Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Động vật không xương sống ( phần 18 ) Lớp Giáp cổ hay Miệng đốt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.41 KB, 6 trang )

Động vật không xương sống ( phần 18 )
Lớp Giáp cổ
hay Miệng đốt
Có 2 bộ là bộ Giáp lớn và bộ Đuôi kiếm.
1. Bộ Giáp lớn (Gigantostraca)
Hiện biết có khoảng 200 loài hoá thạch. Đây là chân khớp có kích thước
lớn, cơ thể dài tới 2m, thoạt nhìn giống với bò cạp khổng lồ. Cơ thể có sơ
đồ chung của có kìm: Phần đầu ngực có mắt đơn và mắt kép ở phía lưng,
có 6 đôi phần phụ ở phía bụng (1 đôi kìm và 5 đôi chân nghiền có tấm
gốc dùng để nghiền mồi).

Sáu đốt bụng trước có phần phụ là nắp sinh dục trên đốt thứ 8 và các đôi
chân mang ở các đốt tiếp theo (thường thiếu đôi chân trên đốt thứ 9). Lối
sống của giáp lớn ở vùng biển nông, bơi chậm hay bò dưới đáy, một số
sang nước ngọt hay chuyển lên trên cạn. Thức ăn của chúng là các
động vật không xương sống như giáp xác, thân mềm, trùng ba thùy
sống gần đó (hình 9.6B).
2. Bộ Đuôi kiếm (Xiphosura)
Xuất hiện ở đầu đại Cổ sinh, hiện nay chỉ còn 5 loài. Ở Việt Nam thường
gặp 2 loài sam và so, được coi là hoá thạch sống.
Đặc điểm cấu tạo: Cơ thể đuôi kiếm có phần đầu ngực và bụng (ứng với
bụng trước) tập trung thành 2 khối khớp động với nhau và tận cùng là gai
đuôi (ứng với bụng sau) cũng khớp động với bụng. Trên giáp đầu ngực có
mắt đơn và mắt kép, trên giáp bụng còn dấu vết của cơ ở bên trong. Đầu
ngực mang 6 đôi phần phụ là đôi kìm ngắn và 5 đôi chân dài, tận cùng
của chân là kìm (trừ đốt cuối). Mỗi chân đều có tấm nghiền ở gốc. Chân
vừa là cơ quan chuyển vận vừa là cơ quan bắt và nghiền mồi. Chân cuối
là điểm tựa khi Đuôi kiếm đào đất, hang hốc để đẻ trứng. Bụng có 6 đôi
phần phụ là nắp sinh dục hình tấm trên đốt thứ 8, che lỗ sinh dục ở gốc và
5 đôi chân mang. Chân mang là phần phụ 2 nhánh, dẹp thành tấm, có
mang sách xếp dưới tấm ngoài Chân mang vừa có chức năng bơi (đuôi


kiếm bơi ngửa) vừa có chức năng hô hấp. Gai đuôi khoẻ, đầu ngọn gai
tựa vào cát khi con vật di chuyển. Nội quan của đuôi kiếm còn giữ nhiều
đặc điểm của tổ tiên: cơ quan bài tiết có 4 đôi tuyến háng (một dạng biến
đổi của hậu đơn thận, hệ thần kinh bậc thang kép (hình 9.8).

Đuôi kiếm sống ở vùng nước biển nông, độ sâu phổ biến là 4 – 10m, đôi
khi chúng phân bố sâu vào vùng cửa sông. Thức ăn của chúng là trai, ốc,
giun đốt, động vật không xương sống khác sống ở đáy và tảo. Hiện nay
còn lại 5 loài là Xiphosura polyphemus phổ biến ở vùng biển bắc và
Trung Mỹ, Tachypleus gigas ở vịnh Thái Lan, T. tridentatus phân bố khá
rộng, T. hoeveni ở quần đảo Molucca. Ở vùng biển nước ta thường gặp
loài Carcimoscorpius rodunticauda và Tachypleus tridentatus (họ
Xiphosuridae). Vào tháng 7 - 8 sam lên bãi cát để sinh sản. Sam đực bám
vào sam cái, sam cái đào hố đẻ trứng, sam đực tưới tinh dịch thụ tinh.
Trứng lớn 1,5 – 3,3mm, giàu noãn hoàng, được cát giữ độ ẩm và nhiệt độ.
Sau khoảng 6 tuần thì trứng nở thành ấu trùng giống trưởng thành nhưng
thiếu gai đuôi. Sau nhiều lần lột xác hình thành sam trưởng thành.
Đuôi kiếm được dùng làm phân bón ở một số vùng biển châu Mỹ. Ở
Đông Nam Á một số loài được dùng làm thức ăn. Gần đây máu của loài
sam Tachypleus gigas được dùng để chế một loại thuốc thử có giá
trị thương mại cao được gọi là LAL (limulus amoebocyte lysate)
dùng để kiểm tra nội độc tố do vi khuẩn gram âm sống trong ruột tiết vào
máu (thuốc này có độ nhạy rất cao, có thể dùng thay thế vaxin thỏ vẫn
được dùng trước đây.
Lớp Trùng ba thùy
Nhóm động vật này phát triển rất mạnh ở kỷ Cambri – Ocdovic
(cách đây khoảng 500 triệu năm, tuyệt chủng cách dây khoảng 275 triệu
năm). Kích thước cơ thể thay đổi từ 2 – 75cm, sống bò dưới đáy biển
vùng triều hay vùng sâu.


1. Cấu tạo cơ thể
Cơ thể còn giữ tính chất phân đốt đồng hình (hình 9.4). Từ trước về sau
chia thành phần đầu, thân và đuôi.

Đầu do đốt đầu nguyên thuỷ (acron) kết hợp với 4 đốt khác, có
giáp đầu (cephalon) phát triển trùm ra phía sau. Phần phụ của đầu có đôi
mắt kép và một số mắt đơn. Mắt kép của Trùng ba thùy chỉ có 15 –
15.000 ô mắt. Mặt bụng của đầu có 1 đôi anten nhiều sợi, 4 đôi chân đầu
giống nhau xếp quanh lỗ miệng.
Thân có nhiều đốt (có thể có tới 44 đốt), khớp động và có thể cuộn tròn
về phía bụng. Theo chiều dọc phần thân chia thành 3 thùy (một thùy giữa
- rachis và 2 thùy bên - glabella) Mỗi đốt có 1 đôi chân, có cấu tạo ít sai
khác với chân hàm: phần gốc có một mấu lồi nghiền có gai hướng vào
trong, phần ngoài có một nhánh hướng ra phía ngoài mang nhiều lông tơ
có chức năng hô hấp. Như vậy chân của trùng ba thùy có các chức phận
khác nhau như hô hấp, chuyển vận và nghiền mồi.
2. Phát triển
Qua nhiều giai đoạn biến thái khác nhau. Giai đoạn đầu với ấu trùng
protaspis với hình dạng gần hình tròn, có kích thước khoảng 0,5 – 1mm,
chưa hình thành các đốt. Giai đoạn tiếp theo là meraspis, trên cơ thể đã
xuất hiện chia rãnh thành 3 thùy, đã phân biệt phần đầu, phân thân và
phần đuôi. Sau đó các đốt được hình thành ở vùng sinh trưởng để tăng số
lượng các đốt. Giai đoạn cuối thì ấu trùng có hình dạng và số đốt cố
định, chỉ tăng thêm về kích thước để hình thành trưởng thành (hình
9.5).

Trùng ba thùy là nhóm động vật chỉ thị địa tầng tốt (hình 10.6A). Ở Việt
Nam đã tìm thấy hoá thạch trùng ba thùy trong các địa tầng từ Cambri tới
Cacbon.
Các giống có giá trị chỉ thị địa tầng là Damesella, Chuangia, Encrinurus

Ngành Bò chậm
Là một nhóm rất nhỏ nhưng có tính chuyên hoá cao. Kích thước cơ thể
phổ biến từ 0,3 - 0,5mm, cá biệt đạt tới 1,2mm.
Một số loài sống ở ven bờ, nhưng cũng có một số loài sống ở biển sâu,
một số loài sống ở nước ngọt, nơi có nhiều tảo và rêu. Một số loài khác
có thể sống ở trong đất ẩm trong rừng, trên rêu đất, địa y.… Nơi có nhiều
trùng bánh xe sinh sống thì cũng có mặt các đại diện của bò chậm.



Có khoảng 600 loài đã được mô tả, hầu hết phân bố rộng. Hoá thạch được
tìm thấy từ kỷ Crêta.
1. Cấu tạo ngoài

Thân ngắn, phồng lên, hình trụ. Có 4 đôi chân ở mặt bụng, mỗi chân có 4
đến 8 vuốt. Thân được bao phủ bởi lớp cuticun nhẵn. Một số giống như
Echiniscus và Megastygarctides có các tấm phân đốt.
Cuticun chứa kitin, mucosaccharis, protein và lipid, tạo thành 3 lớp.
Cuticul phủ ở vỏ ngoài, phần ruột trước, vuốt và ruột sau. Lớp biểu bì tiết
ra một lớp cuticun của thân mới. Có sự hình thành tuyến nước bọt và thay
thế bởi tuyến vuốt. Khi lột xác, toàn bộ lớp vỏ cũ được vứt bỏ.
2. Cấu tạo trong
Lớp cơ bao gồm các dải cơ tách biệt, gồm các tế bào cơ vân hay cơ trơn,
bám vào một đầu lồi của vỏ kintin (thực tế là các sợi cơ riêng biệt). Bò
chậm di chuyển chậm chạp, bò hay đi, khi di chuyển, 3 đôi chân trước
làm nhiệm vụ định hướng, còn đôi chân sau thì để bám vào giá thể. Dịch
thể xoang không có màu, các tế bào máu có thể vận chuyển khí nhưng
yếu.
Thức ăn chính là thực vật, một số ăn mùn bã hữu cơ và động vật. Trong
miệng có bộ phần nghiền như hàm nghiền của Trùng bánh xe. Ống tiêu

hoá gồm miệng, hầu, thực quản, ruột giữa và ruột sau. Bài tiết bằng ống
manpighi.
Hệ thần kinh gồm có não ở mặt lưng, dây thần kinh và các hạch thần kinh
bụng. Cơ quan cảm giác là các lông, gai và các mấu cảm giác (hình 8.9).
3. Sinh sản và phát triển
Đơn tính, tuyến sinh dục nằm trên ruột, đổ ra gần hậu môn. Số lượng con
đực ít hơn con cái. Trứng đẻ ra nằm trên giá thể, sự thụ tinh có thể xẩy ra
trong cơ thể con cái. Mỗi con cái đẻ 30 trứng, có các loại trứng khác nhau
như vỏ dày, vỏ mỏng…
Phát triển trực tiếp, nhanh, phân cắt hoàn toàn, thời gian phát triển là 14
ngày. Khi gặp điều kiện khô hạn thì bò chậm có thể sống tiềm sinh, thời
gian kéo dài từ 7 - 70 năm.
4. Mối quan hệ phát sinh chủng loại
Vị trí phân loại của Bò chậm còn chưa rõ ràng. Với đặc điểm có
vỏ cuticun phân đốt, có phần phụ, có giải cơ và hệ thần kinh phát triển,
ống manpighi… thì thấy
Bò chậm rất gần với Chân khớp. Tuy nhiên có xoang giả, hầu có cơ… lại
là đặc điểm của nhiều ngành động vật có xoang giả như Aschelminthes,
Gastrotricha, Nematoda và Lolicifera…

×