Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với ao, đầm nuôi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.96 KB, 7 trang )

Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm đối với ao, đầm nuôi trồng thủy sản
Thực phẩm là một trong những nhu yếu phẩm không thể
thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi người, cung cấp
nguồn dinh dưỡng, bổ sung những tiêu hao mất đi trong
sinh hoạt, duy trì cuộc sống khỏe mạnh, phát triển.
Vệ sinh TP là tất cả các biện pháp phòng ngừa được tiến
hành nhằm phòng tránh các vi sinh có mặt ở môi trường
xung quanh gây nguy hại tới an toàn TP và có thể ảnh
hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
An toàn VSTP là khả năng không gây độc của TP đối với
con người, là khái niệm có nội dung rộng hơn do nguyên
nhân gây ra ngộ độc TP không chỉ giới hạn ở vi sinh vật,
trong chất lượng có an toàn, trong an toàn có VSTP.
ATVSTP rất quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày.
Liên quan đến sức khỏe, thể chất, đến nguồn nhân lực phát
triển đất nước. Đóng góp quan trọng vào việc duy trì nòi
giống dân tộc cường tráng, trí tuệ. Đang là vấn đề được
toàn xã hội quan tâm. Người tiêu dùng ngày càng chú ý lựa
chọn "sản phẩm sạch".
Đảm bảo ATVSTP là đảm bảo cả chuỗi cung cấp TP từ
"trang trại đến bàn ăn" tức là lúc lựa chọn cây con giống,
đất, nước, môi trường nuôi, cấy đến thức ăn chăn nuôi,
thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật, thu hái, bảo quản,
chế biến, vận chuyển TP đến người tiêu dùng. Bất kỳ một
mắt xích nào trong chuỗi TP trên không đảm bảo cũng sẽ
dẫn đến TP không an toàn cho người sử dụng.
Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng
VSATTP. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo hàng
năm tổ chức "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP" để


huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền, các đoàn
thể tham gia vào việc lập lại trật tự, kỷ cương trong bảo
đảm VSATTP.
Với chủ đề “Giữ vững cam kết về trách nhiệm của Doanh
nghiệp với ATVSTP“, Tháng hành động vì chất lượng
ATVSTP năm 2010 sẽ được tổ chức từ ngày: 15/4 – 15/5,
với nhiều hoạt động thiết thực. Với mục đích huy động các
thành phần xã hội tham gia vào công tác bảo đảm chất
lượng VSATTP của Doanh nghiệp, giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm và ngộ độc TP, góp phần tạo dựng thương hiệu TP
Việt Nam đặc sắc, đa dạng và an toàn. Đảm bảo TP có chất
lượng, phù hợp cho người tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản hưởng ứng Tháng hành
động vì chất lượng ATVSTP cần áp dụng đúng các biện
pháp kỹ thuật từ khâu sản xuất giống, nuôi thương phẩm,
thu hoạch và chế biến sản phẩm. Giai đoạn nuôi thương
phẩm cần thực hiện một số nguyên tắc, biện pháp cụ thể
sau:
I. Nguyên tắc chung:
1. Địa điểm và công trình nuôi: Phải được xây dựng ở khu
vực không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt. Công trình nuôi phải xây dựng đúng kỹ thuật, có
cống cấp và thoát nước riêng biệt, có bờ vững chắc, không
bị rò rỉ.
2. Thức ăn: Không bị nhiễm nấm mốc, không trộn các hóa
chất, kháng sinh đã bị cấm, không trộn hormone kích thích
sinh trưởng. Đảm bảo theo 4 định: định lượng, định thời
gian, định địa điểm, định số lần cho ăn giúp tôm, cá hấp thụ
tốt nhất dinh dưỡng trong thức ăn.

3. Nước: Phải từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi
các nguồn chất thải từ các trại chăn nuôi chưa qua xử lý,
nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy, khu công
nhiệp nhằm kiểm soát được các nguồn lây nhiễm do vi sinh
vật (mầm bệnh, coliform và fecal coliform) hoặc hóa chất
(hóa chất gây độc, kim loại nặng ). Nước phải được kiểm
soát trước khi lấy vào và khi thải ra môi trường.
4. Quản lý sức khỏe: Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh
trưởng và sức khỏe của tôm, cá nuôi. Tiến hành các biện
pháp phòng bệnh. Khi xuất hiện bệnh phải xử lý sớm, tham
khảo ý kiến của các chuyên gia bệnh TS.
5. Các khu vệ sinh, công trình phụ của công nhân phải
được bố trí xa khu vực nuôi, rác thải sinh hoạt và khu chăn
nuôi phải được xử lý tốt tránh nhiễm bẩn ao, đầm nuôi.
6. Các dụng cụ như: lưới, vợt, máy móc sử dụng cho ao
nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt sau khi sử
dụng.
II. Biện pháp (10 cần, 6 không):
A. 10 cần:
1. Tham gia chương trình thực hành nuôi tốt (GAP) và quy
tắc nuôi tôm có trách nhiệm (CoC) do cơ quan trung ương
và địa phương triển khai.
2. Tham gia tập huấn về kiến thức đảm bảo VSATTP và kỹ
thuật NTTS.
3. Thả giống theo đúng Lịch thời vụ.
4. Chỉ thả nuôi con giống đã được kiểm dịch (có phiếu
kiểm dịch đính kèm từng lô con giống).
5. Mua thuốc thú y theo chỉ dẫn của người có chứng chỉ
hành nghề thú y TS và chỉ mua loại thuốc thú y, thức ăn
có nhãn đầy đủ.

6. Bảo quản riêng từng loại thức ăn, hóa chất ở nơi khô ráo,
tránh lẫn lộn.
7. Ghi đầy đủ thông tin chế độ ăn, loại thức ăn, thuốc thú y
TS, hóa chất trong suốt quá trình nuôi trồng. Thực hiện
cung cấp thông tin cho hệ thống truy xuất nguồn gốc sản
phẩm TS.
8. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra
vùng nuôi và lấy mẫu TS nuôi để kiểm soát dư lượng các
chất độc hại.
9. Trước khi thu hoạch, thực hiện lấy mẫu kiểm tra dư
lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng. Thông báo kịp
thời cho cơ quan chức năng tình hình dịch bệnh xảy ra tại
ao nuôi và vùng lân cận.
10. Khi thu hoạch, làm tờ khai xuất xứ TS nuôi và giao cho
cơ sở chế biến hoặc cơ sở thu mua cùng với phiếu kiểm tra
dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm.
B. 6 không:
1. Không sử dụng các chất thuộc danh mục hóa chất, kháng
sinh cấm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày
17/3/2009 của Bộ trưởng NN&PTNT.
2. Không sử dụng nhóm Fluoroquionolones trong sản xuất,
kinh doanh TS xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ.
3. Không lạm dụng hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng
để phòng và chữa bệnh cho TS.
4. Không sử dụng các loại thức ăn bị mốc, thuốc thú y
quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc
thành phần.
5. Không thu hoạch TS nuôi từ vùng nuôi do Nafiqad thông
báo cấm thu hoạch.
6. Không xả nước và các chất thải từ ao, đầm nuôi khi chưa

được xử lý ra môi trường xung quanh.
Nguyễn Tân - Trung tâm KNKN Quảng Nam

×