Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác động của công nghệ sinh học trong các lĩnh vực của đời sống pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.79 KB, 7 trang )

Tác động của công nghệ sinh học trong
các lĩnh vực của đời sống con
Với những kỹ thuật mới công nghệ sinh học
đã và đang đưa lại lợi ích to lớn cho nhân loại
trên nhiều linh vực, và với sự phát triển trong
thời gian tới báo hiệu công nghệ sinh học sẽ
có những công hiến mới cho con người trên
những hướng sau
Trong nông nghiệp, thực hiện một bước đột
phá cuộc cách mạng xanh trên cơ sở của kỹ
thuật mới của công nghệ sinh học như kỹ
thuật nuôi cấy mô trong ống nghiệm và trong
cơ thể sống để sản xuất cây giống,cây lai con
giống trên quy mô công nghiệp .
Chọn lọc nhân tạo sẽ thay thế cho chọn lọc tự
nhiên trên cơ sở giải mã di truyền, thay đổi hệ
Gen cấy chuyển Gen, tổng hợp Gen v.v. nhờ
kỹ thuật tái tổ hợp AND có thể loại bỏ những
đặc điểm tình trạng không mong muốn trong
quá trình lai và chọn giống, các giống cây
trồng chịu hạn, chịu mặn có thể được sử dụng
ở những vùng đất trước đây không trồng trọt
được, năng suất cây trồng và vật nuôi tăng
cao, dựkiến năm 2020 nền nông nghiệp toàn
cầu sẽ giảm 50% lượng phân hoá học và các
hoá chất trừ sâu hại giảm chi phí sản xuất
đưa lại lợi ích cho người nông dân.
Trong chăm soc sức khoẻ:
Đến nay trên 325 triệu nguời trên trái đất đã
được sự trợ giúp của các loại thuốc và vaccin,
70% thuốc chữa bệnh bằng công nghệ sinh


học mới được chấp nhận 6 năm gần đây. Trên
370 loại thuốc và vacin đang nhằm tới mục
tiêu để điều trị nhiều căn bệnh như ung thư,
tiểu đường, bệnh tim mạch v.v. Công nghệ
sinh học cũng giúp cho việc chẩn đoán hàng
trăm loại bệnh
- Điều trị các bệnh di truyền - Những
nghiên cứu trong công nghệ sinh học hiện nay
đang đi theo 3 hướng chính nhằm nắm vững:
- 1)Cơ chế gây bệnh của một gen.
- 2)Cơ chế gây bệnh của nhiều gen đồng
thời (như bệnh cao huyết áp,hen,ung thư,tâm
thần…)
- 3)So sánh các bộ gen các loài khỏc
nhau, các gen có chức năng khác nhau…,
Để rút ra những kết luận về các
mặt bệnh lý di truyền. Các hướng nghiên cứu
trên đây nhằm mục đích tìm ra những thuốc
đặc trị các loại bệnh di truyền.
Sự phát triển công nghệ sinh học thời gian tới
sẽ tác động đến các vấn đề như chẩn bệnh,trị
bệnh,ché tạo các loại vắc xin có hiệu nghiệm,
nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp Gen trong
việc chẩn và trị bệnh,ché tạo các bộ phận thay
thế các bộ phận của cơ thể con ngưòi người
ta Hiện nay Insuline dùng để chữa bện đái
tháo đường và các enzym chống vốn cục máu
trong bệnh tim đã được sản xuất một cách
đơn giản và ít tốn kém, một số nghiên cứ khoa
học gần đây cho thấy một số vật nuôi được

cấy Gen có thẻ trở thành nguồn cung cấp mới
các loại hocmon và thuốc quý để chữa trị bệnh
khí thũng và các bệnh lây nhiễm ở trẻ sơ sinh
Với sự phát triển của công nghệ sinh học hiện
đại,đặc biệt là cây trồng biến đổi Gen, các nhà
khoa học đã có thể tạo ra các loại cây trồng có
những hoạt chất chữa bệnh được gọi là cây
trồng để làm thuốc chữa bệnh,tên tiếng Anhi
là Plant-Made Pharmaceuticals, tên viết tắt là
PMPs . sản phẩm của các loại cây trồng này
có thể dùng làm thuốc chữa bệnh và bảo về
sức khoẻ con người . Công việc nghiên cứu
này mở ra một thời kỳ mới của công nghiệp
dựoc sinh học ( Biopharmaceutical ) trước mắt
người ta hy vọng nhiều bệnh hiện nay khó
chữa sẽ có thuốc điều trị
Trong môi trường ngoài việc giảm thiểu các
tác hại ô nhiễm, xử lý nước thải, nhiều biện
pháp tái sử dung chất thải công nghiệp được
sử dụng công nghệ sinh học Có thể tạo ra
một tế bào có khả năng lọai trừ các chất thải
phóng xạ bằng cách ghép vào bộ gen của tế
bào đúng một đoạn gen có mã khữ các chất
gây ô nhiễm, hay các kim loại nặng, chẳng
hạn như uranium. Trong công nghiệp giấy,
việc phat hiện ra và kích thích enzyme điều
khiển sự phát triển xellulô trong thực vật đó
giúp phần tăng đáng kể lượng xellulu và làm
giảm những phần tử không cần thiết khác,
nhất là những thành phần gây ô nhiễm lớn.

Trong công nghiệp thực phẩm sự phát triển
của công nghệ vi sinh và công nghệ Enzym sẽ
cho ra đời những thực phẩm tốt hơn ,an toàn
hơn
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản
xuất côngnghiệp (Industrial Biotechnology )
đã cho thấy những kết quả tốt,năm 2001 các
nứoc OECD đã khảo sát một số nghành công
nghiệp sử dụng quy trình sản xuất bằng
côngnghệ sinh học đã cho thấy những tiến bộ
rõ rệt,trong sản xuất giấy và bột giấy băng
phương pháp mới dã giảm viẹc sử dụng hoá
chất tẩy trăng và giảm lượng nước sử dụng
trong sản xuất,trong sản xuất chất dẻo bằng
sinh học đã làm giảm thiểu việc ô nhiễm,trong
sản xuất dựoc phẩm những tiến bộ trong ứng
dụng côngnghẹ sinh học cũng đưa ra nhiều
triển vọng, ví dụ sản xuất vitamine B2 bằng
phương pháp mới đã giảm việc sử dụng các
hoá chất và lượng nứoc tiêu thụ,thị phần các
sản phẩm vitamine B2 trên thị trường thé giới
năm 1990 chỉ chiếm 5% đến năm 2002 đã lên
75%. Trong công nghiệp dệt sử dụng
côngnghệ sinh học trong khâu hoàn chỉnh sản
phẩm đã giảm nhu cầu về năng lượng và
nguồn nứoc sử dụng. Năng lượng sinh học
những tiến bộ trong sản xuất Bioethanol từ
những chất thải của sản phẩm nông nghiệp đã
mở ra triển vọng lớn cho nhu cầu năng lượng,
các nguồn năng lượng hữu cơ được sử

dụng rộng rãi, đến năm 2010 dự kến có thể
chiếm 10% tổng năng lượng thế giới, một nửa
chất thải từ hộ gia đình ở các nước phát triển
sẽ dựoc tái sử dụng Đa số các nhà chế tạo
cháp nhận các phương pháp sạch (xanh) để
giảm thiểu sự ô nhiễm Tóm lại việc ứng dụng
công gnhệ sinh học trong sản xuất công
nghiệp đã dưa đến một môi trường sạch
hơn,giảm thiểu việc thải chất độ ra môi
trường, duy trì sự bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và giảm giá thành sản phảm
Trên cơ sở sử dụng các vật liệu sinh học và
các quy trình sinh học vào việc chế tạo các
mạch điện tử sinh học rất bé nhỏ cỡ nanomét
,cũng như các thíết bị sinh học cực nhỏ cho
phép chuyển đổi các phản ứng hoá học thành
các xung điện tử . trong tương lai không xa
các mạch (chip) sinh học sẽ thay thế các
mạch silic trong thế hệ máy tính ,bíết tư duy
với tốc độ xử lý và sức mạnh tính toán tăng
lên nhiều nhiều hơn nữa ,góp phàn giải mã và
điềukhỉên các cơ chế cơ bản của sự sống,
Khi con người chế tạo được những con rệp
chứa tới hàng tỷ linh kiện ,thìlúc dó ranh giới
giữa sinh vật và công nghệ số không còn nữa
. có ngừoi đã gọi những tiến bộ này là làn
sóng cách mang kkhoa thứ tư trong đó máy
tính sinhhọc sẽ được chế tạo trên cơ sở
những thành tựu củầngnh sinh -điện tử học
Nhiều ứng dụng khác của côngnghệ sinh học

được thực hiện trong an ninh quốc phòng
Có một số nhà khoa học đã gọi thế kỷ 20 là
thế kỷ của Hoá học và Vật lý còn thế kỷ 21 là
thế kỷ của sinh học

Một số ứng dụng khác như kỹ thuật in Dấu
DNA ( DNA fingerprinting ) đã giúp cho công
tác điều tra tội phạm tạo chứng cớ pháp ly cho
toà án .
Công nghệ phỏng sinh học (Bionics)
Viễn cảnh của thế giới người máy thông minh,
của trí tuệ nhân tạo và của máy tính ngày mai
sẽ dựa trên sự phỏng tạo theo mô hình sinh
vật. Máy móc thiết bị văn phòng sẽ có bộ mặt
con người: chúng sẽ nghe và làm theo lệnh
của thủ trưởng và sẽ phát triển các giác quan.
Máy có thể mô phỏng các kịch bản dự báo khí
tượng, dự báo chứng khoán, dự báo các tai
họa máy sẽ trông nom, chăm sóc trẻ em,
bệnh nhân và người mù. Máy có thể tự tổ
chức thành các mạng lưới, để thực hiện
những nhiệm vụ mới hoặc tự liên lạc với nhau
bằng những ngôn ngữ mà con người chưa hề
tạo ra.
Nhờ những tiến bộ vượt bậc về vi tiểu hình
hóa điện tử, cơ -vi điện tử hiện nay và cơ - vi
quang tử vào đầu thế kỷ XXI, tới đây có thể
tạo ra rất nhiều loại rô-bốt tinh vi, được điều
khiển tự động từ xa, trên toàn cầu hay trong
Vũ trụ, thực hiện những công tác phức tạp,

nguy hiểm trong những điều kiện khắc nghiệt,
có thể tự quyết định hành vi của mình trong
điều kiện môi trường động, có những giác
quan, có bộ mặt như người và với một trí tuệ
gần như tự nhiên. ở những người máy loại
này, cấu trúc tuyến tính và lôgic của những
mạch vi điện tử truyền thống đã được thay thế
bằng các cấu trúc kiểu mạng noron ở não
người. Những “mạng noron” này không nhất
thiết phải được chương trình hóa, mà có khả
năng học tập, phản ứng, tác động đến môi
trường, nhạy cảm với các giác quan, tự động
quyết định theo các tình huống động, trả lời
theo lệnh của con người.

Khi con người chế tạo ra một con rệp chứa tới
hàng tỷ linh kiện, thì lúc đó ranh giới giữa sinh
vật và công nghệ số không còn nữa.

×