Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bai thu hoạch ctri hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.45 KB, 1 trang )

Câu 2 Qua học tập quán triệt dự thảo các văn kiện trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của đảng. Các đồng chí hãy
nêu những điểm mới trong văn kiện.
Bài Làm:
Qua học tập quán triệt dự thảo các văn kiện trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng. Tôi nhận thấy những
điểm mới trong văn kiện:
Hội nghị Trung ương lần này sẽ thảo luận và thông qua các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng gồm: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011);
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ
Đảng.
Điểm mới trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng có rất nhiều nội dung hết sức quan trọng và có
sự liên quan, gắn kết chặt chẽ với nhau. Dự thảo các văn kiện đã được chuẩn bị rất tốt, cơ bản tiếp thu đầy
đủ các ý kiến đóng góp của Trung ương tại Hội nghị lần thứ 11; qua đó đã làm rõ thêm một số nội dung, quan
điểm lớn, rất cô đọng, súc tích. Đây cũng chính là nội dung thuộc đường lối chính trị của Đảng với các yêu
cầu cốt lõi là xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của cách mạng Việt Nam trong
cả thời kỳ dài và trong từng giai đoạn cho phù hợp.
Các văn kiện trình Hội nghị Trung ương lần này đã được bổ sung, chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của
Trung ương, các đồng chí nguyên là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ, của cán bộ chủ chốt các tỉnh ủy,
thành ủy, của một số cán bộ lãnh đạo và quản lý lâu năm trong các lĩnh vực và của một số nhà khoa học trong Hội đồng
Lý luận Trung ương và trong các chương trình khoa học cấp Nhà nước. Nhiều nội dung văn kiện đã đạt được sự nhất trí
cao,
Điểm mới nhất trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) về bối cảnh quốc tế, là nhận định về đặc điểm nổi bật
trong giai đoạn hiện nay của thời đại
(1) Bổ sung thêm hai “đặc trưng”: Đặc trưng bao trùm, tổng quát: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
và “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Hai
“đặc trưng” này Đại hội X đã bổ sung nhưng điểm mới so với Đại hội X là chuyển từ “dân chủ” lên trước từ “công bằng”,
bởi cả về lý luận và thực tiễn đều khẳng định có dân chủ thì mới có công bằng, văn minh, đồng thời để nhấn mạnh bản
chất của xã hội ta là xã hội dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2) Tiếp tục bổ sung, phát triển nội dung một số đặc trưng:
- “Đặc trưng” về con người: Cương lĩnh năm 1991 xác định: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công,
làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.


Đại hội X bỏ từ “bóc lột” và thay cụm từ “có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” bằng cụm từ “phát triển toàn diện”.
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) bỏ tiếp cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bất công” và thêm cụm từ “có
điều kiện” vào trước cụm từ “phát triển toàn diện” thành: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện”. Xác định như thế là chính xác, vì đây là nói mục tiêu đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
(3) Kế thừa sự bổ sung, phát triển của Đại hội X đặc trưng về “Do nhân dân làm chủ”.
Ngoài ra có một đặc trưng cần bàn đến, đó là đặc trưng về kinh tế: Cương lĩnh năm 1991 xác định “Có một nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Đại hội X xác
định: “có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất”. Thật ra, việc xác định như Đại hội X cũng không mâu thuẫn với Cương lĩnh năm 1991.
Chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất hiện đại phải là quan
hệ sản xuất có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Đây là cách viết “mềm mại”. Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung,
phát triển) viết: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu”. Vì đây là nói mục tiêu khi đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội; cần phải khẳng định rõ để có hướng chủ
động lãnh đạo, chỉ đạo, kiên trì phấn đấu thực hiện từng bước trong suốt thời kỳ quá độ.
Hai là, về mục tiêu tổng quát, mục tiêu của chặng đường tới.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trong thời gian rất dài, chưa thể xác định cụ thể mốc thời gian kết
thúc, vì thế trong Cương lĩnh chỉ nêu mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ và mục tiêu đến khoảng giữa thế kỷ
XXI.
Về phương thức lãnh đạo của Đảng, Dự thảo bổ sung thêm: “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội
ngũ cán bộ” và “Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị,
tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu”. Thay từ “chủ trương công tác” bằng từ “chủ trương
lớn” thành “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn”.
Về nền tảng tư tưởng của Đảng: Đại hội IX đã chỉ rõ khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc, nội dung, vị trí, vai trò
của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×