Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Động vật không xương sống ( phần 7 ) Lớp Sán pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.47 KB, 6 trang )

Động vật không xương sống ( phần 7 )
Lớp Sán lá đơn chủ
Sán lá ký sinh cỡ bé (0,5 – 6mm), vật chủ là bò sát, cá, lưỡng thê, hay
không thay đổi.
Hiện biết khoảng 1.100 loài. Nhiều loài gây hại cho nghề nuôi cá. Có các
đặc điểm khác với sán lá Song chủ như sau:
Cơ thể có đĩa bám phức tạp, thường ở phía cuối cơ thể (hình 4.11).

Đẻ trứng, ấu trùng có móc, phát triển biến thái nhưng không xen kẽ thế hệ
và không có vật chủ trung gian. Trứng nở thành ấu trùng có móc
(Onchomiracidium), sau đó bám vào vật chủ để phát triển thành trưởng
thành.
Phần lớn ký sinh ngoài (da, mang) hay ký sinh trong (xoang
miệng, xoang hầu…) của cơ thể vật chủ. Gây bệnh cho cá, có trường
hợp trên một cá chép con gặp tới 500 cá thể sán ký sinh. Các loài có ý
nghĩa thuộc về họ Dactylogyridae sống trên mang cá nước ngọt, gây bệnh
cho cá giống, làm cho cá chết hàng loạt.
Ở Việt Nam hiện biết có khoảng gần 100 loài. Các giống có
nhiều loài là Dactylogyrus, Sundamonchus… Khu hệ sán lá đơn chủ ở
lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Cửu Long khác nhau rõ rệt (chỉ
có 2 loài chung cho 2 khu vực là Quandriacanthus kobiensis và
Gyrodactylus fusci).
Lớp Sán lá Song chủ
Có khoảng 3.000 loài, phát triển có xen kẽ thế hệ, di chuyển qua ít nhất là
2 vật chủ. Cấu tạo cơ thể có nhiều đặc điểm giống với sán lông, kích
thước thay đổi.

1. Cấu tạo cơ thể của sán trưởng thành


Cơ thể thường dẹp, hình lá, có 2 giác bám, một giác bám bụng và một


giác bám miệng. Giác bám có hình đĩa, được biến đổi từ hệ cơ.
Khi con vật bám vào thành ruột hay bề mặt da của vật chủ thì
chỗ tiếp xúc sẽ hình thành một xoang. Ngoài giác bám còn có các
gai cuticun giúp cho sán bám chắc hơn. Bao ngoài cơ thể có bao cuticun
dày. Nhìn chung cấu tạo cơ thể của sán lá hai vật chủ rất giống với sán
lông (bao cơ, như mô đệm….). Khác với sán lông là lớp biểu mô (mô bì)
có lông tiêu biến, lớp tế bào hình thành biểu mô có lông chuyển sâu vào
trong nhu mô đệm (hình 4.8).
Hệ bài tiết: Là nguyên đơn thận, gồm có 1 - 2 ống chạy dọc cơ thể. Ống
dọc có nhiều ống nhánh nhỏ chạy ra 2 bên và kết thúc là tế bào ngọn lửa.
Hai ống bài tiết đổ vào bọng đái, ra ngoài qua lỗ bài tiết.
Hệ thần kinh gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh
chạy dọc, thường là 3 đôi. Dây thần kinh bên hoặc dây thần kinh bụng
phát triển hơn cả. Giác quan tiêu giảm.
Hệ tiêu hoá: Bắt đầu bằng lỗ miệng nằm phía trước cơ thể. Miệng đổ vào
hầu có thành cơ khoẻ và có nguồn gốc từ lá phôi ngoài. Tiếp theo là thực
quản hẹp. Ruột giữa có nguồn gốc lá phôi trong và chia làm 2 nhánh,
chạy dọc 2 bên cơ thể và bịt kín ở tận cùng. Nhiều khi 2 nhánh ruột
lại chia làm nhánh như ở Sán lá gan (Fasciola hepatica). Một số sán
lá Song chủ có 2 nhánh ruột liên hệ với bọng đái nằm ở cuối thân.
Hệ sinh dục: Sán lá Song chủ lưỡng tính, cấu tạo chi tiết thay đổi tùy loài.
Cơ quan sinh dục đực gồm 2 tuyến tinh lớn, hình khối không đều, nằm
gần đối xứng nhau. Từ 2 tuyến tinh có hai ống dẫn tinh nhỏ chạy về phía
trước, sau đó chập với nhau thành ống phóng tinh và tận cùng là cơ quan
giao phối nằm trước giác bụng. Cơ quan sinh dục cái gồm tuyến trứng có
hình khối tròn, kích thước nhỏ hơn tuyến tinh, từ tuyến trứng có ống dẫn
trứng ngắn đổ vào ôôtyp. Ngoài ra còn có tuyến noãn hoàng ngắn, phình
to, đổ vào ôôtyp. Tuyến noãn hoàng có dạng hình hạt, màu sẫm, nằm dọc
2 bên cơ thể. Từ ôôtyp có tử cung dài, phân nhánh, chứa đầy trứng, chạy
ngược lên phía trước và đổ vào lỗ sinh dục cái trong huyệt sinh dục. Quá

trình thụ tinh xảy ra như sau: Noãn từ tuyến trứng được chuyển vào ôôtyp
khi giao phối, tinh trùng theo tử cung vào ôôtyp và gặp noãn. Lượng tinh
trùng thừa được thải ra ngoài theo ống Laurer. Tế bào noãn hoàng
theo ống dẫn vào ôôtyp, bao quanh trứng, tuyến vỏ hình thành lớp
vỏ cứng. Trứng sau đó chuyển ra ngoài theo tử cung. Ngoài ra còn có thể
Melit là thành phần của cơ quan sinh dục cái. Thể Melit là một khối hình
cầu, tại đây ống dẫn của thể Melit đổ vào ống dẫn trứng.
2. Vòng đời của Sán lá song chủ (hình 4.9)

Quá trình phát triển của sán lá song chủ rất phức tạp, có hiện tượng xen
kẽ thế hệ và di chuyển vật chủ. Trứng theo mật vào ruột rồi theo phân
ra ngoài, rơi vào nước và vỏ trứng vỡ, giải phóng ra ấu trùng có
lông được gọi là mao ấu (miracidium). Miracidium có cơ thể đầy
lông bao phủ, mắt lẻ hình chữ thập, có hạch não và một đôi nguyên đơn
thận và có nhiều tế bào mầm.
Sau một thời gian bơi lội tự do trong nước miracidium chui vào nội quan
của cơ thể ốc thuộc các giống Limnaea, Melanoides, Melania
(thường là vào gan hay tuyến sinh dục) phát triển hình thành nên ấu
trùng nang hay bào nang (sporocyst). Bào nang có hình dạng thay đổi
(hình túi hay hình trụ), mất mắt, bên trong có các tế bào mầm. Bào nang
lớn dần lên, tế bào mầm bắt đầu phân chia, hình thành nên mầm
của một thế hệ ấu trùng mới được gọi là redia. Khác với bào nang, redia
có hầu, có túi ruột ngắn và có lỗ. Bào nang sẽ vỡ ra, các redia tiếp tục
hoạt động trong cơ thể ốc. Các tế bào mầm trong cơ thể redia hình thành
nên cercaria có đặc điểm giống với trưởng thành. Cercaria rời khỏi cơ thể
ốc ra ngoài, nhờ có đuôi mà có thể hoạt động tự do trong nước. Sau một
thời gian, cercaria bám vào lá cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng tạo
thành bào xác (abdocercaria). Cũng có khi cercaria có phần đầu kết vỏ
trong suốt nằm trong nội quan của vật chủ trung gian thứ hai trước khi
vào vật chủ chính (được gọi là metacercaria).

Dạng cercaria hay metacercaria đều là dạng nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu
bò. Khi trâu bò ăn cỏ, bào xác vào ruột và tại ruột trâu, bò, vỏ bào xác sẽ
bị dịch tiêu hoá của trâu bò phân huỷ, sau đó sán lá gan non được giải
phóng, theo ống mật vào gan và sống ký sinh ở đấy. Như vậy vòng đời
của sán lá gan qua 2 vật chủ khác nhau: Trâu bò hay người mang giai
đoạn trưởng thành nên được gọi là vật chủ chính, còn ốc mang giai đoạn
ấu trùng nên được gọi là vật chủ trung gian.
Để hoàn thành vòng đời, các giai đoạn phát triển cần các điều kiện nhất
định (trứng phải có nước, ấu trùng phải gặp các loài ốc thích hợp, các giai
đoạn tiếp theo phải vào được cơ thể trâu, bò hay người). Chính vì vậy xác
suất để sán lá gan xâm nhập được vào vật chủ thích hợp và kết thúc vòng
đời là không cao, nên Sán lá gan nói riêng và các loài sán lá song chủ nói
chung cần phát triển cơ quan sinh dục để hình thành nhiều trứng.
Vòng đời của sán lá gan thấy có hiện tượng xen kẽ thế hệ: sinh sản hữu
tính ở vật chủ chính và sinh sản vô tính nhờ các tế bào mầm trong cơ thể
ấu trùng. Đây có thể coi là hình thức sinh sản không đực
(parthenogenese) ở vật chủ trung gian. Sinh sản không đực đã làm tăng
nhanh số lượng ấu trùng để tăng xác suất gặp vật chủ. Cần chú ý khi ốc
(vật chủ trung gian) đã nhiễm ấu trùng sán lá gan thường có trong gan và
tụy rất nhiều sán lá ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
3. Phân loại và tầm quan trọng
Có 2 phân lớp dựa vào sự có mặt của giác bám bụng hay không.
a. Phân lớp Aspidogastraea: Không có giác bám bụng mà chỉ có đĩa bám
ở mặt bụng, phát triển qua biến thái nhưng không có xen kẽ thế hệ. Kích
thước bé (nhỏ hơn 1mm) ký sinh ở cá, trai, rùa. Loài Aspidogaster
conchicola ký sinh ở trong xoang tim của giống trai nước ngọt
Ananodonta.
b. Phân lớp Digenea: Cơ thể có 2 giác bám (miệng và bụng). Đại diện có
các loài thường gặp là:
Sán lá gan lớn Fasciola hepatica: Ký sinh trong ống mật của trâu, bò,

cừu, dê, gây bệnh nặng cho vùng chiêm trũng. Vật chủ trung gian là ốc tai
Lynaea swihoei.
Sán lá ruột lợn hay Sán bã trầu Fasciolopsis buski: Ký sinh trong ruột non
của lợn và ruột tá của người. Mỗi ngày đẻ 5.000 trứng, phát triển qua 3-7
tuần, vật chủ trung gian là ốc đĩa dày Polypilis hemisphoerula. Kén bám
trên bèo Nhật bản, rau lấp, rau muống phổ biến ở vùng đồng bằng. Ký
sinh gây bệnh tắc ruột, phù gan thiếu máu
San lá gan nhỏ Clonorchis sinensis: Ký sinh trong ống dẫn mật
của người, mèo, chó… Người bị nhễm bệnh do ăn gỏi cá, triệu chúng
phù gan, vàng da, viêm
túi mật phát triển qua 2 vật chủ trung gian là ốc Melanoides
tuberculatus hay ốc Parafossarulus striatulus và vật chủ trung gian thứ 2
là các loài cá trong họ cá chép (chép, trắm cỏ, mè trắng…). Bệnh khá phổ
biến ở Việt Nam, vùng đồng bằng hay Tây nguyên.
Giống Sán máu (Schistosoma): Có 3 loài phổ biến là S. haematobium (ký
sinh ở bọng đái của người gây đái ra máu); S. mansoni (ký sinh ở ruột gây
loét ruột); S. japonicum (ký sinh ở gan gây sưng gan, lách. Bệnh rất phổ
biến trên thế giới (200 triệu người bị nhiễm bệnh và hàng năm có
khoảng 800.000 người bị chết) (hình 4.10).

×