Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.04 KB, 6 trang )

Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tự kỷ là căn bệnh của thời đại mà nạn nhân chính là trẻ em. Quá trình điều trị
bệnh ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời gian. Trẻ mắc chứng này cần phải được
điều trị bởi một nhóm chuyên gia gồm bác sĩ tâm thần nhi, nhà tâm lý, chuyên gia
điều trị hành vi Bên cạnh đó cũng cần phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình bệnh
nhân.
Bệnh của trẻ em
Theo bác sĩ Nguyễn Phương Nam, Trung tâm Oxy cao áp TP. HCM, tự kỷ hay
còn được gọi là những rối loạn phát triển lan tỏa là một trong những rối loạn nặng,
làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Thuật ngữ “rối loạn phát
triển lan tỏa” bao hàm ý nghĩa là các rối loạn này xuất hiện sớm trong tiến trình
phát triển ở trẻ em và dần ảnh hưởng đến nhiều hoặc tất cả sự phát triển tâm lý của
trẻ (quan hệ xã hội/ quan hệ cá nhân – cá nhân, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm…).
Bệnh thường xuất hiện từ trước 3 tuổi.
Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau
đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám vì thấy con
chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời. Tự kỷ có các đặc điểm như:
giảm sút các mối liên hệ xã hội (nghĩa là trẻ không biểu hiện sự liên hệ thường
thấy với mọi người xung quanh, né tránh không tiếp xúc bằng mắt, không bày tỏ
tình cảm yêu thương…); khiếm khuyết trong ngôn ngữ giao tiếp như câm hay nói
những âm vô nghĩa hoặc có thể ngôn ngữ phát triển rất chậm. Ngoài ra bệnh còn
biểu hiện ở những hành vi đơn điệu, bất thường, lặp đi lặp lại, chỉ yên tâm trong
môi trường quen thuộc…
Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ
khi trẻ mới 10 -12 tháng tuổi. Trẻ hầu như thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt
rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, không tinh nhanh, không phát
âm được khi âu yếm. Khi đến 2 - 3 tuổi, các biểu hiện của bệnh dần bộc lộ rõ.
Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếm khuyết về khả năng tương tác
xã hội, khiếm khuyết về khả năng giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ) hoặc không lời
nói và rối loạn về các hành vi. Cụ thể:


Trẻ không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp (ảnh minh họa)
Tương tác xã hội: Trẻ không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, nét mặt thờ ơ
vô cảm, chỉ tha thẩn chơi một mình, không thích khoe những thứ mình thích với
mọi người. Trẻ chỉ biết đến nhu cầu của bản thân mà không quan tâm đến người
xung quanh. Trong khi chơi đùa, trẻ không biết chơi tương tác, không biết luật của
trò chơi, không biết chơi “giả vờ” mang tính xã hội.
Ngôn ngữ: Trẻ chậm nói, chỉ nói một số từ đơn điệu, không nói được câu dài hoàn
chỉnh. Một số trẻ không nói được từ nào rõ ràng mà chỉ nói những từ, những âm
vô nghĩa, người khác nghe không hiểu. Ngoài ra, một số trẻ còn nói lắp, nói định
hình một vài câu từ hoặc nói nhại người khác. Trẻ không hiểu ý nghĩa của từ, của
lời nói, thường không biết bắt đầu câu chuyện với người khác thế nào và cũng
không biết duy trì cuộc nói chuyện.
Hành vi: Trẻ có những hành vi định hình lặp lại vô nghĩa, nhiều khi làm rất lâu
một cách thích thú với những việc như: giơ tay nhìn bàn tay, vỗ tay, vê hoặc xoắn
vặn tay, quay tròn, lắc lư người, cười một mình… Trẻ thích chơi với một số đồ vật
trong nhiều giờ. Trẻ không biết dùng đồ chơi theo đúng chức năng của nó. Một số
trẻ có trí nhớ máy móc rất tốt, biết điều khiển tivi, đài, video rất thành thạo, do vậy
một số cha mẹ lại cho rằng con mình “thông minh”.
Có trẻ thích ăn những món ăn nhất định, một số trẻ cảm thấy bứt rứt khó chịu nếu
trật tự trong phòng bị thay đổi. Nhiều trẻ rất nhạy cảm với âm nhạc, thích nghe
nhạc và nhún nhẩy theo, hoặc chăm chú theo dõi chương trình quảng cáo…
Trẻ tự kỷ có thể lực bình thường nhưng hay bối rối, lo lắng, bi quan. Tùy thuộc
vào sự biểu hiện của các triệu chứng mà người ta phân loại tự kỷ làm các mức độ
nhẹ, vừa và nặng. Khoảng 70 – 80% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ, 20 -25%
trẻ bị động kinh kèm theo, số khác có thể tăng hoạt động, hung tính… Tỉ lệ mắc
bệnh tự kỷ hiện nay là 4 – 10.000 trẻ em, trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái (gấp 3 – 4
lần), hiện nay ở Việt Nam có khoảng 160.000 trẻ mắc bệnh tự kỷ.

Trẻ chỉ thích chơi tha thẩn một mình (ảnh minh họa)
Cần phát hiện và điều trị sớm

Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ cho đến nay vẫn chưa được xác định đầy đủ. Các nhà
nghiên cứu mới chỉ đặt ra 3 giả thuyết về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tự kỷ là
sự tổn thương về não (có thể xảy ra trong quá trình bào thai hoặc trước và sau khi
sinh), gien và các yếu tố di truyền (trong gia đình có tiền sử người bị tâm thần
hoặc trầm cảm) và cuối cùng là yếu tố môi trường (có thể do ô nhiễm môi trường
như hóa chất, bụi khói, tập tục cho trẻ nằm than hoặc môi trường tâm lý – xã hội
nghèo nàn, thiếu thốn tình thương, cảm xúc). Xem xét não của trẻ tự kỷ, các nhà
nghiên cứu nhận thấy có một số bất thường ở bán cầu não trái, thùy thái dương, hệ
limbic và tiểu não. Nếu gia đình ít cho trẻ tiếp xúc với bên ngoài thì mức độ tự kỷ
của trẻ ngày càng nặng hơn.
Trẻ tự kỷ cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh. Tự kỷ là một hội
chứng phức tạp cả về tâm thần, tâm lý, vận động nên quá trình can thiệp điều trị
khá lâu dài. Trẻ tự kỷ cần được đánh giá và điều trị bởi đội ngũ nhiều chuyên gia.
Bệnh tự kỷ là căn bệnh rất khó chữa, tuy nhiên, trẻ từ 18 – 36 tháng tuổi nếu được
phát hiện sớm và can thiệp điều trị thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình
thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ
gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Bài liên quan:
Chứng tự kỷ ở người lớn
Bác sĩ Nguyễn Phương Nam cũng cho biết các công trình nghiên cứu ở nước
ngoài nhận thấy có sự thiểu năng tuần hoàn não ở một số vùng của não trẻ tự kỷ so
với trẻ bình thường, tốc độ dòng máu não trẻ tự kỷ giảm hơn. Sự thiểu năng tuần
hoàn não có liên quan tới biểu hiện lâm sàng chính ở trẻ tự kỷ: sự rối loạn về các
hành vi có liên quan tới thiểu năng tuần hoàn ở vùng Thalamus; khiếm khuyết về
tương tác xã hội có liên quan tới thiểu năng tuần hoàn ở thùy thái dương; chậm
phát triển ngôn ngữ có liên quan tới thiểu năng tuần hoàn ở vùng Wernicke’s và
Brodmann; sự biểu hiện nét mặt thờ ơ, vô cảm liên quan tới thiểu năng tuần hoàn
ở thùy thái dương và hạnh nhân (Amygdala); chậm phát triển về trí tuệ có liên
quan tới thiểu năng tuần hoàn ở thùy thái dương và thùy trán của não.
Ngoài ra các công trình nghiên cứu còn nhận thấy ở trẻ tự kỷ có biểu hiện viêm

thần kinh, viêm dạ dày, ruột, tăng tác nhân oxy hóa, giảm các chất enzyme chống
oxy hóa, rối loạn chức năng ty lạp thể, giảm khả năng vận chuyện oxy của
hemoglobin để giao cho mô. Hiện nay các nước phát triển trên thế giới đã và đang
sử dụng oxy cao áp để điều trị cho trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ được điều trị oxy cao áp sẽ
khắc phục được tình trạng thiểu năng tuần hoàn não thông qua việc cung cấp nhiều
oxy hơn cho não và tăng quá trình tạo ra các mạch máu mới thông qua việc tăng
yếu tố phát triển biểu mô mạch. Bên cạnh đó, oxy cao áp còn có tác dụng chống
viêm, làm giảm tác nhân oxy hóa, cải thiện rối loạn chức năng ty lạp thể; tăng
lượng oxy hòa tan để giao cho mô.
Hiện nay, việc điều trị tự kỷ bằng oxy cao áp được tiến hành tại Trung tâm Oxy
cao áp, TP. HCM và ở Bệnh viện 108, Viện Bỏng quốc gia (Hà Nội), góp phần
khắc phục các khiếm khuyết ở trẻ tự kỷ, thể hiện bằng sự cải thiện các biểu hiện
về tương tác xã hội, ngôn ngữ và các hành vi ở trẻ này.

×