Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tầm quan trọng của thiết kế tổ chức ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.7 KB, 6 trang )

Tầm quan trọng của thiết kế tổ chức
Thiết kế tổ chức hợp lý cho từng loại hình hoạt động
là một yếu tố quan trọng giúp công ty duy trì thành
công lâu dài

Để duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả, những
công ty không chỉ cần tuyển dụng những nhân viên
xuất sắc. Họ còn cần xây dựng, thiết kế tổ chức, quy
trình để những nhân viên của họ cùng làm việc một
cách thống nhất. Tuy nhiên, đối với những hoạt động
mang tính định hướng về tương lai, công ty cần
những nhóm nhân viên riêng biệt, vì tính chất công
việc của họ hoàn toàn khác với duy trì hoạt động hiện
tại. Những nhóm riêng biệt này cần phải được thiết kế
mới (zero-based), chứ không thể hoàn toàn dựa vào
những quy trình, cách thức tổ chức đang có.
Việc xây dựng những nhóm riêng biệt này có thể so
sánh với việc tạo dựng một công ty mới hoàn toàn.
Trong quá trình này, chính những nhân viên mới, trẻ
đóng vai trò chủ chốt, vì họ chưa quá quen thuộc với
những quy trình, văn hóa hiện tại của công ty. Chính
họ là những người có khả năng lật ngược vấn đề, đặt
câu hỏi cho những gì từ trước đến nay vẫn được
ngầm hiểu và thực hiện.
Trở lại ví dụ về Infosys Consulting nói ở bài trước,
một dự án hoàn toàn mới đối với hoạt động và thị
trường của Infosys lúc bấy giờ. Murthy và Nilekani,
lãnh đạo Infosys, đã thuê những nhân viên hoàn toàn
mới, với trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư
vấn để điều hành dự án này. Infosys còn kéo về được
cả những lãnh đạo khác trong ngành tư vấn. Và, thay


vì dựa vào những quy trình, tổ chức hiện có của
Infosys, họ đã quyết định tham khảo và ứng dụng một
cách sáng tạo những quy trình, tổ chức của những
công ty tư vấn khác, để tạo ra mô hình kinh doanh
của riêng mình. Ngày nay, Infosys Consulting đạt
doanh thu hơn 100 triệu đô mỗi năm.

Những mô hình kinh doanh mới đòi hỏi những thiết kế
tổ chức riêng biệt
Kết quả này hoàn toàn trái ngược với những gì xảy ra
khi 3 nhà sản xuất ôtô lớn của Mỹ (GM, Ford và
Chrysler) thâm nhập thị trường Ấn Độ những năm
đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước. Thay vì nghiên cứu thị
trường Ấn Độ và những nhu cầu tại đây một cách có
hệ thống, những công ty này sử dụng những thiết kế
sẵn có của mình. Và để cắt giảm chi phí, họ thiết kế 2
cửa sổ tự động phía trước, 2 cửa sổ quay tay phía
sau, thay vì để cả 4 cửa sổ tự động như mẫu thiết kế
thông thường. Tuy nhiên, họ không nghĩ đến rằng tại
thời điểm đó, những ai đủ tiền mua ôtô tại Ấn Độ
cũng đủ tiền để thuê tài xế riêng, do đó chủ nhân
chính lại thường luôn ngồi sau xe và phải dùng cửa
sổ quay tay. Những bất hợp lý tương tự như thế
chính là một trong những lý do vì sao ôtô Mỹ đến giờ
vẫn chưa được phổ biến tại thị trường Ấn Độ.
Xác định đúng như ưu tiên dài hạn
Như chúng tôi đã phân tích, bí quyết để thành công
lâu dài là lựa chọn cần phải quên đi những gì và cần
phải xây dựng những gì mới. Mỗi dự án xây dựng
sản phẩm mới, thị trường mới, cơ hội mới đòi hỏi

những bước đi đầu tiên khó khăn: lựa chọn đầu tư
nguồn lực (cả về con người và tài chính) cho công
việc hiện tại hay cho những dự án mới. Đây có lẽ là
một trong những lựa chọn khó khăn nhất cho bất kỳ
lãnh đạo nào.
Trong thời gian bước đầu hoạt động, Infosys có một
khách hàng nằm trong danh sách Fortune 10, đem lại
25% doanh thu cho công ty và luôn đòi hỏi sự giảm
giá lớn. Lãnh đạo Infosys đã từ chối giảm giá và chịu
sự sút giảm lớn về doanh số trong thời gian ngắn sau
đó. Logic của lãnh đạo Infosys rất đơn giản: bạn
không thể chấp nhận một cái giá quá thấp gây ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ và làm giảm đầu tư
đào tạo nhân sự, nghiên cứu và công nghệ. Điều đó
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu công ty
về lâu dài. Lãnh đạo Infosys luôn duy trì tầm nhìn dài
hạn cho công ty họ.
Để kết thúc loạt bài này, chúng tôi xin đưa ra một
minh họa thú vị cho quá trình chuyển đổi công ty từ
hiện tại đến tương lai, một minh họa từ thần thoại
Hindu:
Đạo Hindu thờ rất nhiều thần nhưng có 3 vị thần
chính của bộ tam thần Trimurti, đại diện cho 3 khía
cạnh thần thánh: Vishnu - đấng bảo hộ, Shiva - đấng
hủy diệt và Brahma - đấng tạo hóa. Trong quá trình
chuyển đổi doanh nghiệp, Vishnu biểu tượng cho
những hoạt động hiện tại, Shiva biểu tượng cho sự
xóa bỏ những gì không còn giá trị, và Brahma biểu
tượng cho những hoạt động tạo dựng tương lai.
Những vị thần này còn có những vị hôn thê riêng:

Vishnu với nữ thần Lakshmi, thần tạo ra của cải, cũng
giống như hoạt động kinh doanh hiện tại là nguồn thu
chính cho công ty, Shiva với nữ thần Parvathi, thần
tạo ra quyền lực, cũng giống như quá trình xóa bỏ
những gì không còn giá trị với doanh nghiệp, và cuối
cùng, Brahma với nữ thần Saraswathi, vị thần tượng
trưng cho ý tưởng, sáng tạo, kiến thức, chính là
những yếu tố quan trọng trong việc mở ra những thị
trường mới, tạo dựng những sản phẩm mới.
Theo triết lý đạo Hindu, sự tương tác hòa hợp giữa 3
vị thần tạo nên một chu kỳ duy trì - phá hủy - kiến tạo
liên tục và không bao giờ kết thúc. Bảo đảm chu trình
liên tục này cũng chính là chìa khóa thành công của
những công ty với tầm nhìn dài hạn.

×