Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

6 sai lầm cần tránh khi đặt tên cho doanh nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.89 KB, 5 trang )


6 sai lầm cần tránh khi đặt tên cho
doanh nghiệp

Đặt tên cho doanh nghiệp cũng giống như đặt nền
móng cho một tòa nhà vậy. Tên gọi của doanh nghiệp
sẽ là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh lâu
dài của doanh nghiệp sau này. Đây không phải là một việc làm đơn
giản và thực tế đã có rất nhiều sai lầm trong chuyện đặt tên làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
1. Tham khảo ý kiến của quá nhiều người

Khi nghĩ đến chuyện đặt tên cho doanh nghiệp, bạn thường có thói quen
tham khảo ý kiến của bạn bè, gia đình, nhân viên và khách hàng. Tuy
nhiên, cách làm này sẽ dẫn một số vấn đề.

Thứ nhất, bạn chỉ có thể chọn một tên gọi cuối cùng nên bạn sẽ làm phật
ý chính những người đã góp ý cho bạn.



Thứ hai, để mọi người đều hài lòng, bạn thường phải chọn ra một cái tên
được mọi người nhất trí nhưng nghe có vẻ rất "kêu", không phù hợp lắm
với thực tế. Để khắc phục điều này, khi muốn đặt tên cho DN, bạn chỉ nên
bàn bạc với những người quan trọng nhất, càng ít người càng tốt. Tốt nhất
đó phải là những người tâm huyết và có quyền lợi gắn liền với DN. Đồng
thời, họ phải là những người khách quan, không xem chuyện đặt tên cho
DN là cách để thể hiện "cái tôi".

2. Đặt tên theo kiểu kết nối "toa xe lửa"


Đây là cách đặt tên bằng cách nối ghép nhiều từ thành một chữ viết tắt sau
khi đã lược bỏ nhiều vần của một từ. Ví dụ như "kinh doanh tổng hợp" sẽ
được ghép thành “kidotoho", hoặc từ tiếng Anh "Quality Service” (dịch
vụ chất lượng cao) sẽ được ghép thành "QualiService".

Theo các chuyên gia, đây là một cách làm vụng về và nó thể hiện "đẳng
cấp thấp” của DN, gây phản cảm cho công chúng.



3. Sử dụng những từ ngữ quá đơn giản dễ tạo ra sự trùng lắp

Chỉ có những công ty thật sự lớn và đi đầu trong một ngành nào đó mới
không cần phải tuân theo nguyên tắc này. Đó là trường hợp của General
Motors hay General Electric Nhưng nếu bạn phải đặt tên cho DN của
mình trong bối cảnh có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn cần làm cho
mình trở nên khác biệt và độc đáo.

Hãy tưởng tượng xem nếu như Yahoo! cũng ăn theo các "đại gia" đi trước
và đặt tên cho mình là General Internet Directory.com thì nó có gây được
ấn tượng như tên gọi hiện nay hay không? Tên gọi này có thể khiến người
ta hiểu ngay nhưng nó chẳng dễ nhớ chút nào.

4. Đặt tên dài dòng

Đây là kiểu đặt tên bằng cách ghép nhiều danh từ chỉ chức năng, nhiệm
vụ, ngành nghề kinh doanh, địa bàn hoạt động, loại hình pháp nhân
Thường, các công ty ở châu Á hay mắc phải sai lầm này. Điều này có thể
giúp khách hàng nhớ tên DN lúc đầu nhưng nó lại cản trở sự phát triển lâu



dài của DN, nhất là khi công ty bạn phải mở rộng ngành nghề, địa bàn
hoạt động, vì chẳng lẽ mỗi lần như thế lại phải đổi tên.

Vì lý do này, nhiều công ty đã phải tìm cách đổi tên một cách thông minh.
Chẳng hạn, Minnesota Manufacturing and Mining khi đã phát triển ra
khỏi phạm vi của bang Minnesota và ngành kinh doanh ban đầu đã được
đổi tên thành 3M. Tương tự, Kentucky Fried Chicken được đổi thành
KFC. Nhưng không phải công ty nào cũng có thể dễ dàng làm được điều
đó.

5. Đặt tên một cách sáo rỗng, rập khuôn

Nhiều công ty nghĩ rằng họ là "top" trong ngành nghề của mình nên có
khuynh hướng sử dụng những từ ngữ ám chỉ ý nghĩa này như "Apex",
"Summit", "Pinnacle" hay “Peak" để đặt tên. Điều này nghe có vẻ cường
điệu và cũng sẽ gây phản cảm từ khách hàng.

Thay cho cách đặt tên này, hãy sử dụng những từ mang nghĩa tích cực và
các từ ẩn dụ. Chẳng hạn, một công ty lưu trữ dữ liệu có thể được đặt tên là


"Iron Mountain" (núi sắt) - một cái tên gợi ra sự chắc chắn, an toàn và tin
cậy mà không quá "kêu".
6. Đặt tên quá tối nghĩa
Điều này sẽ khiến khách hàng chẳng biết DN bạn là ai, đang làm gì. Tốt
nhất, tên gọi của DN mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó, gắn liền với một
câu chuyện làm nên tên tuổi của DN trên thương trường hoặc chuyên chở
một thông điệp chính mà DN muốn gửi đến khách hàng.
(Nguồn: VTV)



×