Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghệ thuật khởi nghiệp (phần 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.53 KB, 5 trang )

Nghệ thuật khởi nghiệp
(phần 5)

Hỏi: Cái gì có trước, sản phẩm hay thị trường? Tôi nên tìm một sản phẩm rồi
sau đó mới tìm cách bán nó, hay tôi nên tìm một thị trường chưa được khai thác và rồi
tìm sản phẩm để đưa vào đó?
Đáp: Cứ gọi tôi là người lạc hậu nếu muốn, nhưng theo tôi thì bạn cần phải tạo
ra sản phẩm trước. Lý do có thể vì bạn thích sản phẩm đó, hay có thể vì cái công ty mà
bạn đang làm thuê chưa nghĩ tới sản phẩm đó, hoặc có thể đơn giản là vì bạn có thể tạo
ra sản phẩm đó.
Điều mà tôi luôn tin tưởng, đó là để thành công, ta phải yêu thích công việc của
mình. Tôi không quan tâm đến việc thị trường đó lớn và chưa được khai phá hay
không, những nếu bạn không yêu công việc ấy, thì hãy quên nó đi. Cuộc sống quá
ngắn để chúng ta lãng phí bằng cách làm những việc mà ta ghét. Hãy tiến lên và làm
việc cùng với trái tim trong lồng ngực. Còn đồng tiền sẽ tới sau. Ngay cả khi bạn thất
bại, thì ít nhất bạn cũng thất bại khi làm một việc mà bạn yêu thích.
Tôi rất muốn thành lập công ty riêng, nhưng giờ tôi mới 18 tuổi, tôi có thể làm
gì để các nhà đầu tư nhìn nhận mình một cách nghiêm túc được?
Đúng là có sự phân biệt về tuổi tác, đặc biệt là từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Bạn nên nhờ cậy đến nhóm 3F: Friends (bạn bè), Fools (những thằng ngốc) và Family
(gia đình). Và nếu bạn vẫn muốn thử làm việc với các nhà đầu tư chuyên nghiệp (và
tôi thực sự mong bạn có thể chứng minh rằng tôi sai), thì hãy nguỵ trang bởi sự giám
sát của những người lớn tuổi hơn.
Hãy đưa vào ban giám đốc và ban cố vấn những người tóc muối tiêu hoặc
không có tóc chứ không phải những người đeo khuyên trên mũi. Và hãy thuê một
người đủ trưởng thành để điều hành công ty của bạn.
Tôi nghĩ rằng ý tưởng kinh doanh của tôi sẽ thành công, nhưng tôi lo rằng nó
có thể bị người khác đánh cắp nếu tôi đến gặp những nhà đầu tư. Tôi có thể bảo vệ ý
tưởng kinh doanh của mình tốt nhất bằng cách nào?
Hãy để tôi diễn giải câu hỏi của bạn như sau: Ý tưởng của bạn mang tính cách
mạng đến nỗi chưa ai nghĩ đến nó cả, và nếu bạn nói ý tưởng đó với một số nhà đầu tư


thì họ sẽ nói toạc ra và tự thực hiện, có phải vậy không? Bạn nên biết rằng các nhà đầu
tư tìm kiếm các nhóm người thực hiện những ý tưởng hay, chứ không phải tìm những
ý tưởng hay.
Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn có một ý tưởng hay thì có năm công ty khác
sẽ cùng làm theo. Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời, mười công ty khác sẽ cùng làm
theo. Phương thức bảo vệ ý tưởng tốt nhất là thực hiện ý tưởng đó thật thành công.
Không một giấy tờ pháp lý hay bằng sáng chế có thể làm được điều này. Ý tưởng thì
dễ, thực hiện tốt mới khó.
Tôi có một ý tưởng kinh doanh không cần nhiều tiền lắm để khởi sự. Vậy việc
tìm kiếm sự ủng hộ về tài chính từ bên ngoài có quan trọng lắm không, hay tôi có thể
nhờ cậy gia đình và bạn bè?
Bạn có thể trông chờ chủ yếu vào nguồn lực từ gia đình và bạn bè.
Danh mục vốn đầu tư của tôi gần đây dần dần giảm xuống kể từ khi thị trường
mặt hàng của chúng tôi sụp đổ. Liệu tôi có phải thằng ngốc không khi tôi đang nghĩ
đến việc bán công ty hiện nay trị giá $401 nghìn để khởi sự một doanh nghiệp mới?
Tôi có thể ủng hộ trường hợp bạn muốn thành lập một công ty mới nếu danh
mục vốn đầu tư của bạn tăng lên. Nhưng bạn đang hỏi rằng liệu đây có phải thời điểm
tốt để bạn thành lập một công ty mới không trong lúc số vốn đầu tư của bạn đang đi
xuống. Điều này tôi thấy không lôgíc lắm, nhưng có điều là nếu bạn là một người
chuyên gây dựng công ty thì lại là việc khác - vì lúc nào cũng là thời điểm tốt để bạn
khởi sự doanh nghiệp. Còn nếu bạn không phải người như vậy thì không nên đâu. Bạn
sẽ bị coi là ngốc nếu bạn bỏ vào đó cả $401 nghìn của bạn và rồi thất bại. Bạn sẽ được
coi là thiên tài nếu dồn vào đó $401 nghìn và thành công.
Nếu công ty của tôi thất bại thì tôi sẽ phải chịu những mất mát gì? Ông có thể
phác ra những rủi ro mà tôi cần phải cảnh giác không?
Ngoài những rủi ro hiển nhiên của việc tịch thu toàn bộ tài sản để thế nợ, mất
tiền và tài sản riêng và tổn hại danh tiếng ra, vấn đề cũng hết sức quan trọng là điều sẽ
xảy ra với tinh thần của bạn. Nếu bạn đang ở Thung lũng Silicon thì đó không phải là
vấn đề lớn lắm, vì tại đây, thất bại được tha thứ, và đôi khi theo tôi nghĩ thì người ta
còn chúc mừng nó nữa kia.

Tuy nhiên có một câu hỏi lớn mà bạn nên đặt cho bản thân là “Điều gì sẽ xảy ra
nếu tôi chưa bao giờ thử và vì vậy sẽ không bao giờ biết cả?”
Rất nhiều những cuốn sách mà tôi đã đọc vẽ ra một bức tranh màu hồng giữa
doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tôi không tin lắm. Chẳng lẽ không có mối căng
thẳng nào giữa một người cố gắng thực hiện giấc mơ của bản thân và một người cố
gắng thu lợi từ tiền đầu tư của mình hay sao? Làm thế nào tôi có thể ngăn nhà đầu tư
khỏi áp chế các mục tiêu kinh doanh của tôi được?
Câu trả lời ngắn gọn là bạn đọc vẫn chưa đủ. Còn câu trả lời dài thì như sau:
trong một đôi nhà đầu tư – nhà kinh doanh hợp nhau, thì việc hiện thực hoá ước mơ
của một người là con đường để người kia thu lợi từ tiền đầu tư. Các nhà đầu tư không
đổ tiền vào công ty của bạn để bạn thoả mãn thú chơi của bạn. Một khi đã cầm tiền của
nhà đầu tư, thì bạn cũng đã tạo ra một nghĩa vụ về mặt đạo đức là làm cho nhà đầu tư
thu lợi. Nếu bạn không nhất trí với điều đó thì đừng cầm tiền của người khác.

×