Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghệ thuật khởi nghiệp (phần 10) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.71 KB, 4 trang )




Nghệ thuật khởi nghiệp (phần 10)
Nguyễn Thạc Minh





Guy Kawasaki là hiện là giám đốc điều hành của Garage Technology
Ventures - một ngân hàng đầu tư vốn cho các công ty công nghệ cao. Trước
đây, ông từng là cố vấn cho hãng Apple Computer. Ông là tác giả của bảy
cuốn sách viết về kinh doanh. Ông nhận bằng B.A từ trường đại học
Standford, bằng M.B.A. từ UCLA, và nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự của
trường Bapson College. Ông còn sẵn sàng tư vấn cho những người đang muốn
khởi sự kinh doanh. Sau đây là phần tiếp theo cuộc phỏng vấn ông do tạp chí
Forbes thực hiện.
Hãy biến thách thức thành cơ hội
Hỏi: Tôi làm việc với ba cộng sự trong một công ty nhỏ mới thành lập có trụ
sở tại Boston. Một trong những cộng sự của tôi sống ở Pháp trong vòng 18
tháng qua. Điều này không tác động xấu đến mối quan hệ công việc của chúng
tôi – cô ấy vẫn rất chủ động liên lạc bằng email và chúng tôi tổ chức các cuộc
họp qua điện thoại. Liệu các nhà kinh doanh vốn (VC) có không tán thành việc
chúng tôi có một cộng sự ở nước ngoài không?
Đáp: Không nên nêu vấn đề này lên trong phần đầu của buổi họp đầu tiên,
song đó không phải là điều đánh dấu chấm hết cho khả năng được đầu tư của
bạn nếu các khía cạnh khác trong công ty của bạn thú vị. Bạn có thể coi đó là
“hiện tượng xuất khẩu công việc” sang một nước có nhân công rẻ, nhưng điều
này không đúng lắm với nước Pháp. Trên thực tế, điều này dù sao cũng khiến



các bạn khó được tài trợ hơn. Sự bố trí công việc của các bạn không điển hình
hoặc lý tưởng xét từ góc độ của nhà đầu tư.
Ông đã nói rằng "các ý tưởng thì dễ, thực hiện chúng mới khó", nhưng tôi vẫn
thấy lo lắng nếu chia sẻ quá nhiều với các nhà đầu tư tiềm năng. Không phải
vì tôi nghĩ rằng ý tưởng của tôi sẽ rất hấp dẫn với những người khác, mà vì tôi
quá yêu dự án của mình. Ông có lời khuyên nào để tôi vượt qua nỗi sợ này
không?
Hãy tìm một bác sĩ tâm lý trị liệu tốt.
Dự án của tôi nhằm để giúp các thiếu niên ở tầng lớp thu nhập thấp. Tuy
nhiên, tôi không đăng ký là một tổ chức phi lợi nhuận. Liệu các nhà kinh
doanh vốn có chú ý đến không khi tôi có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, ngay
cả khi tôi không có tình trạng phi lợi nhuận?
Đây có phải là một câu hỏi bẫy không? Các nhà kinh doanh vốn sẽ xem xét
việc tài trợ cho bạn nếu bạn là một tổ chức phi lợi nhuận ư? Các VC không
quan tâm đến các tổ chức phi lợi nhuận. Họ có thể thường xuyên đầu tư vào
các công ty có mục đích lợi nhuận nhưng không kiếm ra tiền, và đó chỉ là do
họ đã nhầm lẫn khi phán đoán mà thôi.
Trước tiên, tôi muốn nói rằng các bài báo của ông rất thú vị. Liệu ông có thể
làm chúng tôi lạc quan hơn bằng một ví dụ của chính ông trong lĩnh vực kinh


doanh vốn/công ty mới thành lập được không? Việc ông vượt qua một trong
những thử thách đầu tiên có thể làm chúng tôi vững dạ hơn.
Với sự giúp đỡ của rất nhiều người thuộc bộ phận Macintosh ở công ty Apple
Computer, tôi đã có thể thuyết phục những người chuyên nghiên cứu và phát
triển tạo ra được các sản phẩm cho máy tính mà không cần một cơ sở đã được
lắp đặt sẵn. Điều đó có đủ để cổ động các bạn không? Nếu bạn cần một ví dụ
gần đây hơn trong nghề nghiệp kinh doanh vốn gần đây của tôi, tôi sẽ chỉ cho
bạn tới BitPass. Đó là một công ty giúp các tổ chức bán các sản phẩm kỹ thuật

số. Tôi đã gặp người sáng lập công ty trong một buổi hội thảo về luật. Anh ta
cùng người đồng sáng lập công ty của mình đã bỏ dở chương trình học PhD ở
Stanford. Công ty này chưa đến giai đoạn tạo ra lợi nhuận, nhưng đã bắt đầu
thực hiện ý tưởng có thể làm thay đổi mô hình kinh doanh Internet của họ. Đó
là một vụ đầu tư sinh lời của tôi.
(Theo The Forbes)



×