Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Động vật có xương sống ( phần 4 ) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.02 KB, 5 trang )

Động vật có xương sống ( phần 4 )
Giác quan của lớp Thú (Mammalia)
1. Xúc giác
Ở thú cơ quan xúc giác kém phát triển. Thường có nhiều trên bề mặt da.
Có thể tìm thấy các thể Meissner (xúc giác), thể Pacini (cảm giác áp lực),
cơ quan Rufli (cảm giác nhiệt)

Các thụ quan cảm giác của da người (theo Raven)
1. Đầu mút thần kinh tự do; 2. Tế bào Merkel; 3. Lông;
2. Vị giác
Vị giác của thú tập trung ở lưỡi.

Thụ thể vị giác ở người và động vật có vú (theo Raven)
(a). Bốn vùng vị giác ở lưỡi:(b). Chồi vị giác cắt dọc; (c).Cấu tạo chi tiết
một cụm tê bào vị giác; (d).Ảnh hiển vi một chồi vị giác; 1. Nhú vị giác;
2. Vùng vị giác đắng; 3. Vùng vị giác chua; 4. Vùng vị giác mặn; 5.
Vùng vị giác ngọt; 6. Chồi vị giác; 7. Tế bào cung cấp; 8. Lỗ vị giác; 9.
Tế bào thụ cảm với vi lông; 10. Sợi thần kinh
6.3 Khứu giác
Ở thú rất phát triển, trừ nhóm thú sống dưới nước, liên quan đến chức
năng tìm mồi. Mũi có hai phần: Phần trước (phần hô hấp) có xoăn mũi
phức tạp và dài) và phần sau (phần khứu giác) có nhiều xoăn sàng
làm thành đường rối. Cơ quan Jacobson chỉ có ở thú có túi, gậm
nhấm và móng guốc.

Thụ quan khứu giác ở người (theo Raven)
1. Thần kinh khứu giác; 2.Nhầy khứu giác; 3. Đường mũi; 4. Hướng tới
thần kinh khứu giác; 5. Tế bào gốc; 6.Tế bào cung cấp; 7. Sợi trục; 8.
Lông; 9. Tế bào thụ cảm
6.4 Thị giác
Mắt của Thú cấu tạo đơn giản: Mắt có mí trên, mí dưới còn mí


thứ 3 tiêu giảm, thiếu lược, sự điều tiết bằng cách đổi hình của nhân
mắt. Cách nhìn nổi do 2 ảnh của vật được kết hợp chặt chẽ nhờ trung
ương thị giác thứ cấp nằm trong thùy chẩm. Thú ăn đêm đòi hỏi thị lực
tăng, nên nhân mắt chiếm gần hết phòng sau của mắt (chuột, culi ), thú
ăn ngày có phòng mắt rất lớn, nhân mắt nhỏ nên có thể phân tán nhiều tia
trên tế bào cảm giác.

Cấu tạo mắt người
5. Thính giác
Tai Thú rất phát triển, cấu tạo phức tạp. Ống tai ngoài phát triển, hình
thành vành tai ngoài có thể cử động được để dẫn âm. Tai giữa của thú có
3 xương khớp với nhau là xương bàn đạp, xương búa và xương đe, giúp
cho quan trọng dẫn âm chính xác đến tai trong. Tai trong có ốc tai phát
triển với nhiều vòng xoắn, trong đó có cơ quan Corti phức tạp đặc trưng
cho thú với vài ngàn dây mảnh có khả năng rung động, cộng hưởng với
các tần số khác nhau, nhờ vậy tai thú rất thính.

Cấu tạo tai

×