11
trong tế Giao, tế Miếu, lễ Đại triều, lễ Đại yến, lễ Thượng thọ Vì thế có thể hiểu Nhã
nhạc hay Lễ nhạc là loại nhạc được triều đình quy định một cách chặt chẽ, mang tính
nghi lễ là chủ yếu, chứ không bao gồm các nhạc du hí trong cung đình. Nhã nhạc còn có
nghĩa hẹp và nghĩa phụ là tên gọi của một tổ chức âm nhạc cung đình. Chúng ta hiểu Nh
ã
nhạc là loại nhạc thanh lịch, tao nhã với nghĩa rộng như trên, với ý nghĩa là đối lập với
tục nhạc là nhạc trong dân gian (theo cách hiểu và gọi của chế độ phong kiến)
Giữa tháng 12/2003, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo d
ục của LHQ (UNESCO) công
nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Ngày 31/1/2004 t
ại Paris thủ đô nước Pháp, lễ đón Bằng công nhận đã đư
ợc tổ chức. Đây
là lần đầu tiên, Việt Nam có một kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu được
UNESCO công nhận - một vinh dự to lớn cho cả dân tộc Việt Nam nói chung và Huế nói
riêng.
Nhã nh
ạc cung đình Việt Nam hay còn gọi là Nhã nhạc cung đình Huế hoặc Nhã nhạc
Huế (vì Huế là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam) là một loại hình
nghệ thuật đặc sắc. Trước đó quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là
di sản văn hoá vật thể của nhân loại. Với sự công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản
phi vật thể, một lần nữa Huế lại được tôn vinh, giới thiệu cho thế giới một nghệ thuật đặc
sắc mà chỉ một số ít quốc gia có được và giữ gìn đến ngày nay.
Giá trị nghệ thuật
Sử sách của triều Nguyễn ghi lại có đến 12 cuộc lễ, mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các b
ài
ca chương và có 126 bài ca chương ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc và bản dịch. Phần nhạc
khí được quy định gồm 6 loại dàn nhạc. Đó là các dàn: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc
treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung v
à Ty khánh (dàn
nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Các dàn nhạc trên đều có các nhạc
khí cụ thể và không dưới 30 chủng loại với số lượng trên hàng trăm nhạc khí. Ví dụ ri
êng
dàn Đại nhạc có đến 42 nhạc cụ của 4 chủng loại nhạc khí của 2 bộ gõ và hơi. Riêng bộ
gõ thuộc về loại màng rung có 20 trống.
12
Về bài bản cũng rất phong phú. Ví dụ thể loại Tiểu nhạc và Đại nhạc có các bài bản như
sau:
Tiểu nhạc có 15 bài bản gồm Mười bản ngự (Thập thủ liên hoàn) và 5 bản: Ngũ đối
thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long Ngâm, Tiểu khúc.
Đại nhạc có các bài bản: Tam luân cửu chuyển, Ngũ lôi (Đăng đàn cung), Đ
ăng đàn cung
đơn, Đăng đàn cung kép, Xàng xê, Kèn chiếu, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Man, Kèn
bóp (Du xuân), Cung Nam. Nam Ai, Nam Bình, Nam Trĩ.
Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương… đều do những nhạc
công, ca công, vũ công tài ba nhất của đất nước thực hiện. Âm nhạc đã trở thành một cặp
song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói huyền diệu, có khả năng giao cảm với trời
đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc.
Nhã nh
ạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những
nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông.
Trong bút ký Mười ngày ở Huế viết năm 1918 khi chứng kiến lễ tế Giao diễn ra trong 2
ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch, nhà báo Phạm Quỳnh đã ghi lại cảm xúc của mình như
sau: “Ngoài sân phường ca hát ca khúc An thành, vừa múa, vừa hát. Đương đêm hơn m
ột
trăm con người đồng thành hát ca, nghe rất cảm động, tưởng thấu đến tận trời cao đất
thẳm (…) cái tấm lòng thành của cả một dân, một nước”, “Cảnh giao đàn ban đêm như
cảnh trong mộng, đèn thắp sáng trong đàn thành từng dãy dọc, dãy ngang, trông xa như
một chữ Triện lớn viết bằng những nét chấm sáng mà treo lưng chừng trời. Tiếng đàn,
tiếng sáo thì như nước chảy, suối reo, tiếng hát như tiếng thiên thần…”. Rõ ràng là Nhã
nhạc, một thể loại của nghệ thuật cung đình Huế mà trong đó âm nhạc với một hệ thống
kết cấu chặt chẽ đã đóng góp một phần hét sức quan trọng trên cả 5 lĩnh vực:
- Sự hoàn chỉnh của cấu trúc các dàn nhạc
- Hệ thống bài bản nhạc không lời hoà tấu.
- Nhạc đệm cho phần múa hát.
- Ca khúc trong các loại múa có hát.
- Các ca chương hát trong các hình thức của buổi lễ.
13
Bảo tồn và phát huy
Thành phố Huế mang trong lòng hai di sản văn hoá thế giới. Năm 2004, năm diễn ra
Festival Huế lần thứ 3 (2 năm Huế tổ chức Festival một lần) là Festival tôn vinh Nhã
nhạc Huế. Nhiều sân khấu đã tổ chức để trình diễn Nhã nhạc Huế và đều thu được những
thành công.
Tuy nhiên không phải đến Festival Huế 2004, Nhã nhạc Huế mới được thế giới biết đến.
Cách đây hơn 45 năm hai nhạc sĩ Trần Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba đã tổ chức ghi âm
nhạc cung đình Việt Nam giới thiệu với thế giới. Trong những năm 90 của thế kỷ XX,
nhiều đoàn nghệ sỹ của Huế đã ra nước ngoài biểu diễn Nhã nhạc cung đình Việt Nam và
đều được đánh giá cao. Ngày 31/1/2004, GS.TS nhạc sỹ Trần Văn Khê sau khi nghe Nhã
nhạc Huế vang lên ở Paris, ông vẫn còn nguyên cảm xúc. Ông nói: “Tôi cảm thấy rất xúc
động bởi vì tiếng đàn, tiếng kèn ngày xưa do các nhạc sư, nghệ nhân cao tuổi biểu diễn.
Còn ngày hôm nay cũng tiếng đàn đó nhưng nhạc công lại là những người trẻ tuổi, v
à khi
nhìn những gương mặt trẻ tuổi ấy, tôi như thấy được cả một tương lai và cả sự kế thừa
những cái hay mà di sản văn hoá của cha ông để lại”.
Nh
ận thấy giá trị của Nhã nhạc và ý nghĩa của nó thời đại hiện nay, trước khi Nhã nhạc
Huế được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, một lớp đào tạo Nhã nhạc Huế đã
được khi giảng vào tháng 9/1996 tại trường Đại học nghệ thuật Huế với 15 sinh viên và
lớp học đã thành công tốt đẹp. Việc bảo tồn, phát huy Nhã nhạc Huế đã đư
ợc Bộ Văn hoá
- Thể thao – Du lịch và tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho trường Đại học Nghệ thuật Huế
trước đây, nay là Học viện Âm nhạc Huế và Nhà hát nghệ thuật cung đình Huế cùng với
các nhà nghiên cứu, nghệ sỹ, nghệ nhân tâm huyết đảm nhiệm. Nhà hát có nhiệm vụ sưu
tầm, sưu tra, tập hợp, phục dựng các bài bản, cùng với phương thức trình tấu, hình thức
diễn xướng, tổ chức hội thảo về Nhã nhạc. Các kỳ Festival Huế 2004, 2006, 2008, Nhã
nhạc Huế trình diễn các lễ tế đàn Nam Giao, lẽ tế đàn Xã Tắc, lễ Truyền Lô, lễ thi tiến sỹ
Võ, lễ lên ngôi hoàng đế Quang Trung Nhã nhạc Huế còn được biểu diễn thường kỳ ở
Nhà hát Duy
ệt Thị Đường (Đại nội Huế), Nhà hát Minh Khiêm Đường (Lăng Tự Đức).
14
Ngày nay dàn nh
ạc, bài bản, ca chương, vũ khúc của Nhã nhạc có thể sử dụng ở các hình
thức diễn xướng khác nhau trong các dịp như: Festival Huế, lễ hội dân gian, lễ hội Phật
giáo, âm nhạc thính phòng, trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du
lịch, biểu diễn phục vụ nhân dân trong các cuộc đại lễ hoặc tết cổ truyền dân tộc Như
vậy, Nhã nhạc có điều kiện và không gian diễn tấu phong phú hơn rất nhiều so với trước.
Nhã nh
ạc đã trở về với nhân dân, chính vì vậy giá trị nghệ thuật của nó cũng sẽ được giữ
gìn, trường tồn và không ngừng được phát huy.
Nhã nh
ạc cung đình Huế đã được công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại, nhưng
công cuộc nghiên cứu vẫn còn tiếp tục. Ví dụ như mối quan hệ giữa Nhã nhạc cung đình
Việt Nam với Nhã nhạc một số nước trong khu vực; nghiên cứu để có thể đưa tr
ống đồng
và đàn đá là hai loại nhạc khí rất đặc trưng của dân tộc vào “biên chế” của dàn nhạc Nhã
nhạc; vấn đề trang phục nhạc công.v v Rồi ý tưởng phải tiến tới xây dựng được một
bảo tàng về Nhã nhạc. Cái khó hiện nay, ngoài kinh phí đã đành, còn có cái khó chung là
tư liệu về Nhã nhạc ít ỏi, tản mãn; một số nghệ nhân, nghệ sỹ cao tuổi ít nhiều lưu giữ
được di sản phi vật thể này “khuất núi” dần. Mặt khác quan niệm về Nhã nhạc, cũng như
phương pháp bảo tồn, phát huy Nhã nhạc vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Giải bài
toán về mối quan hệ giữa “bảo tồn” và “phát triển” đòi hỏi có sự cẩn trọng và chuyên
môn sâu
Nhã nh
ạc cung đình Huế là một trong những tài sản vô giá của dân tộc ta. Giá trị ấy đã
trường tồn cùng dân tộc và đã được nhân loại tôn vinh. Việc bảo tồn phát huy nó trong x
ã
hội đương đại là công việc rất nặng nề nhưng bước đầu đã thu được những thành quả rất
đáng phấn khởi.
15
Tưng bừng lễ hội Háng Đắp - Lạng Sơn
Sáng ngày 4/3/2011 (tức ngày 30 tháng Giêng năm
Tân Mão), lễ hội Háng Đắp (Hội chợ cuối tháng
Giêng) – thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình đã diễn
ra tưng bừng tại sân vận động huyện, thu hút đông
đảo nhân dân và du khách gần xa về dự.
Ấn tượng về lễ hội (LH) năm nay là những nét văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc được thể hiện qua các
màn múa sư tử mèo và nhiều tiết mục văn nghệ giao lưu thắm tình đoàn kết. Đáng chú ý,
màn múa sư tử khai mạc LH có sự góp mặt của các đội sư tử đến từ huyện Văn Lãng,
Cao Lộc và Lộc Bình. Chương trình văn nghệ chào mừng với sự tham gia biểu diễn giao
lưu của các đội văn nghệ của huyện Lộc Bình và Cao Lộc, Hữu Lũng đã mang lại không
khí tươi mới cho lễ hội. Tất cả các tiết mục được biểu diễn đều mang đậm chất dân gian
truyền thống, tôn vinh được vẻ đẹp của đất và người Xứ Lạng, nh
ững nét đẹp bản sắc của
quê hương Lộc Bình. Từ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc cho đến những
danh lam thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn như Mẫu Sơn đều được khắc họa rõ nét…
Qua đó đã góp phần làm cho không khí ngày hội thêm tươi vui, đồng thời quảng bá, giới
thiệu được đậm nét với bạn bè và du khách gần xa về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lạng
Sơn nói chung, huyện Lộc Bình nói riêng trong việc phát triển KT- XH, văn hóa, du lịch
thời kỳ hội nhập. Quan trọng hơn, thông qua các hoạt động giao lưu tại LH sẽ giúp cho
các địa phương trong tỉnh tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau cùng ra s
ức góp phần xây dựng
quê hương Xứ Lạng ngày càng giàu đẹp, làm cho kho tàng văn hóa dân gian của đồng
bào các dân tộc thêm phong phú và đa dạng.
Trong chương trình LH năm nay, bên cạnh các hoạt động vui hội như cắm trại thanh ni
ên
và các trò chơi bổ ích, ý nghĩa thì người dự hội còn thấy có một gian trưng bày triển lãm
giới thiệu về các thành tựu phát triển KT – XH của huyện Lộc Bình và những sản phẩm
16
nông nghiệp tiêu biểu của bà con nông dân sản xuất… Trong đó có thêm góc trưng bày
những tờ báo Xuân Tân Mão của nhiều địa phương trong cả nước rất ý nghĩa. Gian trưng
bày triển lãm là một nét mới, đã thu hút được sự chú ý của nhiều người đến hội.
Mặc dù thời tiết ngày hội có nhiều bất lợi do trời rét, mưa phùn… song ngư
ời
đến hội vẫn đông, nhộn nhịp. Ngay sau phần khai mạc, người dự hội đ
ã hòa vào
không khí tấp nập của chợ Xuân thị trấn Lộc Bình. Có th
ể thấy, với các hoạt
động được tổ chức vui tươi đã thực sự khắc họa sâu đ
ậm trong trí nhớ của
nhiều người về một LH trong ngày cuối của tháng Giêng trên quê hương X
ứ
Lạng.
Chọi Gà – Trò chơi dân gian trong ngày hội
Chọi gà không chỉ là một trò chơi dân gian trong ngày hội, mà còn là m
ột thú vui
chơi thông thường của nhiều người ở đô thị cũng như nông thôn. Để có đư
ợc
con gà chọi hay, đòi hỏi người chơi phải đầu tư công phu và kinh nghi
ệm, từ việc
chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập…
Gà đá quan trọng nhất là tông mái, người chủ có gà mái nòi không bao gi
ờ bán
mà họ chỉ tặng, biếu cho người thân để giữ giống. Những con gà chịu đòn gi
ỏi,
17
sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, g
à
cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay
.
Thường một đàn gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một, hai con gà tài. Ch
ọn
gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận tr
ên mình gà,
gọi là ngũ thư
ờng. Mỏ to thẳng, miệng rộng; đầu mồng dâu; mắt chữ điền; cổ to,
dài, thẳng; lưng rộng, cánh dài. Đùi to, phần đùi dài hơn ph
ần cán. Chân thanh,
ngón thắt, vảy mỏng - khô. Tuy nhiên, ông cha xưa thường nói "dị kỳ tư
ớng tất
hữu kỳ tài", cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng lại có tài. Về chọn m
àu lông,
nếu chọn được gà tía ngũ sắc (năm màu lông) là gà tốt. Ngo
ài ra, con gà nào
gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là “thần kê”. Người s
ành
chơi còn chọn gà khi ngủ, gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dư
ới
đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu "ngủ đầu xà", gà này thuộc lo
ại hiếm quý.
Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Gà đi dưới thì lu
ồn lách đâm
lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá kh
ấu, mé, cần ba,
quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm. Gà chạy kiệu cũng là loại g
à tài,
khi xáp trận, gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối ph
ương
chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào m
ặt
khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ. Song quý nhất trong giao đấu l
à
loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương c
ũng ứng tác để trừ
và sinh thế khác đánh trả
Chăm sóc gà đá rất khó, đòi hỏi sự kiên trì. Khi cho ăn cần treo lên cao để g
à
phải nhón chân, gà sẽ đá hay hơn. Thức ăn cho gà là lúa đã được đãi s
ạch, đôi
khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. Ngoài ra, cho ăn thêm giá ho
ặc
cà để gà mát đá đòn mạnh.
Chọi gà vừa mang tính giải trí, vừa là hình thức nuôi dưỡng tinh thần thư
ợng
võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng trong các hội làng
18
Lễ hội Đền Đức Hoàng, Nghệ An
Sáng 5/3 (tức ngày 01/2 Tân Mão), tại xã Phúc Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) diễn
ra Lễ hội Đền Đức Hoàng.
Đây là dịp để bà con nhân dân địa phương và du khách gần xa tưởng nhớ công đức của
Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn - người có công đánh đuổi giặc Nguyên -
Mông, đem
lại thái bình cho đất nước.
Văn bia và phả tộc họ Hoàng (ở Vạn Tràng) ghi chép: Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá
Thốn sinh năm Giáp Dần (1254) vào đời vua Trần Thái Tông, ở làng V
ạn Phần, phủ Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.
Đời vua Trần Nhân Tông, năm Mậu Tý (1288), tướng nhà Nguyên - Mông là Thoát
Hoan và Ô Mã Nhi đem quân sang xâm lược nước ta. Tướng quân Hoàng Tá Thốn được
cấp ấn phù, thống lĩnh hàng vạn quân cùng tàu thuyền phục kích ở sông Bạch Đằng để
đại phá quân giặc Dưới tài tổng chỉ huy của Trần Hưng Đạo, trận đánh diễn ra ác liệt,
quân ta đại thắng, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Vua Trần Nhân Tông phong cho Hoàng Tá
Thốn là “Sát Hải Chàng Lại Đại Tướng Quân”. Là vị tướng có dũng khí, trí thông minh
và nhiều mưu lược, có công với dân với nước nên sau khi ông mất, triều đình cho lập đền
thờ ở nhiều nơi, trong đó có đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành huyện Yên Thành. Năm
19
2000, Đền Đức Hoàng được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc
gia.
Vào ngày 30/1 và mồng 1/2 âm lịch hàng năm, nhân dân huyện Yên Thành tổ chức lễ
hội để tưởng nhớ công lao của Hoàng Tá Thốn.
Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa - thể thao phong phú, đa dạng, đậm bản sắc dân
tộc như: bơi thuyền, kéo co, đẩy gậy, cờ người, chọi gà, vật dân tộc Cùng với các trò
chơi dân gian, du khách được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống
như: Tuồng Kẻ Gám, múa rối cạn, ca trù
Lễ hội dâng hoa Măng của người La Ha: Kho báu nghi thức và nghệ thuật độc đáo
Lễ hội này được hình thành t
ừ thực tiễn cuộc sống khó khăn,
và tổ chức vào mùa xuân hàng năm khi cây măng v
ầu đắng
đội đất mọc lên, khi cây "mạ rế" trong rừng nở hoa vàng đỏ.
Dân tộc La Ha, dân số không đông, chủ yếu định cư ở S
ơn
La-Lai Châu, ở Sơn La chỉ có mấy ngàn người nhưng
ở rải
rác ba huyện phía Bắc, ven sông Đà là Mư
ờng La, Quỳnh
Nhai và Thuận Châu, cuộc sống khó khăn vì ch
ỉ trồng cấy
trên nương. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 8 vừa qua, ngư
ời phụ
nữ La Ha-cử nhân Lò Thị Nụ đã được cử tri bầu làm đ
ại biểu
20
Quốc hội của mình khi bà là Phó giám đốc Ngân hàng phục vụ người ngh
èo, nay
là Ngân hàng chính sách xã hội Sơn La.
Bà con La Ha Tây Bắc vẫn giữ những nét văn hóa đặc trưng, hàng năm v
ẫn có
những lễ hội tiêu biểu, trong đó có lễ hội "Dâng hoa măng" (Pang-A-N
ụu ban)
giản đơn, ít tốn kém mà bao hàm nhiều ý nghĩa.
Lễ hội này được hình thành từ thực tiễn cuộc sống khó khăn, và tổ chức v
ào
mùa xuân hàng năm khi cây măng vầu đắng đội đất mọc lên, khi cây "m
ạ rế"
trong rừng nở hoa vàng đỏ. Cả 2 loại này đều là loại "dược liệu" quý mà các th
ầy
lang bản địa ngày xưa dùng đ
ể "cứu nhân độ thế" cho dân bản, khi các hoạt
động y tế hiện đại chưa có, cuộc sống dựa vào nhiều kinh nghiệm để tìm thu
ốc
chữa bệnh, hình thành đội ngũ thầy lang chữa bệnh từ bình thư
ờng đến các
bệnh nặng.
Lễ hội Dâng hoa măng trước tiên là để tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang có công v
ì
sức khỏe cộng đồng, thứ đến là "t
ổng kết" khả năng cứu chữa bệnh tật của thầy
lang, rồi là truyền lại cách thờ cúng tổ tiên cho con cháu. Lễ hội còn là d
ịp đầu
xuân năm mới, việc trên nương chưa nhiều, việc dư
ới ruộng không có, để con
cháu, bà con bản dưới mường trên gặp nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ, c
ùng
nhau gìn giữ vốn văn hóa dân tộc, và ti
ếp nhận nền văn hóa các dân tộc anh em
khác trên địa bàn.
Lễ hội Dâng hoa măng được tổ chức vào trước ngày rằm h
àng tháng trong ba
tháng mùa xuân với sự tham gia tự nguyện của các con bệnh đư
ợc thầy lang
chữa khỏi bệnh, ngày khai lễ hội do thầy lang quyết định đư
ợc thông báo cho
làng bản gần xa, chính quyền sở tại được biết.
Thầy lang là người chủ trì chuẩn bị ngày h
ội về thủ tục, các loại con vật sống cần