Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Động vật không xương sống ( phần 5 ) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.75 KB, 7 trang )

Động vật không xương sống ( phần 5 )
Đặc điểm chung của động vật Có xoang giả
Các nhóm động vật nghiên cứu thuộc động vật có
xoang giả (pseudocoelomates) đặc trưng là giữa thành cơ thể và ruột có
một khoảng trống, kín chứa đầy dịch. Xoang này có nguồn gốc từ xoang
phôi (blastocoelum) và được gọi với các tên khác nhau là xoang giả hay
xoang nguyên sinh (hình 5.1).
Trước đây xếp nhóm động vật này vào một ngành
Giun tròn (Nemathyhelminthes), sau này chia ra thành nhiều ngành
khác nhau gồm có Giun tròn (Nematoda), Giun bụng lông
(Gastrotricha), Kinorhyncha, Giun cước (Nematomorpha), Trùng
bánh xe (Rotatoria), Priapulida, Giun đầu gai
(Acanthocephala). Từ năm 1983 có thêm Loricifera.

1) Đối xứng hai bên, không phân đốt, có 3 lá phôi
2) Có xoang giả (pseudocoelomates) đặc trưng là giữa thành cơ thể và
ruột có một khoảng trống, kín chứa đầy dịch, có nguồn gốc từ xoang phôi
(blastocoelum)
3) Kích thước nhỏ, một số có kích thước lớn
4) Thân hình giun, thành cơ thể là hợp bào hay có lớp biểu bì riêng biệt,
có lớp cuticun bao bọc. đã có các tế bào cơ, trong đó các tế bào cơ dọc
lớn.
5) Hệ tiêu hoá hoàn chỉnh (trừ ngành Acanthocephala): miệng, ruột sau
và hậu môn). Cơ hầu phát triển, còn thành ống tiêu hoá thì chưa có cơ.
6) Thiếu cơ quan hô hấp và tuần hoàn
7) Hệ bài tiết dạng ống, một số loài là nguyên đơn thận. Huyệt được xem
là nơi tích trữ sản phẩm bài tiết, sinh dục…
8) Hệ thần kinh có các hạch trung tâm, có vòng thần kinh để liên hệ với
phần thần kinh sau và trước. Cơ quan cảm giác là các hốc lõm , các lông
hay các núm lồi trên bề mặt cơ thể.
9) Đã hình thành tuyến sinh dục, có ống dẫn sinh dục, con đực nhỏ hơn


con cái. Trứng rất nhỏ, có vỏ kitin
10) Phát triển trực tiếp, phân cắt trứng gián đoạn, các phôi bào cố định về
số lượng và kích thước nhân.
Ngành Giun vòi
Các động vật thuộc ngành này có xuất hiện cơ quan mới là vòi nằm trong
bao vòi có chứa dịch, có thể thu vào hay phóng ra, phát triển độc lập với
hệ tiêu hoá và đã xuất hiện hệ tuần hoàn. Hệ tiêu hoá dạng ống.
Chỉ có 2 lớp, hiện biết khoảng 900 loài, phần lớn sống ở biển (bùn cát và
kẽ đá ven bờ biển ôn đới), một số ít sống ở nước ngọt (1 giống), trên cạn
(vài giống ở miền nhiệt đới) hoặc sống hội sinh trong cơ thể thân mềm và
giáp xác ở biển.
1. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý
Cơ thể giun vòi dài từ vài cm đến 2m, riêng loài Linaeus
longissimus dài tới 30m, có khi cơ thể co lại rất ngắn. Cơ thể có tiết diện
tròn hay dẹp theo hướng lưng, bụng, có màu xanh xám hay hồng nhạt.
Hình dạng phía trước thân sai khác nhau tuỳ loài (hình 4.19).

Phía trước cơ thể có miệng, hơi lệch về phía mặt bụng, trên miệng về phía
mặt lưng có 1 lỗ nhỏ là lỗ vòi. Phía sau cơ thể có hậu môn. Cấu tạo nội
quan cơ thể giun vòi có nhiều nét giống giun dẹp. Bao ngoài cơ thể là lớp
biểu mô có tiêm mao. Xen kẽ các tế bào biểu mô là các tế bào tuyến, tiếp
theo là màng gốc và đến các lớp cơ.
Đối với giun vòi thì sự phân bố các lớp cơ là đặc điểm phân loại quan
trọng. Một số giun vòi có 2 lớp cơ (cơ vòng ở ngoài, cơ dọc ở trong), một
số khác lại có thêm một lớp cơ dọc nữa nằm giữa lớp biểu mô cơ và cơ
vòng, giữa bao cơ và nội quan có nhu mô lấp đầy (hình 4.20A).
Hệ tiêu hoá là một ống thẳng chạy từ miệng đến hậu môn. Hệ tiêu hoá
bao gồm các phần sau: Sau miệng là ruột trước ngắn (thực quản), có
nguồn gốc từ ngoại bì, tiếp theo là ruột giữa thường lõm thành 2 cái túi
bên. Hệ tiêu hoá của giun vòi đã có ruột sau và hậu môn có nguồn gốc từ

lá phôi ngoài. Giun vòi ăn thịt, thức ăn là các động vật nhỏ như giun, giáp
xác, thân mềm. Vòi của chúng giữ nhiệm vụ tự vệ và tấn công bắt mồi.
Khi phóng ra vòi có thể dài hơn chiều dài cơ thể, còn khi cuộn lại thì vòi
nằm trong bao vòi. Một số giun vòi còn có thêm móc ở tận cùng vòi.
Hệ tuần hoàn của giun vòi là hệ mạch kín, gồm 1 mạch lưng và 2 mạch
bên, ở phần giữa cơ thể chúng có mạch nối ngang. Mạch máu của giun
vòi co bóp yếu, được sự hỗ trợ của bao cơ và sự biến dạng của cơ thể.
Lưu thông trong mạch máu chủ yếu là dịch, một số bọn có huyết cầu tố.
Như vậy so với giun dẹp thì giun vòi có các đặc điểm tiến bộ như hình
thành hậu môn, thức ăn di chuyển có hướng trong ống tiêu hoá, phát triển
hệ tuần hoàn… Mặt khác giun vòi có xuất hiện vòi là cơ quan bắt mồi
độc lập với hệ tiêu hoá đặc trưng chỉ có ở giun vòi (hình 4.20B).
Hệ bài tiết của giun vòi là nguyên đơn thận (hình 4.20B).
Hệ sinh dục ở mức độ tổ chức đơn giản như giun dẹp, chỉ có tuyến sinh
dục mà chưa có ống dẫn sinh dục và cơ quan giao phối.
Hệ thần kinh của giun vòi có vòng não, từ đó xuất phát các đôi dây thần
kinh dọc. Cơ quan cảm giác là các thụ quan cảm giác hoá học và cơ học
nằm trong phần lõm của các mô bì (rãnh bên) hay lồi lên dạng lông cảm
giác. Một số loài có thụ quan ánh sáng (số lượng thay đổi từ vài chiếc đến
hàng trăm chiếc), một số ít loài có bình nang.

2. Đặc điểm sinh sản
Giun vòi là động vật đơn tính, tuy vậy có một số loài lưỡng tính theo
kiểu giai đoạn đầu là cá thể đực sau chuyển thành cá thể cái
(protandric). Thụ tinh ngoài, trứng phân cắt xoắn ốc và xác định rất
giống với kiểu phân cắt của giun đốt. Phôi vị được hình thành theo kiểu
lõm vào ở một cực, sau đó phôi vị hình thành nên ấu trùng có hình
dạng rất khác nhau. Ở giun vòi không có móc thì hình thành ấu trùng có
lông bơi (hình 4.21A), giống giun vòi con, còn ở giun vòi có móc thì hình
thành nên ấu trùng pilidi có dạng mũ che tai (hình 4.21B - E).


Quá trình biến thái như sau: Lúc đầu lá phôi ngoài xâm nhập vào
xoang nguyên sinh, hình thành mầm của nội quan và nhu mô bao quanh
ruột. Cùng lúc đó lá phôi ngoài lõm vào hình thành nên 7 túi (1 túi lẻ phía
trước, 3 đôi túi ở hai bên, trước và sau lỗ miệng - hình 4.21D, E). Các túi
lớn lên và bao quanh ruột và mầm nội quan, dính với nhau làm thành một
vỏ 2 lớp bao quanh phần giữa của ấu trùng có nguồn gốc lá phôi ngoài.
Cơ thể mới sẽ chui qua vỏ ấu trùng để lắng xuống đáy, lớn lên thành giun
trưởng thành. Phần còn lại của ấu trùng pilidi sống thêm một thời gian sẽ
chết hay bị con non ăn ngay.
3. Sinh thái và đa dạng giun vòi
3.1 Sinh thái
Phần lớn giun vòi sống trong bùn cát vùng ôn đới, chỉ có một số ít loài
sống ở vùng nhiệt đới. Chỉ có 1 giống sống ở nước ngọt và 1 loài sống
bơi có cơ thể dẹp ngắn trong suốt và có vây đuôi. Giống Pelagonemertes
sống ở độ sâu hơn 1.800m. Một số ký sinh trên cơ thể giáp xác (cua,
tôm), thân mềm (trai, ốc) thì có giác bám sau khoẻ để bám vào mô của
vật chủ.
3.2 Đa dạng
Có 2 lớp: Lớp Có móc (Enopla) và lớp Không có móc (Anopla)
3.2.1 Lớp Không có móc
Vòi không có móc, lỗ miệng nằm ngay sau não. Dây thần kinh nằm trong
lớp biểu mô hay phía dưới, chia làm 2 bộ
a. Bộ Giun vòi cổ (Paleonemertea): Sống chui rúc trong đáy bùn và cát ở
biển. Không có ấu trùng bơi lội tự do. Đại diện có giống Tubulanus.
b. Bộ Giun vòi khác (Heteronemertea): phần lớn sống ở biển, một số loài
gặp ở nước lợ và nước ngọt. Phát triển qua ấu trùng pilidi. Đại
diện có giống Cerebratulus sống trong đáy cát, có thể bơi. Loài
Lineus longissimus dài tới 30m, chiều rộng không quá 1cm.
3.2.2 Lớp Có móc

Vòi có 1 hay nhiều móc. Lỗ miệng nằm trước não, dây thần kinh chìm
trong nhu mô đệm, có 2 bộ:
a. Bộ Hoplonemertea: Có kích thước bé. Đại diện có giống
Amphiporus dài khoảng 12cm sống dưới rạn đá vùng triều, giống
Stichostemma rất bé (1 – 2cm), giống Nectonemertes, Pelagonemertes
sống trôi nổi.
b. Bộ Bdellonemertea (Giun vòi đỉa): Cơ thể có giác sau phát triển, hình
dạng nhìn qua giống đỉa. Sống hội sinh trong khoang áo trai biển.
Đại diện có giống Malacobdella (hình 4.22).



×