Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.08 KB, 5 trang )

ERCP (Endoscopic Retrograde
Cholangiopancreatography)

ERCP là soi từ miệng đi xuống bao tử (dạ dày), rồi xuống duodenum
(đầu ruột non), tìm ampulla of Vater (duodenal papilla) (nơi the pancreatic
duct và common bile duct gặp nhau , đổ ra duodenum).
Qua endoscope, nhìn thấy ampulla này rồi thì soi ngược lên, (đi ngược
lên) đường dẫn mật (chính vì thế mới gọi là retrograde : đi ngược lên). Khi
đã vào được ampulla rồi, thì từ đó có thể dùng đầu một cái chổi rất nhỏ để
"quét" suốt từ vùng đó trở lên và lấy một mẫu mô (tissue sample) ở vùng đó,
rút chổi ra (qua scope từ miệng), rửa chổi nhỏ tí đó. Lấy nước rửa, cô đọng
lại (cho vào máy ly tâm - centrifuge ) - lấy cái cặn lắng đó, nhuộm màu theo
lối cytology. Sau đó nhìn dưới kính hiển vi xem tế bào (cytology) ra làm
sao, có ung thư hay không.
Khi vào qua được ampulla, thì lúc đó có thể bơm một chất contrast,
rồi chụp hình bằng XRay để xem hình dáng của hệ thống mật (biliary tree)
xem nó tắc nghẽn ở chỗ nào.
Đối với ung thư thì đi tìm xem tắc nghẽn ở đâu :
(1) ung thư mọc ngay ở ống dẫn mật làm tắc nghẽn (tức là
choledocarcinoma- một loại ung thư tuyến)(hiện nay, nếu tìm ra đã trễ,
không cắt ra được thì thường bnhân chết trong vòng 6 tháng - 1 năm) (có
chemotherapy đấy , nhưng không hiệu quả lắm đâu).
(2) ung thư ở gan đè vào ống dẫn mật (cái này thường thấy hơn ), do
ung thư do chính gan (primary tumor tức là hepatocellular carcinoma) hoặc
ớ nơi khác (metastases) chạy tới gan (ruột già , vú , phổi , melanoma )
(thường nhất là ung thư từ ruột già - colon cancer, vì ung thư từ ruột già đổ
về gan, qua ngả portal system) (còn rectal cancer - tức là từ bờ hậu môn cho
đến độ 12-13 cm tính ngược lên từ bờ hậu môn- from the anal verge to
peritoneal reflection- thì lại khác , vì venous drainage khác).
(3) ung thư ngay ở đầu pancreas.
Khi mật bị tắc nghẽn như thế thì bilirubin (tức là conjugated bilirubin


hay còn gọi bilirubin direct) trong máu phái tăng cao, đưa tới jaundice (Các
bạn còn nhớ rõ physiology học từ hồi còn ở medical school: conjugated
bilirubin : từ là mật đã đi qua gan - còn indirect bilirubin tức là
nonconjugated bilirubin thì do t.bào máu đỏ - red cells - chết hay vỡ, nhả ra,
tức là hemolysis ; khi có tán máu - hemolysis , thì LDH phải tăng cao - vì
Lactate Dehydrogenase từ máu đỏ.
Nhưng LDH nhớ rằng cũng có ở trong gan - (fraction 5) cho nên LDH
tăng lên mà thôi thì không "tách" ra được là LDH này từ gan hay từ red cells
(lúc đó có thể đòi phòng thí nghiệm làm LDH isoenzymes, nhưng test này cũ
lắm rồi, thịnh hành hồi 1975-1985, nay ít nguời biết). Vậy thì nhìn vào
serum haptoglobin : khi có hemolysis thì haptoglobin phải giảm.
Trở lại khi bơm chất contrast vào rồi chụp hình bằng X Ray (ERCP-
graphy) (bằng cách soi ERCP-scopy , thì có thể thấy tắc nghẽn ở đường dẫn
mật, thì lúc đó mới nhét một cái nòng vào (a stent) để cho mật thoát ra
duodenum, để làm giảm ngay vàng da (jaundice).
Dĩ nhiên ERCP còn dùng để chữa nghẽn ngay ở ampulla do stricture
(không phải ung thư) bằng cách "khứa" (rạch) vùng này ra một chút để mở
rộng cái cứa này khiến cho mật thoát ra (hoặc có khi thấy cả một cục sạn
nhỏ, nghẽn ngay ở đây khiến vàng da).
(chính vì cái tắc nghẽn này làm cho vàng da không có inflammation
lúc đầu tiên, cho nên sách vở clinical ngày xưa hồi nội trú mới gọi cái này là
"painless jaundice" (vàng da mà không đau) - tức là một điềm nguy hiểm :
vàng da không đau (ớ Right upper quadrant) này do ung thư chứ không phái
do viêm đường mật (cholecystitis )- Nhưng y khoa ngày nay dã tiến nhiều
rồi, đã có lắm loại tests, cho nên các BS trẻ tuổi kém "bén nhạy" về clinical -
và clinical chỉ là empiric, cho nên lắm khi sai).
Trên đây là giải thích theo khía cạnh oncology.
Trong nhà thương thì việc này (ERCP) do Gastro Enterologist làm
(radiologist phụ giúp), và họ phải được trained riêng trong các fellowships
về gastroenterology và radiology- Oncologist thường được gọi vào ngay sau

đó để cho ý kiến về chữa trị như thế nào, sau khi các gastroenterologist và
radiologists đã làm xong các thủ thuật về định bệnh.
Bây giờ thì thường làm MRCP (magnetic resonance
choledopancreaticography), cũng thấy rõ đường dẫn mật rồi, không cần phái
làm ERCP. Nhưng nếu muốn lấy cytology thì bắt buộc phái làm ERCP.
Note: trên đây là nhớ thế nào viết thế nấy, chứ còn literature thì đầy
dẫy, không dẫn ra đây
Bác sĩ Nguyễn Tài Mai

×