Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Có nên hoảng sợ khi hàng chính hãng bị lỗi? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.1 KB, 11 trang )

Có nên hoảng sợ khi hàng chính hãng bị lỗi?
Thật sai lầm khi chúng ta từ chối một món đồ
hitech chỉ vì phiên bản ở đâu đâu của thiết bị bất
ngờ gặp sự cố!
Hẳn các bạn còn nhớ thời điểm ra mắt iPhone 4,
cộng đồng fan của Apple dường như "phát điên" vì
lỗi mất sóng của chiếc điện thoại thân yêu hay thông
tin một dòng chip mới của Intel bị lỗi. Phản ứng
chung của nhiều người trong trường hợp này là
không mua sản phẩm đó nữa hoặc tệ là hơn là "anti"
tất cả các sản phẩm của hãng.

Ngoài ra, một số trường hợp lỗi nghiêm trọng bất
ngờ, như iPhone bốc cháy chẳng hạn, lại là nguyên
nhân khiến cho nhiều người "anti" các dòng sản
phẩm này.



Quả thực, chúng ta không thể trách được phản ứng
của người dùng khi không ai muốn "đen đủi" mua
phải các sản phẩm hỏng và lỗi. Tuy nhiên, kinh
nghiệm là đừng quá lo sợ với các dòng sản phẩm này.
Tại sao lại vậy?

Số lượng sản phẩm lỗi không nhiều

Thật ra thì với các thương hiệu lớn trên thế giới như
Apple, Intel số lượng sản phẩm lỗi trên tổng số
lượng sản phẩm bán ra là không hề lớn. Hiếm có
chuyện tất cả các sản phẩm của họ gặp lỗi thiết kế


hay lỗi sản xuất hàng loạt. Thông thương, các lỗi chỉ
xuất hiện trên một lô hàng nhất định

Điều này xảy ra bởi quá trình thiết kế, kiểm tra thiết
kế của các hãng lớn thường được làm cực kỳ cẩn
thận bằng những quy trình khắt khe nhất. Không phải
vô cớ mà chi phí cho quá trình thiết kế mẫu mã sản
phẩm chiếm phần lớn trong giá thành thiết bị.
Nguyên nhân khiến các sản phẩm gặp lỗi thường đến
từ quá trình gia công. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra
sản phẩm xuất xưởng tỏ ra hết sức nghiêm ngặt nên
việc sản phẩm bị lỗi được bán ra thị trường là rất
hiếm hoi.



Điều này khiến cho số lượng sản phẩm gặp lỗi là rất
ít và không đáng kể. Một số lỗi (như kiểu lỗi ăng ten
iPhone 4 chẳng hạn) thường rất dễ khắc phục và ít
ảnh hưởng tới quá trình sử dụng.

Nếu có, lỗi cũng dễ khắc phục và ít ảnh hưởng

Như đã nói ở trên, những lỗi nếu có trên sản phẩm
của các hãng lớn thường không quá khó khắc phục.
Điều này một phần đến từ quá trình thiết kế, kiểm
định chất lượng gắt gao, bên cạnh một số yếu tố khác
biệt sau đây.

Yếu tố đầu tiên là luật lệ nghiêm khắc của các nước

phát triển về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Bạn có tin không khi một số chỉ tiêu chuẩn an toàn
của Mỹ thường chỉ bằng 1/10 hoặc thậm chí ít hơn
chỉ số an toàn của thế giới (và chắc chắn là khi so
sánh với chỉ số an toàn của Việt Nam còn cao hơn
nữa). Điều này dẫn đến việc khá nực cười về một số
sản phẩm công nghệ bị phạt ở Mỹ những lại đạt đủ
những tiêu chuẩn về an toàn của thế giới và thấp hơn
khoảng 100 lần mức cơ thể chịu được.



Một ví dụ gần gũi nhất về vấn đề này chính là hoạt
động của các ISP. Tại Việt Nam, bạn đừng tin vào cái
gọi là tốc độ tối thiểu của các nhà mạng vì gần như
không một lần kiểm tra nào các ISP đạt tốc độ quảng
cáo. Thậm chí, ngay cả tốc độ tối thiểu cũng ít người
dùng đạt đến. Khi được thắc mắc về điều này, các
ISP đều có rất nhiều lý do và hiếm khi nào họ bị xử
phạt. Còn với luật ở Mỹ, cơ quan quản lý có quyền
thử ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ kết nối nào, nếu
không đạt chất lượng thì các ISP sẽ "lĩnh đủ". Không
phải không có những trường hợp ISP đã bị đóng cửa
vì không đáp ứng đủ tốc độ tối thiểu.



Với các sản phẩm công nghệ lỗi, nếu bị phát hiện mà
không có những biện pháp khắc phục hợp lý, các
NSX có thể bị phạt rất cao. Lấy ví dụ như Toyota gần

đây, họ đã bị phạt tới gần 50 triệu USD vì lỗi chân ga
ở rất nhiều model xe như Highlander, Lexus

Thêm nữa là người tiêu dùng phương Tây cực kỳ khó
tính. Không một sản phẩm nào lỗi "chi chít" mà
doanh số bán ra vẫn cao cả (cho dù rẻ và thú vị đến
đâu đi chăng nữa).



Bên cạnh đó, bạn phải tự hỏi lý do vì sao cảm thấy lỗi
đấy rất nghiêm trọng. Có lẽ là do giới truyền thông
bởi hầu hết các thông tin về lỗi sản phẩm hot đều
"được" đưa lên báo với mức ưu tiên cao, khiến bạn
cảm giác lỗi rất nghiêm trọng. Ví dụ như lỗi iPhone
4, nếu chỉ đọc qua chắc hẳn bạn sẽ thấy "kinh khủng"
lắm. Tuy nhiên, bạn chỉ cần dịch ngón tay khoảng
2cm là mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Mua sản phẩm chính hãng - an toàn dù có lỗi

Như đã nói ở trên, khả năng bạn mua phải sản phẩm
có lỗi là không hề cao. Tuy nhiên, ngay cả khi mua
phải những sản phẩm lỗi của các hãng uy tín bạn
cũng không nên quá lo lắng.

Phải biết rằng uy tín, thương hiệu của họ rất có giá.
Chắc chắn, khi phát hiện ra sản phẩm lỗi, hành động
quen thuộc nhất của các hãng này là thu hồi các sản
phẩm và đương nhiên, bạn sẽ có một thiết bị tương

tự, mới hoàn toàn và không hề dính lỗi. Thêm nữa,
quá trình này không phức tạp, lằng nhằng và nhiều
rủi ro như tại Việt Nam.



Lý do tại sao ư? Ngoài thương hiệu, còn có một động
lực khác khiến các công ty này sẽ ngay lập tức thu
hồi sản phẩm là mức phạt khủng khiếp của chính phủ
cùng cơ quan quản lý. Việc bị phạt hàng triệu USD
do giải trình hay thu hồi chậm là chuyện cực kỳ phổ
biến. Thậm chí, với một số sản phẩm "chây ì", việc
cấm bán hàng là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Vậy nên đừng sợ các dòng sản phẩm "có lỗi" của các
nhà sản xuất lớn và uy tín.

×