Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

SỨC MẠNH GIÁO DỤC - GD Tính thật thà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.67 KB, 1 trang )

Ngày 18 tháng 3 năm 2010
Giáo dục cho học sinh tính ngay thẳng, thật thà.
Một thực tế mà mọi người đều biết là cuộc sống không chỉ toàn màu hồng. Khi ta vẽ nên
trước măt trẻ một môi trường hoàn toàn tốt đẹp chỉ có những người siêng năng, không có kẻ lười
biếng; chỉ có người lương thiện, không có bọn lưu manh; chỉ có người thật thà, không có kẻ lừa
đảo là chính chúng ta đã không trung thực với trẻ.
Vậy chúng ta phải có những cách làm để cho trẻ hiểu được cuộc sống đa dạng muôn màu, có điều
tốt và cũng có điều xấu. Quan trọng là làm sao để phát huy điều tốt và diệt trừ cái xấu. Chúng ta
cần làm cho môi trường cuộc sống tại trường học trở nên thân thiện, cởi mở. Môi trường thân
thiện, cởi mở giúp các em cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống trung thực và thẳng thắn. Từ đó, các
em sẽ đấu tranh để chống lại những cái xấu xa, những điều ác độc.
Việc đầu tiên, thầy cô hãy giúp cho trẻ thấy thật thà và ngay thẳng là luôn tôn trọng sự thât,
lẽ phải, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình vi phạm. Đây là phẩm chất cao đẹp, khẳng định giá trị
danh dự của con người, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và làm cho cuộc sống ngày càng
thêm chan hoà, thân ái.
1. Thầy cô hãy xây dựng một nề nếp sinh hoạt để các em thẳng thắn lên án những hành vi gian
dối, thiếu thật thà xảy ra trong từng hoạt động, từng buổi học.
2. Thầy cô hãy làm cho học sinh hiểu về trách nhiệm lao động của bản thân. Nếu học sinh nào lười
biếng trong học tập, trong sinh hoạt lao động tại trường hay ở nhà, bản thân người đó đã có nguy
cơ trở thành kẻ dối trá. Khi sử dụng các đồ dùng tập thể mà không biết giữ gìn, khi làm bài phải
“quay cóp” , xem tài liệu là đang sử dụng thành quả lao động của người khác. Điều đó thật sự là
một nỗi nhục mà học sinh luôn phải có ý thức để tránh xa.
3. Các kết quả rèn luyện phấn đấu phải được đánh giá công bằng minh bạch và có sự tham gia
thảo luận của học sinh. Việc đánh giá đúng đắn các kết quả hoạt động, các hành vi của học sinh có
ý nghĩa giáo dục rất lớn.
4. Tạo cho học sinh được nói thẳng thắn những suy nghĩ của bản thân để các em được nghe giải
thích cặn kẽ các vấn đề còn băn khoăn, còn nghi ngờ. Người giải thích vấn đề vướng mắc cần có
tính kiên trì để giúp cho học sinh của mình nhìn ra chân lí sự việc và xoá tan mọi nghi ngờ hướng
các em đến niềm tin vững chắc…
Nh ữ ng người làm công tác giáo dục chúng ta ngoài việc kể về những tấm gương trong sáng
đẹp đẽ để học sinh noi theo, cũng nên cho các em biết được một số thói hư tật xấu vẫn xảy ra


trong cuộc sống. Chúng ta đừng lo lắng là khi kể về những điều xấu trẻ sẽ bị lây bị lây nhiễm. Từ
thực tế cuộc sống thầy cô sẽ giúp học sinh của mình đối diện với sự thật đẻ các em biết đấu tranh
không khoan nhượng với sự lười biếng, xấu xa; thẳng thắn phê bình và tự phê bình bản thân để
vươn tới những điều tốt đẹp.
Kiều Oanh.

×