Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu tiềm năng của con người pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.63 KB, 10 trang )

Nghiên cứu tiềm năng của con người
(Trình bày tại hội thảo 20.3.2004 của trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người)
GS.TS Nguyễn Trường Tiến
Viện hàn lâm Kỹ thuật và Công nghệ ASEAN
Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa Kỹ thuật Việt Nam.
Các chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng nhà nước đều
nhấn mạnh đến nội dung và khai thác phát triển nội lực và đánh giá
cao sự giúp đỡ quốc tế để xây dựng đất nước theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa, một xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc –
Danh nhân văn hóa thế giới đã tích lũy suốt cả cuộc đời mình van
hóa phương Đông, văn minh phương Tây, tiếp thu các tư tưởng triết
học của nho giáo, Khổng tử, Phật giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa
Mác Lê nin và áp dụng một cách sáng tạo vào điều kiện Việt nam
để dựng nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nay là Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cổ nhân nói thời thế tạoAnh hùng.
Thật vậy 4000 năm lịch sử và văn hóa Việt Nam đã hun đúc và tạo
nên Hồ Chí Minh. “Tháng Mười đẹp nhất hoa sen, nước Nam đẹp
nhất có tên Bác Hồ”. Một con người đã làm rạng rỡ non sông Việt
Nam. Từ năm 1941, Bác Hồ đã tiên đoán năm 1945 nhà nước Việt
Nam độc lập, từ trong kháng chiến chống Pháp Bác đã tiên đoán
năm 1954 kháng chiến thành công. Tiềm năng của Bác Hồ thật vĩ
đại. Tình cảm của Bác ôm trọn non sông và kếp ngưồi. Trước lúc đi
xa để gặp cụ Các Mác, Lê nin và những người khác Bác đã để lại
mọi cẩm nang là di chúc. Bác căn dặn phải đoàn kết, phải biết ơn
bạn bè quốc tế và chăm lo cho nhân dân. Bác thường dậy “vì lợi ích
10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”. Khai thác tiềm
năng con người, khai thác vốn quí báu của dân tộc là Đoàn kết, khai
thác truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc dể sánh vai với
năm châu, bốn biển là ước mong của Bác Hồ và của thế hệ chúng ta
hôm nay. Nói một cách khác là khai thác nội lực để đủ sức cạnh


tranh và hội nhập Quốc tế vì quyền lợi của dân tộc là trách nhiệm và
nghĩa vụ.
Con người được hiểu là một tiểu vũ trụ, năm trong vũ trụ bao la
giữa trời đất và từ ngàn đời nay đã tồn tại trong Thiên Địa Nhân.
Theo cổ nhân người hiền biết là trên thông thịa văn, dưới tường địa
lý và giữa là hiểu con người. Con người muốn sáng tạo và dự báo
cho hôm nay và ngày mai phải có tri thức. Cụ Khổng Tử dạy rằng
50 tuổi mới tri thiên mệnh, 60 tuổi mới thuận nhĩ. Có nhiều cách
hiểu khác nhau. Thí dụ cho rằng 50 tuổilà lên lão và 60 tuổi thì nghe
gì cũng thấy thuận. Song cũng có ý kiến cho rằng người 50 tuổi mới
hiểu được mệnh của mình, mệnh của trời và 60 tuổi mới hiểu hết và
phân biệt được đúng sai và đạo lí có thể còn có những lời giải
thích khác của các bậc cao nhân về tư tưởng triết học của Khổng Tử
. Năm 2004 là năm kỷ niệm 50 năm giải phóng Điện Biên, năm 2005
sẽ kỷ niệm 50 năm Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và 30 năm
giải phóng Miền Nam. Nhiều người nói tới vận hội và vận mệnh của
đất nước. Ai ai cũng mong muốn một đất nước Việt Namgiàu mạnh,
dân chủ, công bằng văn minh. Ai ai cũng muốn có đủ cơm ăn, áo
mặc, được học hành, được làm việc và cống hiến hết mình cho đát
nước, cho dân tộc. Trung Quốc đã sửa đổi hiến pháp và nói tới
thuyết 3 đại diện, sở hữu cá nhân, văn minh vật chất văn minh tinh
thần và văn minh chính trị. Cả nhân loại đang phấn đấu vì một cuộc
sống có chất lượng hơn và một thế giới tốt đẹp hơn. Tất cả những
ước vọng đó đều cần khai thác tiềm năng con người, sử dụng trí
thức và hiền tài là nguyên khí Quốc gia.
Con người mới hôm nay của Việt Nam, trong thời đại Hồ Chí Minh
phải có những hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc, triết học phương
Đông,vũ trụ quan và nhân sinh quan đồng thời phải tiếp cận và
cập nhật được khoa học, công nghệ, luật pháp, kinh tế, kinh nghiệm
quản lí điều hành, môi trường, ngoại ngữ, máy tính điện tử Theo

cổ nhân con người phải cân bằng âm dương, phải hiểu về ngũ hành,
dịch lí, phong thủy, địa lí, lịch sử, văn hóa truyền thống. Tức là các
tri thức và hiểu biết của quá khứ, tạm gọi là phần âm. Những tri
thức về vật lí, toán, sinh học, triết học, quản lí tạm gọi là dương.
Con người đang sống ở hiện tại, gánh trên vai các tri thức âm dương
nêu trên, một bên là phúc, một bên là đức với trái tim yêu nước,
thương nòi, tự hào dân tộc với bản lĩnh kiên cường bất khuất chắc
chắn khó đi về phía trước. Nhiều người hôm nay chỉ gánh trên vai
hai chữ danh và lợi, thực hiện chủ nghĩa cơ hội, giáo điều với sự ích
kỷ và chủ nghĩa cá nhân chắc chắn sẽ cản trở và đẩy lùi ước mong
của tổ tiên hôm qua và người dân hôm nay.
Làm sao chúng ta có thể khai thác được tiềm năng của con người,
phát huy được nội lực của hơn 80 triệu người dân Việt nam và tranh
thủ được sự giúp đỡ của Quốc tế nếu chúng ta không khai thác lịch
sử, văn hóa, triết học, truyền thống và bài học kinh nghiệm của 4000
năm qua của Việt nam và của phương Đông.
Làm sao chúng ta có thể cạnh tranh và hội nhập quốc tế mọi cách
thành công mà không hiểu về quá khó, hiểu về hiện tại và dự báo
được tương lai.
Làm sao chúng ta có thể làm phiền, phát triển ổn định và bền vững
nếu chúng ta không có hiểu biết về quy luật khách quan của cuộc
sông, của trời đất, của vận, mệnh, của âm dương, ngũ hành, dịch lý
phong thủy để chúng ta có thể ứng xử một cách thông minh, văn
hóa và hợp đạo lý. Một thái độ cầu thị, khách quan, trung thực,
trong sáng, khoa học, nhân ái, tâm linh, tôn trọn lịch sử, quá khứ,
văn hóa, triết học sẽ giúp chúng ta chiêm nghiệm, kiểm chứng và
định hướng cho chúng ta đi tới tương lai cùng nhân loại.
Ngày hôm nay loài người có thể dễ dàng chia xẻ cho nhâu thông tin,
tri thức, công nghệ, vật liệu mới, kinh nghiệm quản lý, các phạm trù
và hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội vì đó là tài sản

chung, văn minh chung, hiểu biết chung, tri thức chung. Tuy vậy
loài người thật khó chi nhau, chuyên giao cho nhau những phạm trù
và giá trị về văn hóa, về lịch sử, về truyền thống, về triết học cổ, tri
thức coor, quan niệm về sống và chết, về điều kiện tự nhiên về phong
thủy, địa lý và những giá trị thuộc về bản sắc văn hóa.
Văn minh vật chất, văn minh tinh thân, văn minh chính trị sẽ tiếp
tục phát triển, đổi thay. Kho tàng tri thức, khoa học công nghệ của
loài người sẽ được làm giàu lên qua năm tháng. Song tính quy luật
của vũ trụ, của trời đất, của thiên nhiên của con ngưồi, của sinh lão,
bệnh, tử, của sự sáng tạo, phát triển, bảo tồn, hủy hoại là trường
tồn.
Nếu chúng ta không trả lời được một cách khoa học những vấn đề
thần bí của lịch sử, của văn hóa, của trời đất, của con người, của sự
việc trong quá khứ và thực tiễn hôm nay, tức là tìm ra tính quy luật
truờng tồn thì làm sao chúng ta có thể dự báo được tương lai. Tiềm
năng con người là vô hạn nhưng vũ trụ là vô hạn. Sự hiểu biết của
con người là vô hạn. Khoa học là phát triển vô hạn. Có nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng khoa học là hữu hạn. Thật ra không phải vậy.
Cho đến hôm nay loài người chưa giải thích được làm sao có thể xây
dựng được kim tự tháp. Làm sao có thể chữa bệnh bằng bàn tay ánh
sáng. Làm sao các nhà ngoại cảm có thể tìm được mộ. Làm sao vua
Champa xây dựng được thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam Đà Nắng,
tồn tại hơn 1000 năm qua mà không hề bị rêu phong và xây gạch
không có vữa. Vì sao các bậc Thiền sư Việt Nam Nguyễn Khắc
Trường, Nguyễn Khắc Minh và Thích Như Trí có thể thiền táng. Vì
sao Việt Namgiành độc lập vào năm 1945 và kháng chiến thắng lợi
vào năm 1954. Vì sao năm 2003 xuất lộ Hoàng Thành và lập sự án
công viên Nghĩa trang hiang Diệu cho quốc gia. Tại soa một năm lại
có 365 ngày và 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông được lập theo quy luật.
Vì soa dân tộc Việt Nam và các nước có nền văn hóa tương đồng

thắp hương. Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm thấy một hành tinh mới
vòa năm 2004. Khi sống và khi chết thì chúng ta hướng về đâu và
theo quy luật nào.
Trong quá trình nghiên cứu về quy hoạch và thiết kế công viên
nghĩa trang Khoang Diệu, dựa vào kiến thức về dịch lý, phong thủy,
âm dương, ngũ hành và thực tiến khảo sát điều tra, xin dư ra một số
nhận xét để xin ý kiến của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp
1. Dương phần (nhà cửa, đô thị ) và âm phần (mồ mả, nghĩa trang)
được quy hoạch và lựa trọn phương vị (hướng tọa đặt lưng vào và
hướng nhìn tới) theo nguyên tắc người sống thì trông hướng nhìn,
người về cõi vĩnh hằng thì trọng hướng tọa (gối đầu vào)
2. Năm sinh của chủ thể là thông số quan trọng để lựa chọn hướng
nhà và hướng mộ.
3. Các kinh đô, kinh thành của Việt Nam và các nước phương Đông
có nền văn hóa tương đồng thường chọn trục chính là hướng Bắc
Nam (trời đất). Thành phố Huế được tọa hướng Tây Bắc (càn, trời)
và hướng Đông nam ( Tốn, mộc)
4. Hướng tọa của lăng tẩm các ông vua triều Nguyễn như Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị ( ba ông vua đầu tiên của triều Nguyễn là
hợp trạch mệnh)
5. Hướng chung của khu vực nghĩa trang các lăng tẩm các ông vua
triều Nguyễn đều cso xu hướng song song với đường thẳng nối tâm
của kinh thành Huế với núi Ngự Bình song theo hướng ngược lại tức
là tọa Đông Nam hướng Tây Bắc
6. Một số nghĩa trang của Hàn Quốc có hướng chủ đạo là tọa Đông
Nam hướng Tây Bắc.
7. Không có đo thị hay nghĩa trang chọn hướng Đông Tây hoặc Tây
Đông
8. Theo dịch lí, ngũ hành, phong thủy trong thế kỷ XX có 33 năm
sinh ra con người có hướng khôn thổ ( Tây Nam ) và cấn thổ ( Đông

Bắc), 6 phương vị khác ( Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Nam, Tây
Bắc ), mỗi phương vị có 11 năm.
9. Lựa chọn hướng nhà và hướng mộ có quy luật cụ thể. Tuy vậy,
ngày hôm nay, người ta thường quan tâm nhiều hơn đến hướng nhà,
hướng cổng, hướng cửa, hướng bàn làm việc của dương co. Song lựa
chọn hướng và tọa ngôi nhà vĩnh hằng có ý nghĩa quan trọng hơn vì
“ Sống là gửi, thác là về “ và âm phù, dương trợ.
Khai thác triết học, lịch sử, văn hóa, truyền thống của Việt nam và á
Đông là tìm về kho tàng quý báu của dân tộc, là hành trang tuyệt
vời để phát huy tiềm năng của con người. Một cái nhìn, một định
nghĩa, một quan niệm, một quan điểm, một phong cách sống, ứng xử
đều phải dựa trên gốc của cây cổ thụ 4000 năm. Nếu chỉ đứng trên
ngọn cây, không có thái độ khoa học, khách quan, tôn trọng, cầu thị
và tình yêu văn hóa dân tộc chắc chắn chúng ta sẽ thiếu hụt để bước
vào tương lai. Cổ nhân coi trọng Thiên, Địa, Nhân, con người hôm
nay cũng phải hiểu về Thiên và Địa và tự xây cho mình 3 điểm: Sức
khỏe, trí tuệ và tình cảm để hiểu mình là ai, phải có trách nhiệm gì
với non sông này và phải ứng xử với con người, với thiên nhiên và
môi trường sống như thế nào. Bài viết này được thực hiện theo đề
nghị của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Chắc chắn còn
nhiều sai sót và chủ quan. Xin được chỉ giáo.
( Theo Vietnam Geotechnical Institute )
10 thảm họa khủng khiếp nhất thế giới 10 năm qua
(Dân trí) - Tai nạn tàu ngầm, tấn công khủng bố, động đất, bão lụt , đó là những thảm họa
mà dù là do thiên nhiên hay con người gây ra, cũng đã để lại dấu ấn là những thảm họa
kinh hoàng nhất trong 10 năm qua trên thế giới.
Năm 2000: Vụ tai nạn tàu ngầm nguyên tử Cuốc-xcơ hiện đại nhất của Nga ngày 12/8, làm thiệt
mạng toàn bộ 118 thủy thủ và đến nay nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Năm 2001: Vụ tấn công khủng bố ở Washington và New York ngày 11/9 khiến hàng nghìn người

chết và Mỹ sau đó đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới.

Năm 2002: Vụ đánh bom làm hơn 200 người chết trên đảo nghỉ mát Bali của Indonesia

và vụ bắt giữ con tin tại Mátxcơva (Nga): Ngày 1/9, một nhóm khủng bố đã tấn công và
phong tỏa suốt 3 ngày trường học ở Beslan, giết hại 330 người, trong đó có 286 trẻ em.

Năm 2004: Động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm (8,9 độ richter) ở dưới biển ngoài khơi
Indonesia gây ra "vạt" sóng thần lớn và rộng làm thiệt mạng gần 300.000 người ở nhiều nước
Đông Nam Á và Nam Á.

Năm 2005: Trận động đất mạnh 7,6 độ richter ngày 8/10 gần biên giới Pakistan làm hơn 30.000
người thiệt mạng.

Năm 2007: Bão Sydr kèm lốc xoáy đổ bộ vào Bangladesh ngày 15/11 với sức gió lên tới
250km/h, gây triều cường cao hơn 5m, cướp đi sinh mạng của trên 3.300 người, làm bị thương
hơn 40.000 người khác.

Năm 2008 ghi dấu 3 thảm họa gây chấn động thế giới: Khủng bố đẫm máu tại thành
phố Mumbai, Ấn Độ; động đất ở Trung Quốc và siêu bão ở Myanmar.

Siêu bão Nargis cấp 14-15 xảy ra ngày 2/5 ở Myanmar làm hơn 78.000 người chết và 50.000
người mất tích, tàn phá nặng nề nhiều vùng dân cư. Thiệt hại của thảm họa này lên tới hàng
trăm tỷ USD.

Ngày 12/5, động đất 7,8 độ richter tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc làm hơn 69.000 người thiệt
mạng, gần 18.000 người mất tích, 8 triệu người mất nhà cửa, ảnh hưởng cuộc sống của 45 triệu
người khác.

Ngày 26/11, vụ khủng bố ở Ấn Độ làm gần 200 người thiệt mạng, 300 người bị thương. Vụ này

do tổ chức khủng bố được cho là có căn cứ tại Pakistan gây ra, làm chấn động thế giới và làm
căng thẳng mối quan hệ Ấn Độ-Pakistan, đồng thời cho thấy mức độ khốc liệt của nạn khủng bố
quốc tế.
Việt Hà
Tổng hợp

×