Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân dập phổi có ALI ARDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 26 trang )

1
2
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chấn thương là một trong những bệnh lý thường gặp
nhất tại Việt Nam. Theo Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), tử vong do
chấn thương đứng hàng thứ 7 trong các nguyên nhân tử vong trên thế
giới. Năm 2000 có khoảng 5,8 triệu trường hợp tử vong do chấn
thương, trong đó tử vong do chấn thương ngực chiếm 25%. Trong
chấn thương ngực, tỷ lệ dập phổi xảy ra ở 65%. Tỷ lệ tử vong ở bệnh
nhân dập phổi từ 10% đến 25%, tăng lên đến 30 - 60% ở bệnh nhân
dập phổi nặng phải thở máy.
Biểu hiện của dập phổi thường bị che mờ trong bệnh cảnh đa
chấn thương, kèm theo sốc nặng, dễ bị bỏ sót. X quang ngực thường
được dùng để chẩn đoán và đánh giá mức độ dập phổi nhưng kém
chính xác, trong khi đó CT-scan ngực đánh giá chính xác hơn nhưng
không thể làm một cách thường qui.
Tiến triển thường gặp nhất của dập phổi là hội chứng tổn thương
phổi cấp (Acute Lung Injury - ALI) và suy hô hấp cấp tiến triển
(Acute Respiratory Distress Syndrome - ARDS). Tiến triển đến
ARDS tùy thuộc vào mức độ dập phổi, hơn 80% bệnh nhân dập phổi
sẽ bị ARDS nếu thể tích phổi bị dập > 20% thể tích cả 2 phổi.
Các nghiên cứu trong nước trước đây có liên quan đến dập phổi
là những nghiên cứu về khía cạnh ngoại khoa của chấn thương ngực,
trong khi những nghiên cứu về thông khí bảo vệ phổi ở những bệnh
nhân ALI/ARDS lại chủ yếu trên nhóm bệnh nhân nội khoa. Vì vậy
việc “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả
thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân dập phổi có ALI/ARDS” là một
nội dung cấp thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Phân tích một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của


dập phổi có ALI/ARDS.
2. Đánh giá hiệu quả của thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân
dập phổi có ALI/ARDS.
4
ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
1. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra được một số đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng của dập phổi có ALI/ARDS. Khẳng định
tính hiệu quả, an toàn và những lợi ích vượt trội của thông khí
bảo vệ phổi ở bệnh nhân dập phổi có ALI/ARDS.
2. Trên cơ sở kết quả thu nhận được của nghiên cứu sẽ giúp các
nhà gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu Việt Nam tiếp tục sử dụng
biện pháp thông khí bảo vệ phổi như một lựa chọn hàng đầu
trong điều trị cho những bệnh nhân dập phổi có ALI/ARDS.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 120 trang (không kể Tài liệu tham khảo và Phụ
lục), với 4 chương, 39 bảng, 9 hình, 13 biểu đồ, 4 sơ đồ, 173 tài liệu
tham khảo. Đặt vấn đề 2 trang. Tổng quan tài liệu 30 trang. Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang. Kết quả nghiên cứu 33
trang. Bàn luận 31 trang. Kết luận 2 trang. Kiến nghị 1 trang.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SINH LÝ BỆNH CỦA DẬP PHỔI
Khi bị chấn thương gây dập phổi, tại vị trí phổi bị dập có hiện
tượng vỡ mạch gây xuất huyết vào trong nhu mô phổi, xuất huyết phế
nang, mô kẽ, làm giảm độ giãn nở của phổi dẫn tới giảm thông khí,
tăng hiện tượng nối tắt, giảm PaO
2
và tăng AaDO
2
, gia tăng sức trở
kháng của mạch máu phổi, giảm dòng máu tới phổi dập.

Chấn thương trực tiếp lên phổi gây đáp ứng viêm không đặc hiệu
bao gồm sự huy động và hoạt hóa bạch cầu trong máu, hoạt hóa đại
thực bào nhu mô phổi và sinh ra các yếu tố gây viêm như Cytokine,
Chemokine. Bạch cầu đa nhân trung tính được hoạt hóa một phần
qua các thụ thể TLRs (Toll - like receptors), như TLR2 và TLR4
trong biểu mô. Các yếu tố gây viêm cũng được giải phóng bởi các
phế bào type II và các phế bào khác. Đáp ứng viêm này cùng với nhu
mô bị tổn thương do dập phổi, phá hủy tính toàn vẹn của màng phế
nang - mao mạch và làm gia tăng chết tế bào theo chương trình hay
hoại tử tế bào biểu mô. Do sự gia tăng tính thấm, các protein huyết
tương và các chất khác đi vào phế nang và bất hoạt surfactant phổi,
gây suy hô hấp cấp, cơ sở hình thành hội chứng ALI/ARDS.
5
1.2. TIẾN TRIỂN CỦA DẬP PHỔI
Xuất huyết phế nang và hủy hoại nhu mô phổi tối đa trong 24 giờ
đầu tiên sau dập phổi, làm giảm độ giãn nở của phổi và gia tăng nối
tắt trong phổi. Quá trình lành của dập phổi bắt đầu vào ngày thứ 2
sau chấn thương và hoàn toàn sau 4 - 7 ngày trong những trường hợp
nhẹ, không có các biến chứng ở phổi. Tiến triển thường gặp ở bệnh
nhân dập phổi là hội chứng ALI/ARDS.
Các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân dập phổi là: dập phổi nặng,
nếu thể tích phổi bị dập ≥ 20% thể tích 2 phổi thì 80% bệnh nhân bị
ARDS; tình trạng sốc; đa chấn thương nặng với điểm ISS ≥ 24;
nhiễm trùng phổi thứ phát.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm 120 bệnh nhân được chẩn đoán dập
phổi có ALI hoặc ARDS, suy hô hấp phải thông khí cơ học tại khoa
Gây Mê Hồi Sức và khoa Hồi Sức Cấp Cứu Bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 1 năm 2008 đến tháng 7 năm 2011.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu khi có đủ 4 tiêu chuẩn:
- Bị chấn thương ngực hoặc đa chấn thương, có triệu chứng cơ
năng gồm đau ngực, ho máu, khó thở, thăm khám có bầm
máu thành ngực, gãy xương sườn, mảng sườn di động.
- Có hình ảnh dập phổi trên X quang ngực hoặc CT-scan ngực.
- Có triệu chứng của suy hô hấp cấp, có chỉ định thông khí cơ
học.
- Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ALI hoặc ARDS theo tiêu chuẩn của
Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ và Hội Hồi Sức Cấp Cứu Châu Âu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những bệnh nhân suy hô hấp phải thở máy sau phẫu thuật do
tác dụng của các thuốc gây mê.
- Nghi ngờ hoặc có bằng chứng bệnh nhân bị viêm phổi hít.
- Bệnh cảnh nghĩ đến thuyên tắc mỡ: gãy xương đùi hoặc cẳng
chân kèm rối loạn tri giác mà không có chấn thương sọ não, có
xuất huyết dưới da.
- Phù phổi do huyết động, do có bệnh lý tim kết hợp.
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ tóm tắt cơ chế hình thành ARDS trong dập phổi [Error:
Reference source not found]
6
- Chấn thương sọ não nặng với điểm Glasgow ≤ 8.
- Chấn thương cột sống gây tổn thương tủy cổ liệt tứ chi.
- Bệnh nhân có sẵn các bệnh nội khoa mạn tính như hen phế
quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, suy tim, suy thận mạn, xơ
gan. Đây là những bệnh nhân có nguy cơ cao thở máy dài
ngày, ảnh hưởng đến việc tính toán và giá trị của các biến số
như thời gian thở máy, thời gian điều trị HSCC, thời gian
nằm viện.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả và phân tích, tiến cứu.
- Địa điểm và thời gian: chọn bệnh tại khoa Gây Mê Hồi Sức và
khoa Hồi Sức Cấp Cứu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2008
đến tháng 7 năm 2011.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá chính trong nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Phân tích một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
của dập phổi có ALI/ARDS.
- Đặc điểm lâm sàng:
• Đặc điểm chung: tuổi, giới.
• Nguyên nhân chấn thương
• Triệu chứng cơ năng, thực thể của dập phổi.
• Các tổn thương đi kèm tại lồng ngực và ngoài lồng ngực.
• Tình trạng sốc lúc nhập viện.
• Thời điểm từ khi bệnh nhân bị chấn thương cho đến khi có chỉ
định thông khí cơ học.
• Đánh giá mức độ nặng chấn thương bằng điểm ISS.
- Đặc điểm cận lâm sàng:
• Chẩn đoán dập phổi và phân loại mức độ nặng của dập phổi
dựa vào X quang ngực. Chẩn đoán dập phổi dựa vào CT-scan
ngực chụp trong ngày nhập viện, so sánh với kết quả chụp X
quang ngực.
• Suy hô hấp: xét nghiệm khí máu động mạch: PaO
2
, tỉ lệ
PaO
2
/FiO
2
, PaCO

2
, pH.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả của thông khí bảo vệ phổi ở bệnh
nhân dập phổi có ALI/ARDS.
- Hiệu quả đối với chức năng hô hấp: Cải thiện oxy hóa máu,
7
thông khí, cơ học phổi: áp lực bình nguyên, độ giãn nở của phổi.
- Kết quả cuối cùng: tỷ lệ sống - chết, số ngày thở máy, số ngày
nằm HSCC, số ngày nằm viện. Ảnh hưởng của một số yếu tố tiên
lượng lên hiệu quả điều trị bệnh nhân dập phổi.
2.2.3. Các tiêu chuẩn và định nghĩa dùng trong nghiên cứu:
- Chẩn đoán dập phổi: dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng
• Lâm sàng: có hoàn cảnh dẫn đến chấn thương ngực và thăm
khám có các dấu hiệu của chấn thương ngực.
• Cận lâm sàng: X quang ngực hoặc CT-Scan ngực có hình ảnh
dập phổi.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ALI/ARDS: sử dụng tiêu chuẩn của Hội Lồng
Ngực Hoa Kỳ và Hội Hồi Sức Cấp Cứu Châu Âu, năm 1994.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi thở máy: theo tiêu chuẩn của Hội
Lồng Ngực Hoa Kỳ, năm 2005.
- Mức độ nặng của chấn thương được đánh giá bằng bảng điểm độ
nặng chấn thương ISS.
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Chọn bệnh theo tiêu chuẩn chọn bệnh
- Thực hiện theo quy trình nghiên cứu.
- Loại bệnh theo tiêu chuẩn loại trừ.
- Thu thập dữ liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.2.5. Xử lý thống kê
Các dữ liệu được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 15.0;
giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 7 năm 2011 chọn được 120 bệnh
nhân vào nghiên cứu, ALI có 76 bệnh nhân, ARDS có 44 bệnh nhân.
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH
NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm chung
 Tuổi - giới
120 bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là
39,78; phân bố theo các nhóm tổn thương ALI và ARDS như sau:
Bảng 3.1. Phân bố tuổi trung bình theo nhóm bệnh
8
Nhóm
Tuổi
Chung
(n = 120)
ALI
(n = 76)
ARDS
(n = 44)
P
Trung bình
39,78 ± 15,14 40,63 ± 14,87 38,32 ± 15,66
0,422
Nhỏ nhất 16 16 17
Lớn nhất 90 80 90
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung
bình 2 nhóm ALI, ARDS; với p = 0,422.
Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi theo giới tính
Nhóm
Giới

< 30 tuổi 30 - 60 tuổi > 60 tuổi Tổng
Nam 22 (18,3%) 54 (45,0) 6 (5,0) 82 (68,3)
Nữ 12 (10,0) 19 (15,8) 7 (5,8) 38 (31,7)
Tổng cộng 34 (28,3) 73 (60,8) 13 (10,8) 120 (100%)
Nhận xét: Tỷ lệ nam : nữ = 2,16 : 1; ở tất cả các nhóm tuổi hầu như
số bệnh nhân nam vượt trội hơn nữ, đặc biệt nhóm tuổi 30 - 60, nam
chiếm tới 45,0% so với nữ chỉ chiếm 15,8%.
 Nguyên nhân chấn thương:
Tai nạn giao thông: 82,5%.
Tai nạn lao động: 17,5%.
3.1.2. Lâm sàng
 Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Triệu chứng Tần suất (n=120) Tỷ lệ %
Đau ngực 88 73,3
Ho máu 54 45
Thở nhanh 107 89,2
Tím tái môi và da 66 55,0
Tụ máu thành ngực 86 71,7
Nhận xét: Thở nhanh chiếm đa số các trường hợp 107 bệnh nhân
9
(89,2%), bầm - tụ máu thành ngực (71,7%), số bệnh nhân bị tím tái
môi và đầu chi (55,0%).
 Tình trạng sốc lúc nhập viện:
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân có và không có sốc lúc nhập viện
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sốc lúc
nhập viện giữa 2 nhóm ALI và ARDS; p = 0,492.
 Thời điểm có chỉ định thông khí cơ học:
Bảng 3.7. Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi được
thông khí cơ học

Nhóm
Thời gian
Chung
(n = 120)
ALI
(n = 76)
ARDS
(n = 44)
p
Trung bình (giờ)
18,54±6,17 21,16±5,57 14,02±4,26
< 0,001
Sớm nhất (giờ) 1 6 1
Muộn nhất (giờ) 48 48 27
Nhận xét: Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông
khí cơ học khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân
ALI, ARDS; với p < 0,05.
Bảng 3.8. Các tổn thương đi kèm với dập phổi tại lồng ngực
10
Các tổn thương
Chung
(n = 120)
ALI
(n = 76)
ARDS
(n = 44)
p
Gãy xương sườn 60 (50,0%) 39 (51,3%) 21 (47,7%) 0,705
Mảng sườn di động 28 (23,3%) 18 (23,7%) 10 (22,7%) 0,905
Tràn khí màng phổi 45 (37,5%) 29 (38,2%) 16 (36,4%) 0,845

Tràn máu màng phổi 71 (59,2%) 42 (55,3%) 29 (65,9%) 0,253
Dập cơ tim 2 (1,6%) 1 (1,3%) 1(2,3%) 1,000
Tổn thương mạch máu 13 (10,8%) 8(10,5%) 5 (11,4%) 0,887
Tổn thương khí phế quản 11 (9,2%) 6(7,9%) 5(11,4%) 0,526
Tổn thương thanh quản 1 (0,8%) 1(1,3%)
Tổn thương cơ hoành 4 (3,3%) 2(2,6%) 2(4,6%) 0,623
Nhận xét: Gặp nhiều nhất là tràn máu màng phổi (59,2%), gãy xương
sườn (50,0%). Kế tiếp là tràn khí màng phổi (37,5%); mảng sườn di động
(23,3%). Các tổn thương đi kèm tại lồng ngực ở hai nhóm bệnh nhân ALI
và ARDS sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; với p > 0,05.
 Các tổn thương đi kèm ngoài lồng ngực
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo số tổn thương đi kèm ngoài lồng ngực
Nhận xét: Nhiều nhất là gãy xương chi 39,2%; kế đến là tổn thương
các tạng trong ổ bụng 38,3%; chấn thương sọ não 21,7%; gãy vỡ
xương chậu 15%. Chỉ có 19,1% là không có kèm tổn thương ngoài
lồng ngực.
 Mức độ nặng của chấn thương toàn cơ thể đánh giá bằng
thang điểm Injury Severity Score (ISS)
11
- Điểm ISS trung bình: 36,12 ± 12,04; nhỏ nhất: 25; lớn nhất: 75.
- Điểm ISS nhóm ALI 32,33 ± 10,78; nhóm ARDS 42,66 ± 11,37.
- Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p < 0,05.
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng
 X quang ngực và CT-scan ngực trong chẩn đoán dập phổi
Lúc nhập viện có 41 bệnh nhân (34,2%), hình ảnh X quang ngực
không phát hiện được dập phổi, phải chẩn đoán dập phổi bằng CT-
scan ngực.
Phim X quang ngực chụp lại trong 24 giờ sau nhập viện, 100%
bệnh nhân đều thấy được hình ảnh dập phổi trên X quang ngực.
 Đánh giá mức độ dập phổi trên X quang ngực

Dựa vào phim X quang ngực lúc nhập viện đánh giá mức độ dập
phổi.
Bảng 3.12. Mức độ dập phổi đánh giá trên X quang ngực
Mức độ
dập phổi
Tổng số BN
79 *
ALI
(n = 48*)
ARDS
(n = 31*)
p
Nhẹ
4
(5,0%)
4
(8,3%)
Trung bình
33
(41,8%)
26
(54,2%)
7
(22,6%)
Nặng
34
(43,1%)
18
(37,5%)
16

(51,6%)
Rất nặng
8
(10,1%)
8
(25,8%)
Nhận xét: Trong 120 BN nghiên cứu, có * 79 là số bệnh nhân X
quang ngực lúc nhập viện có hình ảnh dập phổi.
- Nhóm ALI có 48 bệnh nhân, nhóm ARDS có 31 bệnh nhân.
- 41 bệnh nhân còn lại X quang phổi trong 24 giờ sau có hình
ảnh dập phổi nhưng không đánh giá mức độ dập phổi.
 Khí máu động mạch trước thở máy:
Bảng 3.13. Khí máu động mạch trước thở máy
12
Chỉ số
Giá trị trung bình ( )
p
Chung
(n = 120)
ALI
(n = 76)
ARDS
(n = 44)
PaO
2
/FiO
2
195,89 ± 64,82 231,34 ± 28,71 125,49 ± 35,29 < 0,01
PaCO
2

(mmHg)
42,68 ± 7,84 42,07 ± 8,10 43,75 ± 7,35 0,259
pH
7,28 ± 0,10 7,29 ± 0,10 7,25 ± 0,10 0,055
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
trước thở máy giữa 2 nhóm ALI và ARDS; với p < 0,05. Không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của PaCO
2
, pH trước thở máy giữa 2
nhóm; với p > 0,05.
3.2. HIỆU QUẢ CỦA THÔNG KHÍ BẢO VỆ PHỔI
Số ngày thở máy trung bình của nhóm dập phổi có ALI là 6,32 ±
4,27 ngày, nhóm dập phổi có ARDS là 13,59 ± 5,96 ngày; p < 0,001.
3.2.1. Hiệu quả trên chức năng hô hấp
Bảng 3.15. Các thông số máy thở, cơ học phổi,
KMĐM ngày thở máy 1 (N1)
Nhóm
Chỉ số
Giá trị trung bình ( )
p
Chung
(n = 120)
ALI
(n = 76)
ARDS
(n = 44)
Thể tích khí lưu

thông Vt (ml/kg)
7,34 ± 0,61 7,66 ± 0,47 6,80 ± 0,40 < 0,001
PEEP (cmH
2
O) 7,08 ± 2,25 5,93 ± 1,42 9,07 ± 2,05 < 0,001
Mức FiO
2
(%) 51,04 ± 14,81 42,36 ± 4,73 65,91 ± 14,41 < 0,001
Áp lực bình
nguyên (cmH
2
O)
23,28 ± 3,59 22,47 ± 3,17 24,59 ± 3,89 0,002
Độ giãn nở (Cstat)
(ml/cmH
2
O)
42,08 ± 11,10 48,08 ± 9,17 31,70 ± 4,52 < 0,001
PaO
2
/FiO
2
186,59±62,95 229,32±26,95 113,34±31,03 < 0,001
pH 7,34 ± 0,10 7,34 ± 0,10 7,33 ± 0,10 0,486
PaCO
2
(mmHg) 39,08 ± 6,27 38,31 ± 5,39 40,37 ± 7,41 0,087
PaO
2
(mmHg) 87,05 ± 17,12 96,79 ± 12,76 70,74 ± 9,26 < 0,001

Nhận xét: Vào ngày N1 của thở máy, Vt, mức PEEP, FiO
2
, áp lực
13
bình nguyên, Cstat, PaO
2
/FiO
2
và PaO
2
giữa 2 nhóm ALI và ARDS
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). pH, PaCO
2
khác biệt không
có ý nghĩa thống kê; với p > 0,05.
Bảng 3.16. Các thông số máy thở, cơ học phổi,
KMĐM ngày thở máy 2 (N2)
Nhóm
Chỉ số
Giá trị trung bình ( )
p
Chung
(n = 114)
*
ALI
(n = 75)
ARDS
(n = 39)
Thể tích khí lưu
thông Vt (ml/kg)

7,28 ± 0,70 7,64 ± 0,48 6,66 ± 0,56 < 0,001
PEEP (cmH
2
O) 8,13 ± 2,81 6,51 ± 1,58 10,77 ± 2,35 < 0,001
Mức FiO
2
(%) 49,82 ± 11,08 43,77 ± 4,95 59,53 ± 11,32 < 0,001
Áp lực bình
nguyên(cmH
2
O)
22,16 ± 3,45 20,94 ± 3,05 24,02 ± 3,21 < 0,001
Độ giãn nở (Cstat)
(ml/cmH
2
O)
40,09 ± 11,75 46,22 ± 9,91 29,50 ± 5,43 < 0,001
PaO
2
/FiO
2
189,29±58,06 238,72±29,53 126,03±29,08 < 0,001
pH 7,37 ± 0,07 7,38 ± 0,06 7,38 ± 0,08 0,149
PaCO
2
(mmHg) 39,55 ± 5,59 38,17 ± 5,00 41,60 ± 5,89 0,002
PaO
2
(mmHg) 89,02 ± 16,82 99,42 ± 11,61 72,33 ± 8,15 < 0,001
Ghi chú:

*
Đã có 6 BN trong nghiên cứu tử vong ở ngày thở máy N2
Nhận xét: N2 các chỉ số; Vt, mức PEEP, FiO
2
, áp lực bình nguyên,
Cstat, PaO
2
/FiO
2
và PaCO
2
,

PaO
2
khác biệt giữa 2 nhóm ALI và
ARDS có ý nghĩa thống kê; với p < 0,05; chỉ có pH không có sự khác
biệt; với p > 0,05.
- Tới N3, N4, N5 (ngày thứ 5) tổng số BN được cai máy là 27,
tử vong 13 BN.
- Ngày 8 đến ngày 11 nhóm ALI chỉ còn 19 BN, nhóm ARDS
còn 36 BN thở máy.
- Ngày 11 nhóm ALI chỉ còn 10 BN thở máy, ARDS 34 BN thở
máy. Sang ngày 11 của thở máy, sự khác biệt các chỉ số giữa 2 nhóm
không có ý nghĩa thống kê; với p > 0,05.
- Từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 17, cũng so sánh các chỉ số tương
tự như trên, kết quả cho thấy, sự khác biệt các chỉ số giữa 2 nhóm
không có ý nghĩa thống kê; với p > 0,05.
14
3.2.1.1. Đặc điểm diễn biến mức PEEP theo thời gian thở máy

Biểu đồ 3.5. Mức PEEP trung bình trong các ngày thở máy
Nhận xét: Mức PEEP của nhóm ALI cao nhất ở ngày N2, sau đó
giảm dần, nhưng có một số BN có biến chứng viêm phổi vì vậy
mức PEEP tăng lại vào N6. Mức PEEP nhóm ARDS cao nhất N3,
sau đó giảm dần, một số BN bị biến chứng viêm phổi nên sau 2
tuần mức PEEP mới xuống còn 5.
3.2.1.2. Đặc điểm diễn biến tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
theo thời gian thở máy
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
trung bình trong các ngày thở máy
Nhận xét: Nhóm ALI tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
cải thiện vào rõ vào N3, từ N6
biểu đồ đi xuống do phần lớn bệnh nhân diễn tiến tốt đã cai máy,
nhóm còn lại một số bị viêm phổi. Nhóm ARDS cải thiện rõ vào
ngày 6 của thở máy.
Mức PEEP (cmH
2
O)
Ngày thở máy
Ngày thở máy


Tỷ lệ
PaO
2
/FiO
2

15
3.2.1.3. Đặc điểm diễn biến PaCO
2
theo thời gian thở máy
Biểu đồ 3.7. PaCO
2
trung bình trong các ngày thở máy
Nhận xét: nhóm ARDS có PaCO
2
trung bình cao hơn nhóm ALI, từ
ngày thứ 10 thở máy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê;
p > 0,05.
3.2.1.4. Đặc điểm diễn biến cơ học phổi theo thời gian thở máy
Biểu đồ 3.8. Độ giãn nở tĩnh của phổi trong các ngày thở máy
Nhận xét: Nhóm ARDS có độ giãn nở trung bình thấp hơn và về
bình thường chậm hơn nhóm ALI, từ ngày thứ 10 của thở máy sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

PaC
O
2
(mm
Hg)
Ngày thở máy

Ngày thở máy
Cst
at
(ml/
cm
H
2
O)

16
Biểu đồ 3.9. Áp lực bình nguyên đường thở trong các ngày thở
máy
Nhận xét: Nhóm ARDS có áp lực bình nguyên cao hơn, và về bình
thường chậm hơn nhóm ALI, từ ngày thứ 11 của thở máy sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.2. Một số biến chứng trong quá trình thở máy
- Biến chứng viêm phổi liên quan đến thở máy: 33,3%.
- Biến chứng xuất huyết tiêu hóa xảy ra ở 1,7% bệnh nhân.
- Biến chứng chấn thương áp lực như tràn khí màng phổi, tràn khí
trung thất, tràn khí dưới da có xảy ra nhưng không phân biệt
được do thở máy hoặc do dập phổi, nên không ghi nhận như
biến chứng của thở máy.
3.2.3. Kết quả điều trị
3.2.3.1. Tỷ lệ sống chết, số ngày điều trị trung bình
 Tỷ lệ sống chết: sống 103; tử vong 17
Pplat
(cmH
2
O)


Ngày thở máy
17
Biểu đồ 3.10. Kết quả điều trị
Bảng 3.31. Số ngày trung bình thở máy, nằm HSCC, nằm viện
Số ngày
Giá trị trung bình ( )
p
Chung
(n = 120)
ALI
(n = 76)
ARDS
(n = 44)
Thở máy
8,98 ± 6,06 6,32 ± 4,27 13,59 ± 5,96 < 0,001
HSCC
11,82 ± 6,88 9,12 ± 4,63 16,48 ± 7,66 < 0,001
Nằm viện
16,53 ± 9,67 13,71 ± 7,30 21,39 ± 11,31 < 0,001
Nhận xét: Số ngày thở máy, số ngày HSCC, số ngày điều trị trung
bình giữa 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; với p < 0,05.
Bảng 3.33. Nguyên nhân tử vong
Nguyên nhân Số BN tử vong Tỷ lệ % (n = 17)
Dập phổi nặng 2 11,8
Chấn thương sọ não 3 17,6
Vỡ gan nặng 5 29,5
Vỡ ruột - tụy 3 17,6
Viêm phổi thở máy 4 23,5
Tổng 17 100%
Nhận xét: Tử vong do dập phổi chỉ chiếm 11,8% của nhóm tử vong.

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân dập phổi là vỡ gan
nặng 29,5%; rồi đến viêm phổi thở máy 23,5%; chấn thương sọ não
18
17,6%; vỡ ruột - tụy 17,6%.
3.2.3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tiên lượng
Các yếu tố nguy cơ độc lập liên quan tới tử vong:
Bảng 3.34. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố liên quan đến tử vong
Biến số
Đặc điểm
r t p
Tuổi 0,634 3,805 < 0,001
Điểm ISS 0,547 2,144 0,034
PEEP 0,171 1,329 0,187
Nhận xét: Tuổi, điểm ISS là những yếu tố độc lập liên quan đến tiên
lượng tử vong.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. BÀN VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA
BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm chung
Tuổi - giới
Nghiên cứu có tất cả 120 bệnh nhân, tuổi trung bình 39,78 ± 15,14;
lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 30 - 60 (60,8%). Nam giới chiếm tỷ lệ
68,3%; gấp 2,16 lần nữ giới. Phân bố lứa tuổi trong nghiên cứu dập phổi
phù hợp với phân bố lứa tuổi bị tai nạn giao thông.
Nguyên nhân chấn thương:
Nguyên nhân chấn thương dẫn đến dập phổi trong nghiên cứu
này chủ yếu là tai nạn giao thông 82,5%; rồi đến tai nạn lao động
17,5%. Thống kê tại Hoa Kỳ cũng cho thấy tai nạn giao thông chiếm
đến 70 - 80%.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng:
19
Không có triệu chứng cơ năng đặc hiệu riêng cho dập phổi, triệu
chứng của dập phổi như đau ngực, ho máu có thể gặp khi có một tổn
thương khác ở lồng ngực. Đau ngực có thể do gãy xương sườn, tuy
nhiên ho ra máu được xem là triệu chứng lâm sàng gợi ý nhất đến
dập phổi nếu xảy ra trên bệnh nhân có chấn thương ngực, 45% bệnh
nhân trong nghiên cứu có biểu hiện ho máu. Theo kinh điển, ho ra
máu xảy ra ở 50% các trường hợp dập phổi.
Khó thở, tím da và đầu chi gợi ý tình trạng suy hô hấp do dập phổi
nặng nhưng có thể do mảng sườn di động, tràn khí, tràn máu màng
phổi. Vì vậy, chẩn đoán dập phổi trên bệnh nhân chấn thương ngực
hầu như phải dựa vào X quang ngực hoặc CT-scan ngực.
Tình trạng sốc lúc nhập viện
Số bệnh nhân trong nghiên cứu bị sốc lúc nhập viện là 39
(32,5%), tỉ lệ sốc trong nhóm ALI là 30,3%; tỉ lệ sốc trong nhóm ARDS
là 36,4%; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; với p = 0,492. Tác giả
Miller P.R. và cộng sự thực hiện nghiên cứu tại Mỹ năm 2000, cũng ghi
nhận sốc ở hai nhóm bệnh nhân tiến triển thành ALI và ARDS, không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; với p = 0,90.
Thời điểm có chỉ định thông khí cơ học
Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ
học do ALI/ARDS ở bệnh nhân dập phổi trong nghiên cứu là 18,54 ±
6,17 giờ. Nhóm bệnh nhân dập phổi có ARDS thời gian từ lúc bị
chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học là 14,02 ± 4,26 giờ,
ngắn hơn so với nhóm ALI có thời gian là 21,16 ± 5,57 giờ; với p <
0,001, phù hợp với sinh lý bệnh, tiến triển của dập phổi. Nghiên cứu
của Miller P.R. và cộng sự, tỷ lệ thở máy trong 24 giờ đầu là 70%.
Các tổn thương đi kèm tại lồng ngực và ngoài lồng ngực
Bệnh nhân dập phổi bị nhiều tổn thương đi kèm tại lồng ngực và

ngoài lồng ngực, biểu hiện của các tổn thương đi kèm có thể nổi bật
hơn biểu hiện của dập phổi, vì vậy chẩn đoán dập phổi dễ bị bỏ sót
nếu không dựa vào chẩn đoán hình ảnh.
20
Mức độ nặng của chấn thương toàn cơ thể đánh giá bằng
thang điểm Injury Severity Score (ISS)
Trong nghiên cứu này, điểm ISS trung bình cao 36,12 ± 12,04;
chứng tỏ bệnh nhân bị tổn thương nặng ở nhiều cơ quan trong cơ thể.
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng
X quang ngực và CT-scan ngực trong chẩn đoán dập phổi
X quang ngực giúp chẩn đoán dập phổi vào thời điểm nhập viện,
tuy nhiên cần lập lại một phim X quang ngực trong vòng 24 giờ sau,
nếu không thấy được hình ảnh dập phổi trên phim X quang ngực đầu
tiên ở bệnh nhân có chấn thương ngực. Trong 120 bệnh nhân, nếu
dựa vào X quang ngực thẳng có 65,8% được chẩn đoán dập phổi dựa
vào phim X quang lúc nhập viện, còn lại 34,2% phải dựa vào phim
CT-scan ngực chụp lúc nhập viện. Hình ảnh dập phổi không thấy trên
phim X quang ngực lúc nhập viện có thể do: hình ảnh dập phổi bị
hình ảnh các tổn thương khác ở lồng ngực che khuất như tràn khí
màng phổi, tràn máu màng phổi, tràn khí dưới da, hoặc tổn thương
dập phổi nhỏ chưa phát hiện được ngay với phim X quang ngực đầu
tiên. Khi những tổn thương ở lồng ngực đã được xử trí như đặt ống
dẫn lưu khí, máu màng phổi, hình ảnh dập phổi mới lộ ra hoặc những
tổn thương dập phổi nhỏ, trong 12 - 24 giờ mới phát triển rộng ra và
tạo hình ảnh dập phổi rõ trên lâm sàng.
Mức độ dập phổi trên X quang ngực lúc nhập viện có thể đánh giá
nguy cơ bệnh nhân dập phổi tiến triển đến ALI, ARDS. Trong nghiên
cứu có 4 bệnh nhân dập phổi nhẹ, tất cả tiến triển đến ALI, không có
bệnh nhân nào ARDS. Còn 8 bệnh nhân dập phổi rất nặng đều tiến
triển đến ARDS không có ALI.

Khí máu động mạch trước khi thở máy
Khí máu động mạch trước thở máy giữa hai nhóm ALI và ARDS
cho thấy nhóm ALI có tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
trung bình là 231,34 ± 28,71;
PaCO
2
là 42,07 ± 8,01; pH = 7,29 ± 0,10. Nhóm ARDS có PaO
2
/FiO
2
trung bình là 125,49 ± 35,29; PaCO
2
là 43,75 ± 7,35; pH = 7,25 ±
21
0,10. Sự khác biệt về tỉ lệ PaO
2
/FiO
2
giữa 2 nhóm ALI, ARDS có ý
nghĩa thống kê; với p < 0,05. Nhóm ARDS có PaCO
2
cao hơn và pH
thấp hơn nhóm ALI nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
4.2. BÀN VỀ HIỆU QUẢ CỦA THÔNG KHÍ BẢO VỆ PHỔI
4.2.1. Đối với chức năng hô hấp
Mức PEEP
Nhóm dập phổi ALI ngày đầu tiên thở máy với mức PEEP

trung bình là 5,93 ± 1,42 cmH
2
O. Mức PEEP trung bình cao nhất
vào ngày thứ 2 là 6,51 ± 1,57 cmH
2
O, ngày thứ 4 mức PEEP giảm
dần, ngày 5 của thở máy mức PEEP giảm còn 5,23 ± 0,64 cmH
2
O.
Ngày 6 còn 46% bệnh nhân thuộc nhóm ALI còn cần thở máy, một
số bệnh nhân mức PEEP phải tăng trở lại và kéo dài đến 10 ngày
sau, do giảm oxy máu bởi viêm phổi, phải tăng mức PEEP, tuy
nhiên mức PEEP cao nhất ngày 12 cũng chỉ 7,11 ± 1,26 cmH
2
O sau
đó giảm dần.
Nhóm dập phổi ARDS ngày đầu tiên thở máy mức PEEP trung
bình 9,07 ± 2,05 cmH
2
O, mức PEEP cao nhất vào ngày thứ 3 là
11,39 ± 2,59 cmH
2
O từ ngày thứ 5 mức PEEP giảm còn 8,30 ±
1,61 cmH
2
O. Ngày thứ 6 của thở máy, mức PEEP không giảm
trong vài ngày, có một số bệnh nhân bị viêm phổi, oxy máu giảm
phải tăng mức PEEP, đến ngày thứ 16 của thở máy mức PEEP còn
5,58 ± 0,92 cmH
2

O.
Nghiên cứu của Miller P.R. và cộng sự công bố năm 2001 cho
thấy mức PEEP điều trị trung bình ở bệnh nhân dập phổi có ARDS là
11,2 cmH
2
O và mức PEEP trung bình ở bệnh nhân dập phổi không
có ARDS là 6,5 cmH
2
O.
Hiệu quả trên oxy máu thông qua tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
Tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
ở cả 2 nhóm ALI/ARDS thấp nhất vào ngày đầu
tiên của thở máy; ALI là 229,32 ± 26,95; ARDS là 113,34 ± 31,03;
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; với p < 0,001.
22
Nhóm dập phổi ALI tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
cải thiện rõ vào ngày thứ 3
của thở máy, tỷ lệ PaO
2
/FiO
2

là 309,26 ± 86,58; ngày thứ 6 của thở
máy biểu đồ đi xuống do phần lớn bệnh nhân diễn tiến tốt đã cai
máy, nhóm còn lại một số bị viêm phổi, oxy máu giảm ảnh hưởng
đến tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
.
Nhóm ARDS tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
cải thiện tốt vào ngày 6 của thở
máy, tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
là 241,36 ± 41,07; từ ngày 7 của thở máy tỷ lệ
PaO
2
/FiO
2
cải thiện chậm hơn, và có một số bệnh nhân bị viêm phổi,
oxy máu giảm nên đường biểu diễn tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
đi lên chậm. Đến
ngày 11 của thở máy, không có sự khác biệt về tỷ lệ PaO
2

/FiO
2
giữa 2
nhóm ALI/ARDS; với p > 0,05.
Diễn tiến của tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
trong nghiên cứu phù hợp với sinh
lý bệnh của ALI/ARDS trong dập phổi, quá trình bắt đầu hồi phục
các tổn thương của dập phổi vào ngày thứ 2 sau chấn thương và hoàn
toàn sau 4 - 7 ngày đối với những trường hợp nhẹ, những bệnh nhân
nặng quá trình lành của dập phổi kéo dài 7 - 10 ngày.
Hiệu quả trên PaCO
2
Nhóm dập phổi ALI, PaCO
2
trung bình có giá trị cao nhất vào
ngày 5 của thở máy 38,35 ± 1,54 mmHg, tương ứng với mức Vt cài
là 7,69 ± 0,47 ml/kg. Biểu đồ PaCO
2
cho thấy trong 12 ngày đầu của
thở máy, đường biểu diễn PaCO
2
của nhóm ALI gần như nằm ngang,
trung bình 38 mmHg.
Với nhóm ARDS, PaCO
2
trung bình có giá trị cao nhất vào
ngày 6 của thở máy 42,49 ± 2,95 mmHg, tương ứng với mức Vt

cài là 6,79 ± 0,57 ml/kg. PaCO
2
trung bình

trong 7 ngày đầu của
thở máy ở nhóm ARDS cao hơn 40 mmHg, từ ngày 8 mới dưới 40
mmHg. Tuy nhiên, dù PaCO
2
nhóm ARDS có cao hơn nhóm ALI
nhưng vẫn nằm trong mức chấp nhận được, PaCO
2
trung bình
< 45 mmHg.
Cơ học phổi trong thở máy ở dập phổi ALI/ARDS
Độ giãn nở của phổi và áp lực bình nguyên đường thở là hai đặc
23
điểm cơ học phổi được theo dõi thường xuyên để đánh giá tiến triển
của dập phổi. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, ở nhóm bệnh nhân
ALI ngày thở máy đầu tiên có độ giãn nở của phổi trung bình là
48,08 ± 9,17; mức thấp nhất vào ngày thứ 2; trung bình 46,22 ± 9,91
và được cải thiện từ ngày thứ 4.
Nhóm bệnh nhân ARDS có độ giãn nở phổi trung bình ngày đầu
tiên là 31,70 ± 4,52; mức thấp nhất bắt đầu từ ngày thứ 2 là 29,50 ±
5,43 và sự cải thiện chậm, bắt đầu từ ngày thứ 5. Độ giãn nở của phổi
giữa 2 nhóm ALI và ARDS sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; với p <
0,05. Khi tình trạng ALI/ARDS cải thiện, biểu hiện sớm nhất là độ
giãn nở của phổi tăng và nhu cầu FiO
2
giảm. Miller P.R. và cộng sự
trong nghiên cứu về dập phổi công bố năm 2001, độ giãn nở của phổi

trong nhóm ALI trung bình là 49 ml/cmH
2
O, nhóm tiến tiển thành
ARDS có độ giãn nở trung bình là 36 ml/cmH
2
O.
Sự thay đổi độ giãn nở của phổi ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực
bình nguyên đường thở, ở bệnh nhân dập phổi ALI ngày đầu thở máy
áp lực bình nguyên đường thở 22,47 ± 3,17 cmH
2
O sau đó giảm dần
đến ngày 4 của thở máy còn 17,29 ± 3,03 cmH
2
O. Bệnh nhân dập
phổi có ARDS, ngày đầu thở máy áp lực bình nguyên đường thở đến
24,59 ± 3,89 cmH
2
O, duy trì mức cao này đến ngày 4 của thở máy
vẫn còn 22,23 ± 4,06; sau đó giảm dần đến ngày thứ 11 của thở máy
mới tương đương nhóm ALI.
4.2.2. Biến chứng xảy ra trong quá trình thở máy
Viêm phổi liên quan thở máy
Xảy ra ở 33,3%; trong đó nhóm ALI chiếm 18,4%; nhóm ARDS
59,0%. Nghiên cứu của Miller P.R. về dập phổi cho thấy tỷ lệ viêm
phổi thở máy ở bệnh nhân dập phổi có ARDS là 52% trong khi bệnh
nhân dập phổi không có ARDS là 21%.
Xuất huyết tiêu hóa:
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa trên
là 1,7%. Nghiên cứu của Cook D.J. và Schuster D.P. cho thấy xuất
24

huyết tiêu hóa nặng (cần phải truyền máu, có thay đổi huyết động)
xảy ra ở 4% bệnh nhân thở máy.
4.3. VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
4.3.1. Tỷ lệ sống - chết
Tỷ lệ tử vong là 14,2%, tử vong do dập phổi chỉ chiếm 11,8%; số
còn lại tử vong do tổn thương nặng các cơ quan khác. Tỉ lệ tử vong ở
bệnh nhân dập phổi theo các nghiên cứu trong y văn từ 10 tới 25%.
4.3.2. Số ngày trung bình của: thở máy, điều trị HSCC, nằm
viện:
Nhóm ALI có số ngày thở máy trung bình là 6,32 ± 4,27; nhóm
ARDS 13,59 ± 5,96; p < 0,05. Theo nghiên cứu của Miller P.R. và
cộng sự, thời gian thở máy trung bình của bệnh nhân dập phổi có
ARDS là 19 ngày và không ARDS là 4 ngày.
Nhóm ALI số ngày trung bình điều trị ở HSCC là 9,12 ± 4,63;
nhóm ARDS là 16,48 ± 7,66; p < 0,05.
Nhóm ALI ngày nằm viện là 13,71 ± 7,30; nhóm ARDS là 21,39
± 11,31; p < 0,05.
4.3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tiên lượng bệnh nhân
dập phổi
Phân tích hồi quy đa biến bao gồm: tuổi, sốc, tỷ lệ PaO
2
/FiO
2
,
mức độ dập phổi, số ngày thở máy, điểm ISS, số ngày nằm HSCC,
mức PEEP, số ngày nằm viện. Những yếu tố độc lập có thể liên quan
tới tiên lượng tử vong là Tuổi và Điểm ISS. Tuổi trung bình của
nhóm sống 37,33 ± 14,07; nhóm tử vong 52,88 ± 18,13. Điểm ISS,
trung bình nhóm sống 32,15 ± 6,73; nhóm tử vong 60,18 ± 8,53; p <
0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Miller P.R. và cộng

sự, được báo cáo năm 2001 về dập phổi.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 120 bệnh nhân dập phổi có thở máy, rút ra những kết
Sơ đồ 4.2. Cơ chế tổn thương niêm mạc do ứng xuất [
Error: Reference
source not found]
25
luận sau:
1. Bệnh nhân dập phổi có hội chứng ALI/ARDS: Từ khi bị chấn
thương tới khi được thông khí cơ học là 18,54 ± 6,16 giờ. CT-
scan ngực ngay từ những giờ đầu có giá trị chẩn đoán 100%
bệnh nhân nghiên cứu.
- Các triệu chứng LS không đặc hiệu, chủ yếu gặp nhiều: thở
nhanh 89,2%; đau ngực 73,3%; tụ máu thành ngực 71,7%;
TMMP 59,2%; gãy XS 50%; ho máu 45%; TKMP 37,5%;
MSDĐ 23,3%. Gãy xương chi 39,2%; vỡ gan 22,5%; vỡ lách
15%.
- Thời điểm SHH: trung bình 18,54 ± 6,16 giờ; ALI là 21,16 ±
5,57 giờ; ARDS là 14,02 ± 4,26 giờ; p < 0,001.
- Điểm ISS: trung bình 36,12 ± 12,04; ALI: 32,33 ± 10,78; ARDS:
42,66 ± 11,37; p < 0,001.
- CLS những giờ đầu: X quang phổi bỏ sót 34,2%; CT-scan có giá
trị chẩn đoán 100%.
2. Về chế độ thông khí bảo vệ phổi: Khởi đầu với mức PEEP
trung bình là 6 - 12 cmH
2
O với Vt ở mức thấp 6 - 8 ml/kg cân
nặng đã cải thiện nhanh tình trạng suy hô hấp.
- Nhóm ALI với mức PEEP cao nhất ở ngày thứ hai của thở
máy là: 6,51 ± 1,58 và nhóm ARDS với mức PEEP cao nhất

ở ngày thứ ba của thở máy là: 11,39 ± 2,59 cmH
2
O. Tỷ lệ
PaO
2
/FiO
2
của nhóm ALI được cải thiện rõ nhất vào ngày thở
máy thứ ba và nhóm ARDS vào ngày thứ sáu của thở máy.

×