THỰC HIỆN HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI
CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lí do chọn đề tài:
Công tác thi đua khen thưởng có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn. Thi đua khen thưởng bao
gồm 2 mặt là Thi đua & Khen thưởng. Đây là 2 mặt của một vấn đề, nó có quan hệ
biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau; “Thi đua là yêu nước, yêu nước là thi đua”,
có thi đua thì có khen thưởng và ngược lại khen thưởng là thành quả là động lực để
thúc đẩy thi đua, nó có tác dụng tôn vinh những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc
trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Dù khó khăn
đến mấy cũng phải ra sức thi đua” điều đó cho thấy trong bất kỳ thời điểm nào thì
công tác thi đua khen thưởng có vai trò to lớn thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng,
đổi mới đất nước trong đó giáo dục là một bộ phận quan trọng. Nhận thấy được vai
trò to lớn của công tác thi đua khen thưởng nói chung và trong Ngành giáo dục nói
riêng, đặc biệt cần áp dụng đổi mới một cách sáng tạo, có hiệu quả trong trường tiểu
học nên bản thân tôi chọn đề tài: THỰC HIỆN HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
2. Cơ sở lí luận:
Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số
121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn
số 01/HĐ-BTĐKT ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Ban Thi đua Khen thưởng; Quyết
định 14/2007/QĐ-BGDĐT; Công văn số 10358/BGDĐT-GDTH về quy trình đánh
giá, xếp loại giáo viên tiểu học; Công văn số 19/ CV-BNV về việc đành giá công chức
hằng năm và một số văn bản hướng dẫn về công tác Thi đua, Khen thưởng của Ngành
giáo dục. Những văn bản kể trên như là kim chỉ nam cho các công tác Thi đua, Khen
thưởng mà bản thân tôi đã áp dụng trong thời gian qua.
3. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm học qua việc thực hiện công tác Thi đua, Khen thưởng trong
trường tiểu học Thượng Quảng bên cạnh những thuận lợi như có đầy đủ văn bản chỉ
đạo về công tác thi đua, được sự quan tâm của cấp trên trực tiếp quản lí tổ chức hướng
dẫn thực hiện tương đối cụ thể nhưng bản thân tôi nhận thấy việc triển khai thực hiện
gặp rất nhiều khó khăn, nhiều thiếu sót chưa khắc phục được. Bản thân tôi mới được
phân công nhiệm vụ phụ trách công tác Thi đua Khen thưởng cho nhà trường, trong
quá trình tìm hiểu và thực hiện chúng tôi nhận thấy một số yếu kém như sau:
- Nhận thức về công tác Thi đua, Khen thưởng của CBGV còn nhiều hạn chế;
nhà trường chưa làm cho mọi thành viên trong trường hiểu đúng, đầy đủ và sâu sắc vị
1
trí của công tác Thi đua, Khen thưởng trong nhiệm vụ thực hiện phát triển sự nghiệp
giáo dục.
- Cán bộ quản lí của nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác này, chưa
cụ thể hoá các nội dung thi đua thành những tiêu chí cụ thể ở trong nhà trường.
- Nhà trường triển khai thực hiện công tác thi đua, Khen thưởng chưa thường
xuyên; công tác xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa mạnh, chưa thành
phong trào. Trong quá trình bình xét thi đua còn coi nhẹ mang tính hình thức. Thủ tục
hồ sơ làm không đúng quy định.
Chính những nguyên nhân yếu kém nói trên đã làm cho công tác Thi đua, khen
thưởng tại đơn vị chúng tôi hạn chế, chưa tạo được đột phá để đáp ứng yêu cầu, khí
thế thi đưa chưa mạnh, thậm chí có một số nhỏ CBGV nản chí chủ nghĩa Trung bình
điều đó đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động và chất lượng giáo dục tại nhà trường.
Trong phạm vị bài viết của bản thân, cũng như sự tìm hiểu về công tác Thi đua
Khen thưởng, được sự phân công của lãnh đạo chúng tôi đã áp dụng thực hiện một số
biện pháp nhằm cải thiện phần nào những yếu kém của công tác Thi đua, Khen
thưởng tại đơn vị hiện nay.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giải pháp 1: Thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng:
Nhất thiết vào đầu mỗi năm học phải thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng
trong nhà trường, hội đồng Thi đua, Khen thưởng bao gồm: Bí thư chi bộ, hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, bí thư chi Đoàn, Tổng phụ trách Đội, tổ khối trưởng và các
giáo viên chủ nhiệm, do hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng. Hội đồng Thi đua, Khen
thưởng làm việc định kỳ 2 lần/ năm học và họp đột xuất khi thấy cần thiết theo triệu
tập của chủ tịch hội đồng. Hội đồng Thi đua khen thưởng phải phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên, đặc biệt cần coi trọng lựa chọn cán bộ phụ trách thư ký thủ
tục hồ sơ lưu trữ hằng năm, cần chọn những cán bộ có uy tín, năng lực nhanh nhạy, có
hiểu biết sâu sắc về công tác Thi đua, khen thưởng và biết thể thức văn bản theo quy
định.
2. Giải pháp 2: Triển khai công tác Thi đua, Khen thưởng:
- Đầu năm học phải tổ chức tập huấn triển khai kịp thời những văn bản chỉ đạo
cũng như cập nhật những hiểu biết về công tác Thi đua, Khen thưởng cho toàn thể cán
bộ công chức của nhà trường. Đồng thời phổ biến triển khai kế hoạch Thi đua, Khen
thưởng cho cả năm học; Kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đua lớn của nhà trường
như: Hội thi, hội thảo, kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ, kế hoạch tham gia các hoạt
động chuyên môn của Ngành, địa phương và của nhà trường.
Cụ thể là:
* Tháng 9: Tổ chức tập huấn công tác Thi đua, Khen thưởng; Tổ chức Hội
nghị CBCNV năm học.
* Tháng 10: Tổ chức đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Phát động phong
trào “Dạy tốt - học tốt”.
2
* Tháng 11: Tổ chức phong trào thi đua nhân ngày Nhà giáo Việt Nam như
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, thi đua học tốt dành hoa điểm 10 của học sinh.
* Tháng 12: Tổ chức sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm.
* Tháng 1-2: Tổ chức thanh kiểm tra nội bộ trường học; Tổ chức hội thi GV
viết chữ đẹp. Phát động phong trào xây dựng trường lớp Xanh-Sạch-Đẹp.
* Tháng 3: Tổ chức phát động phong trào theo chủ điểm tháng Thanh niên
như: các hội thi của học sinh; Hội trại 26/3; Hội thi học sinh giỏi các cấp.
* Tháng 4: Tiếp tục tổ chức thanh kiểm tra nội bộ như: Thao giảng, dự giờ
theo quy định của chuyên môn.
* Tháng 5: Tổ chức bình xét cuối năm, tổ chức tổng kết công tác Thi đua,
Khen thưởng năm học, đánh giá rút kinh nghiệm chung.
Ngoài ra còn căn cứ kế hoạch thi đua của Ngành để chủ động xây dựng thêm
các phong trào thi đua của nhà trường cho hợp lí.
Việc triển khai trên có ý nghĩa quan trọng vì nó định hướng và khơi dậy được
tinh thần thi đua cho toàn thể CBCNV trong trường. Làm cho mỗi CBCNV hứng
khởi, lôi cuốn sự tham gia của mỗi thành viên.
- Tổ chức thật chu đáo Hội nghị cán bộ công chức mang tính thi đua cao,
hướng dẫn cho CBCNV đăng kí thi đua các danh hiệu theo đúng quy định. Đặc biệt
cần cho CBCNV đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học. Đây là
một cách làm đúng bởi lẻ những năm trước đây sau 1 dạy học CBGV chúng ta mới
viết sáng kiến kinh nghiệm điều này không có hiệu quả áp dụng thực tiễn, viết chỉ
mang tính thủ tục hồ sơ thi đua.
3. Giải pháp 3: Tiến hành thực hiện và tổ chức các phong trào thi đua:
- Dựa trên kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua của nhà trường đã đề ra và
đã triển khai trước CBCNV của nhà trường, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng phải cụ
thể hoá nó thành các tiêu chí đánh giá, xác định những kết quả đạt được của từng tiêu
chí.
- Trong mỗi đợt thi đua cần tổ chức một cách chặt chẽ như: Thành lập các ban
theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thường xuyên. Sau mỗi đợt tổ chức phong trào thi đua
phải có sơ kết tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và đặc biệt phải tổ chức Khen
thưởng kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích để kịp thời khuyến khích, động
viên, nhân rộng điển hình tiên tiến và thực hiện lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định để
có minh chứng cho cuối năm bình xét thi đua.
4. Giải pháp 4: Tổ chức bình xét thi đua cuối năm đúng quy trình:
Đây là một bước quan trọng để đánh giá xếp loại CBGV trong năm học. Cần
xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ và thật sự tôn trọng giúp nhau hoàn thành
nhiệm vụ nhưng phải đảm bảo quy trình cơ bản sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá và ghi điểm vào phiếu đánh giá, xếp loại theo
mẫu của công văn 10358/BGDĐT-GDTH sau khi đã nghiên cứu kỹ các lĩnh vực, yêu
cầu và tiêu chí.
3
Bước 2: Giáo viên kiểm điểm và đánh giá công khai trước Tổ chuyên môn mà
mình sinh hoạt. Giáo viên cần có minh chứng cụ thể ít nhất 2 tiêu chí trong mỗi yêu
cầu trong từng lĩnh vực.
Bước 3: Tổ chuyên môn tham gia đánh giá có sự chứng kiến tham gia của Hội
đồng Thi đua, Khen thưởng. Tổ trưởng và các thành viên trong tổ có trách nhiệm giúp
đỡ và làm rõ hơn về những điểm số mà giáo viên tự đánh giá. Nếu cần thiết Hội đông
Thi đua, Khen thưởng chỉ đạo giải quyết tháo gỡ vướng mắc.
Thang điểm được quy định như sau:
- Có 3 lĩnh vực lớn, mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí. Điểm
tối đa cho 1 tiêu chí là 10 điểm. Điểm tối đa cho 1 yêu cầu là 40. Như vậy điểm tối đa
cho 1 lĩnh vực là 200.
- Xếp loại cho 1 lĩnh vực: Loại Tốt (180-200 điểm)
Loại Khá (140-179 điểm)
Loại TB (100-139 điểm)
Loại Kém (dưới 100 điểm)
- Xếp loại cả năm:
+ Loại xuất sắc: Cả 3 lĩnh vững đạt loại Tốt
+ Loại Khá: Cả 3 lĩnh vững đạt loại Khá trở lên
+ Loại TB: Cả 3 lĩnh vực đạt loại TB trở lên
+ Loại Kém: Có 1 lĩnh vực xếp loại Kém
Cuối cùng Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường căn cứ vào xếp loại cả
năm và những thành tích cụ thể khác như: Kết quả chất lượng học sinh, chất lượng
giáo viên trong năm qua; giờ giấc dạy học công tác theo quy định, việc hoàn thành
các loại hồ sơ sổ sách của CB-GV trong năm. Các thành tích khác ngoài nhà trường
như tham gia các hội thi của các cấp tổ chức được công nhận hoặc đạt giải. Sau đó đối
chiếu với tiêu chuẩn các danh hiệu để bình bầu những CBGV đạt các danh hiệu Lao
động Tiên Tiến, Chiến sĩ Thi đua cơ sở. Và làm thủ tục hồ sơ theo quy định của Nghị
định 121-NĐ/CP (Biên bản, tờ trình, danh sách) đề nghị công nhận các danh hiệu lên
Hội đồng thi đua khen thưởng Phòng giáo dục và đào tạo. (Riêng đối với danh hiệu
Chiến sĩ Thi đua cơ sở thì người được đề nghị phải có Sáng kiến kinh nghiệm được
HĐSK cơ sở xếp loại B trở lên)
Đồng thời căn cứ vào thành tích của các cá nhân đạt danh hiệu LĐTT và chiến
sĩ thi đua cơ sở để làm thủ tục hồ sơ để nghị công nhận danh hiệu cho tập thể (Tập thể
LĐTT có ít nhất 50% CB GV-CNV đạt danh hiệu LĐTT; Tập thể LĐXS có ít nhất
70% CB GV-CNV đạt danh hiệu LĐTT và có CB GV-CNV đạt danh hiệu CSTĐCS).
III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Kết quả đạt được:
Thực tế từ trước đến nay, đơn vị trường tiểu học Thượng Quảng về thành tích
thi đua còn rất khiêm tốn. Tập thể chưa một lần được công nhận Tập thể Lao Động
Tiên Tiến. Cụ thể trong năm học 2004-2005 chỉ có 1 CBGV được công nhận danh
4
hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở, Trong năm học 2006-2007 có 5 CBGV được công nhận
danh hiệu Lao Động Tiên Tiến. Nhưng phải nói rằng từ khi áp dụng đổi mới công tác
thi đua khen thưởng (Năm học 2007-2008) các giải pháp nêu trên thì phong trào thi
đua trong nhà trường đã có bước chuyển biến tích cực, tạo được bước đột phá mạnh
mẽ, khí thế thi đua sôi nỗi hơn, CBGV tự tin có tinh thần phấn đấu vươn lên hoàn
thành tốt nhiện vụ được giao. Năm học qua đã có 7 giáo viên được công nhận GV dạy
giỏi cấp trường, 1 giáo viên được công nhận GV dạy giỏi cấp huyện, Cuối năm có 10
CBGV-CNV được UBND huyện Nam Đông công nhận danh hiệu Lao Động Tiên
Tiến và 3 cán bộ được công nhận Chiến sĩ Thi Đua cơ sở, tập thể được công nhận
danh hiệu tập thể LĐTT.
Về học sinh: Có 6 học sinh được công nhận HS giỏi cấp huyện, 1 học sinh đạt
giải ba môn toán HS giỏi cấp tỉnh. 11 HS lớ 4-5 được chọn bồi dưỡng HS giỏi cấp
huyện năm học 2008-2009. Chất lượng HS khá giỏi được nâng lên.
3. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở nhà
trường, bản thân rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý cho công tác, cụ thể là:
3.1. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Hiệu trưởng và Hội đồng thi đua trong việc
tổ chức chỉ đạo, triển khai công tác thi đua đạt hiệu quả, manh tinh thần dân chủ, thi
đua lành mạnh. Đặc biệt cần quan tâm thích đáng cho công tác theo dõi, đôn đốc tránh
tình trạng giao khoán cho 1 bộ phận đoàn thể.
3.2. Phải tạo được tinh thần thi đua, công khai và đúng luật. Cụ thể hóa các chỉ
tiêu thi đua cho từng thành viên trong việc tham gia hoạt động ở tổ khối hoặc 1 đoàn
thể nào đó trong nhà trường.
3.3. Tổ chức thường xuyên các phong trào hoạt động thi đua, tạo cơ hội cho
mỗi thành viên trong nhà trường tự thể hiện khả năng, năng lực của bản thân qua đó
khẳng định được mình trước Hội đồng.
3.4. Việc bình xét thi đua cuối năm phải thể hiện được tinh thần giúp nhau cùng
hoàn thành nhiệm vụ. Bình xét phải đúng quy trình, thủ tục. Đảm bảo đúng luật Thi
đua khen thưởng. Tránh tình trạng bình bầu theo cảm tính. Mỗi thành viên phải chứng
minh thành tích thật sự của mình qua 1 năm công tác.
3.5. Thủ tục hồ sơ phải đúng, đầy đủ, kịp thời khi trình lên cấp trên xét duyệt
thi đua.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Tóm lại công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước, nhằm mục đích phát hiện và tôn vinh những tập thể cá
nhân có đóng góp lớn lao trong từng lĩnh vực mà bản thân họ công tác. Nhân rộng
điển hình, học tập mô hình hay được Nhà nước chú trọng quan tâm.
Thực tế ở nhà trường tiểu học hiện nay công tác thi đua khen thưởng tuy còn
gặp nhiều yếu kém, chưa xứng tầm với tiềm năng do nhiều nguyên nhân tác động.
Trong quá trình bản thân triển khai những giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm này,
bản thân vẫn còn nhiều trăn trở và xin đề xuất một số kiến nghị:
5
- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm tổ chức chỉ đạo hơn nữa về công tác thi đua
khen thưởng. Đôi lúc khen thì có nhưng thưởng thì còn hạn chế.
- Tổ chức tập huấn, cập nhật kịp thời những vấn đề mới về công tác. Cung cấp
đầy đủ tài liệu liên quan đến công tác thi đua khen thưởng cho các đơn vị.
- Tổ chức thường xuyên công tác kiểm tra về công tác thi đua khen thưởng ở
các đơn vị để giúp đỡ cũng như có cơ sở đánh giá đúng kết quả.
Thượng Quảng, ngày tháng 5 năm 2008
Người viết sáng kiến
Trần Uyên Thông
Nhận xét đánh giá xếp loại của HĐSK cơ sở
HIỆU TRƯỞNG
Đánh giá của HĐSK cấp quản lý trực tiếp
6
Người đánh giá
7
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG QUẢNG
THỰC HIỆN HIỆU QUẢ
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Trần Uyên Thông
Đơn vị: Trường tiểu học Thượng Quảng
Thượng Quảng, tháng 5 năm 2008