Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghệ thuật khởi nghiệp (phần 6) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.44 KB, 5 trang )




Nghệ thuật khởi nghiệp (phần 6)
Nguyễn Thạc Minh




(phần tiếp theo cuộc phỏng vấn Guy Kawasaki - giám đốc điều hành của
Garage Technology Ventures - một ngân hàng đầu tư vốn cho các công ty
công nghệ cao do tạp chí Forbes thực hiện)
Hỏi: Cần phải có những tính cách/phẩm chất nào để trở thành một
doanh nghiệp thành công?
Đáp: Tôi không tin những lời đồn nhảm, những điều sùng bái mù quáng về
nhà doanh nghiệp thành công như con so/con dạ, nuôi bằng sữa mẹ/nuôi
bằng sữa ngoài. Ngay cả khi có liệt kê các đặc điểm đó ra thì chúng ta cũng
không thẩ thay đổi được bản thân kia mà. Vì vậy nếu bạn muốn thành lập
một công ty thì hãy bắt tay thực hiện mong muốn của mình đi. Đừng bận
tâm đến việc “kiểm tra” để xem bạn có những phẩm chất cần thiết hay
không.
Làm thế nào ta có thể biết được ta có những tố chất cần có để trở thành
một nhà kinh doanh thành công hay không?
Bạn sẽ không biết trừ phi bạn thử. Ngay cả khi đó, bạn cũng có thể thất
bại. Rồi bạn có thể thử lại lần nữa. Bạn không bao giờ “biết” được mình có
trở thành một nhà kinh doanh thành công hay không. Chỉ có thử hay không
thử mà thôi.
Trong một trong những cuốn sách của mình, ông có nói về việc tại sao
một trong số những ý tưởng thành công nhất như Yahoo!, điện thoại…
lại thành công bất chấp tất cả mọi người đều nói rằng chúng sẽ thất bại.



Trong các bài trả lời của ông, chính ông cũng thường nói theo kiểu phủ
định. Vậy tôi nên nghĩ như thế nào đây?
Lý do là vì một ai đó nói rằng ý tưởng của bạn sẽ thất bại không có nghĩ là
chắc chắn nó sẽ thất bại. Mặc dù đôi khi đúng là có những ý tưởng thực sự
ngốc nghếch. Còn về bài trả lời này, thì hầu hết các câu hỏi tôi nhận được
đều kiên quan đến khả năng được tài trợ chứ không phải khả năng thành
công của công việc. Hai điều này không giống nhau. Thậm chí chúng còn
không liên quan đến nhau nữa kia.
Các nhà kinh doanh vốn có phải là một trong những yếu tố gây rắc rối
không? Nếu không có sự khuyến khích của họ thì những công ty như
Webvan hay eToys chẳng bao giờ có thể niêm yết trên thị trường chứng
khoán và hàng triệu người đã không mất số tiền tiết kiệm hưu trí của
mình.
Các nhà kinh doanh vốn đúng là một trong những nguồn gây rắc rối,
nhưng thực ra có rất nhiều yếu tố như vậy, trong đó có cả các nhà đầu tư.
Không ai gí súng vào đầu bắt họ phải đầu tư cả. Bản thân họ muốn kiếm
nhiều tiền. Nếu bạn cho rằng có một âm mưu nào đó được vạch ra để lừa
lấy tiền tiết kiệm của những người hưu trí thì bạn nên liên hệ với Oliver
Stone chứ không phải với Forbes. Giải pháp duy nhất để tránh cho các nhà
đầu tư khỏi mất tiền là lấy mất luôn cả khả năng kiếm tiền của họ. Theo
tôi thì phương thuốc này còn tồi hơn là cứ để người bệnh bị ốm.


Tôi có rất nhiều các món nợ cá nhân. Điều này có làm giảm cơ hội các
nhà kinh doanh vốn tài trợ cho công việc kinh doanh của tôi không?
Điều đó còn phụ thuộc vào việc bạn nợ ai. Vấn đề ở chỗ là các nhà đầu tư
vốn sẽ kiểm tra các thông tin liên quan đến bạn. Nếu bạn đã từng phá sản
hay bị kết án hình sự thì tình cảnh của bạn sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu bạn
đã nợ nhiều tiền và đang dần dần trả nợ thì vấn đề sẽ không nghiêm trọng

lắm.
Tôi đang cố gắng quyết định nơi đặt “công ty” công nghệ của tôi. Thực
ra bây giờ nó chưa thực sự là một công ty, mà mới chỉ là một ý tưởng
thôi. Nếu công ty của tôi không nằm ở Thung lũng Silicon thì tôi có gặp
khó khắn không? Vì tôi hiểu rằng tôi sẽ còn nghèo vài năm nữa trước
khi công ty của tôi làm ăn phát đạt, và tôi thích sống ở những nơi giá rẻ
hơn.
Đặt công ty ở Thung lũng Silicon có nhiều điểm thuận lợi, chẳng hạn như
có nhiều nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng để phục vụ doanh nghiệp,
nhiều vốn và một lực lượng lao động sẵn sàng ca tụng các doanh nghiệp
mới thành lập. Tuy nhiên, ở đó tốn kém hơn và cạnh tranh gay gắt hơn.
Mặc dù vậy, trừ khi bạn sống giữa sa mạc, nơi không thể tìm được nhân
viên tốt, còn thì đó không nên là điều bận tạm chủ yếu của bạn. Việc thành
lập doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào đầu óc con người hơn là vào địa
điểm công ty.


(Theo The Forbes)



×