Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hồ sơ hình sự số 07/DA Vụ án “Cướp tài sản” và “làm nhục người khác ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.92 KB, 8 trang )

Hồ sơ hình sự số 07/DA
Vụ án “Cướp tài sản” và “làm nhục người khác”
I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Bị cáo: Trần Việt Hùng, sinh năm x-35, trú tại thôn 4 Nắc Con - Yên
Lâm – Tuyên Quang
Bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang truy tố về tội “Cướp tài
sản” theo điều 133, khoản 1 và tội “làm nhục người khác” theo điều 121,
khoản 2, điểm b BLHS.
II. KẾ HOẠCH XÉT HỎI
1. Hỏi bị cáo Trần Việt Hùng.
- Tại sao bị cáo phải nằm viện và thời gian điều trị là bao nhiêu lâu?
- Tại sao khi xuất viện bị cáo không về thẳng nhà mình mà ở lại nhà em
gái mình?
- Tại sao bị cáo lại đòi về nhà mình?
- Bị cáo biết vợ mình ngoại tình từ thời điểm nào?
- Bị cáo có mục đích sẽ làm gì Chương và Chuyên khi dặn Mạnh và
Hướng nếu thấy vợ mình và Chương có quan hệ ngoại tình với nhau thì bằng
mọi giá phải trói lại chờ bị cáo về giải quyết?
- Khi Hướng đón bị cáo về nhà, tâm trạng của bị cáo thế nào?
- Khi nhìn thấy Chương và Chuyên, cảm giác của bị cáo thế nào?
- Có phải vì Chương đổ hết lỗi cho vợ bị cáo mà bị cáo đánh Chương
không?
- Khi đó có ai can ngăn không cho bị cáo đánh Chương không?
- Anh trai bị cáo đã nói thế nào với bị cáo?
- Có phải theo phong tục của người Cao Lan thì những trường hợp
tương tự như vậy đều phải bồi thường danh dự không?
- Có phải vì thế mà bị cáo mới nảy sinh ý định bắt Chương phải bồi
thường tiền không?
- Chương có đồng ý không?
- Đến khi nào thì Chương đồng ý?
- Chương có đề nghị bị cáo giảm bớt mức tiền phạt không?


- Ai là người đi lấy đài catset và chít về cho bị cáo?
2. Hỏi người bị hại Lý Văn Chương.
- Anh và bị cáo có quan hệ thế nào?
1
- Anh thấy việc mình có quan hệ tình cảm với vợ bị cáo như thế có vi
phạm pháp luật không?
- Khi bị cáo về nhà, bị cáo đã nói và hành động thế nào đối với anh?
- Tại sao bị cáo lại bắt anh bồi thường 15 triệu đồng?
- Có phải anh đã đề nghị bị cáo giảm bớt số tiền không?
- Bị cáo có đồng ý giảm cho anh không?
- Có phải vì biết bị cáo đã lâu, biết được tính cách của bị cáo nên mặc
dù bị bị cáo đe doạ anh vẫn cố gắng xin bị cáo giảm bớt số tiền không?
- Anh có nhờ ai về nhà lấy đài và chít không?
- Có phải vì bị trói lâu anh thấy mỏi nên nhờ mọi người về lấy tài sản
cho bị cáo giúp anh không?
3. Hỏi người làm chứng Phan Văn Hướng
- Bị cáo đã nói thế nào với anh khi nhờ anh và Mạnh vào nhà?
- Bị cáo có nói là bắt giữ Chương và Chuyên lại làm gì không?
- Lúc ở nhà anh, anh có thấy bị cáo nhắc đến việc sẽ buộc Chương phải
bồi thường tiền không?
- Khi anh đưa bị cáo về nhà, bị cáo đã có lời nói và hành động như thế
nào?
- Khi đó, thái độ của bị cáo thế nào?
- Có phải anh Quang đã nói với bị cáo là “đừng đánh đập nó có thiếu gì
cách” và “nó sai nó phải bồi thường danh dự” không?
- Tại sao anh Quang lại nói vậy và nói lúc nào?
- Khi bị cáo yêu cầu bồi thường, Chương có đồng ý ngay không?
- Từ lúc bị cáo đề nghị việc bồi thường đến khi Chương đồng ý khoảng
bao nhiêu thời gian?
4. Hỏi người làm chứng Trần Văn Quang

- Anh có quan hệ thế nào với bị cáo?
- Khi anh đến nhà Hùng thì mọi việc diễn ra như thế nào?
- Khi bị cáo về, anh thấy thái độ của bị cáo thế nào?
- Bị cáo có đánh anh Chương không?
- Có ai can bị cáo không?
- Anh đã nói thế nào với bị cáo để bị cáo không tiếp tục đánh anh
Chương?
- Việc đòi số tiền 15.000.000 đồng do ai khởi xướng?
- Chương có đồng ý bồi thường cho Hùng không?
2
- Anh thấy Hùng đã đe doạ Chương như thế nào?
- Từ thời điểm Hùng đòi tiền đến lúc Chương đồng ý bồi thường là bao
nhiêu lâu?
- Chương có đủ thời gian để suy nghĩ xem có cần thiết phải chấp nhận
yêu cầu của bị cáo Hùng hay không?
5. Hỏi người làm chứng Trần Thị Mạnh.
- Khi bị cáo nhờ chị về nhà, bị cáo đã nói thế nào với chị?
- Lúc nhờ chị, bị cáo có nói gì với chị về việc sẽ đòi tiền Chương
không?
- Việc đòi tiền Chương xuất hiện từ thời điểm nào?
- Ai là người đề xuất việc đó?
- Lúc chồng chị đưa bị cáo về nhà, chị thấy thái độ của bị cáo thế nào?
- Bị cáo đã có những lời nói và hành động thế nào?
- Thái độ của anh Chương lúc đó thế nào?
6. Hỏi người làm chứng Bàn Văn Giàu.
- Tại sao anh biết có sự việc xảy ra ở nhà bị cáo?
- Khi anh Hướng đón bị cáo về anh thấy thái độ của bị cáo thế nào?
- Anh có nghe anh Quang nói với bị cáo về việc bắt Chương phải bồi
thường tiền không?
- Anh có thấy bị hại Chương xin giảm số tiền bồi thương không? Thái

độ của Chương lúc đó thế nào?
- Anh có thấy bị cáo lấy tiền hay tài sản gì của anh Chương không?
LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO TRẦN VIỆT HÙNG
Kính thưa Hội đồng xét xử !
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát
Thưa quý luật sư đồng nghiệp
Theo yêu cầu của gia đình và bản thân anh Trần Việt Hùng, được sự
chấp thuận của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang, tôi là Lê Văn Cao, thuộc
Công ty Luật Đại Việt, Đoàn luật sư TP. Hà Nội,nhận trách nhiệm bào chữa
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trần Việt Hùng bị Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh Tuyên Quang truy tố về tội “cướp tài sản” theo khoản 1 Điều
133 và tội “làm nhục người khác” theo khoản 2, điểm b Điều 121 Bộ luật
Hình sự tại phiên tòa hôm nay.
3
Qua nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ ỏn cũng như qua quá trình thẩm vấn
công khai tại phiên tòa hôm nay, sau khi lắng nghe phần luận tội của vị đại
diện Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố, tôi xin trình bày quan điểm bào
chữa cho thân chủ tôi là bị cáo Trần Việt Hùng như sau:
1. Đối với tội “cướp tài sản”.
Tôi không đồng ý với quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Tuyên Quang truy tố thân chủ tôi về tội “cướp tài sản” theo điều 133 khoản 1
Bộ luật hình sự bởi những lý do sau:
Theo quyết định khởi tố số 18 ngày 4/4/x của Công an huyện Hàm Yên
thì Trần Việt Hùng bị khởi tố về bắt giữ người trái pháp luật, tội làm nhục
người khác và Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 121,123, 135 Bộ luật
hình sự.
Ngày 6/8/x Cơ quan điều tra tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thay
đổi quyết định khởi tố bị can số 18 chuyển tội Cưỡng đoạt tài sản sang tội
Cướp tài sản theo điều 133 BLHS.
Tại Cáo trạng số 21/KSĐT ngày 24/9/x VKSND tỉnh Tuyên Quang

quyết định truy tố bị cáo Trần Việt Hùng trước Toà án ND tỉnh Tuyên Quang
về làm nhục người khác ( Điều 123)và tội Cướp tài sản theo quy định tại
khoản 1 điều 133 BLHS.
Thưa HĐXX,
Tôi cho rằng quyết định thay đổi tội danh của bị can Trần Việt Hùng
của Cơ quan điều tra tỉnh Tuyên Quang từ tội Cưỡng đoạt tài sản thành tội
Cướp tài sản là không có căn cứ và do đó tôi không đồng ý với quan điểm của
VKS truy tố thân chủ tôi về tội cướp tài sản. Điều quan trọng là khung hình
phạt của tội Cướp tài sản nặng hơn nhiều so với tội Cưỡng đoạt tài sản. Do đó
đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị can.
Quan điểm của tôi về vấn đề này như sau:
Về mặt lý thuyết, tội Cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 133
BLHS là: " Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực tức khắc hoặc có hành
vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản ".
Như vậy dấu hiệu bắt buộc về mặt khách quan của tội Cướp tài sản thể
hiện ở hành vi dùng vũ lực (cụm từ dùng vũ lực được hiểu là kẻ tấn công
dùng sức mạnh vật chất để chủ động tấn công đối với người bị tấn công .
Hành vi có tính vật chất này phải đảm bảo các yếu tố: có khả năng làm
4
phương hại đến tính mạng sức khoẻ của người bị tấn công và làm tê liệt ý chí
phản kháng của họ, làm cho họ mất khả năng chống cự lại kẻ tấn công, cuối
cùng làm cho kẻ tấn công đạt được mục đích là chiếm đoạt tài sản ngay trước
mắt người bị tấn công. Ở đây ta cần chú ý đến hai yếu tố đó là “đe dọa dùng
vũ lực tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản” và “tình trạng không thể chống cự
được” của người bị tấn công. Bởi phải làm rõ hai yếu tố này thì mới có cơ sở
để quy kết là cướp tài sản.
Đối chiếu vào các chứng cứ có trong hồ sơ và đã được làm rõ tại phiên
toà thì thấy không thoả mãn các dấu hiệu này. Bởi các lẽ:
Thứ nhất, mục đích dùng vũ lực đe dọa bị hại của thân chủ tôi không

phải là để chiếm đoạt tài sản. Bởi lẽ thân chủ tôi không hề có ý muốn chiếm
đoạt tài sản của Chương. Diễn biến sự việc cho thấy điều đó. Khi được anh
Hướng đưa về đến nhà, mặc dù rất tức giận và đau lòng vì sự phản bội của vợ
song thân chủ tôi vẫn giữ được bình tĩnh để hỏi chuyện chị Chuyên và anh
Chương, song do bị hại Chương không thấy xấu hổ vì cảm giác có lỗi mà còn
đã đổ toàn bộ tội lỗi lên đầu vợ bị cáo và có những lời nói mang tính khiêu
khích, thách thức. Với tâm trạng và hoàn cảnh ấy thì bị cáo thấy tức và đã
đánh bị hại cho hả giận là điều dễ hiểu. Khi mọi người có mặt đều đã can
ngăn không cho bị cáo đánh anh Chương, anh trai bị cáo là Trần Văn Quang
có nói với bị cáo rằng “thiếu gì cách giải quyết đừng đánh đập nó”, thân chủ
tôi đã hỏi anh Quang là giải quyết bằng cách nào và anh Quang nói rằng “nó
sai nó phải bồi thường danh dự” (BL số 42), khi đó, thân chủ tôi mới có ý
định đòi bị hại phải bồi thường bằng tiền.
Như vậy, việc thân chủ tôi nảy sinh ý định bắt Chương phải bồi thường
bằng tiền xuất hiện sau khi có sự can ngăn của mọi người không cho thân chủ
tôi đánh bị hại chứ không phải thân chủ tôi có ý định chiếm đoạt từ trước hay
ngay khi về đến nhà chứng kiến thấy bị hại và vợ mình bị trói. Trong dự định
của thân chủ tôi là có ý định giết chết Chương rồi tự vẫn (bút lục số 63) bởi
cảm giác phẫn uất, nhục nhã. Mục đích đòi tiền như là một phương cách để
bồi thường danh dự do lòng tự trọng bị tổn thương vì bị phản bội và việc làm
trái đạo đức của Chương và vợ bị cáo chứ không nhằm mục đích vụ lợi hay gì
khác. Điều này cũng cho thấy hành vi của bị cáo không thỏa mãn mặt chủ
quan của tội cướp tài sản bởi trong mặt chủ quan của tội này thì tội được thực
hiện do lỗi cố ý nhằm mục đích vụ lợi.
5
Thứ hai, bị hại Chương không hề lâm vào tình trạng không thể chống
cự được. Bởi lẽ lâm vào tình trạng không thể chống cự được của người bị tấn
công được hiểu là kẻ tấn công dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc
vũ lực làm cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có
biện pháp nào để chống lại (ví dụ như bị nhét giẻ vào miệng nên không thể

kêu cứu được hay bị nhốt trong nhà kiên cố và khóa chặt mà không có cách
nào để thoát ra được ) Trong khi đó, hoàn cảnh của bị hại Chương trong vụ
án này không phải như vây. Cụ thể là khi thân chủ tôi yêu cầu bồi thường 15
triệu đồng, Lý Văn Chương đã nói với thân chủ tôi rằng “nếu anh phạt em thì
phạt ít em mới có tiền, còn phạt 15.000.000 đồng em không có tiền” (bút lục
số 119). Điều này cho thấy rằng bị hại Chương hoàn toàn không hề bị tê liệt
về ý chí, bản thân bị hại cũng nhận thức được việc có quan hệ với vợ của bị
cáo như thế là sai, là có lỗi với thân chủ tôi song do số tiền mà thân chủ tôi
đưa ra quá lớn, Chương không có đủ khả năng để đáp ứng nên đã từ chối
loanh quanh rằng không có tiền, thân chủ tôi có nói với bị hại là không có tiền
thì lấy tài sản quy ra tiền mặt nhưng bị hại cũng không đồng ý nên thân chủ
tôi đã dùng kéo dí vào cổ và nhằm doạ bị hại để bị hại chấp nhận.
Hơn thế, qua lời khai của chính người bị hại, chúng ta thấy rõ rằng Lý
Văn Chương hoàn toàn không hề cảm thấy lo sợ đến nỗi bị tê liệt về ý chí,
biểu hiện là bị hại còn có thời gian xin xỏ thân chủ tôi, theo như lời khai của
bị hại Chương thì phần do bị trói đau, phần do bị thân chủ tôi dí kéo vào cổ
nên bị hại đã đồng ý. Sau khi năn nỉ thân chủ tôi cởi trói để bị hại về nhà lấy
tài sản cho thân chủ tôi không được, chính bị hại là người đã nhờ anh Tinh và
một số người khác về nhà lấy đài và chít cho bị cáo để bị cáo cởi trói cho
mình. Một người bị tê liệt ý chí, không thể chống cự được thì không thể có
được những cử chỉ, lời nói và thái độ như vậy.
Tóm lại có đủ cơ sở để chứng tỏ rằng hành vi đe doạ dùng vũ lực của
thân chủ tôi không phải ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản với mục đích
vụ lợi, bản thân người bị hại không lâm vào tình trạng không thể chống cự
được do có đủ thời gian để suy nghĩ xem có cần thiết phải chấp nhận yêu cầu
của bị cáo không, do đó, hành vi của thân chủ tôi không thỏa mãn những cấu
thành tội phạm trong tội “cướp tài sản”. Do đó việc truy tố thân chủ tôi phạm
tội “Cướp tài sản” theo điều 133 Bộ luật Hình sự như cáo trạng của Viện
Kiểm sát là hoàn toàn không đảm bảo về mặt pháp lý.
2. Đối với tội “làm nhục người khác”

6
Nghiên cứu những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cùng lời khai của bị
cáo, người bị hại và những người làm chứng tại phiên toà hôm nay có thể
khẳng định cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tuyên Quang truy tố
thân chủ tôi về tội “làm nhục người khác” theo quy định tại điều 121 khoản 2,
điểm b Bộ luật Hình sự là có căn cứ. Tôi nhất trí với quan điểm của Viện
Kiểm sát về phần tội danh đối với thân chủ tôi, cho nên, về các tình tiết của
vụ án tôi không đề cập đến nữa, tuy nhiên còn một số vấn đề về nguyên nhân,
động cơ dẫn đến thân chủ tôi thực có hành vi phạm tội, về nhân thân cũng
như các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được hưởng cần làm rõ hơn,
mong Hội đồng xét xử lưu tâm xem xét, cân nhắc khi lượng hình.
Thưa Hội đồng xét xử!
Là người dân tộc thiểu số Cao Lan, sinh sống tại xã vùng sâu Yên Lâm
là một xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang
nên trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật thân chủ tôi-anh Trần Việt Hùng
ít nhiều bị hạn chế. Mặc dù vậy, trong quá trình sinh sống tại địa phương, bị
cáo đã luôn chấp hành mọi chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước cũng như của địa phương nơi cư trú, cho đến thời điểm thực hiện
hành vi phạm tội, bị cáo chưa có tiền án, tiền sự cũng chưa bị cơ quan nhà
nước nào xử lý về mặt hành chính.
Sự việc xảy ra ngày 09/3/x là hậu quả thật sự đáng tiếc do sự thiếu hiểu
biết và không kìm chế được bản thân của bị cáo. Tuy nhiên, cũng cần phải
khẳng định rằng, việc bị cáo thực hiện hành vi phạm tội xuất phát từ phần lỗi
rất lớn của người bị hại do đã có hành vi trái đạo đức đối với bị cáo cũng như
lòng tự trọng của bị cáo bị tổn thương do bị vợ mình phản bộ. Đối với bất cứ
một người đàn ông nào cũng vậy, việc vợ ngoại tình là một điều sỉ nhục
không thể tha thứ được. Trường hợp của anh Hùng còn đáng thương hơn khi
mà anh đang lăn lộn với vết thương vì phải phẫu thuật chưa lành, thì ở nhà vợ
anh đã đưa người đàn ông khác về ngủ ngay trên chính chiếc giường của
mình, có lẽ không còn gì đau đớn hơn, nhục nhã ê chề hơn nỗi đau mà thân

chủ tôi đã gặp phải. Thân chủ tôi đã thực hiện hành vi phạm tội mà không ý
thức hết được hậu quả mà hành vi của mình đã gây ra, với suy nghĩ hạn chế,
lạc hậu của người dân tộc thiểu số, khi ấy, thân chủ tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng,
hai con người đó đã làm nhục anh thì anh cũng có quyền khiến họ thấy xấu hổ
với mọi người.
Thưa Hội đồng xét xử!
7
Với việc làm của mình, thân chủ tôi sẽ phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hành vi của mình là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên luật
pháp XHCN chúng ta chủ trương khoan hồng, nhân đạo trong đường lối xét
xử, là: “Nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
và trở thành công dân có ích cho xã hội”, đặc biệt là đối với những người biết
ăn năn hối cải, thành khẩn báo như thân chủ của tôi trong vụ án này thì càng
cần được sự khoan hồng của pháp luật. Thêm vào đó, hoàn cảnh của thân chủ
tôi hiện nay thật sự rất đáng thương, vợ anh sau khi có việc làm sai trái với
chồng, chị ta đã bỏ đi để lại đứa con nhỏ mới 4 tuổi cho thân chủ tôi chăm
sóc- và liệu đứa trẻ tội nghiệp đó có thể phát triển tâm sinh lý bình thường
như báo đứa trẻ khác khi nó không còn sự chăm sóc nâng niu của mẹ, sự quan
tâm giáo dục của người cha bị tù tội vì thiếu hiểu biết và nông nỗi. Vì vậy,
theo tinh thần tại Khoản 2 Điều 46, mong Hội đồng xét xử sẽ xem xét những
yếu tố trên là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ tôi,
để thân chủ tôi sớm có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng, trở thành người công
dân có ích cho xã hội và hơn cả là thực hiện trách nhiệm của một người cha
đối với con của bị cáo.
Từ những gì đã phân tích, với tư cách là luật sư bào chữa cho bị cáo, tôi
kính đề nghị Hội đồng xét xử tuyên thân chủ tôi không phạm tội “Cướp tài
sản” theo Điều 133 BLHS; áp dụng điều 121 khoản 2, điểm b Bộ luật hình sự
xét xử thân chủ tôi theo tội tội “làm nhục người khác”.
Trên đây là quan điểm của tôi, kính mong Hội đồng xét xử quan tâm
xem xét, xin trân trọng cảm ơn.

Luật sư
8

×