ASEAN - TĐT 1
ASEAN
HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Trương Đình Tuyển
ASEAN - TĐT 2
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Một quyết định chính trị.
Năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước
ASEAN, nhằm phá thế bao vây cấm vận của nhiều
nước sau sự kiện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia
loại trừ chế độ diệt chủng Polpot. Đây là một quyết
định chính trị và trước hết là vì lợi ích chính trị. Chính
lợi ích chính trị này chi phối các lợi ích khác.
Việc Việt Nam tham gia Hiệp định mậu dịch tự do
ASEAN với các hợp phần: Hiệp định về thương mại
hàng hoá (CPT/AFTA), Hiệp định dịch vụ và hiệp định
đầu tư và cùng với các thành viên khác ký hiệp định
mậu dịch tự do với các đối tác khác (ASEAN+ ) là hệ
quả tất yếu của việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á.
ASEAN - TĐT 3
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Một quyết định chính trị
Tác động của các hiệp định này đến Viết nam là khá phức
tạp. Do tính bổ sung giữa các nền kinh tế tuy có nhưng
không lớn lại khác nhau ở từng đối tác, trong khi đó tính
cạnh tranh lại rất cao nên cùng với cơ hội có được thì
thách thức cũng rất lớn.
Việc tận dụng cơ hội vượt qua thách thức và ở yêu cầu
cao hơn là biến thách thức thành cơ hội đỏi hỏi mỗi quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia có trình độ phát triển thấp
hơn ( nhóm nước CLMV ) trong đó có Việt Nam phải đẩy
mạnh cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tạo ra
năng lực nội sinh mới để tận dụng được cơ hội, vượt qua
thách thức để hội nhập thành công.
ASEAN - TĐT 4
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Các hiệp định kinh tế trong ASEAN
Trong nội bộ ASEAN đã có hiệp định về tự do hoá thương
mại hàng hoá.
Theo đó, vào năm 2003 hầu hết thuế nhập khẩu của các
nước ASEAN- 6 (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand,
Philippines, Brunei) đều đưa xuống 0-5% vào năm 2003 và
xuống 0% vào năm 2010,
Các nước còn lại với lộ trình chậm hơn. Việt nam phải đưa
hầu hết các giòng thuế xuống 0-5% vào năm 2006 và xuống
0% vào 2015.
ASEAN - TĐT 5
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Các hiệp định kinh tế trong ASEAN
ASEAN cũng ký hiệp định khung về dịch vụ nhưng do dịch
vụ là lĩnh vực chưa phát triển trong ASEAN, nên các cam
kết về tự do hoá trong ASEAN còn bị hạn chế, việc tự do
hoá dịch vụ được thực hiện theo lộ trình theo từng gói
cam kết.
Tháng 3 – 2009 ASEAN đã ký nghị định thư về gói cam
kết 7 thuộc hiệp định về dịch vụ.
ASEAN cũng có hiệp định về tự do hoá đầu tư (ACIA).
Như vậy, trên cả 3 nội dung hợp tác kinh tế quan trọng
(thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư
ASEAN đã hình thành khung khổ hợp tác hoàn chỉnh-
ASEAN - TĐT 6
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Các hiệp định kinh tế trong ASEAN
Tháng 11/2004 Ký chương trình hành động Viên Chăn để
thực hiện tầm nhìn ASEAN và tuyên bố Ba li II, thông qua
kế hoạch hành động xây dựng cộng đồng ASEAN dựa
trên 3 trụ cột
Tháng 11/2007 thông qua Hiến chương ASEAN.
ASEAN - TĐT 7
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
ASEAN với các đối tác
Tháng 11 2002 ASEAN ký với Trung Quốc hiệp định
khung về hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Quốc.
Tháng 12 năm 2005 ký hiệp định về thương mại hàng hoá
ASEAN- TQ, tháng 1/2007 ký hiệp định về thương mại
dịch vụ ASEAN- TQ., tháng 8/2009 ký hiệp định đầu tư
ASEAN- Trung Quốc.
Tháng 10/2003 Ký hiệp định khung về quan hệ đối tác
kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ, tháng 8 năm 2008 tuyên
bố hoàn tất đàm phán hiệp định thương mại hàng hoá
ASEAN- Ấn Độ.
Tháng 12/2005 ký hiệp định khung về quan hệ đối tác kinh
tế toàn diện ASEAN - Hàn Quốc và tháng 5/2006 ký hiệp
định thương mại hàng hoá ASEAN - Hàn Quốc, tháng 6
năm 2009 ký hiệp định đầu tư ASEAN - Hàn Quốc.
ASEAN - TĐT 8
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
ASEAN với các đối tác
Tháng 11/2004 Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo
ASEAN và Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN - Nhật Bản, tháng 11/2007/ tuyên bố chung về
hoàn tất đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN
- Nhật Bản.
Tháng 11/2004 Hôi nghị cấp cao ASEAN - Úc Newzealand
tuyên bố đàm phán hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự
do ASEAN - Úc Newzealand, tháng 8/2008 tuyên bố hoàn tất
đàm phán hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Úc Newzealand và tháng 3/ 2009 ký hiệp định thành
lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Úc Newzealand.
Tháng 11/2007 Tuyên bố khởi động đàm phán hiệp định mậu
dịch tự do ASEAN- EU
Tháng 8/2006ký thoả thuận khung về về đầu tư và thương
mại ASEAN - Hoa Kỳ ( TIA)
ASEAN - TĐT 9
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Phân tích cơ hội và thách thức khi thực hiện các hiệp định
1. Thúc đẩy xây dựng thể chế kinh tế theo nguyên tắc thị trường,
giảm thiểu hàng rào bảo hộ, tạo bước chuẩn bị quan trọng
cho việc đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
Do trình độ phát triển của ASEAN còn thấp và lại rất khác
nhau ở mỗi thành viên nên trong hội nhập ASEAN có hai lĩnh
vực sức ép trong ASEAN không quá lớn, đó là thể chế kinh tế
và mở cửa thị trường dịch vụ.
Mặc dầu vây, thể chế kinh tế, đặc biệt là chính sách quản lý
thương mại cũng đã phải cải cách khá mạnh. Đó là, loại bỏ
cơ bản các biện pháp hạn chế thương mại (bãi bỏ các hàng
rào phi thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng, trừ một số ít
các mặt hàng nông sản nhạy cảm) điều mà trước khi thực
hiện CPT/ATA Việt Nam còn duy trì nhiều biện pháp hạn chế.
Đây là sự chuẩn bị rất quan trọng cho tiến trình đàm phán gia
nhập WTO và cho bước thực hiện cam kết trong WTO.
ASEAN - TĐT 10
THÀNH TỰU KINH TẾ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Phân tích cơ hội và thách thức khi thực hiện các hiệp định
Cắt giảm mạnh thuế quan theo lộ trình. Theo đó đại bộ
phận số giòng thuế được đưa về 0-5% vào năm 2006 và
xuống 0% vào năm 2015.
Tạo chuẩn đo năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam
không chỉ với ASEAN mà cả với hàng hoá là đối tác của
ASEAN và rộng hơn là các nước thành viên của WTO.
Yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng do tính cạnh tranh về
hàng hoá trong ASEAN rất cao, mức giảm thuế lại lớn hơn
rất nhiều trong WTO nên tạo được bước chuẩn bị tốt khi
phải cắt giảm thuế trong WTO (đương nhiên có một số mặt
hàng sức cạnh tranh trong và các đối tác của ASEAN
không mạnh (như ngô, đậu tượng, một số thực phẩm tươi
sống và chế biến...)