Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nghiên cứu hình ảnh lâm sàng và điều trị các u mạch máu trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 25 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bất thường mạch máu là bệnh lý rất hay gặp. Tuy nhiên, việc
chẩn đoán và điều trị các bệnh lý này trong thời gian dài gặp nhiều khó
khăn, một phần do thuật ngữ “u máu” (Angiomas, Hemangiomas) đã
được sử dụng lẫn lộn cho nhiều loại tổn thương rất khác nhau. Năm
1982, Mulliken và Glowacki đề nghị một phân loại mới, về sau đã
được chấp nhận và bổ sung bởi Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về các bất
thường mạch máu (ISSVA -International Society for the Study of
Vascular Anomalies) và đã trở thành hệ thống phân loại các bất thường
mạch máu được chấp nhận rộng rãi nhất trong y văn. Các bất thường
mạch máu (vascular anomalies) được phân chia thành 2 nhóm khác
nhau gồm các Dị dạng mạch máu (vascular malformations) là sự bất
thường về cấu trúc hình thể của mạch máu và U mạch máu (vascular
tumors) là các tổn thương mạch máu do sự tăng sản tế bào. U mạch
máu của trẻ em (UMMTE) là loại u mạch máu hay gặp nhất
(infantile hemangioma hoặc hemangioma of infancy), thường xuất
hiện sau sinh, phát triển nhanh chóng trong những tháng đầu, sau đó ổn
định và tự biến mất sau nhiều năm. Việc điều trị các UMMTE cũng đã
có những thay đổi đáng kể với các phương pháp điều trị bảo tồn hơn
do đặc tính tự thoái lui của tổn thương.
Ở Việt nam, hiện nay việc chẩn đoán các UMMTE vẫn thường bị
nhầm lẫn với các dị dạng mạch máu. Hơn nữa, chỉ định và phương
pháp điều trị thường không thích hợp và nhầm lẫn (tiêm xơ, tiêm
nước sôi, xạ trị, ) dẫn đến nhiều biến chứng nặng như hoại tử, teo
lép tổ chức, sẹo xấu Chưa có tài liệu nào trong nước nghiên cứu
một cách hệ thống về UMMTE theo phân loại mới. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành đề tài “Nghiên cứu hình ảnh lâm sàng và điều trị các u
mạch máu trẻ em” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, tiến triển và phân loại các u mạch
máu ở trẻ em Việt Nam.
2. Đề xuất chỉ định, lựa chọn các phương pháp điều trị an toàn,


1
hiệu quả, và đánh giá kết quả của phác đồ điều trị.
Bố cục của luận án: Luận án gồm 125 trang: Đặt vấn đề 2
trang, Tổng quan 34 trang, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19
trang, Kết quả nghiên cứu 34 trang, Bàn luận 33 trang, Kết luận và
Kiến nghị 3 trang, Phụ lục. Luận án có 43 bảng, 4 biểu đồ và 76 hình,
199 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 11, tiếng Anh: 164, tiếng
Pháp:24). Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của luận án: Đề tài
có tính thời sự cao về một bệnh lý khá phổ biến nhưng việc chẩn
đoán và điều trị thường nhầm lẫn và để lại nhiều di chứng nặng nề.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt nam áp dụng hệ thống
phân loại mới cho phép chẩn đoán, tiên lượng và định hướng điều
trị .Nghiên cứu đã tổng kết khá đầy đủ về các đặc điểm lâm sàng và
khẳng định được qui luật tiến triển của UMMTE, từ đó làm thay đổi
quan niệm về chẩn đoán và điều trị của loại bệnh lý này, có ý nghĩa
khoa học cho chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt và tạo hình cũng
như các chuyên ngành có liên quan, làm tiền đề cho các nghiên cứu
về sau.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. PHÂN LOẠI CÁC BẤT THƯỜNG MẠCH MÁU VÀ DANH PHÁP
Trong một thời gian dài, nhiều hệ thống phân loại các bất thường
mạch máu đã được đề nghị nhưng đều không thiết lập hoặc không giải
thích được sự tương quan với các quan sát lâm sàng. Năm 1982,
Mulliken và Glowacki, dựa trên nghiên cứu mối liên quan của đặc
điểm tế bào học với các đặc điểm lâm sàng và tiến triển của tổn
thương, đã phân chia các bất thường mạch máu thành 2 nhóm chính:
U mạch máu (hemangiomas) là những tổn thương tăng sinh các tế
bào nội mô, thường xuất hiện sau sinh, phát triển nhanh trong những
tháng đầu của đời sống và thoái lui qua nhiều năm.
Dị dạng mạch máu (vascular malformations) là những sai sót

trong sự phát triển hình dạng của các mạch máu với các tế bào nội
mô bình thường, thường xuất hiện vào lúc sinh, lớn lên tỉ lệ thuận với
sự tăng trưởng của trẻ và không bao giờ thoái lui.
2
Phân loại này đã được chấp nhận và bổ sung bởi ISSVA, được áp
dụng dễ dàng trong chẩn đoán và giúp định hướng cho sự điều trị.
Bảng 1.1. Phân loại của ISSVA ( 1996) về các bất thường mạch
máu (Vascular Anomalies)
U mạch máu (Vascular Tumors)
U mạch máu trẻ em
(Infantile Hemangioma)
Các u mạch máu hiếm gặp khác
(tufted angioma, kaposiform
hemangioendothelioma, congenital
hemangioma, pyogenic granuloma
…)
Dị dạng mạch máu
(Vascular Malformations)
Mao mạch (Capillary)
Bạch mạch (Lymphatic)
Tĩnh mạch (Venous)
Động mạch (Arterial)
Thể phối hợp (CVM, AVM )
Thuật ngữ u mạch máu trẻ em (infantile hemangioma hoặc
hemangioma of infancy) đã được đề nghị cho các u mạch máu thông
thường ở trẻ em.
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC UMMTE
UMMTE là loại u hay gặp nhất ở trẻ em. Mulliken đề nghị phân
chia thành 3 loại: UMMTE thể nông ở da (superficial
hemangioma), thể sâu dưới da (deep hemangiomas) và thể hỗn

hợp cả nông và sâu (compound hoặc mixed hemangiomas). Phân
loại và cách dùng tên này hiện nay được dùng phổ biến trong y văn.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TIẾN TRIỂN CỦA CÁC UMMTE
UMMTE tiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn tăng sinh:3-6
tháng đầu, Giai đoạn ổn định: từ tháng thứ 6-8, Giai đoạn thoái lui:
bắt đầu lúc xấp xỉ 1 tuổi và tiếp tục đến 5-7 tuổi.
1.4. CHẨN ĐOÁN UMMTE
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Áp dụng hệ thống phân loại mới, có thể chẩn đoán xác định
UMMTE mà không cần các phương tiện thăm khám phức tạp.Việc
chẩn đoán chủ yếu dựa vào đặc điểm tiến triển của tổn thương và
thăm khám lâm sàng cẩn thận với các tiêu chuẩn đã được Mulliken,
Waner và nhiều tác giả nêu rõ trong các sách và bài báo về các bất
thường mạch máu.
Đặc điểm tiến triển của thương tổn là yếu tố quan trọng nhất.
3
UMMTE thường xuất hiện sau sinh và phát triển rất nhanh từ những tuần
đầu sau sinh, với tốc độ nhanh hơn sự lớn lên của trẻ (các dị dạng mạch
máu xuất hiện lúc sinh, lớn lên tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của trẻ). Sau
đó u ngừng phát triển và bắt đầu thoái lui chậm sau 1 năm tuổi (các dị
dạng mạch máu không bao giờ thoái lui).
Đặc điểm lâm sàng: Màu sắc đỏ tươi, bề mặt gồ nhiều tiểu thùy đối
với UMMTE thể nông, màu tím, xanh, hay màu da đối với UMMTE thể
sâu. Sờ có cảm giác ấm, chắc như cao su, nhưng không đập, ấn không
xẹp (phần lớn các dị dạng mạch máu mềm, nén được dễ dàng).
Chẩn đoán hình ảnh có thể có ích trong các trường hợp nghi ngờ.
1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh
1.4.2.1. Siêu âm Doppler là phương pháp đơn giản và hiệu quả
để phân biệt UMMTE với các dị dạng mạch máu. Mật độ mạch máu
cao, chỉ số sức cản của dòng chảy (RI) thấp và tín hiệu siêu âm đa

dạng là các dấu hiệu có giá trị để chẩn đoán UMMTE ở giai đoạn
tăng sinh.
1.4.2.2. Cộng hưởng từ (MRI) được xem là kỹ thuật tốt nhất để
đánh giá phạm vi của tổn thương và các bất thường phối hợp. Trên
chuỗi xung T1 và T2, UMMTE là một khối tổ chức đặc nhiều tiểu
thuỳ ranh giới rõ với những dòng trống tín hiệu của những mạch máu
nuôi và dẫn lưu, đồng tín hiệu hoặc giảm tín hiệu so với cơ trên chuỗi
xung T1, tăng tín hiệu hơn so với cơ trên chuỗi xung T2, tăng độ
tương phản mạnh và đồng nhất với tiêm tĩnh mạch gadolinium.
1.4.2.3. Chup cắt lớp vi tính (CT): nếu không có MRI.
1.4.2.4. Chụp mạch: chỉ dành khi cần làm nút mạch ở tình huống
cấp cứu với hình ảnh một khối giới hạn rõ bắt màu tổ chức nhu mô
rất đậm và kéo dài.
1.4.3. Sinh thiết: ít khi cần thiết, để phân biệt với u ác tính.
1.5. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1.5.1. U hạt sinh mủ (pyogenic granuloma)
1.5.2. Các dị dạng mạch máu
1.5.2.1. Dị dạng mao mạch xuất hiện ngay từ lúc sinh, dưới dạng
vết màu hồng hoặc đỏ, bề mặt phẳng, mịn (trước kia gọi là “u máu
phẳng”). Tổn thương lớn lên tỉ lệ với sự phát triển của trẻ, có thể gây
phì đại các cấu trúc bên dưới, không bao giờ tự mất đi. Siêu âm
4
Doppler có hình ảnh dòng chảy chậm.
1.5.2.2. Dị dạng tĩnh mạch có thể tím, xanh hoặc màu da, xuất
hiện từ lúc sinh, lớn lên theo tuổi, không tự mất đi, sờ thường mềm,
có thể ấn xẹp dễ dàng, phồng trở lại khi thả ép, đôi khi sờ thấy các
sỏi tĩnh mạch, tăng thể tích ở tư thế dốc xuống và có hình ảnh dòng
chảy chậm trên siêu âm doppler.
1.5.2.3. Dị dạng bạch mạch có màu sắc da bình thường, cảm giác
mềm khi sờ và cho ánh sáng xuyên qua khi soi dưới ánh đèn. Siêu âm

doppler có hình ảnh những nang nhỏ không tín hiệu với các dòng
chảy động mạch nghèo nàn.
1.5.2.4. Dị dạng động - tĩnh mạch: Sờ thấy một khối chắc, ấm, có
thể cảm thấy tiếng rung, đập hoặc tiếng thổi khi nghe. Đôi khi xuất
hiện các đợt chảy máu và tắc mạch. Siêu âm Doppler có hình ảnh
dòng chảy nhanh nhưng ít nhu mô hơn các UMMTE. Chẩn đoán khó
cần chụp mạch.
1.5.3. Các u mạch máu lành tính bẩm sinh.
1.5.4. Các u mạch máu lành tính mắc phải khác.
1.5.5. U ác tinh.
1.6. XỬ LÝ CÁC UMMTE
1.6.1 Xử lý bảo tồn, theo dõi không can thiệp
Các UMMTE thoái lui không để lại dấu vết gặp trong 75% các
trường hợp. Bởi vậy, theo nhiều tác giả phần lớn các UMMTE không
cần bất cứ sự điều trị gì.
1.6.2. Điều trị nội và ngoại khoa
Corticosteroids
+ Corticosteroids toàn thân: Được phát hiện năm 1967 và hiện
nay đã trở thành phương pháp điều trị hàng đầu đối với các UMMTE
lớn biến chứng đe dọa sự sống hoặc chức năng. Các tác dụng phụ hay
gặp và thường biến mất sau khi giảm liều hoặc ngưng điều trị.
+ Corticosteroids tiêm trong u.
Interferon: Tác dụng phụ thường gặp: sốt, đau cơ, tăng men gan,
giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, trầm cảm, thiểu năng tuyến
giáp, đặc biệt liệt co cứng hai bên (spastic diplegia) không hồi phục.
Vincristine, Bléomycine đã được đề nghị để thay thế Interferon.
5
Propranolol: Được phát hiện năm 2008, tuy nhiên các tác dụng
phụ cũng đã được báo cáo như co thắt phế quản, chậm nhịp tim, hạ
huyết áp, hạ đường huyết, co giật, tăng kali máu, ỉa chảy.

Laser: Laser màu (PDL) đã được sử dụng trong điều trị các
UMMTE thể nông, các giãn mao mạch còn lại sau khi u thoái lui,
hoặc các u bị loét. Tuy nhiên, nghiên cứu của Batta (2002) đã chỉ ra
rằng laser màu làm tăng nguy cơ giảm sắc tố, teo da, thậm chí loét
sau khi điều trị.
Phương pháp làm nghẽn mạch: rất hiếm khi được sử dụng.
Các phương pháp khác như áp lạnh, tiêm xơ, xạ trị hiện nay
hầu như không còn được áp dụng do các biến chứng nặng như sẹo
xấu, teo tổ chức, giảm sắc tố, sự đóng sớm của vùng cốt hoá
Điều trị phẫu thuật: phẫu thuật muộn, phẫu thuật sớm.
Tóm lại, Tất cả các phương pháp điều trị đều tiềm ẩn các nguy
cơ, đặc biệt cho những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Những khối u nào cần
thiết phải điều trị và điều trị bằng phương pháp gì vẫn còn nhiều
vấn đề bàn cãi trong y văn. Làm thế nào để giải quyết hợp lý các
vấn đề chức năng và tâm lý cho trẻ mà vẫn đảm bảo an toàn và
hiệu quả thẫm mỹ cao phụ thuộc vào sự cân nhắc thận trọng của
thầy thuốc trên cơ sở các hiểu biết sâu sắc về bệnh lý cũng như các
phương pháp điều trị sẵn có.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bao gồm 321 bệnh nhân với 409 UMMTE được chẩn đoán, theo
dõi và điều trị từ 03/2006 đến 06/2011, tại khoa Phẫu thuật Tạo hình
bệnh viện Xanh Pôn, Hà nội.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là UMMTE được theo dõi,
điều trị, có đầy đủ hồ sơ bệnh án lưu trữ, có ảnh chụp thương tổn trong
các thời điểm thăm khám và điều trị.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân trong quá trình theo dõi đã xác định lại là các dị
dạng mạch máu hoặc các u mạch máu hiếm gặp khác, không có đầy

đủ hồ sơ lưu trữ hoặc không có hình ảnh chụp tổn thương.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6
Đề tài được tiến hành theo mẫu nghiên cứu mô tả lâm sàng tiến
cứu, theo dõi dọc theo tiêu thức qui định.
2.2.1. Chẩn đoán: dựa vào các tiêu chuẩn của Mulliken, Waner.
7
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp và nội dung nghiên cứu
2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng các UMMTE
2.2.3. Nghiên cứu về điều trị các UMMTE
Hình 2.2. Phác đồ điều trị các UMMTE
UMMTE
Ảnh hưởng sự sống, chức năng?
Ảnh hưởng thẩm mỹ trầm trọng?
Thể đơn giản
Thể phức tạp
Theo dõi, không can

thiệp
Theo dõi sát, khám chuyên

sâu
Phẫu thuật sớm
Điều trị Corticosterroid uống

hoặc tiêm trong u
Hết giai đoạn thoái

lui
Di chứng

Phẫu thuật muộn sửa di chứng

Thoái lui

chậm
ảnh hưởng
tâm lý
Thất
bại
Không
Phần u còn lại
Phần u còn lại
8
BẤT THƯỜNG MẠCH MÁU
BẤT THƯỜNG MẠCH MÁU
CHẨN ĐOÁN
XÁC ĐỊNH
UMMTE
CHẨN ĐOÁN
XÁC ĐỊNH
UMMTE
PHÂN BIỆT VỚI
DỊ DẠNG MẠCH MÁU
PHÂN BIỆT VỚI
DỊ DẠNG MẠCH MÁU
Tiền sử
Tiền sử
Lâm sàng
Lâm sàng
Siêu âm

Siêu âm
THEO DÕI
THEO DÕI
ĐIỀU TRỊ
NGOẠI KHOA
ĐIỀU TRỊ
NGOẠI KHOA
ĐIỀU TRỊ
NỘI KHOA
ĐIỀU TRỊ
NỘI KHOA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
propranolol hoặc
interferone (u lan tỏa)
Thất
bại
Dựa vào kinh nghiệm trên y văn, chúng tôi xây dựng một phác
đồ điều trị ban đầu. Từ đó đánh giá kết quả của các phương pháp điều
trị, so sánh mối liên quan giữa kết quả và các đặc điểm lâm sàng,
đánh giá kết quả chung của phác đồ và đề xuất những hướng nghiên
cứu tiếp theo.
Đánh giá kết quả điều trị chung
Kết quả được đánh giá dựa trên sự giảm thể tích hoặc màu sắc
của u, sự giảm các tổn thương chức năng, sự cải thiện về thẫm mỹ,
các biến chứng điều trị và sự hài lòng của trẻ và bố mẹ chúng. Dựa
vào các tiêu chuẩn đánh giá của Achauer, Demiri, Sloan, chúng tôi
xây dựng thang điểm đánh giá kết quả và phân loại thành tuyệt vời,
rất tốt, tốt, trung bình và kém.
2.2.4. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình SPSS phiên bản
16.0, p < 0,05 được chúng tôi xem như có ý nghĩa thống kê.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC UMMTE
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nữ/nam
Chúng tôi có 321 bệnh nhân, nữ gặp nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam
là 2,14 (p < 0,001), tương tự với những nghiên cứu của các tác giả
khác (2:1-5:1). Nguyên nhân của ưu thế trội ở nữ giới hiện vẫn chưa
rõ ràng.
Bảng 3.2: Thời điểm phát hiện UMMTE
Ngay sau
sinh
Trong tháng
đầu
Sau tháng
đầu
Tổng
Số u 135 249 25 409
Tỷ lệ % 33,0 60,9 6,1 100
9
UMMTE ít khi xuất hiện ngay sau khi sinh, thường trong tháng
đầu sau sinh (60,9%), rất hiếm khi xuất hiện sau tháng đầu (p<
0,001). Các dấu hiệu ban đầu của UMMTE thường được mô tả như
vết muỗi đốt, vết xước nhỏ, vết bầm tím, vết hồng nhạt, rất dễ nhầm
lẫn và thường bị bỏ qua. Do vậy, thời điểm xuất hiện của UMMTE
rất khó xác định và không trùng khớp nhau qua y văn.
Bảng 3.4: Sự tăng kích thước UMMTE trong giai đoạn tăng sinh
Tăng kt <2 lần 2 lần 3 lần >3 lần Tổng
Số u 37 38 47 287 409
Tỷ lệ % 9,0 9,3 11,5 70,2 100

Phần lớn các UMMTE tăng gấp > 3 lần kích thước ban đầu (70,2
%) (p< 0,001). Sự phát triển nhanh chóng của các UMMTE trong
những tháng đầu sau sinh là yếu tố rất quan trọng trong việc chẩn
đoán UMMTE.
Bảng 3.5: Hình thái lâm sàng của các UMMTE
U nông U sâu U hỗn hợp Tổng
Số u 280 17 112 409
Tỷ lệ % 68,5 4,1 27,4 100
UMMTE thể nông ở da hay gặp nhất, u thể sâu dưới da đơn thuần
rất hiếm gặp (p < 0,001). Kết quả này tương tự các nghiên cứu khác của
Bower, Maleville, Margileth, Bruckner.
Hình 3.2: Hình ảnh UMMTE thể nông điển hình: bề mặt hơi gồ,
có hình ảnh dạng tiểu thùy, rất giống quả “dâu tây”
10
Hình 3.5: UMMTE thể hỗn hợp.
Hình 3.7: UMMTE thể sâu màu da bình thường và màu xanh lơ.
Biểu đồ 3.3: Vị trí của UMMTE (n=409)
UMMTE hay gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ (50,6%) (p < 0,001).
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với các tác giả khác (49-75%).
Tuy nhiên, tỉ lệ này của Holmdahl trên các trẻ sinh non ít hơn nhiều
(28,8%).
Bảng 3.7: Kích thước tối đa của UMMTE trong giai đoạn tăng sinh
Nhỏ (<1cm) Vừa (1-3 cm) Lớn (> 3 cm) Tổng
Số u 70 216 123 409
Tỷ lệ % 17,1 52,8 30,1 100
Kích thước của các UMMTE rất đa dạng. Tuy nhiên, các u kích
11
thước nhỏ và vừa chúng tôi gặp trong khoảng 70% các trường hợp,
gần giống với báo cáo của các tác giả khác (58-80%).
Bảng 3.8: Số lượng UMMTE trên cơ thể (n=321)

1 u 2 u 3 u > 3 u Tổng
Số bệnh nhân 262 44 10 5 321
Tỷ lệ (%) 81,6 13,7 3,1 1,6 100
Đại đa số các trẻ chỉ có một khối u duy nhất (81,6%). Tỷ lệ trẻ có 1
UMMTE theo quan sát của các tác giả khác thay đổi từ 77-88%.
Bảng 3.9: Biến chứng của UMMTE
Biến chứng Số trường hợp Tỷ lệ %
Loét 20 4,9
Loét và chảy máu 2 0,5
Loét và ảnh hưởng chức năng 10 2,4
Chảy máu 1 0,2
Ảnh hưởng chức năng 21 5,1
Biến dạng các tổ chức 8 2,0
Không biến chứng 347 84,8
Cộng 409 100
Có 62 khối u bị biến chứng (15,2%); loét hay gặp nhất (7,8%),
ảnh hưởng chức năng (7,5%), chảy máu rất hiếm gặp (0,2%), không
có trường hợp nào gây đe dọa tính mạng.
Bảng 3.13: Liên quan của biến chứng loét và các thể lâm sàng
Loét Không loét Tổng cộng
U nông 15 (5,4%) 265 (94,6%) 280 (100%)
U hỗn hợp 17 (15,2%) 95 (84,6%) 112 (100%)
U sâu 0 (0%) 17 (100%) 17 (100%)
Tổng cộng 32 377 409
12
Các UMMTE thể hỗn hợp hay gặp loét nhất, sau đó là các u thể
nông, không gặp loét ở u thể sâu đơn thuần (p <0,01).
Bảng 3.16: Tuổi của trẻ tại thời điểm loét
< 3 tháng 3-6 tháng > 6 tháng Tổng cộng
Số bệnh nhân 6 18 6 30

Tỉ lệ % 20 60 20 100
Loét xuất hiện giữa 1 và 10 tháng, hay gặp nhất ở tuổi từ 3-6
tháng (60%) khi u tăng sinh mạnh. Vị trí gặp loét nhiều nhất là môi
lớn trong 7 trường hợp, môi dưới 6 trường hợp, môi trên 3 trường
hợp, tiếp theo là rãnh sau tai, nếp gấp cổ hoặc các vùng kẽ hăm khác.
Những vùng này dễ bị thấm ướt và cọ xát, gợi ý rằng đây là những
yếu tố góp phần dẫn đến loét. Tất cả các u bị loét đều là các u thể
nông hoặc hỗn hợp, đa số có kích thước lớn và có nhiều nguy cơ cọ
xát hơn, điều này càng củng cố cho giả thuyết trên.
Pandey nhận thấy có 59 /608 (9,7%) trường hợp chảy máu nhẹ
từ ổ loét. Chamlin gặp chảy máu ở 41%, trong đó có 2 ca chảy máu
nặng. Nhiễm trùng là một biến chứng khác của UMMTE bị loét.
Brook đã ghi nhận sự phát triển đa vi khuẩn ở 32 trong số 38 mẫu xét
nghiệm được lấy từ các UMMTE loét bị bội nhiễm.
Bảng 3.17: Vị trí của các UMMTE gây ảnh hưởng chức năng
Quanh
mắt
Quanh
môi
Quanh lỗ
tai
Quanh
lỗ mũi
Tổng
Đơn thuần 12 7 2 0 21
Phối hợp loét 0 7 2 1 10
Tổng cộng 12 14 4 1 31
Các UMMTE gây ảnh hưởng chức năng các cơ quan chỉ gặp ở
các khối u quanh các lỗ tự nhiên, nhất là các u ở quanh môi và quanh
mắt. Các UMMTE quanh mắt có thể che khuất trục nhìn, gây biến

dạng giác mạc, lác mắt với nguy cơ giảm thị lực không hồi phục.
13
Các u quanh môi có thể gây ảnh hưởng chức năng bú mút hoặc gây
rò rỉ nước dãi.
3.2. ĐIỀU TRỊ CÁC UMMTE
Bảng 3.19: Các phương pháp điều trị UMMTE
Phương pháp điều trị Số lượng u Tỉ lệ %
Không can thiệp 332 81,2
Tiêm Triamcinolone trong u 13 3,2
Uống Prednisolone 29 7,1
Phẫu thuật 28 6,8
Tiêm Triamcinolone và Uống
Prednisolone
1 0,2
Tiêm Triamcinolone và Phẫu thuật 3 0,7
Uống Prednisolone và Phẫu thuật 3 0,7
Tổng số 409 100.0
Chúng tôi điều trị bảo tồn với sự theo dõi không can thiệp trong
81,2% các trường hợp. Sự can thiệp chỉ được dùng khi thực sự cần
thiết và cũng thường mang tính chất “bảo tồn” để hạn chế đến mức
tối thiểu các biến chứng của điều trị. Phần u còn lại sau điều trị sẽ
được cho phép thoái lui tự nhiên. Thái độ điều trị này cũng phù hợp
với một số tác giả khác; Enjolras không can thiệp trong 80-90% các
khối u, tỷ lệ này với Boon là 90%, với Margileth là 98%.
3.2.1. Điều trị bảo tồn bằng theo dõi không can thiệp
Thời điểm các khối u bắt đầu ngừng phát triển là 5,67 ± 2,18
tháng (từ 2-20 tháng). Thời điểm các khối u bắt đầu thoái lui là 10,80
± 4,04 ( từ 4-36 tháng).
Bảng 3.21: Liên quan giữa thời gian u bắt đầu thoái lui và giới, vị
14

trí, kích thước, độ sâu, loét.
N X ± SD P
Giơí tính
Nam 52 11,00 ± 4,48
p=0,69
Nữ 125 11.30 ± 4,08
Vị trí
Đầu mặt cổ 94 11,35 ± 3,60
p=0,207
Thân mình 94 10,32 ± 2,86
Các chi 48 10,65 ± 6,20
Kích
thước
Nhỏ 39 12.13 ± 4,75
p=0,072
Trung bình 138 10,61 ± 3,69
Lớn 59 10,36 ± 4,19
Phân loại
Nông 188 10,75 ± 4,32
p=0,63
Sâu 7 9,71 ± 2,93
Hỗn hợp 41 11,20 ± 2,59
Biến
chứng loét
Không loét 222 10,83 ± 4,13
p=0,78
Loét 14 10,64 ± 2,27
Bảng 3.22: Liên quan giữa mức độ thoái lui của UMMTE
và thời gian theo dõi
Chưa

thoái
lui
Thoái lui
một phần
Thoái lui
còn ít
dấu vết
Thoái lui
không còn
dấu vết
Tổng
cộng
Năm đầu
tiên
n 120 99 10 7 236
% 50,8 41,9 4,2 3,0 100
Năm thứ 2 n 3 150 31 30 214
% 1,4 70,1 14,5 14,0 100
Năm thứ 3 n 2 21 53 24 100
% 2,0 21,0 53,0 24,0 100
Năm thứ 4 n 0 1 14 16 31
% 0 3,2 45,2 51,6 100
Mức độ thoái lui của các UMMTE tốt dần qua thời gian theo dõi
(p < 0,001).
Bảng 3.23: Liên quan giữa mức độ thoái lui và kích thước của
15
UMMTE sau 3 năm theo dõi.
Kích thước
≤ 3cm
Kích thước

> 3 cm
Tổng
cộng
Chưa thoái lui hoặc thoái lui 1 phần
12 (16,9%) 11 (37,9%) 23
Thoái lui còn ít dấu vết 37 (52,1%) 16 (55,2%) 53
Thoái lui không còn dấu vết 22 (31%) 2 (6,9%) 24
Tổng cộng 71 (100%) 29 (100%) 100
Mức độ thoái lui ở nhóm u có kích thước lớn (> 3cm) kém hơn
nhóm u có kích thước nhỏ và trung bình sau 3 năm theo dõi
(p < 0,05).
Bảng 3.26: Mức độ thoái lui chung của các khối u với thời gian
theo dõi trung bình 2,5 năm (1-5 năm)
Chưa
thoái lui
Thoái lui 1
phần
Thoái lui còn
ít dấu vết
Thoái lui không
còn dấu vết
Tổng
Số u 1 111 64 60 236
Tỉ lệ (%) 0,4 47,1 27,1 25,4 100
99,6% các khối u đều thoái lui với các mức độ khác nhau, trong
đó tỷ lệ các khối u thoái lui không còn dấu vết chiếm 25,4%.
Hình 3.21: Hình ảnh thoái lui của UMMTE thể nông
vùng mu bàn chân phải
Nghiên cứu thống kê đầu tiên về đặc tính thoái lui tự phát của
UMMTE được Lister công bố năm 1938 với 93 UMMTE, trong đó

tác giả kết luận “không ngoại lệ nào được tìm thấy đối với qui luật là
khối u mạch máu lớn nhanh trong những tháng đầu của đời sống rồi
sau đó thoái lui và biến mất tự phát, trung bình vào khoảng năm thứ
5 của đời sống”. Tác giả cho rằng các biện pháp quyết liệt để phá
hủy các khối u này là không thích hợp.
16
Quan sát của Lister về sau đã được khẳng định bởi hàng loạt
nghiên cứu của các tác giả khác như Ronchese (1953), Walter (1953),
Wallace (1953), Van Der Werf (1954), Biving (1954)
Jacob (1957) theo dõi trên 105 UMMTE trong vòng từ 1-5 năm,
nhận thấy 97% các khối u hoặc biến mất hoàn toàn hoặc đã thoái lui
đến điểm mà sự biến mất cuối cùng là chắc chắn. Tác giả kết luận
rằng: “nếu một u mạch máu xuất hiện trong những tuần đầu tiên của
đời sống, và phát triển nhanh trong những tháng đầu, khi đó sự điều
trị nên được từ chối, bởi vì có một xu hướng thoái lui tự phát rất đặc
biệt cho loại tổn thương này.”
Bowers (1960) có lẽ thực hiện một sự quan sát tiến cứu lâu dài
nhất về tiến triển tự nhiên của UMMTE. Có 83 trong số 169 u mạch
máu ( 49%) biến mất hoàn toàn vào lúc 5 tuổi, và 72% các u biến mất
hoàn toàn vào lúc 7 tuổi. Tất cả các khối u được theo dõi từ 5-10
năm, trong đó có 75% thoái lui hoàn toàn không còn dấu vết, số còn
lại thoái lui một phần. Chỉ có 10 khối u (6%) kết quả kém thẫm mỹ
bao gồm 2 vết giãn mao mạch và 8 di tích xơ mỡ.
Finn (1983) đã đánh giá áp dụng lâm sàng của hệ thống phân loại
mới của Mulliken. Tác giả theo dõi 159 UMMTE với thời gian từ 1-
11 năm, trung bình 5 năm, trong đó có 60,4% kết quả tuyệt vời và
39,6% kết quả kém hơn.
Qua theo dõi 236 UMMTE trong thời gian từ 1-5 năm, trung bình
là 2,5 năm, chúng tôi có 99,6 % các khối u đã và đang thoái lui, trong
đó có 25,4% các khối u thoái lui không còn dấu vết. Có 24% khối u

thoái lui không còn dấu vết vào lúc 3 tuổi, 51,6 % khối u gần như
biến mất vào lúc 4 tuổi. Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa
thời gian u bắt đầu thoái lui và các yếu tố như giới, kích thước, vị trí,
độ sâu của khối u, cũng như giữa mức độ thoái lui của các u sau 3
năm theo dõi với các yếu tố giới tính, vị trí, độ sâu của khối u. Sự
tương quan duy nhất có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa kích
thước và mức độ thoái lui sau 3 năm theo dõi; các khối u có kích
thước lớn có mức độ thoái lui kém hơn các khối u có kích thước nhỏ
và trung bình. Kết quả này cũng phù hợp với kinh nghiệm của Biving
khi nhận thấy rằng: “thời gian cần thiết cho sự thoái lui dường như
thay đổi với kích thước của tổn thương, những tổn thương lớn hơn
thường đòi hỏi 4 năm hoặc hơn.”. Tuy nhiên, Bower cho rằng không
có sự liên quan giữa tốc độ và mức độ thoái lui với giới tính, vị trí, độ
17
sâu, hoặc kích thước của tổn thương. Tác giả đánh giá với mốc thời
gian là 5 năm, một khoảng thời gian đủ để cho các khối u kích thước
lớn có thể thoái lui hoàn toàn.
Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi và qua tham khảo y văn, có
thể thấy rằng đặc tính thoái lui tự phát của các UMMTE là rất phổ
biến lên đến gần 100% các trường hợp. Mức độ thoái lui và kết quả
thẫm mỹ tăng theo thời gian, thời gian theo dõi càng lâu thì mức độ
thoái lui càng tốt. Kết quả cuối cùng mà sự thoái lui tự nhiên mang lại
rất khả quan với sự biến mất hầu như hoàn toàn của tổn thương trong
75% các trường hợp (Bower).
Như vậy, có thể thấy trong rất nhiều trường hợp, chọn lựa
không can thiệp là phương pháp rất tốt. Tuy nhiên, phương pháp này
có thể gặp khó khăn ở giai đoạn đầu, đòi hỏi sự kiên nhẫn của thầy
thuốc. Bố mẹ trẻ có thể hoài nghi, sợ hãi, buồn bã, khi khối u phát
triển ở các trẻ mà đa số trông bình thường lúc mới sinh. Bởi vậy,
chúng tôi thuyết phục và hỗ trợ tích cực về tâm lý cho các bố mẹ trẻ

bằng cách giải thích về tiến triển tự nhiên của khối u, những lợi ích
và tác động có hại của các loại điều trị khác nhau, chỉ ra các bức ảnh
về sự sự thoái lui tự nhiên của các u có đặc điểm tương tự, đo đạc và
chụp ảnh để cho các bố mẹ trẻ nhìn thấy sự thoái lui của tổn thương
của con họ theo thời gian, điều này giúp động viên các bố mẹ trẻ qua
mỗi lần thăm khám. Giai đoạn khó khăn nhất là trong 6-9 tháng đầu.
Thông thường, sau 2-3 lần thăm khám, phần lớn các lo lắng của bố
mẹ trẻ đã được giảm nhẹ hoặc đã biến mất, đặc biệt khi các u bắt đầu
có dấu hiệu thoái lui.
3.2.2. Điều trị bằng corticosteroid tiêm trong u
Có 17 khối u được điều trị, trong đó 16 u ở vùng đầu mặt cổ.
Bảng 3.27: Chỉ định điều trị tiêm Triamcinolone trong u
Ảnh hưởng
chức năng
Biến dạng tổ
chức kế cận
Ảnh hưởng thẫm mỹ
nặng
Tổng cộng
6 2 9 17
Bảng 3.28: Cách thức điều trị tiêm Triamcinolone trong u
X ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Liều tiêm (mg/kg) 1,60 ± 0,39 1 2
Số lần tiêm 1,59 ± 0,94 1 4
Tuổi lúc điều trị (tháng) 7,23 ± 2,52 3 12
18
Bảng 3.29: Kết quả điều trị tiêm Triamcinolone trong u
Rất tốt Tốt Trung bình Kém Tổng cộng
Số u 1 3 9 3 16
Có 13/16 các khối u giảm kích thước > 25%, 3 trường hợp kết

hợp với điều trị phẫu thuật, không gặp biến chứng điều trị.
Trong các báo cáo, Triamcinolone được sử dụng nhiều nhất, có
thể phối hợp với Betamethasone. Thể tích và liều lượng thuốc thay
đổi theo kích thước cuả khối u. Trong nghiên cứu tổng hợp của
Prasetyono and Djoenaedi (2011), thể tích thuốc được sử dụng thay
đổi từ 0,1-3 ml mỗi lần tiêm (nồng độ 10-50 mg/mL). Liều
Triamcinolone được đề nghị tối đa là 3-5 mg/kg cân nặng cho mỗi
lần điều trị, và số lần tiêm trung bình là 3,1 lần. Các biến chứng gặp
trong 5,9% các trường hợp, bao gồm: loét, teo tổ chức, giảm sắc tố,
chậm phát triển chiều cao cân nặng, bộ mặt cushing, thậm chí sốc
phản vệ. Biến chứng nặng do tiêm các u quanh mắt cũng được mô tả
như mù do tắc động mạch trung tâm võng mạc.
Kết quả của chúng tôi thấp hơn của một số tác giả khác như
Gangopadhyay, Chen, Pandey. Tuy nhiên, chúng tôi không gặp
trường hợp nào có biến chứng do điều trị. Chúng tôi sử dụng liều
thấp tối thiểu, hàm lượng được pha loãng (10 mg/ml) và số lần tiêm
ít, đủ để kiểm soát và giảm một phần kích thước khối u. Phần u còn
lại chúng tôi chờ thoái lui tự phát hoặc có thể xem xét phương pháp
điều trị khác như phẫu thuật Như vậy có thể tránh được các tác dụng
không mong muốn của điều trị và kết quả lâu dài có thể tốt hơn.
3.2.3. Điều trị bằng prednisolone uống
Chúng tôi có 28 trẻ với 33 khối u được điều trị với Prednisolone
uống (5 u không được chỉ định nhưng đi kèm ở những bệnh nhân
nhiều khối u).
Bảng 3.30: Chỉ định điều trị Prednisolone uống
Ảnh hưởng
chức năng
Ảnh hưởng
chức năng
và loét

Loét đơn
thuần
Biến dạng
tổ chức kế
cận
Ảnh hưởng
thẫm mỹ
nặng
Tổng
cộng
6 10 4 4 4 28
19
Chỉ định Prednisolone uống cho các u gây ảnh hưởng chức năng,
loét, gây biến dạng các tổ chức kế cận có nguy cơ vĩnh viễn hoặc ảnh
hưởng thẫm mỹ nặng nề, đa số là các u ở đầu mặt cổ (85,7%), kích
thước lớn (85,7%), thể hỗn hợp (78,6%).
Bảng 3.31: Cách thức điều trị Prednisolone uống
X ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Liều khởi đầu (mg/kg/ngày) 2,02 ± 0,34 1,39 2,73
Thời gian liều khởi đầu (tuần) 3,87 ± 1,07 2 7
Thời gian điều trị (tuần) 17,55 ± 5,65 9 29
Tuổi lúc điều trị (tuần) 21,44 ± 12,25 5 44
Bảng 3.32: Kết quả điều trị Prednisolone uống
Rất tốt Tốt Trung bình Kém Tổng cộng
Số u 7 13 10 3 33
Tỷ lệ % 21,2 39,4 30,3 9,1 100
Có 90,9% các khối u có sự giảm kích thước hơn 25%. Phần u còn
lại tiếp tục thoái lui tự nhiên sau khi dừng điều trị. Có 3 u sau đó
được phẫu thuật.
Bảng 3.33: Biến chứng điều trị Prednisolone uống (n=28)

Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Bộ mặt Cushing 13 46,4
Thay đổi tính cách 4 14,2
Kích thích dạ dày 1 3,6
Chậm tăng cân 7 25

Hình 3.24: UMMTE vùng mang tai phải đáp ứng rất tốt sau 3
tháng uống prednisolone.
20
Liều prednisolone được sử dụng trong phác đồ của chúng tôi dựa
trên nghiên cứu tổng hợp của Bennett chỉ ra rằng hầu hết các
UMMTE sẽ đáp ứng với liều 2-3mg/kg/ngày. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp, chúng tôi sử dụng liều thấp hơn mà vẫn kiểm soát
được khối u. Liều khởi đầu và thời gian điều trị của chúng tôi thấp hơn
so với các tác giả khác: Boon với liều khởi đầu 2-3 mg/kg/ngày, duy trì
trong 4 tuần và thời gian điều trị 7,9 tháng, Bennet tổng hợp các báo
cáo trên y văn với liều trung bình là 2,9 mg/kg/ngày, duy trì trong 1,8
tháng trước khi giảm liều. Chúng tôi cho prednisolone một lần mỗi
ngày vào buổi sáng để giảm tối thiểu sự ức chế tuyến thượng thận.
Thông thường sau 3-4 tuần điều trị liều khởi đầu, thuốc được giảm
dần 0,5-1 viên mỗi 2-4 tuần và dừng hẳn sau khi đã dùng liều rất thấp
0,5 viên/ngày hoặc cách ngày và không có dấu hiệu của sự bùng phát
trở lại của khối u. Với cách thức điều trị này, tất cả các bệnh nhân
đều có đáp ứng với prednisolone, trong đó 90,9% các khối u có sự
giảm kích thước hơn 25%. Không có bệnh nhân nào trải qua một biến
chứng nặng liên quan đến thuốc. Các tác dụng phụ đều thoáng qua và
biến mất trong quá trình giảm liều. Chúng tôi không gặp trẻ nào biểu
hiện các dấu hiệu lâm sàng của suy tuyến thượng thận sau khi dừng
điều trị. Test cortisol buổi sáng cho 10 trẻ cho thấy 9 trường hợp
nồng độ cortisol bình thường, 1 trường hợp giảm rất nhẹ.

3.2.4. Điều trị phẫu thuật
Có 34 khối u được điều trị phẫu thuật; 33 khối u ở đầu mặt cổ, 31 u
phẫu thuật 1 lần và 3 u được phẫu thuật 2 lần. Tất cả các bệnh nhân đều
được phẫu thuật sớm trong giai đoạn ổn định hoặc đang thoái lui. Tuổi
trung bình tại thời điểm phẫu thuật là 15,5 ± 8,5 tháng (7 - 48 tháng).
Bảng 3.34: Các chỉ định phẫu thuật
Chỉ định Số trường hợp Tỷ lệ %
Ảnh hưởng chức năng 11 32,4
Biến dạng tổ chức 4 11,8
Ảnh hưởng thẫm mỹ-tâm lý 19 55,8
Cộng 34 100
Phẫu thuật thường được thực hiện muộn sau khi khối u đã thoái lui
toàn bộ, để điều trị các vấn đề thẫm mỹ còn lại như da thừa, di tích xơ-
mỡ, hoặc các biến dạng hình thể. Gần đây, nhiều tác giả đề nghị phẫu
21
thuật sớm cho một số UMMTE ở vùng đầu mặt cổ trước tuổi đến
trường (trước 6-7 tuổi) mà không chờ sự thoái lui hoàn toàn của khối
u, đối với các u mà khả năng thoái lui kém, ảnh hưởng nặng nề đến
tâm lý của trẻ, hoặc gây ra sự biến dạng khó hồi phục nếu chờ đợi sự
thoái lui tự nhiên (u đầu mũi, môi, vành tai…). Một vài tác giả đề
nghị phẫu thuật ngay từ 2-3 tuổi, khi trẻ bắt đầu nhận biết về hình
ảnh bản thân. Đôi khi, phẫu thuật cũng được đề nghị sớm hơn, ngay
trong giai đoạn tăng sinh (trước 1 tuổi) đối với các khối u đe dọa sự
sống (u hạ thanh môn), ảnh hưởng chức năng trầm trọng (u quanh
mắt, quanh môi), hoặc hiếm hơn vì lý do thẫm mỹ, mà không thể
kiểm soát bằng điều trị nội khoa. Phẫu thuật cũng được đề nghị cho
các u bị biến chứng như loét, hoại tử, chảy máu không đáp ứng với
các điều trị khác. Như vậy, có thể thấy phẫu thuật sớm ngày càng
được chấp nhận nhiều hơn như sự điều trị lựa chọn trong một vài chỉ
định đặc biệt. Tuy nhiên, phẫu thuật viên phải hết sức cân nhắc về

tính an toàn và hiệu quả thẫm mỹ thu được (ít ra cũng đảm bảo không
thua kém so với cách để u thoái lui tự nhiên).
Chỉ định phẫu thuật sớm của chúng tôi cũng tương tự một số tác
giả khác như Demiri (2001), Mcheik (2005).
Bảng 3.35: Các phương pháp phẫu thuật (n=37)
Phương pháp Số lần %
Cắt toàn bộ u theo hình ellip-khâu trực tiếp 11 32,4
theo chu vi-khâu buộc miệng túi 1
Cắt bán phần u theo hình ellip-khâu trực tiếp 23 67,6
theo chu vi-khâu buộc miệng túi 2
Cộng 37 100
Chúng tôi thường cắt u theo hình ellip và khâu trực tiếp, đa số cắt
bán phần u. Các phần u còn lại đều trãi qua sự thoái lui tự nhiên. Phẫu
thuật phải thận trọng và bảo tồn, cắt bỏ phải đóng vết thương không
căng để tránh sẹo giãn xấu về sau. Khi u rộng, có thể cắt bán phần. Kỹ
thuật này có thể lặp lại hoặc phối hợp với các phương pháp điều trị
khác. Phẫu thuật có thể khó khăn và đôi khi nguy hiểm do nguy cơ
chảy máu, vì vậy nên sử dụng dao điện, dao siêu âm để phẫu tích.
22
Bảng 3.36: Kết quả sau phẫu thuật (n=30)
Rất tốt Tốt Trung bình Cộng
Số trường hợp 11 18 1 30
Tỷ lệ % 36,7 60,0 3,3 100
Hình 3.25: Phẫu thuật UMMTE sau tai trái gây biến dạng sụn
vành tai
Như Boyd, Hochman, Waner, chúng tôi nhận thấy UMMTE
không phải là các “túi máu” hay “hồ máu” mà là một tổ chức nhu mô
có một vài mạch máu nuôi dưỡng nhưng có thể kiểm soát bằng dao
điện. Để đảm bảo hạn chế chảy máu, chúng tôi thường rạch ở phần
da lành bên ngoài khối u, phẫu tích theo bình diện ranh giới giữa u và

tổ chức lành bên dưới, thường là bình diện vô mạch, sau đó tìm và
đốt các mạch máu nuôi bằng dao điện. Trong nhóm bệnh nhân của
chúng tôi, hiệu quả của phẫu thuật đã được khẳng định với kết quả rất
tốt và tốt chiếm 96,7% các trường hợp. Trong đa số các trường hợp,
một lần phẫu thuật duy nhất cho sự điều trị dứt điểm với thời gian
điều trị được rút ngắn. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả của
Mcheik, Demiri.
3.2.5. Đánh giá kết quả chung của phác đồ điều trị
Bảng 3.37: Kết quả chung của phác đồ điều trị với thời gian
theo dõi trung bình 2,5 năm (1-5 năm)
Tuyệt vời Rất tốt Tốt Trung bình Kém Tổng
Số u 60 92 94 54 1 301
Tỷ lệ % 19,9 30,6 31,2 17,9 0,3 100
Kết quả chung của phác đồ là rất khả quan với kết quả tốt, rất tốt
và tuyệt vời chiếm 81,7%. Kết quả thu được sẽ còn tiếp tục cải thiện
với thời gian theo dõi xa hơn nữa.
23
C
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 409 UMMTE trên 321 bệnh nhân chúng tôi có
một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng các UMMTE
- UMMTE xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ Nữ/Nam =
2,14/1. U thường xuất hiện trong tháng đầu tiên sau sinh (60,9%),
hoặc ngay sau sinh (33%), hiếm khi xuất hiện sau tháng đầu (6,1%).
- UMMTE tăng nhanh kích thước trong vài tuần đến vài tháng
sau đó, thông thường tăng gấp nhiều hơn 3 lần kích thước ban đầu
(70,2%). Kích thước tối đa của UMMTE rất đa dạng. Tuy nhiên,
phần lớn u có kích thước nhỏ và trung bình (70%).
- UMMTE hay gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ (50,6%). U thể nông

hay gặp nhất (68,5%), hiếm gặp thể sâu đơn thuần (4,1%). Phần lớn
(81,6%) các bệnh nhân chỉ có một UMMTE duy nhất.
- UMMTE có biến chứng gặp trong 15,2% các trường hợp, trong
đó loét hay gặp nhất (7,8%), ảnh hưởng chức năng (7,6%), biến dạng
tổ chức kế cận (2%), chảy máu nhẹ (0,7%).
- UMMTE tiến triển theo 3 giai đoạn: tăng sinh, ổn định, và thoái
lui tự nhiên. Thời gian trung bình các khối u bắt đầu ổn định là 5,67 ±
2,18 tháng (2-20 tháng). Thời gian trung bình các khối u bắt đầu
thoái lui là 10,80 ± 4,04 tháng (4-36 tháng). Thời gian bắt đầu thoái
lui không phụ thuộc vào giới tính, vị trí, kích thước, độ sâu, sự loét
của khối u. Mức độ thoái lui tăng dần theo thời gian; có 24%
UMMTE thoái lui không còn dấu vết vào năm thứ 3, tỷ lệ này là
51,6% vào năm thứ 4. Mức độ thoái lui của các UMMTE sau 3 năm
phụ thuộc vào kích thước của tổn thương; các u với kích thước lớn
thoái lui kém hơn các tổn thương có kích thước nhỏ và trung bình.
2. Điều trị các UMMTE
- Đa số các UMMTE (81,2%) được theo dõi không can thiệp với
các kết quả rất khả quan. Với thời gian trung bình 2,5 năm (từ 1-5
năm), có 99,6% các khối u đã có dấu hiệu thoái lui, 25,4% các khối u
biến mất không còn dấu vết, 27,1% các khối u thoái lui còn ít dấu vết
không đáng kể.
24
- Có 18,8% các UMMTE được can thiệp bao gồm liệu pháp steroid
và phẫu thuật. Chỉ định can thiệp chủ yếu là các khối u ở quanh các lỗ tự
nhiên, gây ảnh hưởng chức năng, biến dạng tổ chức kế cận có nguy cơ
không hồi phục, hoặc gây ảnh hưởng thẫm mỹ và tâm lý nặng cho trẻ.
- Prednisolone uống với liều trung bình 2,02 ± 0,34 mg/kg/ngày,
trong 3,87 ± 1,07 tuần, sau đó giảm liều dần trong vài tháng, là liệu
pháp an toàn và hiệu quả với 90,9% các khối u giảm > 25% thể tích
ngay sau khi điều trị.

- Triamcinolone với nồng độ pha loãng và liều lượng thấp 1-2
mg/kg cũng có ích trong một số trường hợp các u nhỏ và khu trú.
- Phẫu thuật sớm là một phương pháp an toàn và hiệu quả (rất tốt
36,7%, tốt 60%) trong một số trường hợp chọn lọc cho các khối u ở
mặt, với những nguyên tắc kỹ thuật đặc thù.
- Các phương pháp điều trị có thể phối hợp với nhau, mục đích
thúc đẩy và rút ngắn thời gian thoái lui của khối u mà vẫn đảm bảo an
toàn và hiệu quả thẫm mỹ cao.
- Với thời gian theo dõi trung bình 2,5 năm (từ 1-5 năm), kết quả
chung của phác đồ điều trị là tuyệt vời: 19,9%, rất tốt: 30,6%, tốt:
31,2%, trung bình: 17,9%, kém chỉ 0,3%. Thành công này khẳng
định sự an toàn và hiệu quả của phác đồ điều trị.
KIẾN NGHỊ
Tiếp tục theo dõi các UMMTE với thời gian dài hơn từ 5-7 năm
để có thể đánh giá đầy đủ về đặc tính thoái lui tự nhiên của các
UMMTE. Đặc tính này cần được phổ biến rộng rãi trong tất cả các
chuyên ngành có liên quan đến bệnh lý các bất thường mạch máu.
Thống nhất tên gọi các bất thường mạch máu theo phân loại mới
của ISSVA, để tránh sự nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị các loại
bệnh lý này.
Cần có các nghiên cứu sâu về tính an toàn, hiệu quả và vai trò
của Propranolol và Laser (đặc biệt là laser màu-PDL) trong điều trị
các UMMTE. Từ đó cho phép hoàn thiện phác đồ điều trị.
25

×