Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giao tiếp với trẻ chưa biết nói doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.02 KB, 12 trang )

Giao tiếp với trẻ chưa biết nói
Phương pháp dạy con
I. Ngôn ngữ của trẻ chưa biết nói :

Trẻ có thể biết được trẻ đang muốn điều gì, nên trẻ tìm cách biểu lộ, tức
là tìm cách giao tiếp với người xung quanh để truyền đạt những gì chúng
muốn “nói” nhưng chưa “nói” được.

Ngôn ngữ trước hết là một hành vi giao tiếp xã hội. Sự giao tiếp xã hội
phát triển rất sớm và dễ dàng ở trẻ mặc dù người lớn không nhận thấy
được.

1.

Trước khi chào đời :

Hoạt động và cảm xúc của bào thai gắn liền với hoạt động và cảm xúc
của người mẹ và chuẩn bị cho sự giao tiếp của trẻ sau khi chào đời.

1/ Khả năng nghe của bào thai :

Các sóng não của trẻ sinh non cho thấy sự đáp ứng rõ rệt với âm thanh
ngay từ đầu các tuần thứ 27 của thai kỳ. Vào tuần thứ 28, âm thanh của
tiếng gõ từ bên ngoài sẽ tạo nên phản ứng tức thời của mắt. Mắt có khả
năng chớp trong bào thai từ tuần thứ 26. Nếu nhận thấy đứa bé chưa sinh
ra có dấu hiệu quá im lặng và không cử động, hãy thử đặt một máy thu
thanh nhỏ lên bụng người mẹ và mở một loại nhạc nào đó. Tức khắc bào
thai đáp ứng lại tiếng nhạc bằng các chuyển động.

2/ Khả năng nhìn của bào thai :


Khi một ngọn đèn sáng được bật và tắt trên bụng mẹ, bào thai qua hình
ảnh siêu âm có thể thấy có biểu hiện chớp mắt, nhưng xảy ra chậm hơn
một giây so với nháy mắt tức thời đáp ứng với tiếng động. Trẻ sinh non
30 đến 31 tuần đã phát triển xu hướng nhìn.

Cha mẹ có thể giao tiếp với trẻ rất sớm từ lúc bào thai mới 7 tháng: kêu
tên, trò chuyện, cho trẻ nghe nhạc….

2.

Sau khi chào đời :

1/ Khả năng nhìn của trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh thích nhìn vào khuôn mặt bố mẹ cách trẻ 20-25 cm và chỉ tập
trung vài phút. Đó là khoảng cách mà từ đó bé nhìn thấy khuôn mặt của
mẹ khi đang bú. Trẻ có khả năng bắt chước và phản ứng theo các nét
mặt khá phức tạp và chú ý đến các chi tiết trên khuôn mặt của cha mẹ.
Thậm chí, trẻ sơ sinh còn đặc biệt phản ứng theo những thay đổi phức
tạp của cảm xúc trên khuôn mặt người mẹ. Các giai đoạn tập trung nhìn
ngắn ngủi này xảy ra ngay sau khi sinh và trong suốt thời kỳ đầu này tạo
điều kiện cho bé có sự tiếp xúc mắt với mắt, một nhân tố quan trọng
trong giao tiếp của con người. Trong sự trao đổi ánh mắt này, cuộc đối
thoại đầu tiên bắt đầu; cả cha mẹ và đứa bé dường như đang say sưa trao
đổi với nhau. Anh mắt nhìn đầu đời của bé và niềm yêu thương nâng niu
vô bờ bến của cha mẹ dành cho bé đã tạo nên mối quan hệ gần gũi ngày
càng phát triển hơn.

2/ Khả năng nghe của trẻ sơ sinh :


Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm đối với tiếng người. Trong khi trao đối ánh mắt
nhìn, cuộc nói chuyện với bé ngày càng nên thú vị hơn. Trẻ sơ sinh thích
nghe giọng nói của mẹ hơn các phụ nữ khác, cũng như sau này thích
nghe giọng của cha hơn các người đàn ông khác . Sự ưa thích đối với
giọng của mẹ có thể là kết quả quá trình lắng nghe liên tục giọng nói của
mẹ trong thời gian mang thai. Việc tiếp xúc với âm thanh lớn trong quá
trình mang thai có thể gây tổn hại đến bào thai, dẫn đến sự khiếm khuyết
về thính giác ở trẻ sơ sinh. Khi sinh, nếu người cha đón nhận trẻ bằng
cách hát, thì trong vòng một giờ đầu tiên, bé phát ra những âm thanh
nhỏ,”ừ,ừ, à, à” như đang bắt chước hay phản ứng theo tiếng nhạc được
nghe. Và bé dễ dàng nín khóc khi nghe tiếng nhạc ghi âm hoặc tiếng hát
của cha mẹ. Việc đọc đi đọc lại những câu chuyện trong 6 tuần rưỡi cuối
của thời kỳ mang thai sẽ có tác dụng làm bé sơ sinh muốn nghe lại cùng
câu chuyện đó và bú nhanh hơn.

Bé có thể phân biệt được giọng nói, cường độ âm và tiết tấu. Bé ưa thích
giọng nói có tính trấn an (nhẹ nhàng và êm dịu) hơn các giọng tức giận
(đanh sắc, mạnh bạo, cộc cằn). Những khả năng này tùy thuộc vào cách
thức nói chuyện của cha mẹ đối với bé. Chú trọng nhiều hơn vào nguyên
âm cho bé tập quen dần với ngôn ngữ mẹ.

Trước 6 tháng tuổi, bé có thể phân loại âm thanh, và sau một thời gian,
bé sẽ biểu lộ phản ứng với âm thanh ngôn ngữ xa lạ.

3/ Nụ cười:

Từ 4 đến 6 tuần tuổi, nụ cười là một hành vi giao tiếp với người khác.
Đó là biểu hiện bước khởi đầu cho mối quan hệ xã hội. Từ sự giao tiếp
đơn giản này, trẻ sẽ phát triển đến những kỹ năng cần thiết khác sau này.


4/ Tiếng khóc :

Tiếng khóc của trẻ có nhiều ý nghĩa. Khi trẻ bị đau, tiếng khóc sẽ khác
với lúc đói hay khi buồn bực. Người mẹ có thể nhận biết và hành động
đúng theo ý muốn của trẻ. Nếu tiếng khóc có vẻ như trẻ bị đau, bạn sẽ
tìm cách xoa dịu trẻ. Nếu trẻ khóc vì đói, bạn cho trẻ bú, hay sẽ trò
chuyện với trẻ nếu trẻ buồn bực.

Tiếng khóc cũng có thể biểu hiện sự cáu giận kèm theo một số cử chỉ
như : đập đầu vào gối, vào tường, vào sàn nhà; trẻ gào, đá, cắn, khạc
nhổ, nôn, tự bôi bẩn, nín thở, xanh nhạt, co giật…tự hủy hoại mình…

Tiếng khóc vì buồn là một trong những cội rễ chính của âm nhạc. Trẻ
khóc vì buồn, có thể tự giải sầu. Không có khả năng khóc vì buồn có
nghĩa là thiếu lành mạnh về sinh lý lẫn tâm lý.

Ngoài ra tiếng khóc cũng biểu hiện sự thỏa mãn hầu như để vui đùa,
thích thú, hài lòng. Bác sĩ cũng cho rằng tiếng khóc của trẻ sơ sinh là
một dấu hiệu mạnh khỏe, là một biểu hiện sớm của thể dục.

5/ Phát triển ngôn ngữ cử chỉ:

Từ 9-10 tháng tuổi, trẻ quan tâm “đối thoại” về các sư vật bằng cách chỉ
tay vào các sự vật, kèm theo những tiếng “ư,a” như thể muốn hỏi “đó là
gì vậy?”. Trẻ cũng chỉ vào những bức tranh kèm theo cái nhìn ngạc
nhiên và chăm chú.

Trẻ 1 tuổi có thể dễ dàng bắt chước những cử chỉ như đặt tay lên mũi
hay lắc lư thân mình. Rồi cha mẹ có thể dạy trẻ vẫy tay chào tạm biệt,
gật đầu, lắc đầu…. Đồng thời sử dụng ngôn ngữ nói kèm theo ngôn ngữ

cử chỉ. Hãy nhiệt tình, khen ngợi và khuyến khích trẻ. Trẻ rất thích được
cha mẹ khen và thường đáp ứng lại những lời khích lệ. Một nụ cười tươi
làm cho việc học của trẻ giống như một trò vui.

6/ Phát triển ngôn ngữ nói:

- Tuần thứ 6: tiếng líu lo.

- 3 tháng : luyện giọng, có thể bắt đầu cuộc đối thoại thực sự với người
lớn.

- 3-5 tháng : nói ba hoa.

- 7 tháng : nói được “ma,ma,pa,pa”.

- 10 tháng : làm chủ được 1 từ.

- 10-18 tháng: vài chục từ.

- 18 tháng: câu ngắn như “bà đã đi, mẹ-áo,bóng-đỏ…”.

- 2 tuổi : câu có chủ từ, động từ, bổ ngữ…

II. Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và trẻ chưa biết nói :

Trong khi chăm sóc bệnh nhi , điều dưỡng và kỹ thuật viên nên đón tiếp
trẻ như một người hiểu được ngôn ngữ, cụ thể là :

1/ Nói với trẻ tất cả mọi điều:


- cho trẻ biết cha mẹ đang ở đâu, tại sao trẻ ở bệnh viện, mắc bệnh gì,
phải làm gì cho trẻ, làm như thế nào, có gây đau đớn không.

- Dùng từ đúng và chính xác.

- Nói cho trẻ về bệnh nặng, dị tật bẩm sinh, khuyết tật vận động hoặc tri
giác.

- Nói chuyện với trẻ dựa trên sự thật chứ không dựa trên sự giả dối.

- Giúp trẻ không mặc cảm tội lỗi, đừng cho rằng chính trẻ gây ra sự
buồn phiền cho cha mẹ.

2/ Nói vào lúc nào:

Ngay cả khi trẻ không nhìn người đối thoại với trẻ, trẻ cũng không phải
là không lắng nghe và ghi nhận những lời nói gây xúc động với trẻ. Dĩ
nhiên là vô ích khi nói với trẻ đang gào thét. Điều quan trọng là đem lại
niềm tin và sự an tâm cho trẻ.

3/ Nói trước điều sẽ làm với trẻ:

Thao tác trên một hình nộm(con gấu hay búp bê )thủ thuật sẽ tiến hành
như chọc dò nước não tủy… vừa làm vừa nói để trẻ được an tâm. Giải
thích mục đích từng động tác bằng từ ngữ đơn giản, đích thực. Nhờ vậy,
trẻ sẽ không khóc, không sợ, không ngọ nguậy khi tiến hành một thủ
thuật. Nói trước điều gì sẽ làm là một dấu hiệu biết tôn trọng con người
của trẻ và cố gắng giảm bớt sự lo hãi trước những điều trẻ chưa biết.

Cũng có thể dùng những bộ tranh minh họa các thủ thuật như truyền tĩnh

mạch, đặt ống thông mũi dạ dày…

Thiết lập mối giao tiếp bằng cái nhìn, nụ cười, giọng nói. Hãy để trẻ
ngắm nhìn và sờ vào các dụng cụ sẽ được dùng để thăm khám trẻ: chiếc
ống nghe, chiếc ống soi tai, cây đè lưỡi…

Kết luận:

Thời gian điều trị tại bệnh viện gây một chấn thương tâm lý rất lớn cho
trẻ. Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhận phần lớn các trẻ dưới 6 tuổi và không ít
trẻ chưa biết diễn đạt qua lời nói. Đơn vị Tâm Lý, bệnh viện Nhi Đồng
1, cũng đã gặp những bệnh nhi rất lo hãi khi phải bước vào bệnh viện vì
hình ảnh chấn thương vẫn còn in đậm trong ký ức của trẻ. Ước gì nhân
viên chăm sóc cố gắng qua sự giao tiếp đầy tình mẫu tử và phụ tử góp
phần làm giảm nhẹ các chấn thương tâm lý và giúp trẻ phát triển toàn
diện nhất là về ngôn ngữ và cảm xúc.

BS. PHẠM NGỌC THANH

Đơn Vị Tâm Lý – BV NHI ĐỒNG 1

×