TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI
SINH HỌC 10 - KHTN
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 2
BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG.
I. CẤP TẾ BÀO.
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
- Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào quan, các yếu tố này tạo nên 3 thành
phần cấu trúc là: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
1. Các phân tử
Các phân tử có trong tế bào gồm các chất vô cơ như muối vô cơ, nước và các chất hữu cơ.
2. Các đại phân tử
Chủ yếu là protein và axit nucleic là các chất đa phân có vai trò quyết định sự sống của tế bào
nhưng chúng chỉ thực hiện được chức năng của mình trong tế bào.
3. Bào quan
Gồm các đại phân tử và các phức hợp trên phân tử.
II. CẤP CƠ THỂ
1. Cơ thể đơn bào
Cấu tạo từ một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống.
2. Cơ thể đa bào.
Cấu tạo gồm nhiều tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá
về chức năng tạo nên mô, cơ quan, cơ thể.
- Mô là tập hợp nhiều tế bào cùng loại (và sản phẩm của tế bào) cùng thực hiện một chức năng
nhất định.
- Cơ quan là tập hợp nhiều mô khác nhau, nhiều cơ quan tạo thành hệ cơ quan, nhiều hệ cơ
quan tạo nên cơ thể thống nhất.
III. CẤP QUẦN THỂ - LOÀI
- Quần thể: tập hợp các cá thể cùng loài sống chung với nhau trong vùng địa lý nhất định, có
khả năng sinh sản để tạo ra thể hệ mới.
- Loài bao gồm nhiều quần thể.
IV. CẤP QUẦN XÃ.
Gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong vùng địa lý nhất định
V. HỆ SINH THÁI – SINH QUYỂN.
1. Hệ sinh thái
Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống, trong đó chúng tạo nên một thể thống nhất.
2. Sinh quyển.
Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên trái đất.
* Tóm lại:
+ Hệ sống là một hệ mở có tổ chức phức tạp theo nhiều cấp tương tác với nhau và với môi
trường sống.
+ Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc và
chức năng, giữa hệ với môi trường sống.
+ Hệ luôn tiến hoá.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Trình bày các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
– Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ
chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có
những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được; những đặc điểm nổi trội được
hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống
là: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều
chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể
sống được hình thành và tiến hóa do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hóa học và
được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu năm tiến hóa.
– Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng
lượng với môi trường. Do đó sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 3 GV: Phan Mạnh Huỳnh
làm biến đổi môi trường. Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì
và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
– Thế giới sống liên tục tiến hóa: dù cho thế giới sống là đa dạng, nhưng vẫn có những bằng
chứng về tính thống nhất của chúng. Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô
cùng đa dạng nhưng lại thống nhất.
Câu 2. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần
thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển?
– Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.
– Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau.
– Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất
định.
– Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.
– Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào
một thời điểm nhất định.
– Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau.
– Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng.
– Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh
của chúng.
Câu 3. Tại sao lại gọi Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?
Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống bởi vì:
– Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
– Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát
triển, cảm ứng di truyền, biến dị…
Câu 4. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào?
– Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ
quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
– Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp
trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống
cấp dưới không có được.
BÀI 2. GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT.
I. CÁC GIỚI SINH VẬT
1. Khái niệm về giới
Giới (Regnum) được xem là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung
những đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống 5 giới sinh vật
Vào thế kỉ XIX Oaitâykơ và Magulis đề nghị xếp các sinh vật vào 5 lãnh giới:
- Giới khởi sinh (Monera)
- Giới nguyên sinh (Protista)
- Giới nấm (Fungy)
- Giới thực vật (Plantae)
- Giới động vật (Animalia)
* Tiêu chí cơ bản để phân biệt 5 giới sinh vật là:
- Loại tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật: nhân thực hay nhân sơ.
- Tổ chức cơ thể là đơn bào hay đa bào.
- Kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng hay dị dưỡng
II. CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRONG MỖI GIỚI
1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao:
Loài – Chi (giống) - Họ - Bộ - Lớp – Ngành - giới.
2. Đặt tên theo nguyên tắc dùng tên kép:
- Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa)
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 4
- Tên thứ hai là tên loài (viết thường).
Ví dụ : loài người (Homo sapiens)
III. ĐA DẠNG SINH HỌC
- Đa dạng loài: 1,8 triệu loài
+ Có khoảng 100 nghìn loài nấm
+ 290 nghìn loài thực vật
+ trên 1 triệu loài động vật
- Đa dạng quần xã và hệ sinh thái.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Trình bày khái niệm giới? Nêu các tiêu chí phân loại trong hệ thống phân loại 5 giới
của Oaitâykơ và Magulis?
– Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung
những đặc điểm nhất định. Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ
dần là: giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài.
– Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới bao gồm: giới Khởi sinh, giới
Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Hệ thống phân loại 5 giới của Oaitâykơ
và Magulis chủ yếu dựa trên ba tiêu chí: loại tế bào nhân sơ hay nhân thực, mức độ tổ chức của
cơ thể và kiểu dinh dưỡng.
Câu 2. Trình bày đặc điểm chính của mỗi giới
Giới Đặc điểm
Đại diện
Nhân
sơ
Nhân
thực
Đơn
bào
Đa
bào
Tự
dưỡng
Dị
dưỡng
Khởi
sinh
Vi khuẩn + + + +
Tảo + + + +
Nấm nhầy + + +
Nguyên
sinh
Động vật nguyên
sinh
+ + + +
Nấm men + + +
Nấm
Nấm sợi + + +
Thực vật
Rêu, Quyết, Hạt
trần, Hạt kín
+ + +
Động vật
Động vật có đây
sống (Cá, lưỡng
cư )
+ + +
Câu 3. Sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là gì?
– Sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là: giới thực vật gồm những sinh
vật sống cố định, sống tự dưỡng, cảm ứng chậm, còn giới động vật gồm những sinh vật sống dị
dưỡng, phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
BÀI 3. GIỚI THIỆU KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH
VÀ GIỚI NẤM.
I. GIỚI KHỞI SINH
- SV điển hình: Vi khuẩn
- Cấu tạo: kích thước từ 1 – 3µm thuộc nhóm tế bào nhân sơ, đơn bào, có thành TB là
peptiđôglican.
- MT sống: đất, nước, không khí, cơ thể SV
- Phương thức dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng; hóa dị dưỡng, quang dị dưỡng.
- VSV cổ được tách ra khỏi vi khuẩn vì chúng có đặc điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo
của thành tế bào, tổ chức bộ gen, sống môi trường khắc nghiệt.
II. GIỚI NGUYÊN SINH
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 5 GV: Phan Mạnh Huỳnh
- SV điển hình: Động vật nguyên sinh (Protozoa), thực vật nguyên sinh (Tảo-Algae), nấm
nhầy (Myxomycota)
- Cấu tạo: SV nhân thực, đơn bào hoặc đa bào.
- Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng.
III. GIỚI NẤM
- SV điển hình: nấm men, nấm sợi.
- Cấu tạo: tế bào nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, có thành kitin (một số ít có thành
xeNLulôzơ), không có lục tạp.
- Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng (hoại sinh,kí sinh, cộng sinh)
- Sinh sản chủ yếu bằng bào tử
IV. CÁC NHÓM VI SINH VẬT
- Vi sinh vật: là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố
rộng, thích ứng cao với môi trường
- Vi sinh vật gồm: vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh,tảo đơn bào.
- Virut cũng được xếp vào vi sinh vật
- Đại diện: Nấm men, nấm sợi.
BÀI 4. GIỚI THỰC VẬT
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT
1. Đặc điểm cấu tạo.
Sinh vật vật đa bào nhân thực, cơ thể gồm nhiều tế bào được phân hoá thành nhiều mô và cơ
quan khác nhau.
Tế bào có thành xenlulôzơ, nhiều tế bào có chứa lục lạp.
2. Đặc điểm dinh dưỡng.
Tự dưỡng nhờ quang hợp (dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng) do tế bào lá có sắc tố
clorophyl .
* Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn của thực vật:
+ Lá có lớp cutin bên ngoài có tác dụng chống mất nước, biểu bì lá có chứa khí khổng để trao
đổi khí và thoát hơi nước.
+ Hệ mạch dẫn phát triển để dẫn truyền nước và các chất.
+ Thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Thực vật có hoa thụ tinh kép tạo hợp tử và nội nhủ.
+ Sự tạo thành quả và hạt để bảo vệ nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ.
II. CÁC NGÀNH THỰC VẬT
* Thực vật có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy
- Rêu: Chưa có hệ mạch. Tinh trùng có roi. Thụ tinh nhờ nước.
- Quyết: Có hệ mạch. Tinh trùng có roi. Thụ tinh nhờ nước.
- Hạt trần: Có hệ mạch. Tinh trùng không roi. Thụ phấn nhờ gió. Hạt không được bảo vệ.
- Hạt kín: Có hệ mạch. Tinh trùng không roi. Thụ phấn nhờ gió, côn trùng. Thụ tinh kép. Hạt
được bảo vệ trong quả.
III. ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT
- Đa dạng loài: 290000 loài chia làm 4 ngành.
- Đa dạng về cấu tạo cơ thể và hoạt động sống thích nghi với các môi trường sống khác nhau.
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 6
BÀI 5. GIỚI ĐỘNG VẬT.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT.
1. Đặc điểm về cấu tạo:
Sinh vật vật đa bào nhân thực, cơ thể gồm nhiều tế bào được phân hoá thành nhiều mô và cơ
quan khác nhau. Đặc biệt có hệ vận động và hệ thần kinh.
2. Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống:
- Sống dị dưỡng.
- Tự di chuyển được, tự tìm kiếm thức ăn.
- Phản ứng nhanh, điều chỉnh được hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với những biến đổi
của môi trường.
II. CÁC NHÀNH CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT.
- Giới động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào trùng roi nguyên thuỷ.
- Động vật được chia thành hai nhóm chủ yếu:
* Động vật không xương sống, gồm các ngành:
+ Ngành thân lỗ.
+ Nành ruột khoang.
+ Ngành giun dẹp
+ Ngành giun tròn
+ Ngành giun đốt.
+ Ngành thên mềm.
+ Ngành chân khớp
+ Ngành da gai.
* Động vật có xương sống. Chỉ có 1 ngành với các lớp:
+ Nửa dây sống
+ Cá (cá miệng tròn, cá sụn, cá xương)
+ Lưỡng cư
+ Bò sát.
+ Chim
+ Thú
III. ĐA DẠNG GIỚI ĐỘNG VẬT.
- Đa dạng loài, cấu tạo cơ thể về hoạt động sống thích nghi với môi trường sống khác nhau.
- Có hơn một triệu loài.
BÀI 7. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO.
I. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC CẤU TẠO NÊN TẾ BÀO.
1. Những nguyên tố hoá học của tế bào
Trong 92 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên, có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể
sống.
=> Ở cấp độ nguyên tử thì giới vô cơ và giới hữu cơ là đồng nhất.
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào
Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Người ta chia nguyên tố hóa học thành 2 nhóm
cơ bản:
a. Nguyên tố đa lượng:
- Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 10
-4
(0,01%)
Ví dụ: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na,….
- Thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (protein, lipit, axit nucleic, cacbohydrat) và
vô cơ cấu tạo tế bào, tham gia hoạt động sinh lý của tế bào.
b. Các nguyên tố vi lượng:
- Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể ít hơn 10
-4
(0,01%)
Ví dụ: Cu, Mn, Zn, Mo, Fe, B,
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 7 GV: Phan Mạnh Huỳnh
- là thành phần cấu tạo enzim, các hoocmon, điều tiết quá trình TĐC trong tế bào.
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO.
1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước.
- Gồm một nguyên tử oxy liên kết với hai nguyên tử hydro bằng liên kết cộng hoá trị.
- Phân tử nước có tính phân cực (nghĩa là hai đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử bị kéo lệch
về phía oxy) => hình thành liên kết hydro giữa các phân tử nước với nhau và với chất tan khác
=> tạo cho nước có tính chất lý hoá đặc biệt như dẫn nhiệt, dẫn điện, tạo sức căng bề mặt,…
2. Vai trò của nước đối với tế bào.
- Là thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống.
- là dung môi hoà tan các chất.
- là môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hoá,….
- Điều hoà thân nhiệt.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể và vỏ Trái đất mà em biết? Trong
các nguyên tố đó, những nguyên tố nào đóng vai trò chính cấu tạo nên cơ thể sống? Vì sao?
– Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong thế giới
sống, các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg…Trong đó
các nguyên tố C, H, O, N đóng vai trò chính, chúng chiếm khoảng 96 % khối lượng cơ thể sống.
Vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit, axit nuclêic
là những chất hoá học chính cấu tạo nên tế bào.
– Các nguyên tố khác mặc dù có thể chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không có nghĩa là chúng không
có vai trò quan trọng đối với sự sống.
Câu 2. Cacbon có vai trò gì với vật chất hữu cơ? Tại sao?
Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại
phân tử hữu cơ. Vì nguyên tử cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử, do vậy một
nguyên tử cacbon có thể cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon và
với nguyên tử của các nguyên tố khác tạo nên một số lượng rất lớn các phân tử hữu cơ khác nhau.
Câu 3. Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể, người ta chia các nguyên tố thành mấy loại?
Vai trò của các nguyên tố đối với cơ thể sống?
Tùy theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố
thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
Nguyên tố
Đặc điểm
Đa lượng Vi lượng
Tỉ lệ
Chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01%
khối lượng cơ thể.
Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối
lượng cơ thể.
Đại diện
C, H, 0, N, Ca, P, K, S, Na,
Cl,…
F, Cu, Fe, Mn, Zn, Mo
Vai trò
- Thành phần cấu tạo nên các
đại phân tử hữu cơ như prôtên,
cacbohiđrat, lipit, axit
nuclêic, là những chất hóa
học chính cấu tạo nên tế bào.
- Thành phần cấu tạo nên các enzim,
hoocmôn, sắc tố, vitamin,
- Ảnh hưởng đến trao đỗi chất, điều
hòa quá trình sinh trưởng, phát triển
của sinh
vật
Câu 4. Mô tả cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước?
Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên
kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có
hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Hai đầu mang điện trái
dấu của hai phân tử nước khác nhau có thể hút nhau cũng như hút các phân tử hoặc các phần của
phân tử khác có tích điện trái dấu. Chính nhờ đặc tính này mà nước có vai trò đặc biệt đối với thế
giới sống.
Câu 5. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 8
các hiện tượng sau:
+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?
– Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên
kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có
hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.
– Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên
mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên.
Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt
động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước
không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.
– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước
liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Câu 6. Hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá lạnh?
Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong nguyên sinh chất của tế bào đông thành đá,
khoảng cách các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất, thể tích
tế bào tăng lên làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết.
Câu 7. Vai trò của nước đối với tế bào?
– Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là
môi trường khuếch tán và môi trường cho các phản ứng sinh hoá xảy ra.
– Nước còn là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Do có khả năng dẫn nhiệt,
toả nhiệt và bốc hơi cao nên nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo
sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung. Nước liên kết có tác
dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào.
BÀI 8. CACBOHIDRAT (SACCARIT) VÀ LIPIT.
I. CACBOHIĐRAT (Saccarit)
Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O.
Công thức chung: (CH
2
O)
n
, trong đó tỉ lệ H và O giống như trong phân tử nước.
1. Cấu trúc của cacbohiđrat.
a. Cấu trúc của Monosaccarit (đường đơn)
- Là loại đường có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử.
- Đường đơn phổ biến là hexôzơ và pentôzơ.
+ Hexôzơ: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
+ Petôzơ: ribôzơ, đêôxyribôzơ.
b. Cấu trúc của Disaccarit (đường đôi) :
- Hai phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại liên kết lại với nhau bằng liên kết glicozit và
loại đi một phân tử nước tạo thành đường đisaccarit (lactozo, manozo…
- Ví dụ: glucozo + galactozo => lactozo
glucozo +glucozo => manozo
c. Cấu trúc của Polisaccarit (đường đa) :
- Nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng phản ứng trùng ngưng.
+ polisaccarit mạch thẳng (xenlulozo) hay mạch nhánh (tinh bột, glicogen)
2. Chức năng của cacbohidrat.
- Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
- Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glycoprotein là những bộ phận cấu tạo
nên các thành phần khác nhau của tế bào.
II. LIPIT
Lipit là hợp chất hữu cơ không tan trong nước,chỉ tan trong các dung môi hữu cơ : ete,
benzen, clorofooc…
* Cấu tạo ừ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác với cacbohydrat) được nối với nhau
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 9 GV: Phan Mạnh Huỳnh
bằng các liên kết hóa trị không phân cực.
1. Cấu trúc của lipit.
a. Mỡ, dầu và sáp (lipit đơn giản)
- Dầu: gồm 1 glixerol (rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (chủ yếu là axit béo không no)
- Mỡ: gồm 1 glixerol (rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (chủ yếu là axit béo no)
- Sáp: 1 rượu mạch dài kết hợp với một đơn vị nhỏ axit béo
Mỗi axit béo thường gồm 16 -18C, trong đó có các liên kết C-H không phân cực nên lipit
không tan trong nước
b. Các photpholipit và steroit (lipit phức tạp)
- Photpholipit:
+ Gồm 2 axits béo liên kết với 1 glixerol và vị trí thứ 3 của glixerol được liên kết với 1 nhóm
photphat, nhóm photphat này nối glixerol với ancol phức ưa nước (colin hay axetylcolin)
+ Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi axit béo kị nước
- Steroit: trong phân tử có các liên kết vòng
2. Chức năng của lippit
- Cấu tạo nên hệ thống màng sinh học: photpholipit, colesterol
- Năng lượng dự trữ: Dầu, mỡ
- Dự trữ nước và tham gia nhiều chức năng sinh học khác: ơstrogen, sắc tố, vitamin: A, D, E,
K.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại
thức ăn khác?
– Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình
thường (đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucozơ và mức bình thường được quy định từ
3,9-6,4 mmol/lít). Trong máu, đường glucozơ được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ
chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người. Glucozơ là nguồn năng lượng chính của
cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ
chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
các chức năng và hoạt động của cơ thể con người. Vì vậy khi đói lả (hạ đường huyết) người ta
phải uống nước đường (đặc biệt nước mía, nước hoa quả) thay vì ăn các loại thức ăn khác để bổ
sung và cân bằng lượng đường trong máu.
Câu 2. Đường đôi là gì? Kể tên các loại đường đôi? Đường đa là gì? Có những loại đường
đa nào?
– Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại (glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ)
liên kết với nhau (nhờ liên kết glicôzit khi đã loại đi một phân tử nước), có vị ngọt và tan trong
nước. Ví dụ, phân tử glucôzơ liên kết với phân tử fructôzơ tạo thành đường saccarôzơ, phân tử
galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo thành đường lactôzơ, 2 phân tử đường glucôzơ liên kết
với nhau tạo thành đường mantozơ.
– Đường đa (hay pôlisaccarit) gồm rất nhiều phân tử đường đơn bằng các phản ứng trùng
ngưng và loại nước tạo thành các pôlisaccarit là các phân tử mạch thẳng (như xenlulôzơ) hay
mạch phân nhánh (như tinh bột thực vật hay glicôgen động vật). Xenlulôzơ do rất nhiều đơn phân
glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết glicôzit. Tinh bột và glicôgen cũng được hình thành từ
rất nhiều các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau thành một phân tử có cấu trúc phân nhánh.
Câu 3. Nêu chức năng của Cacbohiđrat?
Cacbohiđrat có các chức năng chính sau:
– Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Ví dụ: glicôgen là nguồn dự trữ năng
lượng ngắn hạn trong cơ thể động vật, tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng trong cây
– Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Ví dụ: xenlulôzơ là loại đường cấu tạo nên
thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn
trùng hay một số loài động vật khác
– Cacbonhiđrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 10
nên các thành phần khác nhau của tế bào.
Câu 4. Lipit là gì? Kể tên một số loại lipit chính và nêu chức năng của chúng?
- Lipit là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như
benzen, ête, clorofooc.
- Một số loại lipit chính và chức năng của chúng:
+ Mỡ, dầu: được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit
béo. Chức năng chính của chúng là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể
cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột.
+ Phôtpholipit: cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và một nhóm
phôtphat. Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
+ Một số chất có bản chất là Stêrôit như colesterôn tham gia cấu tạo màng tế bào, testostêrôn
và ơstrôgen là hoocmôn giới tính.
+ Sắc tố và vitamin: tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.
Câu 5. Nêu cấu tạo và chức năng của mỡ?
– Cấu tạo của mỡ: gồm 1 phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (mỗi axit
béo thường từ 16-18 nguyên tử C)
+ Mỡ ở động vật chứa các axít béo no nên thường có dạng rắn.
+ Mỡ ở thực vật và 1 số loại cá chứa các axít béo không no nên thường có dạng lỏng.
– Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho
một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột.
BÀI 9. PRÔTÊIN
I. CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN:
1. Axitamin - đơn phân của protein:
- Công thức tổng quát:
H
2
N – CH – COOH
R
Trong đó:
+(-N H
2
) - nhóm amin
+(-COOH) - nhóm cacboxyl
+ gốc R
Có 20 loại axitamin khác nhau chủ yếu ở gốc R
ví dụ:
H
2
N – CH
2
– COOH : glixyl
H
2
N – CH – COOH : Xêrin
CH
2
OH
- Trong tự nhiên có khoảng 20 nguyên tố hóa học, nhưng cơ thể động vật chỉ tổng hợp được
một số aa gọi là aa thay thế.Còn aa không tự tổng hợp được gọi là aa không thay thế: valin,
lơxin…
2. Cấu trúc chuỗi pôlypeptit
- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptid tạo thành chuỗi polipeptid.
- Liên kết peptid được hình thành do nhóm cacbôxyl của aa này lên kết với nhóm amin của aa
kế tiếp và loại đi một phân tử nước.
- Nhóm amin đứng đầu chuỗi và nhóm cacbôxyl đứng cuối chuỗi.
3. Cấu trúc không gian của Prôtêin:
a. Cấu trúc bậc 1:
- Là một chuỗi polipeptid do các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành.
b. Cấu trúc bậc 2:
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 11 GV: Phan Mạnh Huỳnh
- Do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng
) hoặc gấp nếp (dạng
)
- Cấu trúc này được giữ vững bằng các liên kết hidro.
c. Cấu trúc bậc 3:
- Cấu trúc không gian 3 chiều của protein do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp tạo thành.
- Phụ thuộc tình chất của nhóm R, liên kết đisunphua (-S-S-), liên kết hiđro.
d. Cấu trúc bậc 4: Khi 2 hay nhiều chuỗi pôlypeptit kết hợp lại với nhau tạo thành cấu trúc bậc
4.
4. Tính đa dạng và đặc thù của protein:
- Đa dạng: 2 0 loại aa sắp xếp khác nhau tạo vô số loại protein
- Đặc thù bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các aa
*Chú ý: các biến đổi đột ngột của môi trường:nhiệt đô, áp suất, PH…làm phá hủy cấu trúc
không gian 3 chiều của protein => protein bị biến tính
II. CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN:
- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể
VD: + Kêratin cấu tạo nên lông, tóc, móng tay.
+ Côlagen tham gia cấu tạo nên mô liên kết.
- Vận chuyển các chất
VD: Hêmôglôbin vận chuyển O
2
và CO
2
trong máu.
- Kháng thể-bảo vệ cơ thể
VD: Các kháng thể
- Hoocmon điều hòa trao đổi chất
VD: InSulin điều chỉnh lượng gllucôzơ trong máu
- Enzim xúc tác phản ứng sinh hóa
VD: aimilaza thủy phân tinh bột.
- Chức năng vận động của tế bào và cơ thể
VD: Actin và miôzin trong cơ.
- Dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể khi cần thiết
VD: Albumin, cazêin (protein sữa)
- Thụ thể thu nhận thông tin hoặc làm giá đỡ.
VD: Các prôtêin thụ thể trên màng sinh chất.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100
0
C
mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng?
– Khi nhiệt độ môi trường quá cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm
cho chúng mất chức năng (hiện tượng biến tính của prôtêin). Một số vi sinh vật sống được ở
trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100
0
C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng do prôtêin
của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao.
Câu 2. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?
– Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và
bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các
phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của
phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ
kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước
canh.
Câu 3. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
– Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân
thành các axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển
đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. Nếu prôtêin nào đó không được tiêu
hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người bị dị ứng với thức
ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng ghép…)
– Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 12
thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là
phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…).
Câu 4. Nêu chức năng của prôtêin?
– Prôtêin là thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Cấu trúc của prôtêin quy
định chức năng sinh học của nó. Prôtêin có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số
các hợp chất hữu cơ có trong tế bào.
– Prôtêin có một số chức năng chính sau:
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Chúng đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi
bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. Ví dụ: côlagen tham gia cấu tạo nên
các mô liên kết, histon tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể
+ Vận chuyển các chất. Một số prôtêin có vai trò như những “xe tải” vận chuyển các chất
trong cơ thể. Ví dụ: hêmôglôbin
+ Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể (có bản chất là prôtêin) có chức năng bảo vệ cơ thể
chống lại các tác nhân gây bệnh
+ Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào
+ Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Ví dụ: các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò
xúc tác cho các phản ứng sinh học
+ Điều hoà quá trình trao đổi chất. Các hoocmôn - phần lớn là prôtêin – có chức năng điều
hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể. Ví dụ: insulin điều hoà lượng đường trong
máu
+ Vận động. Nhiều loại prôtêin tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. Ví dụ:
miozin trong cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng
+ Dự trữ. Lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin dự trữ cung cấp
năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động. Ví dụ: albumin, cazêin, prôtêin dự trữ trong các hạt
của cây
– Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của prôtêin quyết định.
Câu 5. Nêu điểm khác nhau chính trong các bậc cấu trúc của prôtêin?
Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc của prôtêin:
– Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi
pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của prôtêin thực chất là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit
amin trên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một thể hiện tính đa dạng và đặc thù của prôtêin qua số
lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin.
– Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit co xoắn α hoặc gấp nếp β tạo nên nhờ các liên kết hiđrô
giữa các axit amin trong chuỗi với nhau tạo nên cấu trúc bậc 2.
– Cấu trúc bậc ba: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2
cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin, tạo nên khối hình cầu).
– Cấu trúc bậc bốn: khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit (cùng loại hay khác loại) phối
hợp với nhau để tạo nên phức hợp prôtêin lớn hơn thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của prôtêin. Các
chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hiđrô.
Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng (do nhiệt độ cao, độ pH, ) là prôtêin
đã mất chức năng sinh học (hiện tượng biến tính của prôtêin).
Câu 6. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin?
Các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin:
– Liên kết peptit hình thành giữa 2 axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit
hình thành nên chuỗi pôlipeptit tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
– Liên kết hiđrô. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các axit
amin ở gần nhau.
– Liên kết kỵ nước. Khi các gốc kỵ nước (ví dụ gốc -CH3 của các axit amin) ở gần nhau, giữa
chúng hình thành lực hút, đó là lực hút kỵ nước tạo nên liên kết kỵ nước.
– Liên kết đisunphua (-S-S-), góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của prôtêin.
Câu 7. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng?
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 13 GV: Phan Mạnh Huỳnh
– Collagen và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Kêratin tạo
nên cấu trúc của da, lông, móng.
– Hoocmôn insulin và glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa
hàm lượng đường glucô trong máu.
– Các enzim thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzim amylaza trong nước bọt phân
giải tinh bột, enzim pepsin phân giải prôtêin, enzim lipaza phân giải lipit.
– Huyết sắc tố hêmôglôbin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển ôxy và cacbônic
trong máu
Câu 8. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin
nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
– Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi
pôlipeptit, từ đó tạo nên hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin và do đó quyết định tính chất
cũng như vai trò của prôtêin. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến
sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prôtêin. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit
amin trên chuỗi pôlipeptit quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
– Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng
chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp
xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
BÀI 10: AXIT NUCLEIC
I. KHÁI NIỆM:
- Axit nuclêic là một đại phân tử sinh học có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là
nuclêôtit.
- Axit nuclêic có 2 loại: Axit đêoxiribônuclêic (ADN) và Axit ribônuclêic (ARN)
II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN:
1. Nuclêôtit - Đơn phân của ADN:
- Cấu tạo đơn phân của Nuclêôtit gồm 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ: (đường Đêôxiribô): C
5
H
10
O
4
.
+ Axit photphoric H
3
PO
4
+ Một trong 4 loai bazơnitơ: Adenin(A), Timin(T), Guamin(G), Xitoxin(X).
- Từ 4 loại bazơnitơ tạo nên 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X
- Tên gọi của bazơ nitơ chính là tên gọi của nuclêôtit.
2. Cấu trúc của ADN theo Watson và Crick:
- ADN là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P; được cấu
tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit, các nucleotit liên kết với nhau bằng
liên kết photpho dieste tạo thành chuỗi polynucleotit.
* Cấu trúc không gian của ADN:
+ Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit ngược chiều nhau, xoắn
quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). các nucleotit đối diện trên hai mạch đơn
liên kết với nhau bằng liên kết hydro (trong đó A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết
với X bằng 3 liên kết hydro).
+ Chiều cao vòng xoắn (chu kì xoắn): 3,4nm hay 34A
o
(1 chu kì xoắn gồm 10 cặp Nuclêôtit)
kích thước 1 nuclêôtit: 3,4A
o
hay 0,34nm.
+ Đường kính vòng xoắn:2nm
- Chiều dài phân tử ADN từ vài chục đến vài trăm
m
.
* Ở tế bào nhân sơ ADN tồn tại ở dạng mạch vòng, tế bào nhân thực tồn tại ở dạng chuỗi
xoắn kép
3. Chức năng của ADN:
- Tính đa dạng và đăc thù của ADN Mỗi phân tử AND được đặc trưng bởi số lượng, thành
phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.
- Chức năng: mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 14
+ Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử AND dưới dạng trình tự các nucleotit xác
định.
+ Thông tin di truyền được bảo quản nhờ các liên kết photpho dieste, cấu trúc mạch kép và
liên kết với protein.
+ Thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ sự nhân đôi AND trong
quá trình phân bào.
+ Thông tin di truyền còn được truyền từ ADN → ARN → protein thông qua quá trình phiên
mã và dịch mã.
- Một số virut, thông tin di truyền được lưu trữ trên ARN.
- Những sai sót trên ADN được enzim sữa sai trong tế bào sữa chữa.
BÀI 11: AXIT NUCLEIC(tt)
II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ARN:
1. Nuclêôtit - Đơn phân của ARN:
- Cấu tạo đơn phân của Nuclêôtit gồm 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ: (đường ribô): C
5
H
10
O
5
.
+ Axit photphoric H
3
PO
4
+ Một trong 4 loai bazơnitơ: Adenin(A), Uraxin(U), Guamin(G), Xitoxin(X).
- Từ 4 loại bazơnitơ tạo nên 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X
- Tên gọi của bazơ nitơ chính là tên gọi của nuclêôtit.
2. Cấu trúc của ARN:
- ARN thông tin (mARN) : cấu tạo là một chuỗi polyribonucleotit mạch thẳng
- ARN vận chuyển (tARN): cấu tạo là một chuỗi polyribonucleotit quấn trở lại một đầu. Trên
mỗi phân tử đều có một bộ ba đối mã đặc hiệu (anticodon) để nhận ra và bắt đôi với côđon trên
mARN .
- ARN ribôxôm (rARN): cấu tạo là một chuỗi polyribonucleotit, nhiều vùng liên kết bổ sung
tạo các vùng xoắn kép cục bộ.
3. Chức năng của ARN:
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền (làm khuôn cho quá trình dịch mã)
- tARN mang axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
- rARN: kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm (gồm 2 tiểu đơn vị lớn và bé tồn tại riêng lẻ
trong tế bào)
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. So sánh cấu trúc và chức năng của ADN với ARN?
So sánh cấu trúc và chức năng của ADN với ARN
Điểm so sánh ADN ARN
Cấu trúc:
- Đơn phân
- Số mạch, số đơn
phân
- Thành phần của
một đơn phân
- Đơn phân là nuclêôtit.
- 2 mạch dài với hàng chục
nghìn đến hàng triệu
nuclêôtit.
- Thành phần cấu trúc của
nuclêôtit:
+ Axit phôtphoric
+ Đường đêôxiribôzơ
+ Bazơnitơ: A, T, G, X
- Đơn phân là ribônuclêôtit.
- 1 mạch với hàng chục đến hảng nghìn
ribônuclêôtit.
- Thành phần cấu trúc của ribônuclêôtit:
+ Axit phôtphoric
+ Đường ribôzơ
+ Bazơ nitơ: A, u, G, X
Chức năng - ADN có chức năng mang,
bảo quản và truyền đạt
thông tin di truyền.
- ARN gồm 3 loại là mARN, tARN và
rARN, mỗi loại thực hiện một chức năng
nhất định trong quá trình truyền đạt và
dịch thông tin di truyền từ ADN sang
prôtêin:
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 15 GV: Phan Mạnh Huỳnh
+ mARN: truyền đạt thông tin đi truyền:
ADN —> ARN —> prôtêin.
+ tARN: vận chuyển axit amin đặc hiệu.
+ rARH: thành phần cấu tạo của ribôxôm
(là bào quan tồng hợp prôtêin).
Câu 2. Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác
nhau giữa các nuclêôtit là gì?
– ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit.
– Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường đêôxiribôzơ, nhóm phôtphat và bazơ
nitơ. Có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X, chúng phân biệt nhau về bazơ nitơ nên người ta gọi tên của
các nuclêôtit theo tên của các bazơ nitơ (A = Ađênin, T = Timin, G = Guanin và X = Xitôzin).
– Các nuclêôtit trên một mạch liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi
pôlinuclêôtit. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ
sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch
này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Các liên kết phôtphodieste
giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến
có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ
cho phân tử ADN sự bền vững nhất định. Ngược lại, liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có
rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh hoạt này mà
các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
Câu 3. Phân biệt cấu trúc và chức năng của các loại ARN?
Dựa vào chức năng của các ARN, người ta phân loại ARN thành 3 loại chính:
Loai ARN
C
ấu trúc
Ch
ức n
ăng
mARN - ARN
thông tin
Là một mạch pôlyribônuclêôtit (gồm hàng
trăm đến hàng nghìn đơn phân) sao chép từ
ADN trong đó U thay cho T.
Truyền đạt thông tin di
truyền theo sơ đồ:
ADN —> ARN —>
prôtêin.
tARN - ARN
vận chuyển
Là một mạch pôlyribônuclêôtit (gồm từ vài
chục đến vài trăm đơn phân), có những đoạn
các cặp bazơ (trên cùng 1 mạch) liên kết với
nhau theo nguyên tắc bỗ sung, phân tử
tARN có 1 đầu mang axit amin, 1 đầu mang
bộ ba đối mã (với bộ ba mã hóa trên
mARN).
Vận chuyển axit amin đặc
hiệu tới ribôxôm để tổng
hợp prôtêin.
rARN - ARN
ribôxôm
Là một mạch pôlyribônuclêôtit chứa hàng
trăm đến hàng nghìn đơn phân trong đó có
t
ới 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung.
Là thành phần cấu trúc chủ
yếu của ribôxôm (bào quan
t
ổng hợp prôtêin).
Câu 4. Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống
giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua việc
phân tích ADN?
– Rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc
ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất
này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
– Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết thống, xác định
nhân thân của các hài cốt Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ một sợi tóc còn sót lại trên hiện
trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của một loạt những người bị tình nghi. Nếu người
tình nghi có ADN giống với ADN lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên
quan đến vụ án. Tương tự như vậy, người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người
này hay người kia nhờ vào sự giống nhau về ADN giữa con và bố.
Câu 5. Chứng minh trong ADN, cấu trúc phù hợp với chức năng?
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 16
Chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. ADN có cấu trúc
phù hợp để thực hiện chức năng của nó.
– Đầu tiên xét chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền nên nó phải thật
bền vững. ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit, các nuclêôtit liên
kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlynuclêôtit. Các liên kết
phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác
nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết
phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định giúp nó bảo quản và lưu trữ tốt thông
tin di truyền. Mặt khác, các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo
nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược
lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Liên kết
hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh
hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp
các nuclêôtit.
– ADN phiên mã tạo ra ARN, nhờ đó mà thông tin di truyền được truyền đạt từ ADN tới
prôtêin theo sơ đồ ADN → ARN → prôtêin. Liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit của 2 mạch đơn
làm cho ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, tính bền vững giúp nó bảo quản, lưu trữ thông tin di
truyền tốt còn tính linh hoạt giúp cho 2 mạch đơn của nó dễ dàng tách nhau ra trong quá trình tái
bản (truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể) và phiên mã (truyền đạt thông
tin di truyền từ ADN tới prôtêin để biểu hiện thành tính trạng cơ thể). Mặt khác, nhờ nguyên tắc
bổ sung mà thông tin di truyền được sao chép một cách chính xác nhất, hạn chế tới mức tối thiểu
những sai sót, đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác.
– Ngoài ra, nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại
ADN có cấu trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit. Tính đa
dạng và đặc thù của ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
Câu 6. Tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng?
– ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit. Số lượng, thành phần,
trình tự sắp xếp của các nuclêôtit làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng.
– Ngoài ra, cấu trúc không gian khác nhau của các dạng ADN cũng mang tính đặc trưng.
Câu 7. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo
em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?
– ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Các nuclêôtit giữa 2
mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết
với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch
kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại), tuy liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều
liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim
có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
– Mặt khác, do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được
bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ được dùng làm
khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến.
Câu 8. Tại sao cũng chỉ 4 loại nuclêôtit nhưng các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc
điểm và kích thước rất khác nhau?
Tuy phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân
bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ 4 loại nuclêôtit đó có thể tạo nên vô số phân
tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN đó lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau
quy định các tính trạng rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 17 GV: Phan Mạnh Huỳnh
BÀI 13. TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. Khái quát về tế bào:
+ Thuyết TB: tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, các quá trình chuyển hóa vật
chất và di chuyển đều xảy ra trong tế bào, tế bào chỉ được sinh ra bằng sự phân chia của tế bào
đang ồn tại trước đó.
- Hình dạng và kích thước các loại TB không giống nhau nhưng đều có kích thước quá nhỏ.
Dựa vào cấu trúc người ta chia 2 nhóm TB: TB nhân thực và tế bào nhân sơ đều có 3 thành phần
cấu trúc cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).
+ Tế bào chất và các bào quan
Tóm lại: TB là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ đặc điểm của 1 hệ sống.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ (TBvi khuẩn)
Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có kích thước nhỏ, chưa có màng nhân, chưa có các bào
quan co màng bao bọc.
1. Thành phần bắt buộc:
a. Màng sinh chất: Có cấu tạo từ photpholipit và Prôtêin
b. Tế bào chất:
- Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần chính: bào
tương (một dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác), có riboxom và các hạt
dự trữ
- Là nơi tổng hợp các loại Protein và các hoạt động sống của TB.
c. Vùng nhân:
Vùng nhân thường chỉ là 1 phân tử ADN vòng chưa có màng nhân rõ TB nhân sơ
2. Thành phần không bắt buộc
a. Thành tế bào: được cấu tạo từ chủ yếu từ peptiđô glican, có chức năng quy định hình dạng
tế bào
Dựa vào thành TB người ta chia vi khuẩn ra làm 2 loại: Gram dương (G
+
) và Gram âm (-)
b. Vỏ nhầy: Giúp vi khuẩn tăng sức bảo vệ hay bám dính vào các bề mặt của tế bào vật chủ.
c. Lông: Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào
người.
d. Roi: Có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V)
sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế
bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích
thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia
trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.
Câu 2. Trình bày cấu tạo của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi của tế bào nhân sơ?
– Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo
nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết
với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào
cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương và
Gram âm.
– Bên dưới lớp thành tế bào là một lớp màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và
prôtêin. Một số loại vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy giúp vi khuẩn tăng
sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh…
– Ngoài ra, ở một số vi khuẩn còn có lông và roi. Lông có chức năng như những thụ thể tiếp
nhận các virut hoặc có thể giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, một số vi khuẩn gây bệnh ở
người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di
chuyển.
Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ ?
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 18
– Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Tế bào chất gồm có hai thành
phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác
nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin,
rARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm
của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.
– Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và
khung tế bào.
Câu 4. Sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm ?
Thành tế bào của 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau ở những điểm chủ
yếu sau:
Gram dương Gram âm
- Không có màng
ngoài
- Có màng ngoài
- Lớp peptiđôglican
dày
- Lớp peptiđôglican
mỏng
- Có axit teicoic - Không có axit
teicoic
- Không có khoang
chu chất
- Có khoang chu chất
BÀI 14. TẾ BÀO NHÂN THỰC
A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC:
- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.
- Có nhân và màng nhân bao bọc.
- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Các bào quan đều có màng bao bọc
B. CÁU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC.
I. Nhân tế bào:
1. Cấu trúc:
+ Hình dạng: hình cầu, hình bầu dục.
+ Kích thứơc: đường kính 5micrômet.
+ Cấu trúc:
a. Màng nhân: là màng kép, dày 6 - 9 micrômet, có cấu trúc giống như màng sinh chất
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 19 GV: Phan Mạnh Huỳnh
Màng ngoài: thường nối với lưới nội chất.
Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân, có đường kính từ 50 – 80 nanomet. Lỗ nhân được
gắn với nhiều phân tử protein cho phép phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
b. Chất nhiễm sắc: Gồm các sợi nhiễm sắc (cấu tạo từ ADN liên kết với protein histon). Các
sợi nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành NST.
c. Nhân con: trong nhân có 1 hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại là
nhân con. Nhân con chủ yếu là protein (80- 85%) và rARN.
2. Chức năng:
- Do chứa ADN nên quyết định mọi đặc tính của tế bào.
- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển sinh tổng hợp prôtein.
- Tham gia vào chức năng sinh sản.
II. Ribôxôm:
1. Cấu tạo:
- Ribôxôm là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc. Kích thước từ 15- 25nm.
- Thành phần hoá học: rARN và prôtein.
- Trong mỗi tế bào: số lượng riboxom nhiều.
2. Chức năng:
Chuyên tổng hợp prôtein của tế bào
III. Khung xương tế bào.
- Là hệ thống mạng sợi và ống protein (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau.
- Duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan, giúp tế bào di chuyển, thay đổi hình dạng (ở
amip)
IV. Trung thể
- Cấu trúc: không có cấu trúc màng được cấu tạo từ hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo
trục dọc.
* Trung tử là một ống hình trụ, rỗng dài, có đường kính khoảng 0,13 µm, gồm nhiều bộ ba vi
ống xếp thành vòng.
- Vai trò: quan trọng trong quá trình phân chia của tế bào (bào quan hình thành thoi vô sắc).
BÀI 15. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)
V. TI THỂ:
1. Cấu trúc:
Ti thể có 2 lớp màng bao bọc: Màng ngoài trơn không gấp khúc, màng trong gấp nếp tạo
thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.
Bên trong chất nền có chứa ADN và ribôxôm.
2. Chức năng:
Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
VI. LỤC LẠP (chỉ có ở thực vật):
1. Cấu trúc:
- Gồm 2 lớp màng bao bọc.
- Bên trong:
+ Chất nền không màu có chứa ADN, ribôxôm, enzim xúc tác cho các phản ứng tối.
+ Hạt Grana: Hệ thống các túi dẹt (tilacoit) xếp chồng chất lên nhau, màng tilacôit có chứa
chất diệp lục và enzim xúc tác cho các phản ứng sáng của quang hợp.
Các Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.
2. Chức năng:
- Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 20
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. So sánh ti thể với lục lạp?
– Giống nhau:
+ Đều có 2 lớp màng bao bọc.
+ Đều có chức năng tổng hợp ATP cho tế bào .
+ Đều chứa ADN và riboxom.
+ Cả 2 bào quan này có nhiều enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
+ Tự sinh sản bằng phân đôi.
– Khác nhau :
Ti thể Lục lạp
- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp. - Hai lớp màng đều trơn nhẵn.
- Có các enzim hô hấp đính trên màng trong
(hay các t
ấm r
ăng lư
ợc crista)
- Có enzim pha sáng quang hợp đính
trên các túi tilacoit
ở hạt grana.
- Năng lượng (ATP) tạo ra được sử dụng cho
t
ất cả các họat
đ
ộng sống của tế
bào.
- Năng lượng (ATP) tạo ra ở pha
sáng đư
ợc dùng cho pha tối
đ
ể tổng
- Có mặt hầu hết ở các tế bào. - Có mặt ở trong các tế bào quang
h
ợp.
Câu 2. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm?
– Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một lớp
màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Các enzim này phân
cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia
vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời
hạn sử dụng. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng
không bài xuất ra bên ngoài.
– Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào.
Câu 3. Trình bày chức năng của không bào?
Không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng, bên trong là dịch không bào chứa các
chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào. Chức năng của không bào
khác nhau tùy từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Một số tế bào cánh hoa của thực vật có
không bào chứa các sắc tố làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Một số không bào lại
chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc đối với các loài ăn thực vật. Một số loài thực vật lại có
không bào để dự trữ chất dinh dưỡng. Một số tế bào động vật có không bào bé, các nguyên sinh
động vật thì có không bào tiêu hoá phát triển. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và
bộ máy gôngi.
Câu 4. Ý nghĩa của cấu trúc màng trong kiểu răng lược của ti thể ?
Màng trong của ti thể ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào kiểu răng lược, cấu trúc này
làm tăng diện tích của màng. Diện tích màng trong lớn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các
mào, tăng lượng enzim, hỗ trợ quá trình hô hấp.
BÀI 16. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)
VII. LƯỚI NỘI CHẤT:
- Lưới nội chất là một hệ thống nội màng, gồm các xoang dẹp và ống thông với nhau. Có 2
loại lưới nội chất:
- Mạng lưới nội chất hạt:
+ Nối liền với màng nhân và phía ngoài nối với mạng lưới nội chất trơn.
+ Mạng lưới nội chất hạt trên màng có đính nhiều ribôxôm.
+ Chức năng: Tổng hợp protein đưa ra ngoài tế bào và các protein cấu tạo màng, protein dự
trữ, protein kháng thể,…
- Mạng lưới nội chất trơn:
+ Nối liền với mạng lưới nội chất hạt và phía ngoài nối với màng sinh chất.
+ Mạng lưới nội chất trơn có chứa nhiều enzim đặc hiệu.
+ Chức năng: Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường phân huỷ các chất độc hại cho tế bào
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 21 GV: Phan Mạnh Huỳnh
- Ngoài ra Pêroxixom được hình thành từ mạng lưới nội chất trơn, chứa nhiều enzim đặc hiệu.
Chức năng: chuyển hóa lipit, khử độc cho TB.
VIII. BỘ MÁY GÔNGI VÀ LIZOXOM
1. Bộ máy gôngi
- Cấu trúc: Bộ máy gôngi là hệ thống túi dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau.
- Chức năng: Bộ máy gôngi là nơi thu nhận một số chất như: Protein, lipit, đường…lắp ráp
thành sản phẩm cuối cùng rồi vận chuyển đến các nơi khác trong tế bào. Ngoài ra bộ máy gôngi
còn là nơi tổng hợp một số hoomon và tổng hợp polisaccarit cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật
2. Lizoxom:
Đơ Đuyvơ phát hiện năm 1949.
- Cấu trúc: Lizoxom là bào quan được hình thành từ bộ máy gôngi có dạng túi, có kích thước
từ 0,25-0,6µm. Lizôxôm được bao bọc bởi một lớp màng bên trong chứa nhiều enzim thuỷ phân.
- Chức năng: Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan hết thời hạn sử
dụng.
IX. KHÔNG BÀO:
- Cấu trúc: Không bào là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Không bào được bao bọc bởi một
lớp màng bên trong chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ hoặc có chứa sắc tố (TB cánh hoa)
- Chức năng:
+ Tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào.
+ Tạo màu sắc ở một số tế bào cánh hoa
quyến rũ côn trùng thụ phấn.
+ Chứa chất phế thải, chất độc đối với một số loài ăn thực vật (chức năng bảo vệ),…
BÀI 16. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)
X. MÀNG SINH CHẤT:
1. Cấu trúc: Cấu trúc khảm động:
- Màng sinh chất được cấu tạo từ 2 thành phần chính: lipit màng và protein màng
* Lipit màng là lớp phân tử kép lipit (gồm 2 phân tử lipit áp sát nhau làm nên cấu trúc cơ bản
bao bọc quanh tế bào).
Về thành phần hóa học: photpholipit và colesterol. Thành phần của đa số màng hầu như bao
giờ cũng là photpholipit, liên kết với một hàm lượng nhỏ các lipit trung tính và glicolipit.
+ Lớp photpholipit : dày khoảng 9nm.
- Phân tử phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước hướng ra ngoài.
- Photpholipit gồm nhiều loại, các phân tử này xếp xen kẻ với nhau, từng phân tử có thể quay
xung quanh các trục chính của mình và đổi chổ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng một lớp phân
tử theo chiều ngang. Chính sự vận động đổi chổ này đã làm nên tính linh động của màng tế bào.
Hai lớp màng thường chứa các lipit khác nhau.
- Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu.
+ Colesterol: nằm xen kẻ với photpholipit và rải rác trong màng. Chiếm 25 – 30% thành phần
lipit màng. Colesterol cản trở sự đổi chổ của photpholipit, do đó làm giảm tính linh động của
màng. Nên màng sẽ ổn định hơn.
* Xen kẽ các phân tử phôtpholipit là các phân tử protein. Có 2 loại protein:
- Protein xuyên màng: là loại xuyên suốt qua lớp kép phôtpholipit. Đây là kênh vận chuyển
tích cực các chất qua màng (tính thấm chọn lọc của màng).
- Protein bám màng: liên kết với cacbohidrat hoặc lipit để thực hiện nhiều chức năng khác
như: thu nhận thông tin, protein là enzim, protein làm nhiệm vụ ghép nối TB.
- Ngoài ra màng còn có cholesterol, có chức năng tăng cường tính ổn định của màng,
cacbohidrat và glicoprotein giúp nhận biết tế bào quen hay lạ.
2.Chức năng:
- Là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược
lại.
- Vận chuyển các chất (Kênh prôtêin).
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 22
- Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào.
- Là nơi định vị của nhiều loại enzim.
- Các protein màng làm nhiệm vụ nối các tế bào lại thành một mô…
- Nhờ glicôprôtein là “dấu chuẩn” để tế bào nhận biết nhau và nhân biết tế bào lạ.
XI. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT:
1. Thành tế bào:
- Cấu trúc:
+ Thành tế bào nấm cấu tạo bằng kitin (một số là xenlulôzơ).
+ Thành TBĐV (nếu có) là glicôcalix.
+ Thành tế bào thực vật cấu tạo bằng xenlulôzơ trên thành có nhiều cầu sinh chất.
+ Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo bằng peptiđôglican trên thành không có cầu sinh chất
- Chức năng: Bảo vệ tế bào, giúp tế bào có hình dạng và kích thước nhất định.
2. Chất nền ngoại bào:
Tế bào động vật liên kết với nhau bằng chất nền ngoại bào
- Cấu trúc: Chất nền ngoại bào cấu tạo từ glicôprotein và các hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Chức năng: Chất nền ngoại bào giúp tế bào động vật liên kết với nhau tạo thành mô và giúp
tế bào thu nhận thông tin.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực?
a. Cấu trúc màng sinh chất:
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:
– Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm
các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử
colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như
những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên
ngoài.
– Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể
chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động
những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
b. Chức năng màng sinh chất:
– Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp
photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện
đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.
– Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
– Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1
của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
Câu 2. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm?
Bên ngoài màng sinh chất của thực vật và của nấm được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật,
thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin,
thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo
vệ tế bào.
Câu 3. Nêu các cấu trúc chính bên ngoài màng sinh chất?
– Thành tế bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi
thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được
cấu tạo chủ yếu bằng kitin. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào.
– Chất nền ngoại bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật có cấu trúc gọi
là chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin
liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào
giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
Câu 4. Prôtêin của màng sinh chất có những loại nào?
Prôtêin của màng sinh chất bao gồm 2 loại là prôtêin xuyên màng và prôtêin bề mặt. Prôtêin
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn
Trang 23 GV: Phan Mạnh Huỳnh
xuyên màng là những loại xuyên suốt hai lớp phôtpholipit của màng sinh chất, còn prôtêin bề mặt
là những prôtêin chỉ bám trên bề mặt màng sinh chất (chèn vào một lớp phôtpholipit). Các prôtêin
có thể liên kết với các chất khác nhau như cacbohiđrat và lipit để thực hiện những chức năng
khác nhau.
Câu 5. Kể tên và nêu chức năng từng thành phần của màng sinh chất?
Thành ph
ần m
à
ng
Ch
ức n
ăng
Ví d
ụ
1. Tầng kép
phôtpholipit
- Hàng rào thấm đối với prôtêin. - Tầng kép của tế bào không thấm
đối với các phân tử hòa tan trong
nước.
2. Prôtêin xuyên
màng
a. Chất vận chuyển
b. Các kênh
c. Thụ quan
-Vận chuyến các phân tử prôtêin
qua màng ngược gradien nong
độ.
- Dẫn truyền các phân tử qua
màng.
- Dẫn truyền thông tin vào tế
bào.
-Kênh glicôporin để dẫn truyền
đường.
-Kênh dẫn truyền nước qua màng.
-Các hoocmôn, các chất dẫn truyền
thần kinh liên kết với các thụ quan
màng.
3. Gen chỉ thị bề mặt
tế bào
- Glicôlipit có thể nhận dạng
mô
- Xác định hình dạng tế bào.
- Gen chỉ thị nhóm máu A, B, O
- Tế bào hồng cầu.
4. Mạng lưới prôtêin
bên trong
- Neo giữ các prôtêin nhất định
vào các vị trí riêng.
- Định vị thụ quan.
BÀI 18. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Vận chuyển thụ động:
1. Thí nghiệm (SGK)
2. Kết luận:
- Khuếch tán: là chuyển động phân tán của các phân tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp hơn. (do chuyển động nhiệt của chúng gây ra)
- Thẩm thấu: là sự khuếch tán của nước (hay dung môi) qua màng bán thấm. (nước tự do)
* Cơ chế: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất tuân theo nguyên lí khuyếch
tán và không tiêu tốn năng lượng
- Vận chuyển thụ động bằng 2 con đường:
+ Qua lớp phôtpholipit kép: Các phân tử có kích thước nhỏ, các chất không phân cực, các chất
tan trong lipit khuếch tán qua đường này (CO
2
, O
2
)
+ Qua kênh protein xuyên màng: các phân tử có kích thước lớn, các ion, các chất phân cực
được vận chuyển qua kênh này (có tính chọn lọc)
=> Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nồng độ, đặc tính lí hoá và tỉ lệ thuận với diện tích
khuếch tán
* Có 3 loại môi trường:
- Dung dịch ưu trương: là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế
bào.
- Dung dịch nhược trương: là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế
bào.
- Dung dịch đẳng trương: là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
II. Vận chuyển chủ động:
- Là hình thức vận chuyển chất tan từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược
chiều gradien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng
- Vận chuyển chủ động cần có các kênh protein đặc hiệu cho từng loại chất cần vận chuyển.
Ví dụ kênh K-Na chỉ vận chuyển Na
+
và K
+
- Các kênh protein xuyên màng thường vận chuyển các chất: đường, aa, các ion…để dự trữ
vào kho tế bào
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 24
- Các ion Na
+
, Ca
2+
, K
+
, Cl
-
, HPO
4
3-
, được bơm chủ động vào TB để dự trữ.
III. Nhập bào và xuất bào:
- Nhập bào là hình thức vận chuyển các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng
sinh chất.
Nhập bào có 2 hình thức:
+ Ẩm bào: là hiện tượng màng tế bào biến dạng để đưa vào trong những chất có khối lượng
phân tử lớn ở dạng lỏng, không thể lọt qua lỗ màng.
+Thực bào: là hiện tượng màng tế bào biến dạng để đưa vào trong những chất có khối lượng
phân tử lớn ở dạng rắn, không thể lọt qua lỗ màng.
- Xuất bào là hiện tượng tế bào bài xuất ra ngoài các phân tử bằng cách hình thành các bóng
xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc phân tử ra
ngoài.
- Hình thức vận chuyển này phải có sự biến đổi của màng sinh chất và tiêu tốn năng lượng
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động?
– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào
có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng
lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu.
– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận
chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng
độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng
nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ
màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các iôn) thì
cần có kênh prôtêin đặc hiệu.
Câu 2. Phân biệt vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động?
Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ thấp (thuận chiều građien
nồng độ).
- Không cần tiêu tốn năng lượng.
- Khuếch tán trực tiếp qua màng hoặc nhờ các
prôtêin xuyên màng.
- Ví dụ vận chuyển O2, CO2, glucôzơ.
- Vận chuyển các chất đi từ nơi có n
ồng
độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược
chiều građien nồng độ).
- Tiêu tốn năng lượng ATP.
- Nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu trên
màng.
- Ví dụ vận chuyến ion Na+, K+
Câu 3. Trình bày các hình thức nhập bào và xuất bào?
– Đối với các phân tử lớn (các thể rắn hoặc lỏng) không lọt qua các lỗ màng được thì tế bào sử
dụng hình thức xuất bào hoặc nhập bào để chuyển tải chúng ra hoặc vào tế bào.
– Nhập bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh
chất. Các phần tử rắn (ví dụ vi khuẩn) hoặc lỏng (ví dụ giọt thức ăn) khi tiếp xúc với màng thì
màng sẽ biến đổi và tạo nên bóng nhập bào bao lấy vi khuẩn hay giọt lỏng, các bóng này sẽ được
tế bào tiêu hoá trong lizôxôm. Nhập bào gồm 2 dạng:
+ Thực bào: chất vận chuyển ở dạng rắn.
+ Ẩm bào: chất vận chuyển ở dạng lỏng.
– Xuất bào là phương thức đưa các chất ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
Trong hiện tượng xuất bào, tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình thành
các bóng xuất bào (chứa các chất hoặc phần tử đó), các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến
đổi và bài xuất các chất hoặc phần tử ra ngoài. Bằng cách xuất bào, các prôtêin và các đại phân tử
được đưa ra khỏi tế bào.
Câu 4. Các cô bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau cho rau tươi lâu, cơ sở khoa học
của thao tác này là gì?
Muốn cho rau tươi ta phải vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào
trương lên khiến cho rau tươi không bị héo.
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Q Đơn
Trang 25 GV: Phan Mạnh Huỳnh
Câu 5. Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào rau để rau khơng bị quắt
và vẫn xanh?
Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu
nên nước sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. Để tránh hiện tượng này, ta nên
xào rau ít một, lửa to và khơng nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng
cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngồi của rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngồi. Do
vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau khơng bị quắt nên vẫn dòn và ngon. Trước
khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra
ngồi.
BÀI 21. CHUYỂN HỐ NĂNG LƯỢNG
I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
- Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh cơng.
- Năng lượng tồn tại ở 2 trạng thái:
+ Động năng: Năng lượng sẵn sàng sinh cơng (liên quan đến các hình thức chuyển động của
vật chất: các ion, phân tử, các vật thể lớn). Trong TB động năng chứa trong liên kết cao năng của
phân tử ATP.
+ Thế năng: là năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh cơng (năng lượng có tiềm năng sinh
cơng: nước hay vật nặng ở 1 độ cao nhất định, năng lượng các liên kết hóa học trong các hợp chất
hữu cơ, chênh lệch các điện tích ngược dấu ở 2 bên màng,…)
- Trong Tb có các dạng năng lượng như: Nhiệt năng, hố năng, động năng, điện sinh học…
Nhưng trong đó hóa năng là nguồn năng lượng chủ yếu (năng lượng tồn tại trong các liên kết hố
học)
II. CHUYỂN HỐ NĂNG LƯỢNG
- Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống (chuyển hóa
giữa hai dạng động năng và thế năng)
- Trong cơ thể sinh vật ln xảy ra q trình chuyển hố năng lượng đó là q trình đồng hố
và dị hố giúp sinh vật tồn tại.
+ Đồng hố là q trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, tiêu tốn năng
lượng.
+ Dị hố là q trình phân huỷ chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản và giải phóng năng
lượng
- Q trình chuyển hố năng lượng giữa các sinh vật: năng lượng ánh sáng mặt trời
hợpquangvậtthực
chất hữu cơ, rồi qua chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật, cuối cùng trở thành
nhiệt năng phát tán vào mơi trường.
III. ATP - ĐỒNG TIỀN NĂNG LƯỢNG CỦA TẾ BÀO
- Cấu trúc: ATP gồm có 3 thành phần chính: 1 Bazơ nitơ adênin liên kết với 3 nhóm phótphat,
trong đó có 2 liên kết cao năng và đường ribơzơ. Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ sẽ giải phóng
7,3 kcal.
- ATP truyền năng lượng bằng cách chuyển nhóm photphat cuối cùng để trở thành ADP
ATP > ADP +P
vc
- Vai trò của ATP:
+ Sinh tổng hợp các chất
+ Sinh cơng cơ học
+ Dẫn truyền xung thần kinh
+ Vận chuyển các chất qua màng ngược với gradien nồng độ.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Tại sao ăn q nhiều thức ăn giàu năng lượng khơng tốt cho cơ thể? Nhưng ăn q
nhiều chất đạm cũng khơng tốt cho cơ thể?
– Đường và chất béo là những thực phẩm giàu năng lượng rất bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy
nhiên, nếu ăn q nhiều thức ăn giàu năng lượng mà năng lượng khơng được sử dụng sẽ dẫn đến