Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Kinh tế học Vĩ mô - Bài 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 30 trang )


Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


33


Nội dung
• Đo lường các chỉ tiêu sản lượng của quốc
gia như: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP),
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
• Chỉ ra cách xác định các chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP và
tỷ lệ lạm phát
• Xây dựng các phương pháp xác định
GDP
• Phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và
GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô
• Phân tích các đồng nhất thức kinh tế vĩ

cơ bản



Mục tiêu
Hướng dẫn học
• Giúp học viên hiểu và biết được các
phương pháp đo lường sản lượng quốc
gia, phương pháp tính lạm phát, thất
nghiệp, v.v
• Chỉ rõ cho học viên phương pháp tính


GDP và nêu được ý nghĩa, vai trò của các
chỉ tiêu GNP, GDP, và các đồng nhất
thức trong phân tích Kinh tế Vĩ mô

Thời lượng học

• 7 tiết học

• Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham
khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo
hữu ích nhất và cần xem các nguồn tài
liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho
bài này để học tập tốt hơn
• Trong bài này học viên cần phải học
thuộc các công thức liên quan đến việc
xác định sản lượng của nền kinh tế. Học
viên cũng cần có sự cố gắng thực hành

các loại bài tập đã cung cấp, càng làm
nhiều bài tập thì học viên càng nhớ lâu
và hiểu sâu các công thức cũng như các
khái niệm xác định mức hạch toán thu
nhập quốc dân

BÀI 2: HẠCH TOÁN THU NHẬP QUỐC DÂN

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


34

2.1. Các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product – GNP)
GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà
một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất
của mình. GNP đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch và hoạt động kinh tế do công dân
của một đất nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là con số đạt được khi
dùng thước đo t
iền tệ để tính toán giá trị của các hàng hoá khác nhau mà các hộ gia đình,
các hãng kinh doanh, Chính phủ mua sắm và tiêu dùng trong một thời gian đã cho. Những
hàng hoá và dịch vụ đó là các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình; thiết bị
nhà xưởng mua sắm và xây dựng lần đầu của các hãng kinh doanh; nhà mới xây dựng; hàng
hoá và dịch vụ mà các cơ quan quản lý Nhà nước mua sắm và phần chênh lệch giữa hàng
hoá xuất khẩu và nhập k
hẩu.

Sản lượng ô tô
Dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm là thuận lợi vì thông qua giá cả thị
trường chúng ta có thể cộng giá trị của các loại hàng hoá có hình thức và nội dung vật chất
khác nhau như lương thực, thực phẩm, xe ô tô, dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục,v.v. Nhờ vậy,
có thể đo lường kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế chỉ bằng
một con số, một tổng
lượng duy nhất. Nhưng giá cả lại là một thước đo co dãn. Lạm phát thường xuyên đưa mức
giá chung lên cao. Do vậy, GNP tính bằng tiền có thể tăng nhanh trong khi giá trị thực của
tổng sản phẩm tính bằng hiện vật có thể không tăng hoặc tăng ít. Để khắc phục được nhược
điểm này, các nhà kinh tế thường sử dụng các khái niệm: GNP danh nghĩa và GNP thực tế.
GNP danh ng
hĩa (GNP
n
) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ,
theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.

Ví dụ:
GNP
n
= ΣP
i2009 .

Q
i2009

GNP thực tế (GNP
r
) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo
giá cả cố định ở một thời kỳ lấy làm gốc.
Ví dụ:
GNP
r
= ΣP
i2008
. Q
i2009

Tỷ lệ giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả hay còn được gọi là chỉ số điều
chỉnh GNP (ký hiệu: D
GNP
).
D
GNP
= GNP danh nghĩa/(GNP thực tế).100

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân



35
Như vậy, khi biết chỉ số điều chỉnh D
GNP
chúng ta có thể tính được GNP
r
từ GNP
n
và ngược
lại, khi biết GNP
r
và chỉ số điều chỉnh D
GNP
chúng ta có thể tính được GNP
n
của cùng một
thời kỳ.
Chỉ tiêu GNP danh nghĩa và GNP thực tế thường được dùng cho các mục tiêu phân tích
khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng người ta
thường dùng GNP danh nghĩa; khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta thường
dùng GNP thực tế.
2.1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP)
GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Chỉ tiêu GNP là kết quả của hàng triệu hoạt động kinh tế xảy ra bên trong lãnh thổ của một
đất nước. Những hoạt động này có thể là do công ty, doanh nghiệp của công dân nước ngoài
sản xuất tại nước đó. Nhưng GDP k
hông bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở
tại tiến hành ở nước ngoài. Đây là một dấu hiệu để phân biệt GDP và GNP.

Trong thực tế, một hãng kinh doanh của nước ngoài sở hữu một nhà máy, dưới hình thức bỏ
vốn đầu tư hay liên doanh với các công ty ở nước ta, thì một phần lợi nhuận của họ sẽ
chuyển về nước họ để chi tiêu hay tích luỹ.

Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Ngược lại, công dân sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng gửi một phần thu nhập về
trong nước. Tuy vậy, hầu hết các khoản thu nhập chu chuyển giữa các nước không phải là
thu nhập từ lao động mà là thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cổ phần, lợi nhuận, Khi hạch toán
các tài khoản quốc dân, người ta thường dùng thuật ngữ “Thu nhập ròng từ tài sản nước
ngoài” để chỉ phần chênh lệch giữa t
hu nhập của công dân nước ta ở nước ngoài và công
dân nước ngoài ở nước ta. Từ đó, ta có đẳng thức thể hiện mối quan hệ giữa GDP và GNP
như sau:
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
Hoặc GNP = GDP + Tổng thu về thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài – Tổng chi về thu
nhập nhân tố sản xuất trả nước ngoài.
2.1.3. Tổng sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product – NNP)
Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao. Như đã biết
thì các tư liệu lao động bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Sau khi tiêu thụ sản phẩm
các doanh nghiệp phải tiến hành bù đắp ngay phần hao mòn này. Chúng không trở thành

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


36
nguồn thu nhập của cá nhân và xã hội và không tham gia vào quá trình phân phối cho các
thành viên trong xã hội.
Như vậy, suy cho cùng, không phải tổng đầu tư mà đầu tư ròng cùng với các thành phần
khác của GNP mới là những bộ phận quyết định tốc độ tăng trưởng, nâng cao mức sống của
người dân. Những bộ phận này tạo thành sản phẩm quốc dân ròng (NNP). Vậy ta có:

NNP = GNP – khấu hao (TSCĐ).
Tuy nhiên, việc xác định tổng mức khấu hao trong nền kinh tế đòi
hỏi nhiều thời gian và rất
phức tạp. Vì vậy, để đáp ứng kịp thời nhu cầu phân tích và tránh phiền phức do việc thu
thập số liệu khác nhau, hay biến động về khấu hao, Nhà nước và các nhà kinh tế thường
sử dụng GNP.
Bảng 2.1: Tổng thu nhập quốc dân theo giá thực tế từ 1990 - 2007
Chia ra
Năm
Tổng thu nhập
quốc gia
(Tỷ đồng)
Tổng sản phẩm
trong nước
(Tỷ đồng)
Thu nhập thuần
tuý từ nước ngoài
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ tổng thu nhập quốc
gia so với tổng sản phẩm
trong nước (%)
1990 39284 41955 -2671 93.6
1991 72620 76707 -4087 94.7
1992 106757 110532 -3775 96.6
1993 134913 140258 -5345 96.2
1994 174017 178534 -4517 97.5
1995 228677 228892 -215 99.9
1996 269654 272036 -2382 99.1
1997 308600 313623 -5023 98.4
1998 352836 361017 -8181 97.7

1999 392693 399942 -7249 98.2
2000 435319 441646 -6327 98.6
2001 474855 481295 -6440 98.7
2002 527056 535762 -8706 98.4
2003 603688 613443 -9755 98.4
2004 701906 715307 -13401 98.1
2005 822432 839211 -16779 98.0
2006 953232 974266 -21034 97.8
Sơ bộ 2007 1112892 1144015 -31123 97.3
Nguồn
:
Tổng cục Thống kê
2.1.4. Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân có thể sử dụng
Thu nhập quốc dân (Y hoặc NI): Là phần thu được khi lấy tổng sản phẩm quốc dân ròng
(NNP) trừ đi phần thuế gián thu.
Thu nhập quốc dân phản ánh tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất: Lao động, vốn, đất đai,
tài nguyên, khả năng quản lý, của nền kinh tế hay đồng thời cũng là thu nhập của tất cả
các hộ gia đình (các cá nhân) trong nền kinh tế. Như vậy, khái niệm thu nhập quốc dâ
n
trùng hợp với khái niệm sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí cho các yếu tố sản xuất, nó
bao gồm tiền thuê lao động cộng với tiền thuê vốn cộng với tiền thuê bất động sản cộng
lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


37
Bảng 2.2: Một số chi tiêu chủ yếu về tài khoản quốc gia từ năm 2000 – 2007
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007
Tổng sản phẩm

trong nước theo
giá thực tế
(Tỷ đồng)
441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1144015
Tích luỹ
tài sản
( Tỷ đồng)
130771 150033 177983 217434 253686 298543 358629 476450
Tiêu dùng cuối
cùng
(Tỷ đồng)
321853 342607 382137 445221 511221 584793 675916 811321
Xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ
(Tỷ đồng)
243049 262846 304262 363735 470216 582069 716652 878473
Nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ
(Tỷ đồng)
253927 273828 331946 415023 524216 617157 765827 1032158
Tổng thu nhập
quốc gia (Tỷ
đồng)
435319 474855 527056 603688 701906 822432 953232 1112892
Tổng sản phẩm
trong nước theo
giá so sánh năm
1994
(Tỷ đồng)
273666 292535 313247 336242 362435 393031 425373 461443

Tốc độ tăng tổng
sản phẩm trong
nước (Năm trước
= 100) (%)
6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.48
Một số tỷ lệ so
với GDP (Giá
thực tế) (%)

Tích luỹ tài sản 29.613 31.17 33.22 35.44 35.47 35.58 36.81 41.65
Tài sản cố định 27.652 29.15 31.14 33.35 33.25 32.87 33.35 37.14
Tiêu dùng cuối
cùng
72.877 71.18 71.33 72.58 71.47 69.68 69.38 70.92
Xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ
55.035 54.61 56.79 59.29 65.74 69.36 73.56 76.79
Nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ
57.5 56.89 61.96 67.65 73.29 73.54 78.61 90.22
Tổng thu nhập
quốc gia
98.579 98.66 98.38 98.41 98.13 98.00 97.84 97.28
Nguồn
:
Tổng cục Thống kê
Thu nhập quốc dân ròng cũng có thể tính bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc dân trừ đi khấu
hao và thuế gián thu.
Y = GNP – Khấu hao (D
P

) – Thuế gián thu (T
e
)
hay Y = NNP – Thuế gián thu (T
e
)

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


38
• Thuế gián thu: Thông thường đây được coi là những loại thuế đánh vào sản xuất kinh
doanh hàng hoá và dịch vụ và do vậy, việc trả thuế chỉ là gián tiếp (người nộp thuế không
phải là người chịu thuế mà thực chất là người tiêu dùng phải gánh chịu). Thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng là các ví dụ về thuế gián thu. Sự phân biệt
giữa thuế trực thu và thuế gián thu là
một sự phân biệt truyền thống trong tài chính công
cộng. Tuy nhiên, sự phân biệt này không phải là một sự phân biệt hoàn toàn chặt chẽ,
đồng thời cũng không phải là đặc biệt bổ ích theo quan điểm phân tích. Có một số ví dụ
về thuế mà sự phân loại là không dễ dàng và sự phân biệt giữa chúng không phải là rất có
ích theo quan điểm phân tích phạm vi ảnh hưởng.
• Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sa
u khi trừ
các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Tuy thu nhập quốc dân là chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ tất cả các yếu tố của nền kinh tế, do
vậy đã phản ánh mức sống của dân cư. Nhưng để dự đoán khả năng tiêu và tích luỹ của dân
cư, Nhà nước phải dựa vào các chỉ tiêu trực tiếp hơn,
tác động đến tiêu dùng và tích luỹ. Đó
là thu nhập có thể sử dụng.
Thu nhập có thể sử dụng là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia đình nộp lại

các loại thuế trực thu và nhận được các trợ cấp của Chính phủ hoặc doanh nghiệp.
Y
D
= Y – T
d
+ T
R

Thuế trực thu chủ yếu là các loại thuế đánh vào thu nhập do lao động; thu nhập do thừa kế
tài sản của cha ông để lại, các loại đóng góp của cá nhân như bảo hiểm xã hội, lệ phí giao
thông, Thu nhập của các hộ gia đình kinh doanh cá thể hay chung vốn cũng là một dạng
thuế trực thu và phải trừ ra từ thu nhập quốc dân. Tương tự các loại thuế lợi tức đánh vào
các công ty cổ phần (cô
ng ty do nhiều người sở hữu) và phần lợi nhuận không chia của các
công ty để lại để tích luỹ tái sản xuất mở rộng, cũng không nằm trong thành phần của thu
nhập có thể sử dụng (Y
D
).
Toàn bộ thu nhập có thể sử dụng (Y
D
) chỉ bao gồm thu nhập mà các hộ gia đình có thể tiêu
dùng (C), và để dành hay tiết kiệm (S).
Ta có: Y
D
= C + S
Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu xét dưới góc độ thuế

Thu nhập
ròng tài sản
Thu nhập

ròng tài sản
NX
G
Khấu hao Khấu hao Khấu hao
I Thuế gián thu Thuế gián thu
GNP
C
GDP
NNP
Y Thuế trực thu – Trợ cấp = Y
D
Bảng 2.4
:
Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dựa vào yếu tố chi phí đầu vào

Thành phần
của GNP
GDP NNP
Thu nhập
quốc dân
Thu nhập từ các
yếu tố đầu vào
Thu nhập từ
tài sản nước
ngoài ròng
Thu nhập từ
tài sản nước
ngoài ròng
Khấu hao
G Thuế gián thu Thu nhập từ cho thuê

I Lợi nhuận
NX Thu nhập từ tự làm
GNP theo
giá thị
trường
C
GDP theo giá
thị trường
NNP theo
giá thị
trường
Thu nhập quốc
dân (Y) = NNP
theo mức chi phí
đầu vào
Tiền công tiền lương

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


39
2.1.5. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô. Những hạn
chế của chỉ tiêu GNP và GDP
Một quốc gia hay một doanh nghiệp đều luôn tìm cách đo lường kết quả hoạt động của mình
sau mỗi thời kỳ nhất định. Tuy vậy, doanh nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận thu được.
Lợi nhuận là thước đo tốt nhất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó,
thành tựu kinh tế của một quốc gia phản ánh trong việc quốc gia đó sản xuất ra được bao
nhiê
u, nói cách khác, nó đã sử dụng những yếu tố sản xuất của mình đến mức độ nào, để tạo
ra sản phẩm phục vụ cho đời sống nhân dân của đất nước mình.

Chỉ tiêu GNP hay GDP là những thước đo tốt về thành tựu kinh tế của một đất nước. Ngân
hàng thế giới (WB) hay quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như các nhà kinh tế khác thường
sử dụng các chỉ tiêu
này để so sánh quy mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới.
GNP và GDP thường được sử dụng để phân tích những biến đổi về sản lượng của một đất
nước trong thời gian khác nhau. Trường hợp này, người ta thường tính tốc độ tăng trưởng
của GNP hay GDP thực tế nhằm loại trừ sự biến động của giá cả.
Các chỉ tiêu GNP hay GDP còn được sử dụng để phân tích sự th
ay đổi mức sống của dân
cư. Lúc này người ta tính các chỉ tiêu GNP và GDP bình quân đầu người:
GNP bình quân đầu người = GNP/tổng dân số

GNP của Mỹ qua các năm (Tỷ USD)
Như vậy, mức sống của dân cư của một nước phụ thuộc vào số lượng hàng hoá và dịch vụ
mà họ sản xuất ra và quy mô dân số của nước đó. Sự thay đổi về GNP hay GDP bình quân
đầu người phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng dân số và năng suất lao động. Nói cách khác,
mức sống của dân cư của một nước phụ thuộc và đất nước đó g
iải quyết vấn đề dân số trong
mối quan hệ với năng suất lao động như thế nào?

Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


40
Có sự khác nhau giữa hai chỉ tiêu GNP bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người.
GNP bao gồm GDP và phần chênh lệch về tài sản từ nước ngoài, nên GNP bình quân đầu
người là một thước đo tốt hơn, xét theo khía cạnh số lượng hàng hoá và dịch vụ mà mỗi
người dân một nước có thể mua được. Còn GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về

số lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân. Điều này
giải
thích tại sao các thống kê của World Bank thường đưa ra các ước tính về GDP, trong khi
các nước tính bình quân đầu người lại dùng GNP.
Hiện nay, hầu hết các Chính phủ của các quốc gia trên thế giới đều phải dựa vào số liệu và
các ước tính về GNP và GDP để lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch
ngân sách, tiền tệ ngắn hạn. Từ các chỉ tiêu GNP và GDP, các cơ quan hoạch định chính
sách đưa ra các phân tích về tiêu dùng, đầu tư, ngâ
n sách, lượng tiền, xuất nhập khẩu, giá cả,
tỷ giá hối đoái, Các phân tích này thường được tiến hành trên cơ sở các mô hình toán kinh
tế vĩ mô. Thiếu các thống kê chính xác về GNP và GDP, Nhà nước thiếu một cơ sở tối thiểu
cần thiết cho quá trình quản lý và điều tiết kinh tế. Muốn có số liệu chính xác về GNP và
GDP cần có phương pháp khoa học để tính toán GNP và GDP.
Một câu hỏi đặt ra là: GNP có phải là thước đo ho
àn hảo về thành tựu kinh tế cũng như phúc
lợi kinh tế của một đất nước không? Câu trả lời là không.
Qua trình bày ở trên, phương pháp tính GDP và do đó GNP đã bỏ sót nhiều sản phẩm và
dịch vụ mà nhân dân làm hoặc giúp đỡ nhau làm, vì đơn giản là không đưa ra thị trường và
không báo cáo. Nhiều hoạt động kinh tế phi pháp hoặc hợp pháp nhưng không được báo cáo
nhằm trốn thuế, cũng không tính được vào GNP. Những thiệt hại về mô
i trường như ô
nhiễm nước, không khí, tắc nghẽn giao thông, gây thiệt hại cho sức khoẻ và môi trường,
cũng không được “điều chỉnh” khi tính GNP. Sau cùng, GNP phản ánh những hàng hoá và
dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Nhưng hàng hoá cao cấp nhất cho đời sống con
người là thời gian nghỉ ngơi, để bổ khuyết cho sự thoải mái về tâm lý thì không thể nào ghi
chép và phản ánh được vào GNP.
Nhiều nhà kinh tế đã đề nghị sử dụng một k
hái niệm mới: Phúc lợi kinh tế ròng (NEW) để
đo lường phúc lợi thay cho GNP hoặc bổ sung cho nó. Nhưng vì phương pháp tính NEW
còn là mới mẻ, chưa theo dõi được, nên chúng ta tiếp tục sử dụng GNP làm thước đo thành

tựu kinh tế của một đất nước.
2.2. Chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số điều chỉnh GDP
2.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI)
Một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng tiếp theo là chỉ số giá tiêu dùng. Giống như GDP, CPI
cũng được coi là một hàn thử biểu của nền kinh tế do thay đổi trong CPI có tác động trực
tiếp đến mức sống và phúc lợi kinh tế của mọi người dân trong xã hội. Bởi vậy, CPI thu hút
sự quan tâm theo dõi của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, từ các nhà kinh tế đến những
người dân thường. Cơ quan chức năng
của Chính phủ là Tổng cục Thống kê tiến hành xây
dựng CPI như thế nào và đo lường tỷ lệ lạm phát ra sao và sử dụng chỉ số này như thế nào
để so sánh những con số tính bằng đơn vị đồng (tiền) ở những thời điểm khác nhau là những
nội dung chủ yếu được đề cập trong phần này. Tiếp đó là chỉ ra những sự khác biệt chủ yếu
giữa hai
chỉ số giá là chỉ số điều chỉnh GDP và CPI và những hạn chế của việc dùng những
thay đổi trong CPI là các thước đo của lạm phát.

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


41
2.2.1.1. Định nghĩa chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung
bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một
người tiêu dùng điển hình mua.
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối
phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá
bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng
trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình.
Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đổi
của chi phí sinh hoạt theo thời gian.

Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, nghĩa l
à mức giá
trung bình tăng. Kết quả là người tiêu dùng
phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch vụ như cũ nhằm
duy trì mức sống trước đó của họ.
Ở Việt Nam, hàng tháng Tổng cục thống kê tính toán và công bố những số liệu mới về
CPI. Trên cơ sở những con số thống kê này, các nhà phân tích nhanh chóng đưa ra các
bình luận về nguyên nhân thay đổi giá cả và đồng thời dự báo t
riển vọng thay đổi giá cả
trong tương lai trên các mặt báo hàng ngày hoặc đưa lên Tivi. Chúng ta có thể đọc thấy
những con số thống kê này trên các Niên giám Thống kê do Tổng cục thống kê phát hành
hàng năm.
2.2.1.2. Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng
Bây giờ, chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính chỉ số CPI như thế nào? Trước
hết để xây dựng chỉ số giá tiêu dùng, các nhà thống kê kinh tế chọn năm cơ sở/kỳ gốc. Tiếp
đó, họ tiến hành các cuộc điều tra tiêu dùng trên khắp các vùng của đất nước để xác định
“giỏ” hàng hóa và dịch vụ điển hình mà dân cư mua trong năm cơ sở. Hiện nay, giỏ hàng
đặc trưng để tính CPI của V
iệt Nam được hình thành bởi 10 nhóm hàng cấp I; 34 nhóm
hàng cấp II và 86 nhóm hàng cấp 3. CPI và xu thế biến động của mức giá hàng tiêu dùng
được tính toán như thế nào? Để biết được một cách chính xác, chúng ta hãy xét 1 ví dụ đơn
giản với các bước tiến hành cụ thể sau:
• Bước 1: Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho năm cơ sở
t
i
(q ) với t biểu thị năm hay
thời kỳ thứ t, với t = 0 ở năm cơ sở; và i là dạng viết gọn của mặt hàng tiêu dùng thứ i
trong giỏ hàng cơ sở. Giả sử năm cơ sở là năm 2002, trong ví dụ chúng ta thì:
t0
ii

qq
=

Chúng ta giả định rằng ở năm cơ sở, giỏ hàng của người tiêu dùng điển hình chỉ bao gồm
có 2 mặt hàng là gạo và cá với lượng hàng mua tương ứng là 10 kg và 5 kg cá. Chúng ta
cố định giỏ hàng này cho các năm tiếp theo, vì mục đích của chúng ta là xác định ảnh
hưởng của những thay đổi giá đến chi phí giỏ hàng ở các năm khác nhau.
• Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng cố định cho các năm (
t
i
p
) với
giá của mặt hàng gạo và giá cả như đã được ghi chép lại ở bảng 2.5.
Bây giờ chúng ta tiến hành tính CPI cho từng năm và tỷ lệ lạm phát qua các năm.

Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi theo các năm.
Tiêu dùng

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


42
Chi phí cho giỏ hàng của mỗi năm được tính bằng cách nhân giá của từng mặt hàng của
năm tương ứng với lượng cố định của các mặt hàng đó ở năm cơ sở và sau đó cộng các
giá trị tìm được với nhau. Do chỉ có giá các mặt hàng thay đổi qua các năm nên chi phí
giỏ hàng ở năm t là
t0
ii
pq


.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm. Sau khi có số liệu về chi phí cho giỏ
hàng cho từng năm, chúng ta có thể tính CPI, đó là một chỉ số. Cũng giống như ở chỉ số
điều chỉnh GDP để tiện lợi, các nhà thống kê kinh tế thường thể hiện giá trị của chỉ số ở
năm cơ sở là 100 thay vì 1,0.
CPI của một năm/thời kỳ nào đó chính là tỷ số giữa giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm đó
và giá
trị (chi phí) giỏ hàng của năm cơ sở nhân với 100. Đó là:

t0
ii
t
00
ii
pq
CPI ( )
pq
=


.100
Bảng 2.5: Ví dụ về cách xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ tiêu Năm cơ sở Giai đoạn hiện hành
Hàng hóa Số lượng Giá ($) Chi tiêu ($) Giá ($) Chi tiêu ($)
Cam 5 0,8 4 1,2 6
Cắt tóc 6 11 66 12,5 75
Vé xe buýt 100 1,4 140 1,5 150
Tổng 210 231
Bảng 2.5 mô tả cách xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm hiện hành và năm cơ sở

đối với 3 loại hàng hóa là lượng cam tiêu thụ, số đầu cắt tóc và số vé xe buýt đi trong 1 năm.
Giá cả hiện tại của 3 loại hàng hóa đều tăng lên, nhưng chúng ta xét số lượng 3 loại hàng
hóa này không đổi ở thời điểm hiện tại và một thời điểm nào đó lấy làm gốc. Khi đó, chỉ số
giá tiêu dùng tại năm cơ sở và
thời điểm hiện tại là:
0
210
CPI 100 100
210
=⋅=
;
1
231
CPI 100 110
210
=⋅=

Bảng 2.6: Ví dụ về cách xác định giá trị các chỉ số CPI từ năm 2002 – 2004
Năm
Giá gạo
(1000đ/kg)
Giá cá
(1000đ/kg)
Chi tiêu
(1000đ)
CPI
2002 3 15 105 100
2003 4 17 125 119,0
2004 5 22 160 152,4
Trong ví dụ ở Bảng 2.6, CPI của năm 2003 là 119. Theo định nghĩa thì CPI với năm 2002 là

năm cơ sở là 100. CPI năm 2003 là 119 cho biết rằng mức giá của năm 2003 cao hơn mức
giá của năm cơ sở 2002 là 19%. Tương tự, so với năm cơ sở 2002 thì mức giá của năm 2004
đã tăng lên là 52,4%.

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


43
2.2.1.3. Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hàng tháng nhân viên Tổng cục Thống kê cùng các Chi cục Thống kê tại các
tỉnh, thành trong cả nước tiến hành quan sát và ghi chép giá cả của các mặt hàng trong từng
nhóm hàng thuộc giỏ hàng đã cố định. Khi đã có đầy đủ số liệu, họ tính CPI thông qua việc
tính chi cho giỏ hàng hóa và dịch vụ theo giá hiện hành của thời kỳ tính toán. Giá trị tính
được này sau đó được đem so sánh với giá trị của giỏ hàng trong thời kỳ cơ sở.
Hiện nay, Tổng cục T
hống kê tính chỉ số giá tiêu dùng theo công thức Laspeyres, như sau:
i0i
0i
CPI .d
CPI
d
=



Trong đó: CPI
i
là chỉ số giá cả tiêu dùng tính theo nhóm hàng tiêu dùng i.
d
0i

là quyền số cố định của nhóm hàng i tính theo năm cơ sở/ kỳ gốc.
Chỉ số giá tiêu dùng được tính chung cho tất cả các
nhóm hàng và tính riêng cho từng nhóm hàng. Khi
tính toán chỉ số giá tiêu dùng. Tổng cục thống kê cố
gắng tính tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà
người tiêu dùng điển hình mua. Ngoài ra, họ còn tìm
cách gắn quyền số cho những hàng hóa và dịch vụ
này theo số lượng của mỗi loại hàng mà người tiêu
dùng mua. Quyền số dùng trong tính toán chỉ số giá

tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu cho từng nhóm hàng so
với tổng chi tiêu trung bình của một người trong một
năm, tính bằng tỷ lệ phần trăm. Quyền số được cố
định và sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam từ ngày 1/5/2006, được biểu thị ở
bảng 2.7.
Bảng 2.7 dưới đây phân tích chi tiêu của người tiêu dùng theo các nhóm hàng hóa và dịch
vụ chủ yếu ở Việt Nam. Nhóm hàng được tiêu dùng nhiều nhất l
à lương thực và thực phẩm,
chiếm tới 42,85% ngân sách của người tiêu dùng điển hình. Nhóm này bao gồm chi tiêu về
lương thực chiếm 9,86% và chi tiêu về thực phẩm chiếm 25,2%.
Bảng 2.7: Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam
Stt Nhóm hàng hóa và dịch vụ (Chỉ số chung) Quyền số (%)
1. Lương thực - thực phẩm 42,85
2. Đồ uống và thuốc lá 4,56
3. May mặc, mũ nón, giày dép 7,21
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng 9,99
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,62
6. Dược phẩm, y tế 5,42
7. Phương tiện đi lại, bưu điện 9,04
8. Giáo dục 5,41

9. Văn hóa, thể thao, giải trí 3,59
10. Đồ dùng và dịch vụ khác 3,31
Nguồn:

Tổng cục Thống kê
Thống kê chỉ số tiêu dùng

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


44
2.2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP Deflator D
GDP
)
Chỉ số điều chỉnh GDP (D
GDP
) đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch
vụ được tính vào GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa
và GDP thực tế. Nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá của năm cơ sở. Chỉ số điều
chỉnh GDP ở những năm sau (thời kỳ sau) phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa so với
năm gốc,
nó chỉ cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia
tăng của GDP thực tế.
Do GDP danh nghĩa phải bằng GDP thực tế ở năm cơ sở theo định nghĩa nên chỉ số điều
chỉnh GDP ở năm cơ sở luôn bằng 1. Tuy nhiên, để tiện lợi, các nhà thống kê kinh tế thường
thể hiện giá trị của chỉ số điều chỉnh
GDP hay chỉ số giảm phát ở năm cơ sở là 100 thay vì
là 1. Rõ ràng là đọc chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2004 là 196,9 dễ hơn là 1,969 (so với
năm cơ sở là 1994).
Do vậy, tỷ số giữa giá trị của GDP danh nghĩa và GDP thực tế được nhân với 100. Chúng ta

có công thức tính chỉ số điều chỉnh GDP là:
t
t
n
GDP
t
r
GDP
D100
GDP
=

Bảng 2.8: Ví dụ về cách xác định giá trị chỉ số điều chỉnh GDP
Chỉ tiêu Giai đoạn hiện hành Năm cơ sở
Hàng hóa Số lượng Giá ($) Chi tiêu ($) Giá ($) Chi tiêu ($)
Cam 4240 1,05 4452 1 4240
Máy tính 5 2100 10500 2000 10000
Bút 1060 1 1060 1 1060
Tổng 16012 15300
Bảng 2.8 mô tả cách xác định chỉ số điều chỉnh GDP. Chúng ta xác định giá trị GDP danh
nghĩa và GDP thực tế trước, sau đó tính được:
D
GDP
= (16012/15300) X 100 = 104,7
Chúng ta có thể minh họa những điều đã được đề cập trên bằng một ví dụ đơn giản, đó là
nghiên cứu một nền kinh tế tưởng tượng chỉ sản xuất hai hàng hóa cuối cùng là gạo, nước
mắm. Đối với mặt hàng gạo, đơn vị đo lường về lượng được tính
bằng kg và giá được tính
theo đơn vị nghìn đồng một kg. Về mặt hàng nước mắm đơn vị đo lường về lượng được tính
bằng lít và giá được tính theo nghìn đồng một lít. Chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê

kinh tế tính toán các chỉ tiêu về GDP danh nghĩa (GDP
n
), GDP thực tế (GDP
r
) theo cách
tiếp cận chỉ tiêu, chỉ số điều chỉnh GDP (D
GDP
) và tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng năm (g) như thế nào. Dựa theo các công thức đã nêu và chọn năm 2002
là năm cơ sở chúng ta tính được các chỉ tiêu trên căn cứ vào số liệu ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Xác định GDP danh nghĩa, GDP thực tế, và chỉ số điều chỉnh GDP

Gạo (kg) Nước mắm (lít) Tính các chỉ tiêu
Năm
Giá Lượng Giá Lượng GDP
n
GDP
r
D
GDP
2002 3 1000 7 180 4260 4260 100
2003 4 1200 7,5 190 6225 4930 126,3
2004 5 1350 8 210 8430 5520 152,7

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


45
Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng 2.9, chúng ta thấy rằng GDP danh nghĩa và GDP thực tế
bằng nhau và bằng 4260 trong năm cơ sở là năm 2002. Vì vậy, chỉ số điều chỉnh GDP bằng

100. Trong năm 2003, GDP danh nghĩa là 6225 trong khi GDP thực tế là 4930, chúng ta có
chỉ số điều chỉnh GDP là 126,3. Điều này có nghĩa là mức giá chung của nền kinh tế trong
năm 2003 đã tăng lên 26,3% so với năm 2002.
2.2.3. Cách tính tỷ lệ lạm phát
Tính tỷ lệ lạm phát (π) là công việc cuối cùng, giúp
chúng ta hiểu được ứng dụng của CPI trong phân tích
kinh tế. Cụ thể, chúng ta dùng CPI để tính tỷ lệ lạm phát.
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung theo
thời gian. Do vậy, tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi
của mức giá chung so với thời kỳ trước đó. Trong ví dụ
này, tỷ lệ lạm phát hay tốc độ tăng giá của giỏ hàng
tiêu
dùng của năm sau so với năm trước được tính bằng công
thức sau:
tt-1
t
t-1
CPI -CPI
π = ×100%
CPI

Trong đó,
π
t
là tỷ lệ lạm phát năm t, và CPI
t
là chỉ số giá tiêu dùng năm t. Ở ví dụ trên, tỷ lệ
lạm phát tính được của chúng ta là 19% trong năm 2003 và 28% trong năm 2004 hay mức
giá chung của giỏ hàng hóa đã tăng lên 19% trong năm 2003 và 28% trong năm 2004. Điều
này cũng có nghĩa là so với năm 2002, chi phí người tiêu dùng điển hình phải bỏ ra để mua

cùng một giỏ hàng đã tăng lên 19% trong năm 2003 và tiếp tục tăng lên thêm 28% trong
năm 2004.
Bảng 2.10: Xác định tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số điều chỉnh GDP (theo bảng 2.9)
Gạo (kg) Nước mắm (lít) Tính các chỉ tiêu
Năm
Giá Lượng Giá Lượng GDP
n
GDP
r
D
GDP
π
t

2002 3 1000 7 180 4260 4260 100 -
2003 4 1200 7,5 190 6225 4930 126,3 26,3%
2004 5 1350 8 210 8430 5520 152,7 20,9%
2.3. Các chỉ tiêu đo lường khác
2.3.1. Lãi suất và tỷ lệ lãi suất thực tế
Hiệu chỉnh các biến số kinh tế khỏi ảnh hưởng của lạm phát cũng diễn tra trong lĩnh vực
tiền tệ và tín dụng, cụ thể đối với lãi suất tiền gửi và tiền vay. Khi gửi tiền tiết kiệm vào tài
khoản ở ngân hàng người ta nhận được một khoản tiền lãi từ khoản tiền vay. Trái lại, khi
vay tiền của ngân hàng để kinh doanh hoặc mua sắm hàng tiêu dùng người ta phải trả lãi
cho khoản tiền vay
đó. Như vậy, lãi suất thể hiện một khoản thanh toán trong tương lai cho
một sự chuyển giao tiền trong quá khứ. Bởi vậy, lãi suất luôn liên quan đến việc so sánh các
khoản tiền tại các thời điểm khác nhau.
Tỷ lệ lạm phát

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân



46

Giao dịch tại Ngân hàng
Để dễ hiểu chúng ta xem xét một ví dụ. Giả sử anh A gửi một khoản tiền là 10 triệu đồng
vào ngân hàng Techcombank với lãi suất hàng năm là 10%. Sau một năm, anh A nhận được
1 triệu tiền lãi hay số lượng đồng mà anh A có tăng lên 10%. Rút toàn bộ số tiền cả gốc và
lãi, anh A có 11 triệu đồng. Có đúng anh A được lợi một số tiền là 1 triệu đồng so với số
tiền 10 triệu mà anh A gửi vào một năm trước đây
không? Đúng là số lượng tiền anh A nhận
được này tăng lên 10%. Tuy nhiên, giá hàng hóa trong năm đã tăng lên 9,5% nên mỗi đồng
bây giờ mua được ít hàng hóa hơn trước hay sức mua của anh A không tăng lên 10%. Thực
tế, lượng hàng hóa mà anh A mua được chỉ tăng thêm 0,5%. Nếu lạm phát cao hơn 10%, giả
sử là 12%, thì sức mua thực tế của anh A đã giảm 2%.
Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền được gọi là lãi suất danh nghĩa (Nominal
Interest Rate – ký hiệu là i) và lãi suất đã trừ tỷ lệ lạm
phát gọi là lãi suất thực tế (Real
Interest Rate – ký hiệu là r). Từ đó chúng ta có thể mô tả mối quan hệ giữa lãi suất danh
nghĩa và lãi suất thực tế dưới dạng công thức sau:
r = i –
π
Như vậy, lãi suất thực tế là khoản chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi
suất danh nghĩa cho biết số đồng tiền tăng lên như thế nào qua thời gian trong khi lãi suất
thực tế cho biết sức mua của tài khoản ngân hàng tăng lên như thế nào qua thời gian. Trên
thực tế, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế không phải luôn biến đổi chiều theo thời gian.
Trong 2 năm 2004 và 2005, mặc dù lãi suất danh nghĩa cao
và luôn được điều chỉnh cao hơn
nhưng lãi suất thực tế lại rất thấp và thậm chí giảm xuống thành lãi suất âm. Đó là tình
huống lạm phát cao và lạm phát gia tăng đã giảm giá trị của khoản tiền tiết kiệm nhanh hơn

lãi suất danh nghĩa tăng giá trị của khoản tiền này.
2.3.2. Đo lường tỷ lệ thất nghiệp
Thống kê việc làm và thất nghiệp là một trong những số
liệu kinh tế được mọi người quan tâm nhất.
Thứ nhất là một nền kinh tế vận hành tốt sẽ sử dụng hết
các nguồn lực hiện có. Thất nghiệp có thể là tín hiệu cho
biết các nguồn lực dư thừa, do đó chỉ ra nền kinh tế có thể
có những vấn đề trong việc vận hành. Thứ hai là thất
nghiệp được mọi người đặc biệt
quan tâm bởi vì đó là vấn
đề Kinh tế Vĩ mô ảnh hưởng đến con người trực tiếp nhất
và nghiêm trọng nhất.
Tỷ lệ thất nghiệp

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


47
Thước đo thất nghiệp dựa trên cơ sở phân loại dân số hoạt động kinh tế (tính từ đủ 15 tuổi
trở lên):
P
OP
= E + U + NL
Trong đó, P
OP
là dân số hoạt động kinh tế, E là số người có việc, U là số người thất nghiệp,
và NL là những người không nằm trong lực lượng lao động. Do đó, chúng ta có:
L = U + E
Trong đó: L là lực lượng lao động.
L/P

OP
là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (là phần trăm của dân số hoạt động
kinh tế nằm trong lực lượng lao động).
Tỷ lệ có việc (e
m
) và tỷ lệ thất nghiệp (u) được xác định như sau:
m
E
e
L
=

m
U
u1e
L
==−

2.3.3. Tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm Chính phủ
Tiết kiệm tư nhân là phần còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng. Tiết kiệm của Chính
phủ chính là cán cân ngân sách của Chính phủ; nó là phần còn lại của nguồn thu ngân sách
sau khi Chính phủ đã chi tiêu trong năm tài khóa.
Trong nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế chỉ có hai tác nhân kinh tế là hộ gia đình và hãng
kinh doanh thì tiết kiệm Chính phủ không tồn tại, chỉ có tiết kiệm tư nhân. Khi đó, giả sử
gọi S
P
là tiết kiệm của các hộ gia đình thì S
P
chính bằng đầu tư tư nhân (I) và cũng đúng
bằng tiết kiệm quốc dân.

Trong nền kinh tế có yếu tố Chính phủ (nền kinh tế đóng), nếu gọi tiết kiệm của Chính phủ
là S
G
thì tiết kiệm quốc dân là S
N
= S
G
+ S
P
; trong đó, tiết kiệm khu vực tư nhân (S
P
) = thu
nhập có thể sử dụng (Y
D
) – chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình (C); tiết kiệm
của Chính phủ cũng chính là cán cân ngân sách Chính phủ (B = T – G).
2.4. Các phương pháp xác định GDP
2.4.1. Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô
Trong nền kinh tế, các tác nhân đã tạo nên mối quan hệ chằng chịt trong việc tạo ra các hàng
hoá và dịch vụ. Để đơn giản cho việc tính toán, người ta chỉ xem xét mô hình kinh tế giản
đơn có hai tác nhân tham gia là hộ gia đình và hãng kinh doanh. Mô hình đó chính là sơ đồ
luân chuyển Kinh tế Vĩ mô:
Khu vực
hộ gia
đình
Khu vực
Doanh
nghiệp
Hàng hóa dịch vụ
Chỉ tiêu của hộ gia đình

Yếu tố đầu vào
Thu nhập của hộ gia đình

Hình 2.1.
Sơ đồ dòng luân chuyển Kinh tế Vĩ mô

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


48
Dòng bên trong là sự luân chuyển các nguồn lực thật: Hàng hoá và dịch vụ từ các hãng
kinh doanh sang hộ gia đình và dịch vụ về yếu tố sản xuất từ hộ gia đình sang các hãng
kinh doanh. Dòng bên ngoài là các giao dịch thanh toán bằng tiền: Các hãng kinh doanh trả
tiền cho các dịch vụ yếu tố sản xuất tạo nên thu nhập của các hộ gia đình; các hộ gia đình
thanh toán các khoản chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ.
Sơ đồ trên với giả định: Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ bằng tổng
lượng tiền mà các hộ
gia đình trả cho các hãng để mua hàng hoá và dịch vụ, gợi cho ta hai cách tính khối lượng
sản phẩm trong một nền kinh tế, do đó:

Nửa trên của sơ đồ là cơ sở của phương pháp tính giá trị hàng hoá và dịch vụ theo luồng
sản phẩm.

Nửa dưới của sơ đồ là cơ sở của phương pháp tính giá trị hàng hoá và dịch vụ theo luồng
thu nhập.
2.4.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (còn được
gọi là theo luồng sản phẩm)
Qua sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô cho thấy, có thể xác định GDP theo giá trị hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế. Chúng ta gọi tắt là phương
pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm. Tuy nhiên, sơ đồ trên quá đơn giản. Ở đây chúng

ta sẽ mở rộng sơ đồ đó, tính tới cả khu vực Chính phủ và xuất nhập khẩu.
Theo phương pháp luồng sản phẩm, GDP bao gồm toàn bộ giá
trị thị trường của các hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng, mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh và Chính phủ mua; và
khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một đơn vị thời gian (một năm).
Công thức tính: GDP = C + I + G + X – IM
Cấu thành của GDP theo phương pháp này bao gồm:

Tiêu dùng của hộ gia đình (C):
Tiêu dùng của hộ gia đình (C) bao gồm tổng giá trị
hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình
mua được trên thị trường để chi dùng trong đời sống
hàng ngày của họ như chi để mua cam, chuối, bánh
kẹo, thực phẩm, chi cho phương tiện giao thông, v.v
Như vậy, GDP chỉ bao gồm những sản phẩm được
bán và bỏ sót nhiều hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia
đình tự sản xuất để tiêu dùng mà không phải để bán,

hoặc những hàng hoá dịch vụ, nhìn chung không được
mua bán trên thị trường nhưng rất cần thiết cho đời sống của gia đình. Chẳng hạn, nông
sản cho các gia đình nông dân tự sản xuất, tự chi tiêu; công việc của các nhà nội trợ, một
bữa tiệc do các thành viên gia đình tự làm lấy, v.v
Tuy nhiên, tổng hợp các khoản chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình ghi chép cũng
đã chiếm vào khoảng 60% – 70% GDP của một đất nước.

Đầu tư (I):
Tổng sản phẩm không chỉ bao gồm các hàng hoá tiêu dùng của các hộ giá đình mà còn
bao gồm cả hàng hoá đầu tư mà các hãng kinh doanh mua sắm để tái sản xuất mở rộng.
Hàng hoá đầu tư bao gồm trang thiết bị là các tài sản cố định của doanh nghiệp, nhà ở,
văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn kho của các hãng kinh doanh.

Tiêu dùng của hộ gia đình

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


49
Như vậy, khái niệm đầu tư ở đây khác với khái niệm đầu tư nói chung. Đầu tư, theo cách
hiểu của các nhà kinh tế, ứng dụng trong tính toán tổng sản phẩm quốc nội là việc mua
sắm các tư liệu lao động mới nhằm tạo ra tư bản dưới dạng hiện vật như nhà máy mới,
công cụ mới,
Không nên nhầm lẫn khái niệm trên với quan niệm đầu tư của
các nhà kinh doanh, như
việc sử dụng vốn để mua cổ phần, cổ phiếu hay mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng.
Đó chỉ là hành động thay đổi thành phần tính tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp,
không làm cho tổng sản phẩm cố định của đất nước tăng lên.
Tổng đầu tư là giá trị các tư liệu lao động chưa trừ phần đã hao mòn trong quá trình sản
xuất. Còn đầu tư ròng bằng tổng đầu tư trừ đi khấu
hao tài sản cố định (còn gọi là tiêu
dùng cơ bản).
Đầu tư ròng = Tổng đầu tư – Hao mòn tài sản cố định
Trong tính toán tổng sản phẩm quốc nội, ta tính tổng đầu tư chứ không phải đầu tư ròng.
Cuối cùng như đã nêu ở trên, trong thành phần của đầu tư còn có khoản chênh lệch về
hàng tồn kho. Vậy hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho hay dự trữ là
những hàng hoá được
giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này.
Thực chất của hàng tồn kho là một loại tài sản lưu động. Đó là những vật liệu hay các
yếu tố đầu vào của sản xuất sẽ được sử dụng trong chu kỳ sản xuất tới, hoặc các thành
phẩm chờ bán ra trong thời gian tới. Nhưng, theo quy định, chúng được xếp vào hàng
hoá đầu tư, khi tính toán tổng sản phẩm q
uốc nội.

Tóm lại, khái niệm đầu tư là một khái niệm phức tạp. Khái niệm này chỉ rõ phần tổng sản
phẩm quốc nội – hay một phần của khả năng sản xuất của xã hội – dùng để tạo vốn cơ
bản (vốn cố định) cho nền kinh tế, chứ không phải để tiêu dùng cho hiện đại. Đầu tư có
tác dụng tái sản xuất mở rộng, như vậy cũng có
tác dụng tăng tiêu dùng trong tương lai.
Đầu tư là việc giảm tiêu dùng trong tương lai, là kết quả của quá trình tích luỹ: tích luỹ từ
khu vực tư nhân và khu vực Chính phủ.

Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ (G):
Chính phủ cũng là một tác nhân kinh tế – một người tiêu dùng lớn nhất. Hàng năm,
Chính phủ các nước phải chi tiêu những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng đường xá,
trường học, bệnh viện, quốc phòng, an ninh và trả lương cho bộ máy quản lý hành chính
Nhà nước. Toàn bộ chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ đều được tính vào luồng sản phẩm.
Ký hiệu là (G).
Những khoản chi tiêu sau không được tính vào GDP: Những khoản thanh toán chuyển
nhượng, ký hiệu TR, b
ao gồm: Bảo hiểm xã hội cho người già, tàn tật, những người
thuộc diện chính sách, trợ cấp thất nghiệp, v.v… Những khoản này chi ra nhưng không
tương ứng với một hàng hoá và dịch vụ nào mới được sản xuất ra trong nền kinh tế,
do đó không làm tăng GDP.
Chi tiêu của Chính phủ được tài trợ chủ yếu bằng thuế (ký hiệu TA). TA bao gồm 2 loại:
Trực thu và gián thu. Nhưng khi tính GDP theo cung trên tức là tính theo luồng hàng hoá
và dịch vụ, chúng
ta chưa cần quan tâm xử lý vấn đề thuế khoá. Vì rằng, bản thân giá cả
thị trường đã bao gồm trong đó các loại thuế gián thu, đánh vào hàng hoá tiêu dùng.

Xuất và nhập khẩu (X và IM):
Hàng xuất khẩu là những hàng hoá được sản xuất ở trong nước, nhưng được bán ra cho
người tiêu dùng ở nước ngoài. Hàng nhập khẩu là những hàng được sản xuất ở nước
ngoài, nhưng được mua để phục vụ tiêu dùng nội địa.


Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


50
Căn cứ vào quan điểm đó, ta thấy hàng xuất khẩu làm tăng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), trái lại hàng nhập khẩu không nằm trong sản lượng nội địa, do đó cần phải được
trừ đi khỏi khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và
Chính phủ đã mua và tiêu dùng.
Ví dụ: Giả sử GDP = 3000, C = 1700, G = 50, thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài bằng
0 và NX = 40.
1. Mức đầu tư trong nền kinh tế bằng bao nhiêu?
I = GDP – C – G – NX = 2000 – 1790 = 1210
2. Giả sử xuất khẩu bằng 350, nhập khẩu bằng bao nhiêu?
IM = X – NX = 350 – 40 = 310
3. Giả sử mức khấu hao bằng 130, NNP bằng bao nhiêu?
NNP = GDP – D
P
= 3000 – 130 = 2870
2.4.3. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập (phương pháp chi phí đầu vào)
Khác với phương pháp trên, tính GDP theo giá trị sản phẩm đầu ra, phương pháp này tính
GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất, mà các doanh nghiệp phải thanh toán,
như tiền công, tiền trả lãi do vay vốn, tiền thuê nhà, thuê đất và lợi nhuận – phần thưởng cho
sự mạo hiểm trong kinh tế. Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán trở thành thu
nhập của công chúng.

Sản xuất trong doanh nghiệp
Gọi: Chi phí tiền công, tiền lương là w
Chi phí thuê vốn (Lãi suất) là i
Chi phí thuê nhà, thuê đất là r

Lợi nhuận là π
Công thức chung xác định GDP theo yếu tố chi phí trong trường hợp đơn giản nhất, tức là
trường hợp nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia đình và các doanh nghiệp, chưa tính tới khấu
hao như sau:
GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất = w + i + r + π
Trong nền kinh tế có yếu tố Chính phủ và khu vực nước ngoài, khi tính GDP theo phương
pháp này cần có h
ai điều chỉnh:

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


51
• Một là, vì GDP theo chi phí cho yếu tố sản
xuất chưa tính đến khoản thuế mà Chính phủ
đánh vào hàng hoá tiêu dùng thu qua doanh
nghiệp. Đó là thuế gián thu (T
e
).

Hai là, GDP tính theo yếu tố sản xuất chưa
tính đến hao mòn tài sản cố định. Vì rằng hao
mòn tài sản cố định không tương ứng với
khoản thu nhập nào của hộ gia đình. Chi phí
khấu hao tài sản cố định phát sinh, các hãng
phải bù đắp các hao mòn bộ phận hay toàn bộ
tài sản cố định.
Khi tính GDP ta phải thêm vào công thức trên
phần thuế gián thu (T
e

) và phần khấu hao
tài sản cố định (D
p
):
GDP = w + i + r + π + T
e
+ D
p

2.4.4. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng
GDP là tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước.
Nhưng để các hàng hoá cuối cùng đến tay người tiêu dùng, chúng ta phải trải qua nhiều
công đoạn sản xuất. Mỗi công đoạn, mỗi doanh nghiệp chuyên môn hoá chỉ đóng góp một
phần giá trị của mình để tạo ra một hàng hoá hoặc dịch vụ hoàn chỉnh.
Vì vậy, khi tính GDP theo cung dưới – luồng thu nhập hoặc chi phí cần rất thận trọng để
t
ránh tính trùng.
Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị của sản lượng của một doanh nghiệp với
khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã được dùng hết trong
việc sản xuất ra sản lượng đó.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu th
ông đến tiêu dùng; khoản thuế
này do đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu.
Thuế giá trị gia tăng được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và được viết tắt là VAT
(Value Added Tax).
Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp là số đo phần đóng góp của doanh nghiệp đó vào tổng
sản lượng của nền kinh tế. Tổng giá trị gia tăng của mọi đơn vị sản xuất v
à dịch vụ trong
vòng một năm là tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Như vậy, để tránh tính trùng, cần chú ý chỉ đưa vào tổng sản phẩm quốc nội những hàng
hoá cuối cùng, loại bỏ các hàng hoá trung gian dùng để tạo nên hàng hoá cuối cùng đó; hoặc
chỉ cộng giá trị gia tăng ở từng giai đoạn của sản xuất. Cộng giá trị gia tăng của các đơn vị
sản xuất t
rong cùng một ngành, rồi cộng giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế,
chúng ta thu được một con số đúng bằng GDP.
Ví dụ 1:
Giả sử trong một nền kinh tế chỉ có 5 doanh nghiệp là: nhà máy thép, xí nghiệp cao su, xí
nghiệp cơ khí, xí nghiệp bánh xe và xí nghiệp xe đạp. Nhà sản xuất xe đạp bán xe đạp của
anh ta cho người tiêu dùng cuối cùng với giá 8000. Trong quá trình sản xuất xe đạp, anh ta
đã mua bánh xe với giá 1000, thép với giá 2500 và một số máy móc trị giá 1800 của xí
Xác định GDP theo giá trị
ită

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


52
nghiệp cơ khí. Xí nghiệp bánh xe mua cao su của xí nghiệp thép với giá 1000 để sản xuất
máy móc.
a.Hãy tính GDP của nền kinh tế giả định trên đây bằng phương pháp giá trị gia tăng.
b.Tổng chi tiêu trong nền kinh tế là bao nhiêu?
c.Hai phương pháp tính GDP trong câu 1 và 2 đem lại kết quả như nhau?
Trả lời:
Trước hết để giải bài toán này chúng ta lập bảng:
Bảng 2.11: Xác định GDP theo phương pháp giá trị gia tăng
Hàng hoá Người bán Người mua
Giá trị
giao dịch
Giá trị

gia tăng
Thép Nhà máy thép Nhà máy cơ khí 1000 1000
Thép Nhà máy thép XN xe đạp 2500 2500
Cao su XN cao su XN bánh xe 600 600
Máy móc Nhà máy cơ khí XN xe đạp 1800 800
Bánh xe XN bánh xe XN xe đạp 1000 400
Xe đạp XN xe đạp Người tiêu dùng 8000 4500
Tổng 9800
a. Dựa vào bảng, chúng ta dễ dàng tính được GDP bằng cách lấy tổng giá trị gia tăng,
tăng thêm hay mới tạo ra qua mỗi giao dịch: GDP =

VA = 9800
b. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế:
E = chi tiêu để mua xe đạp + chi tiêu để mua máy móc
E = 8000 + 1800 = 9800
c. Vậy các kết quả tính ở câu 1 và 2 đều bằng nhau.
Ví dụ 2:
Về cách tính thuế giá trị gia tăng: Để sản xuất ra sản phẩm may mặc thì phải qua 3 cơ sở
sản xuất, thuế GTGT phải nộp ở từng cơ sở, tính theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Bảng 2.12: Tính thuế theo phương pháp giá trị gia tăng
Doanh số Thuế đầu vào Thuế đầu ra Thuế phải nộp
Cơ sở kinh doanh
(1) (2) (3) (4)
1. Cơ sở sản xuất sợi
- Bông nhập khẩu, vật tư mua vào
- Sợi sản xuất bán ra

200
250


20
-

-
25

-
25 - 20 = 3
2. Cơ sở dệt vải
- Sợi mua vào để sản xuất
- Vải sản xuất bán ra

250
280

25
-

-
28

-
28 - 25 = 3
3. Cơ sở may mặc
- Vải mua vào
- Quần áo bán ra

280
320


28
-

-
32

-
32 - 28 = 4
4. Người tiêu dùng mua quần áo 320 32

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


53
Ghi chú: (1) Doanh số mua vào, bán ra chưa có thuế.
(2) Thuế đầu vào được tính khấu trừ.
(3) Thuế đầu ra người mua hàng phải trả.
(4) Số thuế cơ sở kinh doanh còn phải nộp NSNN.
Theo ví dụ trên đây, thuế GTGT của các mặt hàng này tính theo mức thuế suất là 10%, số
thuế GTGT phải nộp ở các khâu đầu vào sản xuất sợi là:
Khâu bông nhập khẩu và vật tư mua vào:
20
Sản xuất sợi: 5
Dệt vải:
3
May mặc:
4
Cộng:
32
Giá quần áo người tiêu dùng mua (chưa kể thuế GTGT) là 320, phải trả thuế GTGT là 32.

Như vậy, khi mua quần áo, người tiêu dùng phải thanh toán là 320 + 32 = 352. Số thuế
GTGT là 32 mà người tiêu dùng phải chịu đúng bằng số thuế GTGT đã nộp ở khâu: Bông
nhập khẩu và vật tư của các đơn vị khác, sản xuất sợi, dệt vải, may quần áo bán,



2.5. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
2.5.1. Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
Trước hết, chúng ta xét nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm hai tác nhân kinh tế: Các hộ gia
đình và các doanh nghiệp. Trong sơ đồ dòng chu chuyển kinh tế vĩ mô (hình 2.2), chúng ta
đã giả định rằng thu nhập của các hộ gia đình được đem chi tiêu hết vào việc mua các hàng
hóa và các dịch vụ tiêu dùng. Do vậy, chi tiêu mua hàng hóa, dịch vụ ở cung trên bằng thu
nhập ở cung dưới. Trong thực thế thì các hộ gia đình thường không tiêu dùng hết thu nhập
của mình. Họ dành một phần thu nhập dưới dạng tiết kiệm (
S). Tiết kiệm là phần còn lại của
thu nhập sau khi đã tiêu dùng.
Trong nền kinh tế giản đơn, không có sự tham gia của Chính phủ, không có thuế và trợ cấp nền:
Y
D
= Y và S = Y – C hay Y = C + S
Vậy là có sự rò rỉ ở cung dưới của dòng luân chuyển. Tiết kiệm tách ra khỏi luồng thu nhập.
Tương tự, ở cung trên, cung hàng hóa và dịch vụ cuối cùng không chỉ bao gồm hàng tiêu
dùng của các hộ gia đình. Các doanh nghiệp cũng mua một lượng hàng đầu tư (I). Như vậy,
có sự bổ sung thêm vào cung trên.
Ta có: Y = C + I.
Kết hợp với trên ta có: S = I, đây chính là đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư.
Hình 2.2 mô tả một cách khái quát, tiết kiệm
làm thế nào chuyển hóa thành đầu tư trong một
nền kinh tế thị trường.
CHÚ Ý

Nếu quá trình thu thập, tính toán và ghi chép các số liệu thống kê được chính xác, đầy đủ, kịp
thời thì kết quả tính toán theo 3 phương pháp trình bày trên đây đều giống nhau.

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


54
Khu vực
hộ gia đình
Khu vực
doanh nghiệp
Thị trường vốn

Hình 2.2.
Tiết kiệm và đầu tư trong dòng luân chuyển
kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế giản đơn
Hình 2.2 cho thấy các thể chế tài chính, ngân hàng phát triển trong nền kinh tế thị trường,
thu hút toàn bộ tiết kiệm cho các hãng vay để đầu tư mở rộng sản xuất.
Khu vực
hộ gia đình
Khu vực
doanh nghiệp
Thị trường vốn
Ngân sách NN
Ngân hàng TƯ

Hình 2.3.
Tiết kiệm và đầu tư trong dòng luân chuyển
Kinh tế Vĩ mô trong nền kinh tế đóng
Trong nền kinh tế đóng, hình 2.3 mô tả một cách khái quát, tiết kiệm làm thế nào chuyển

hóa thành đầu tư trong một nền kinh tế đóng. Ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát thị trường
vốn. Khác với nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế đóng có bổ sung thêm 2 yếu tố của chính
phủ đó là thuế và chi tiêu của Chính phủ. Cả 2 yếu tố này đều tác động đến hộ gia đình,
hãng kinh doanh và cả thị trường vốn.
2.5.2. Đồng nhất thức mô tả các mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế
Chúng ta hãy mở rộng hình 2.3, tính tới yếu tố Chính phủ và khu vực nước ngoài. Hình 2.4
ta mở rộng dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô đơn giản có tính tới cả khu vực Chính phủ và
người nước ngoài (xuất – nhập khẩu).
Khu vực
nước ngoài
Khu vực
hộ gia
đình
Khu vực
doanh
nghiệp
NFi
NFA
DR
M
C
S
I
T
G
X
Thị trường vốn
Ngân sách NN
Ngân hàng TW


Hình 2.4
. Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở


Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


55
Ở cung dưới, ngoài tiết kiệm (S), thuế (T) và nhập khẩu (M) cũng là những “rò rỉ”. Thực
vậy, một phần thu nhập của dân cư phải làm nghĩa vụ với Nhà nước dưới dạng thuế thu
nhập (TA). Mặt khác, Nhà nước cung tiến hành trợ cấp cho các gia đình có khó khăn (TR).
Nếu sử dụng khái niệm mức thuế ròng (T) là hiệu số giữa thuế thu nhập và trợ cấp, ta có:
T = TA – TR
Thuế ròng là một “rò rỉ” ở cu
ng dưới. Một phần khác của thu nhập dùng để mua hàng tiêu
dùng nhập khẩu, tạo nên thu nhập cho dân cư nước ngoài, không đóng góp vào tổng sản
phẩm quốc dân. Như vậy, tổng số “rò rỉ” ở cung dưới là:
S + T + M
Ở cung trên, Chính phủ cũng chi tiêu một phần hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Mặt khác,
hàng xuất khẩu được sản xuất ra trong nền kinh tế nhưng không để tiêu dùng trong nước.
Do vậy, tổng số “bổ sung”
mới vào luồng sản phẩm bằng:
I + G + X
Tổng các rò rỉ ở cung dưới phải bằng tổng các “bổ sung” thêm vào cung trên để đảm bảo
cho tổng hàng hóa ở cung trên bằng tổng thu nhập ở cung dưới và các tài khoản quốc gia là
cân bằng.
Do vậy, ta có: S + T + M = I + G + X

Chuyển về các số hạng tương ứng, thu được: (T – G) = (I – S) + (X – M)
Đồng nhất thức trên là đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực hay các tác

nhân trong nền kinh tế. Vế trái là khu vực Chính phủ, vế phải là khu vực tư nhân (hãng kinh
doanh và hộ gia đình) và khu vực nước ngoài.
Đồng nhất thức cho thấy trạng thái của mỗi khu vực có ảnh hưởng đến các khu vực còn lại
của đất nước như thế nào.
Lấy trường hợp đơn giản để phân tích. Chẳng
hạn, nếu khu vực nước ngoài, xuất khẩu bằng
nhập khẩu (X = M), nghĩa là cán cân thương mại của đất nước là cân bằng thì ngân sách của
Chính phủ bị thâm hụt (G > T), ở khu vực tư nhân, tiết kiệm sẽ lớn hơn đầu tư (S > I). Nói
cách khác, khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu được, đầu tư của doanh nghiệp sẽ thấp
hơn tiết kiệm của các hộ gia đình.
Ngược lại, nếu đầu tư của doanh
nghiệp đúng bằng số tiết kiệm của dân cư (I = S) thì tổng
thâm hụt ngân sách phải được bù đắp bằng thâm hụt cán cân thương mại. Trong trường hợp
này, đất nước lâm vào tình trạng thâm hụt kép: Thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân
thương mại.
Kết luận rút ra từ phần này là, cần phải có những chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mô giữ
cho các khu vực kinh tế ở trạng thái cân bằng
, để cho toàn bộ nền kinh tế là cân bằng.
Để hiểu rõ hơn kết luận vừa nêu trên, chúng ta hãy nghiên cứu lý thuyết cân bằng kinh tế,
bắt đầu từ cân bằng tổng cung – tổng cầu. Các bài tiếp theo sẽ đi sâu phân tích vấn đề này.




Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân


56
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi nghiên cứu xong bài 2, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:


Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường lấy là một năm)
bằng các yếu tố sản xuất của mình. GNP danh nghĩa (GNP
n
) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản
xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó. GNP thực tế
(GNP
r
) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một
thời kỳ lấy làm gốc.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của các hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm).
GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
Khi hạch toán các tài khoản quốc dân, người ta thường dùng thuật ngữ “Thu nhập ròng từ tài sản
nước ngoài” để chỉ phần chênh lệch giữa thu nhập của công dân nước ta ở nước ngoài và công dân
nước ngoài ở nước ta.
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài

Khi tính toán GDP và GNP chúng ta đã bỏ sót nhiều sản phẩm và dịch vụ mà nhân dân tự cung
tự cấp, vì đơn giản là không đưa ra thị trường và không báo cáo
. Nhiều hoạt động kinh tế phi
pháp hoặc hợp pháp nhưng không được báo cáo nhằm trốn thuế, cũng không tính được vào GNP.
Những thiệt hại về môi trường như ô nhiễm nước, không khí, tắc nghẽn giao thông, gây thiệt hại
cho sức khoẻ và môi trường, cũng không được “điều chỉnh” khi tính GNP.

Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao. Như đã biết các tư
liệu lao động bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Sau khi tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp

phải bù đắp ngay phần hao mòn này. Chúng không trở thành nguồn thu nhập của cá nhân và xã hội
và không tham gia vào quá trình phân phối cho các thành viên trong xã hội.

Thu nhập quốc dân (Y) là phần thu được khi lấy tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trừ đi phần
thuế gián thu. Thu nhập quốc dân phản ánh tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất: Lao động, vốn,
đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý, của nền kinh tế hay đồng thời cũng là thu nhập của tất cả
các hộ gia đình trong nền kinh tế.

Thu nhập có thể sử dụng (Y
D
) là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia đình nộp lại
các loại thuế trực thu và nhận được các trợ cấp của Chính phủ hoặc doanh nghiệp. Thuế trực thu
chủ yếu là các loại thuế đánh vào thu nhập do lao động; thu nhập do thừa kế tài sản của cha ông để
lại, các loại đóng góp của cá nhân như bảo hiểm xã hội, lệ phí giao thông,

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một
người tiêu dùng điển hình mua. Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu phản ánh xu thế và mức độ
biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các
hộ gia đình. Nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Chỉ số
điều chỉnh GDP (D
GDP
) đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được
tính vào GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực
tế. 2 chỉ số này có những điểm khác biệt: Trong khi chỉ số điều chỉnh GDP đo lường mức giá của
các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra thì CPI đo lường mức giá của các hàng hóa và dịch vụ
được
tiêu dùng.

Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân



57
• Có thể tính GDP theo ba phương pháp hay còn gọi là ba cách tiếp cận, đó là: Phương pháp chi
tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, phương pháp tính theo luồng thu nhập, và phương pháp giá trị
gia tăng. Phương pháp chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tính GDP bằng cách cộng chi tiêu
cho tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ, và xuất khẩu ròng với nhau. Phương pháp tính theo
luồng thu nhập tính GDP bằng cách cộng tất cả các khoản thu nhập trả cho các yếu tố sản xuất với
nhau, đó là tiền công cho lao động, tiền lãi trả cho vốn đi vay, tiền thuê trả tài sản đi t
huê như đất
đai và các tài sản thuê khác, và lợi nhuận trả cho doanh nhân; ngoài ra chúng ta còn phải cộng thêm
thuế gián thu và khấu hao. Phương pháp giá trị gia tăng đánh giá giá trị sản lượng của từng ngành
bằng cách tính giá trị gia tăng của ngành đó và sau đó tổng cộng giá trị sản lượng của các ngành
với nhau.

Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền gọi là lãi suất danh nghĩa và lãi suất đã trừ tỷ lệ
lạm phát gọi là lãi suất thực tế
. Lãi suất thực tế là khoản chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và
tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa cho biết số đồng tiền tăng lên như thế nào qua thời gian trong
khi lãi suất thực tế cho biết sức mua của tài khoản ngân hàng tăng lên như thế nào qua thời gian.
Trên thực tế, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế không phải luôn biến đổi chiều theo thời gian.

Tiết kiệm tư nhân là phần còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng. Tiết kiệm của Chính phủ
chính là cán cân ngân sách của Chính phủ; nó là phần còn lại của nguồn thu ngân sách sau khi
Chính phủ đã chi tiêu trong năm tài khóa.










×