Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN HỌC SINH NGHỈ VÀ BỎ HỌC GIỮA CHỪNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.28 KB, 8 trang )


CÁC GIẢI PHÁP
NHẰM NGĂN CHẶN HỌC SINH NGHỈ VÀ BỎ HỌC GIỮA CHỪNG.
PHẦN I: CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI.
1/Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm học 2007-2008 tình trạng học sinh
bỏ học giữa chừng trong cả nước nói chung và các huyện miền núi,vùng sâu vùng
xa ,vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có xu hướng ngày càng gia tăng, trong
đó có huyện Nam Đông, làm cho các cấp các ngành và các bậc phụ huynh hết sức
lo lắng.Vấn đề học sinh nghỉ và bỏ học giữa chừng có nhiều nguyên nhân khác
nhau. Một số bậc phụ huynh và các nhà chuyên môn cho rằng đó là do nội dung
kiến thức đối với học sinh còn nặng nề ,quá tải; điều kiện kinh tế nhiều gia đình
còn khó khăn; nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập ở một số bộ phận phụ
huynh và học sinh chưa cao và trường học phải chăng chưa thật sự có sức lôi cuốn
các em đến trường ?.Những băn khoăn trên là hoàn toàn có cơ sở.
Tình trạng học sinh bỏ học và nghỉ học dài ngày không những thiệt thòi cho
các em mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của các trường và cả
ngành giáo dục, đồng thời để lại những dư luận không tốt cho ngành giáo dục.Việc
ngăn chặn học sinh nghỉ học dài ngày theo mùa vụ và bỏ học giữa chừng đã được
lãnh đạo ngành hết sức quan tâm và quán triệt đến từng trường , từng giáo viên
hàng năm, nhưng hiệu quả vẫn còn chưa cao.
Trước yêu cầu của ngành và nguyện vọng của toàn xã hội, việc tìm ra các giải
pháp để ngăn chặn học sinh bỏ học giữa chừng và nghỉ học dài ngày là một việc
làm theo tôi là hết sức cần thiết đối với một giáo viên chủ nhiệm. Làm tốt vấn đề
này là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho huyện nhà nói riêng và ngành
giáo dục nói chung . Đó là lí do để tôi chọn đề tài này.
2/Cơ sở lí luận:
Đảng và nhà nước ta đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Phát
triển giáo dục là nguồn động lực để phát triển kinh tế -xã hội.Giáo dục là sự nghiệp
“trồng người” .Vì vậy,con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế
xã hội. Nhà trường XHCN là công cụ chuyên chính vô sản , là cơ quan chuyên môn


của nhà nước ,dưới sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng , được trang bị đầy
đủ quan điểm và đường lối giáo dục của Đảng, có đội ngũ thầy cô giáo -những nhà
chuyên gia sư phạm nên nhà trường phải đóng vai trò chủ động trong việc kết hợp
với gia đình , nhà trường và xã hội .Trong đó vai trò người giáo viên là then chốt
.Thực tiễn giáo dục nước ta cho thấy, ở đâu có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình –
nhà trường-xã hội tốt thì ở đó chất lượng giáo dục đạt kết quả cao.
Nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên là thực hiện quá trình dạy học :dạy
chữ , dạy người . Đặc biệt vai trò người giáo viên chủ nhiệm lại càng quan trọng
hơn, cần phải quan tâm ,nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, làm tốt công tác chủ
nhiệm và điều quan trọng nhất của một giáo viên là luôn duy trì được số lượng
học sinh hằng ngày , ngăn chặn được tình trạng học sinh nghỉ học dài ngày theo
mùa vụ và bỏ học giữa chừng.Vì đó là cơ sở là nền tảng để giáo viên thực hiện quá
trình dạy học có chất lượng cao. Đây là mục tiêu của ngành giáo dục và cả toàn xã
hội hướng tới.
3/Cơ sở thực tiễn:
Trường tiểu học Thượng Lộ thuộc xã Thượng Lộ -một xã nghèo, người dân
nơi đây đều là đồng bào dân tộc Cơ tu sinh sống. Đời sống nhân dân hết sức khó
khăn, ngành nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi; trình độ văn hóa còn thấp.Qua
nhiều năm công tác nơi đây tôi cảm nhận được rằng học sinh ở đây tiếp thu bài rất
chậm và hay nghỉ học.Có nhiều em rất thích đi học nhưng vì hoàn cảnh gia đình
nên bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà để giữ bò , trông em hoặc làm cỏ ,cắt lúa v.v.v. Hoặc
có gia đình bố mẹ thường xuyên ở lại trên nương rẫy,con cái ở nhà không ai nhắc
nhở, nghỉ học tùy ý.
Hằng năm , số học sinh trường tiểu học Thượng Lộ từ 140 đến 170 học
sinh , con số đó rất nhỏ so với số học sinh các trường bạn trong huyện nhưng
hiện tượng học sinh nghỉ học dài ngày theo mùa vụ đế giúp đỡ gia đình ,một số em
lười học ,nghỉ ở nhà chơi, thiếu sự quan tâm nhắc nhở của bố mẹ … vẫn còn diễn ra
hằng năm làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nhà trường nói chung và ngành
giáo dục huyện nhà nói riêng. Họ có biết đâu rằng, họ đã vi phạm quyền trẻ em và
chính họ đã làm cho tương lai con em họ sẽ đi vào vết xe đỗ của chính mình. Đó là

vòng luẩn quẩn không chỉ ở trong phạm vi gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Nhìn nhận vấn đề trên một cách khách quan thì nguyên nhân chính dẫn đến các em
nghỉ học nhiều và bỏ học giữa chừng là do các nguyên nhân sau :
-Hoàn cảnh gia đình các em hết sức khó khăn.
-Phụ huynh và các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học (có
gia đình xem việc học của con là phụ ,khi nào rãnh rỗi mới cho con đi học ,thậm chí
có phụ huynh còn chơi chiến thuật cho con đi học cách nhật ,đi 1 ngày nghỉ 1
ngày).
-Nhiều tiết học còn đơn điệu ,nhàm chán không gây được hứng thú cho các
em.
-Nhiều giáo viên thực sự chưa tâm huyết với nghề , chưa quan tâm và tìm
hiểu để thông cảm chia sẻ cùng các em những khó khăn mà các em gặp phải.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, từ thực tế trên và yêu cầu của
ngành giáo dục, bản thân tôi đã tiến hành một số giải pháp nhằm ngăn chặn học
sinh nghỉ và bỏ học giữa chừng như sau:
PHẦN II:CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
*Giải pháp 1:Làm tốt công tác chủ nhiệm.
Bước1: Tổ chức các buổi họp phụ huynh.
- Thông qua các buổi họp phụ huynh ,tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình từng
học sinh để có biện pháp thích hợp với từng đối tượng cụ thể.
- Thông tin cho phụ huynh những nội dung liên quan đến con em họ như về
đồ dùng học tập, khả năng tiếp thu ,thái độ học tập…để phụ huynh kết hợp cùng
giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục phù hợp.
Bước2: Cảm thông và chia sẻ những khó khăn ,vướng mắc của các em. .
-Luôn gần gũi, quan tâm đặc biệt đối với những em khuyết tật, thiểu năng trí
tuệ…làm cho các em luôn có cảm giác được thương yêu, sẻ chia để xóa dần mặc
cảm trong các em , giúp các em tự tin hơn và thích đến lớp.
*Giải pháp2:Luôn tham mưu với nhà trường, cấp ủy, chính quyền địa
phương.
Bước1: Tham mưu với nhà trường,cấp ủy ,chính quyền địa phương.

Thông qua các kì đại hội giáo dục xã, đại hội công nhân viên chức , đại hội
công đoàn, đại hội chi bộ .v.v. để tham mưu với nhà trường ,cấp ủy, chính quyền
địa phương , có sự phối kết hợp chỉ đạo và làm cho các thôn trưởng hiểu và tác
động đến nhân dân về tầm quan trọng của việc học và đi học chuyên cần của con
em .
Bước2: Cùng với cấp ủy ,chính quyền địa phương mà thông suốt nhận thức đến
các cơ quan ban ngành, đoàn thể , các thôn trưởng… trong phạm vi quản lí địa
phương.
*Giải pháp 3:Nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh về việc học.
Bước1: Tuyên truyền,nâng cao nhận thức cho phụ huynh hiểu tác dụng của việc
học và đi học chuyên cần.
-Thông qua các cuộc họp phụ huynh lớp , họp hội phụ huynh trường ,họp
thôn nhằm thông tin hai chiều các hoạt động liên quan đến chất lượng học tập của
các em đến các phụ huynh.Qua đó giúp phụ huynh hiểu được tác dụng của việc đi
học chuyên cần và nâng cao ý thức coi trọng việc học tập của con em mình.
Bước2:Thường xuyên thông báo trực tiếp về kết quả học tập của học sinh cho phụ
huynh rõ.
- Gặp gỡ phụ huynh thông báo kết quả học tập để phụ huynh có biện pháp hoặc
khen thưởng động viên con em kịp thời khi có tiến bộ.
-Nêu gương những học sinh đi học chuyên cần và có thành tích cao trong học
tập.Giúp phụ huynh và học sinh phấn khởi ,quan tâm chú trọng hơn đến việc học
của con em mình.
*Giải pháp 4:Luôn tạo niềm vui , hứng thú cho học sinh đến trường.
Bước1: Nêu gương ,biểu dương khi các em tiến bộ.
-Tâm lí học sinh tiểu học là rất hiếu động và thích khám phá những điều mới lạ;
thích được khen và biểu dương.Vì vậy để các em thấy đến trường là niềm vui, giáo
viên cần tổ chức các giờ học nhẹ nhàng, thoải mái. Biểu dương kịp thời khi các em
tiến bộ. Bất kì một sự khen thưởng đúng lúc , đúng thực chất đều góp phần tạo
niềm tin và kích thích các em ham học.Dù đó chỉ là những tràng pháo tay hoặc một
bông hoa khi các em có tiến bộ hoặc đi học chuyên cần. Công việc này tôi đã tổ

chức thường xuyên cả năm ,lớp học bao giờ cũng có bảng hoa chuyên cần , hoa
điểm 10, chứ không chỉ thực hiện hình thức trong một tháng nào. Đây là một giải
pháp rất hiệu quả nên tất cả giáo viên trong trường đều áp dụng .
*Giải pháp 5:Tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chức từ thiện.
Bước1: Tranh thủ sự ủng hộ ,giúp đỡ của các tổ chức từ thiện.
- Là một trường thuộc xã khó khăn nên hằng năm trường luôn được sự giúp
đỡ của các cơ quan ,ban ngành . Đặc biệt là tổ chức từ thiện ZENKYOCHIBA và
KITAGAKI (Nhật Bản), bản thân tôi cùng với nhà trường đã trao đổi với các tổ
chức từ thiện những khó khăn của các em để họ cảm thông và chia sẻ với các em.
Bước 2: Được sự cho phép của nhà trường ,phụ huynh và chính quyền địa
phương ,giáo viên cùng phụ huynh mua sắm áo quần đồng phục và những vật
dụng cần thiết phục vụ cho việc học tập của các em ,giúp các em có đầy đủ dụng cụ
học tập ,tự tin đến trường.
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1/ Kết quả đạt được:
Bằng những việc làm cụ thể ,trong năm học qua đã mang lại nhiều kết quả
thiết thực. Cái được lớn nhất đó là làm thay đổi được nhận thức và hành động của
rất nhiều phụ huynh về việc học tác hại của nghỉ học dài ngày và bỏ học giữa
chừng. Học sinh đã đi học đều và hứng thú hơn khi đến trường.Trong 2 năm qua
lớp tôi chủ nhiệm số lượng duy trì 100% không có học sinh nào bỏ học, tình trạng
nghỉ học theo mùa vụ giảm rõ rệt. Nhờ vậy mà chất lượng giáo dục ngày một được
nâng lên, tạo sự chuyển biến đáng kể.Tỉ lệ học sinh yếu giảm. Năm học 2006-2007
có 4 học sinh giỏi , 7 hoc sinh khá trong tổng số 25 học sinh .Năm học 2007-2008
số học sinh giỏi là 5 em và học sinh khá là 8 em, không có học sinh yếu kém. Đặc
biệt có 4 em được chọn vào đội tuyển lớp chọn học sinh giỏi lớp 4,5 cấp huyện và 2
em được công nhận là học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5. Đây là một thành tích
đáng ghi nhận , một sự nỗ lực rất lớn đối với các em học sinh dân tộc.
2/Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế và kinh nghiệm, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau:

- Để lôi cuốn được các em đến trường, người giáo viên cần phải thực sự
yêu thương, quan tâm học sinh.Thường xuyên nêu gương những học sinh là
người dân tộc đã có thành tích cao trong học tập ở trong và ngoài trường, ở
báo( Măng Non ,Nhi Đồng, Dân tộc và Miền núi .v.v.) ,giúp các em tự tin hơn
và tránh được mặc cảm ,tự ti rằng người dân tộc thì học không giỏi.
- Đối với học sinh thường xuyên nghỉ học ,thường là học sinh có hoàn
cảnh khó khăn hoặc tiếp thu chậm giáo viên cần kiên trì ,tế nhị, động viên
khuyến khích là chủ yếu ,xem mọi sự tiến bộ dù rất nhỏ của các em đều là một
thành tích đáng kể.
- Đối với những học sinh cá biệt, giáo viên cần gặp riêng phụ huynh ân
cần nhắc nhở ,nếu nhiều lần mà học sinh vẫn nghỉ học thì có biện pháp “ cứng
hơn” là cho phụ huynh kí vào giấy cam kết (nếu nghỉ học 1 buổi /tuần hoằc
4buổi/ tháng thì không được nhận học bổng).
- Làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh và các thôn trưởng nhận
thức sâu sắc hơn về việc học tập của con em mình. Tranh thủ sự chỉ đạo của nhà
trường và sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội cùng tham gia phần nào giúp đỡ
các em giảm đi những khó khăn về vật chất.
- Các giải pháp phải thực hiện thường xuyên , liên tục trong cả năm học,
không phô trương hình thức theo mùa vụ hoặc chạy đua theo phong trào, thành
tích hiệu quả sẽ không cao và không lâu dài.
- PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1/Kết luận:
Việc ngăn chặn tình trạng học sinh nghỉ học dài ngày và bỏ học giữa
chừng là một việc làm hết sức cần thiết đối với một giáo viên chủ nhiệm.Công việc
tưởng chừng như đơn giản nhưng thiếu sự nhiệt tình yêu trẻ ,.Và chất lượng giáo
dục có tăng hay không chỉ dạy tốt thôi chưa đủ mà cần làm tốt nhiệm vụ quan trọng
là ngăn chặn được tình trạnh học sinh nghỉ và bỏ học thật tốt nữa.Theo tôi, đó là
điều kiện ,là viên gạch đặt nền móng đầu tiên để tiến hành đến các mục tiêu cao hơn
:NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC. Đây chính là mục tiêu của ngành
giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung ngày đêm mong đợi.

2/Kiến nghị:
Trường và các cấp các ngành ở địa phương nên lập quỹ khuyến học để khen
thưởng cho các em có thành tích cao trong học tập, nêu gương các gia đình có
truyền thống hiếu học trong các dịp tổng kết học kì , tổng kết năm học hoặc lễ khai
giảng ,trong các cuộc họp hội phụ huynh v.v
Trường cần có sự tham mưu thường xuyên với các ban ngành để có sự quan
tâm đầu tư về cơ sở vật chất ,giúp các em có điều kiện học hành thuận lợi hơn.
Bố trí hợp lí các giáo viên chủ nhiệm ,có năng lực , nhiệt tình đối với các
lớp có nhiều học sinh cá biệt ,khó khăn.

Thượng Lộ ,ngày 20 tháng 5 năm 2008.
Người viết SKKN .

BÙI THỊ HIỆP.
*Nhận xét –đánh giá của BGH.
* Xếp loại:

* Nhận xét-đánh giá của PGD.
*Xếp loại:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG LỘ.
CÁC GIẢI PHÁP.
NHẰM NGĂN CHẶN HỌC SINH BỎ HỌC GIỮA CHỪNG.

Người thực hiện : BÙI THỊ HIỆP.
Đơn vị: Trường tiểu học Thượng Lộ.
NAM ĐÔNG ,THÁNG 5 NĂM 2008.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO -HẠNH PHÚC.

BẢN CAM KẾT KHÔNG CHO CON EM NGHỈ HỌC.
Hôm nay, ngày tháng năm 2008, chúng tôi gồm 21 phụ huynh có con đang học
lớp 4 do cô Bùi Thị Hiệp chủ nhiệm (có danh sách kèm theo) cam kết không cho
con em nghỉ học , nghỉ vì lí do chính đáng như đau ốm phải có đơn xin phép hoặc
phụ huynh trực tiếp xin cô giáo chủ nhiệm.Nếu nghỉ không có đơn xin phép hoặc
không có phụ huynh xin phép 2 buổi trong 1 tuần sẽ cát học bổng trong tháng đó.
TÊN HỌC SINH TÊN PHỤ HUYNH PHỤ HUYNH KÍ.
1.TRẦN THỊ TÂM.
2.HỒ VĂN KIÊM.
3.HỒ MINH KHÁNH.
4.HỒ ÁI MINH.
5.HỒ THỊ SEN.
6.TRẦN VĂN BÚT.
7.HỒ THỊ BƯỚM.
8.TRẦN THỊ ĐỚI.
9.LÊ THANH LAM
10.TRẦN VĂN BÙ.
11.TRẦN VĂN KHÁ.
12.HỒ THỊ MỸ NGÁT.
13.TRẦN THỊ XÍU.
14.HỒ ĐỨC PHÚ.
15.HỒPALÔYR PÁT GÔ
16.HỒ VĂN PHANH.
17.TRẦN THỊ THU.
18.HỒ T .HOÀNG LUYẾN.
19.HỒ VĂN LI.
20.PHẠM VĂN TÙNG.
21.LÊ VĂN LÔI.
TRẦN VĂN CÔNG
TRẦN VĂN CANG

HỒ VĂN VI
HỒ VĂN TƯ
HỒ VĂN TIN
TRẦN VĂN BÌNH
HỒ XUÂN PIN
TRẦN VĂN MỚI
LÊ VĂN LỪA
TRẦN VĂN BIM
TRẦN VĂ ĐẾT
HỒ VĂN ANG
TRẦN VĂN XUÔNG
HỒ VĂN PHƯƠNG
HỒ VĂN CHINH
HỒ VĂN PHONG
TRẦN VĂN NINH
HỒ VĂN LÙNG
HỒ VĂN MÙNG
PHẠM VĂN TUẤN
LÊ VĂN HÒA.
Hội trưởng hội phụ huynh. Giáo viên chủ nhiệm.
Bùi thị hiệp.



×