cứu sau về chuyên đề này. Dưới đây là những
nghiên cứu cụ thể của em.
2.3 Kế hoạch cung ứng và dữ trữ NVL, CCDC của Công ty CP Trường Giang
2.3.1 Nhu cầu NVL dụng cụ cần dùng năm kế hoạch
Hàng năm công ty lập kế hoạch dữ trữ nguồn NVL, lập kế hoạch để dự phòng
trường hợp khan hiếm nguồn nguyên liệu và cũng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công
ty. Tuy nhiên số lượng dữ trữ cũng có thể thay đổi tuỳ theo vào số lượng sản phẩm mà
công ty làm theo các đơn đặt hàng.
BẢNG KH LƯỢNG NVL CẦN DÙNG NĂM 2009
(Số liệu từ Phòng KH-TC)
STT Loại NVL ĐVT Định mức/1 ĐVSP(kg) Nhu cầu Ghi chú
1 Tre nứa Tấn 7 10.000
2 Sơn đỏ to BT Can 0,5 5.000
3 Keo 502 Lọ 0,2 2.000
4 Tinh màu Kg 0,3 3.500
Bảng 2.1 Kế hoạch dữ trữ NVL của công ty
2.3.2. Kế hoạch dữ trữ vật liệu dụng cụ
Căn cứ vào hoạt động SXKD và mức tiêu hao NVL, hàng tháng công ty lập kế
hoạch dữ trữ NVL như sau:
BẢNG KẾ HOẠCH DỮ TRỮ NVL THÁNG 3/2009
STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng dữ trữ Số ngày dữ trữ
1 Tre nứa Kg 10.000 10
2 Sơn đỏ to BT Can 30 5
3 Keo 502 Lọ 1.000 10
4 Pu Kg 500 10

5 Xăng Kg 500 10

Bảng 2.2 Bảng KH dữ trữ NVL tháng 3/2009
Hàng tháng công ty tổ chức kiểm kê các loại NVL, từ đó có kế hoạch mua tiếp
những loại NVL cần thiết để sao cho không bị thừa hoặc thiếu NVL phục vụ cho việc sản
xuất. Do đặc thù sản phẩm của công ty cần những loại NVL có thời gian sử dụng ít nên
công ty thường xuyên phải kiểm tra để tránh NVL không sử dụng được, gây lãng phí.
2.3.3 Quản lý kế hoạch cung ứng vật liệu dụng cụ kỹ thuật
+ Quản lý việc tiếp nhận, xuất NVL
- Quản lý việc nhập kho
Do đặc điểm sản suất của công ty là sản xuẩt hàng thủ công mỹ nghệ cho nên những
nguyên vật liệu được sử dụng là những nguyên liệu rất khó bảo quản. Vì vậy công ty
phải căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ của khách hàng công ty
đã lập ra những kế hoạch chi tiết để nhập nguyên vật liệu sao cho phù hợp với khả năng
tiêu thụ trong từng thời điểm.
Sau khi nhập nguyên vật liệu về thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập tổ chức sắp xếp
các nguyên vật liệu theo quy định ví dụ như tre nứa sẽ được cho vào kho chứa tre nứa
riêng tương tự như vậy sơn, keo 502 cũng có kho để chứa riêng. Điều này sẽ giúp cho thủ
kho có thể quản lý NVL một cách dễ dàng và khi cần đến những loại NVL này sẽ không
cần mất nhiều thời gian để tìm. Trong quá trình nhập kho thì thủ kho sẽ kiểm kê số lượng
hàng hoá được nhập vào có đúng số lượng đặt hàng hay không đồng thời cũng kiểm tra
về chất lượng của sản phẩm. Sau khi kiểm tra nếu thấy hợp lý thì thủ kho sẽ tiến hành lập
phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được chia thành 3 liên, một liên thủ kho giữ để ghi vào
thẻ kho, một liên giao cho người giao hàng, còn một liên kẹp với hoá đơn giá trị gia tăng
chuyển lên phòng KT công ty để làm căn cứ hạch toán kế toán và ghi vào sổ kế toán.
Căn cứ vào nguồn nhập NVL của công ty được chia thành các loại sau:
• Vật liệu nhập do mua ngoài
• Vật liệu nhập do công ty tự gia công chế biến
• Thủ tục nhập kho được tiến hành như sau


HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: ( Giao cho khách hàng)
Ngày 22/3/2009
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Tân Nhật Minh
Địa chỉ:Quận Gò Vấp- Tp HCM
Số điện thoại liên lạc:
Họ tên người mua hàng: Trịnh Đình Trường
Đơn vị mua: Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang
Địa chỉ: Quốc lộ 10-Ý Yên- Nam Định
Hình thức thanh toán: CK Mã số: 0600334420
TT Tên hàng hoá dịch
vụ
Đơn vị tính SL Đơn giá Thành tiền
1 Sơn lót PU Kg 10.000 32.000 320.000.000
Cộng tiền hàng: 320.000.000
Thuế GTGT(10%) 32.000.000
352.000.000
Viết bằng chữ: Ba trăm năm mươi hai triệu đồng chẵn
NGƯỜI MUA HÀNG
(Ký, Họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, Họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐV
( Ký, Họ tên)

PHIẾU NHẬP KHO
Đơn vị: Công ty CP Trường Giang
Địa chỉ: Ý Yên- Nam Định
PHIẾU NHẬP KHO
Số 19

Ngày 22/3/2009
Nơ TK : 152
Có TK : 112
Họ tên người giao hàng: Hoàng Thiện Cơ
Theo: …………………………………………………………………
Của : …………………………………………………………………
Nhập tại kho: Anh Thuần
STT Tên hàng ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo chứng
từ
Thực
nhập
1 Sơn lót Kg 62.6 62.6 7.83 490.580.000
2 Tinh dầu Kg 31.859 31.859 2.6 82.833.400
3 Xăng phủ Kg 212.426 212.426 660 140.201.160
Cộng 713.192.560

Thuế VAT: 65.800.528
Tổng :778.993.088
Cộng thành bằng tiền chữ: bảy trăm bảy mươi tám triệu, chín trăm chín mươi ba
nghìn không trăm tám tám đồng.
Người giao hàng
(Ký, Họ tên)
Phụ trách kế toán
( Ký, Họ tên)
Thủ kho
(Ký, Họ tên)
- Quản lý việc xuất kho

Công ty áp dụng phương pháp tính giá NVL, CCDC xuất kho theo phương pháp
nhập trước, xuất trước ( FIFO ). Theo phương pháp này thì đơn giá số hàng nào nhập
trước thì sẽ được xuất trước, xuất hết số hàng nhập trước mới xuất đến số hàng nhập sau
theo giá trị thực tế của số hàng mua vào sau cùng sẽ là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

- Sản phẩm sau khi đã được hoàn thiện sẽ được tập trung lại trong kho, sau khi có
đơn đặt hàng thì sẽ tổ chức xuất kho. Quá trình xuất kho cũng được ghi chép lại cẩn thận
vào sổ sách bởi thủ quỹ một cách có trình tự theo đúng quy định. Phiếu xuất kho sẽ được
lập thành 2 liên: một liên để thủ kho giữ làm căn cứ để vào thẻ kho, một liên gửi về
phòng kế toán để nhân viên kế toán công ty hạch toán và ghi sổ.
- Đối với xuất sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc NVL cho các hộ dân để họ hoàn
thành nốt sản phẩm thì ngoài những quy định trên thì khi người dân lấy hàng ra khỏi kho
sẽ phải xuất trình phiếu ra cổng.
+ Một số thủ tục khi xuất kho

Đơn vị: Công ty CP Trường Giang
Địa chỉ: QL10- Ý Yên-Nam Định
PHIẾU XUẤT KHO
Số 23
Ngày 24/3/2009
Nợ TK: 6212
6272
Có TK : 152
Họ và tên người nhận hàng: Trịnh Huynh
Lý do xuất : Sản xuất sản phẩm
Xuất tại kho: Trần Ngọ
TT Tên hàng ĐVT
SL
ĐG Thành tiền
Theo

chứng từ
Thực
xuất
1 Sơn lót Kg 27.000 27.000 7.830 211.410.000
2 Tinh mầu Kg 11.359 11.359 2.600 29.533.440
3 Xăng phù Kg 117.426 117.426 660 77.501.160
Cộng 318.444.560
Cộng thành tiền bằng chữ: Ba trăm mưòi tám triệu, bốn trăm bốn mươi bốn
nghìn, năm trăm sáu mươi đồng.
Phụ trách KT
(Ký, Họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, Họ tên)
Thủ kho
( Ký, Họ tên)
Các nghiệp vụ xuất nhập kho NVL phải được lập theo đúng quy định. Trên cơ sở
các chứng từ xuất kho, nhập kho KT tiến hành phân loại đối tượng sử dụng và giá trị
thực tế xuất kho, nhập kho để ghi vào các tài khoản kế toán tổng hợp.
Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang vận dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Theo
hình thức này thì các nghiệp vụ KT phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân
loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước
khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp theo quan hệ đối ứng tài khoản và lên báo cáo tài chính.
Kế toán chi tiết VL, CCDC được công ty áp dụng theo hình thức thẻ song song.

×