Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tác động của hiệp định TRIPS đến chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.68 KB, 28 trang )

1) Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, sở hữu trí tuệ là vấn đề ngày
càng được đề cập đến nhiều và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Sở hữu trí tuệ đóng
một vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong nỗ lực phát triển kinh tế của một quốc gia.
Thực tế của thương mại quốc tế đòi hỏi phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với
sở hữu trí tuệ trên góc độ thương mại. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs Trade-related aspects of Intellectual Property
Rights) ra đời thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động
thương mại, đầu tư và các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở
hữu trí tuệ không được bảo hộ và thực thi một cách thỏa đáng, hiệu quả. Từ khi ra đời và
chính thức có hiệu lực, Hiệp định TRIPs đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực
sở hữu trí tuệ, khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực và quy định của Công ước Paris và
Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt của sở hữu trí tuệ, tiến tới loại bỏ các quy định về
hành chính, thủ tục, và kỹ thuật bất lợi cho hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương
mại không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình phát triển nhằm
khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong
nước mà còn là một yêu cầu bắt buộc của quá trình hội nhập. Thực hiện quyền và nghĩa vụ
về sở hữu trí tuệ trong thương mại là một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi
gia nhập WTO. Các chính sách về lĩnh vực này cần được sửa đổi theo hướng phù hợp và
nâng cao tính khả thi trong thực hiện; cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt
động sáng tạo và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu sáng tạo cần được nâng cao. Nhờ được
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình, các nhà sáng tạo mới đầu tư phát
minh ra nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích, nhiều kiểu dáng mới thúc đẩy nhanh quá trình
tăng trưởng, nâng cao đời sống xã hội.
2) Tổng thuật tài liệu
Để có cơ sở nghiên cứu, đề tài đã thu thập thong tin sơ cấp và thứ cấp một số tài liệu
trong nước và nước ngoài liên quan đến lý thuyết “Hiệp định TRIPS” và các trường hợp cụ
thể đã diễn ra tại các nước đang phát triển. Cụ thể:
Bài nghiên cứu “Tác động của hiệp định TRIPS đối với khả năng tiếp cận dược phẩm
ở các nước đang phát triển: mô hình lý thuyết trò chơi” của Magdalena Zadworna, Michail


Musatov, Romans Obrezkovs. Mục đích của bài nghiên cứu là mô tả và phân tích tác động
của các điều luật thương mại quốc tế (cụ thể là hiệp định TRIPS) đối với khả năng tiếp cận
các loại thuốc thiết yếu ở các nước đnag phát triển và đưa ra một vài giải pháp để giải quyết
vấn đề quan tâm. Bài nghiên cứu gồm các thực trạng chi tiết và giải pháp của Brazil và Ấn
Độ và tầm quan trọng của các nước này đối với các nước kém phát triển nhất đối với việc
nhập khẩu các loại dược phầm Gen từ Brazil và Ấn Độ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
định tính, thông qua các cuộc phỏng vấn người dân ở Botswana, Gana, Ethiopia, Nam Phi về
quan điểm của họ đối với tình hình Dược phẩm ở nước họ. Bên cạnh đó Lý thuyết còn gồm
có các tài liệu được chuyên sâu trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và các hiệp ước WTO.
Luận văn Thạc sĩ “Giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS – một công cụ tiếp cận
chuyển giao công nghệ của các nước đang phát triển” của Sylvia Fodor. Mục đích của bài
luận văn nghiên cứu giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao
công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Thông qua giấy phép, hiệp
định TRIPS đã tạo điều kiện cho các nước đang pháp triển tiếp cận chuyển giao công nghệ
như thế nào, điều này đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển kinh tế trong nước. Nghiên
cứu dựa vào các điều 7,8,27,30,31 của hiệp định TRIPS. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên
cứu tổng hợp thông tin chính thống từ các bài báo khoa học, tài liệu chính thức từ WTO. Bên
cạnh đó dựa vào hai tác phẩm “ giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS đối với sự bùng nổ
AIDS ở các nước đang phát triển” và “Phân biệt giá: TRIPS và ngăn chặn Thương mại song
phương trong Dược phẩm” của Hans Henrik Lidgard
và Jeffery Atik - Những bài viết này đã có giá trị để hiểu mối quan hệ giữa cấp giấy phép bắt
buộc theo Hiệp định TRIPS và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển
Luận văn thạc sĩ “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của Ngô Văn Giang. Mục
đích của bài luận văn là Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh
hội nhập quốc tế. Cụ thể: hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền SHTT trong nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam,
đề xuất những quan điểm và giải pháp về bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam trong thời gian
tới, có nhấn mạnh tới hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp nghiên cứu trên nền tảng chung

phương pháp biện chứng duy vật, tác giả chú trọng đến các phương pháp truyền thống như
phân tích, tổng hợp và so sánh. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn, tham khảo ý
kiến của một số chuyên gia tại các cuộc hội thảo khoa học, từ các bài giảng và trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
3) Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích chi tiết các điều khoản trong hiệp định TRIPS liên quan đến
chuyển giao công nghệ (điều 66.2). Sau đó đề tài đưa ra một vài trường hợp điển hình là các
dự án chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển.từ đó phát hiện ra vấn đề và đề
xuất một vài giải pháp
4) Câu hỏi giả thuyết
Các câu hỏi sẽ được làm rõ trong đề tài
• Các tác động của hiệp định TRIPS cụ thể là chuyển giao công nghệ ảnh hưởng đến
các nước đang phát triển như thế nào?
• Các quyết định có làm giảm chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển hay
không?
• Các giải pháp có thể làm hoạt động chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát
triển tăng lên trong tương lai?
5) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các các điều khoản trong hiệp định TRIPS liên
quan đến chuyển giao công nghệ đặc biệt là điều khoản 66.2 và trường hợp chuyển giao
công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển diễn ra trên thế giới.
6) Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, phân tích - tổng hợp, so
sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích tình huống và phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp phân tích – tổng hợp để có thể nhìn nhận tương đối chính xác về các
vấn đề liên quan đến hiện tượng chuyển giao công nghệ, ngoài một số thông tư, văn bản
quy định của nhà nước và quốc tế, người viết nghiên cứu thêm một số bài báo ở Việt Nam
và quốc tế.
Đối với phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Dựa trên cơ sở thu thập thu thập
thông tin sơ cấp và thứ cấp đã nêu ở phần tổng thuật tài liệu, nhóm nghiên cứu đã sử

dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp với sự tham gia của của các chuyên gia, lãnh
đạo, chuyên viên các cơ quan chuyên môn liên quan đến quản lý quyền sở hữu trí tuệ
như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
7) Cấu trúc dự kiến
Phần 1: Tổng quan hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ
Phần 2: Thực trạng chuyển giao công nghệ trên thế giới và các nước đang phát triển
Phần 3: Đề xuất một số giải pháp cải thiện và thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho
các nước đang phát triển
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TRIPS LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ.
1.1. Tổng quan về hiệp định Trips
1.1.1. Lịch sử hình thành hiệp định TRIPS
Từ năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm thường xuyên và có ảnh
hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT của các
quốc gia khác nhau đã được đánh giá lại và đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất
có tính chất quốc tế. Sự đóng góp ngày càng tăng của tài sản trí tuệ vào tăng trưởn kinh tế và
tạo ra tri thức một cách nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện của những công nghệ mới, đã
dẫn đến sự thay đổi chính sách về quyền SHTT và sự lựa chọn cách thức quản lý mới đối
với tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ đã và
đang diễn ra ngày một phổ biến và trầm trọng với vấn nạn hàng giả, hành nhái bùng nổ trên
toàn cầu. Việc bắt chước, sao chép để sản xuất và bán các sản phẩm có chứa thành quả sáng
tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đẩy những người đã bỏ công sức đầu
tư thực sự ra khỏi thị trường. Thực tế này đã khiến họ không có khả năng thu hồi vốn và lợi
nhuận cần thiết để tiếp tục hoạt động sáng tạo. Do vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử
dụng những biện pháp thương mại nhằm kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền SHTT ở các
quốc gia khác nhau là khác nhau, nên thường dẫn tới tình trạng các tranh chấp thương mại
không được giải quyết theo tiêu chí thống nhất.
Trong bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ quyền SHTT có tính bắt buộc
trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ và khuyến khích,

thúc đẩy hoạt động sáng tạo đang ngày càng trở nên bức thiết. Phần lớn các quốc gia đều
nhất trí rằng cần phải nghiên cứu, thảo luận nhằm hình thành một công ước mới điều tiết các
vấn đề về quyền SHTT. Hiệp định TRIPs của WTO (được ký kết năm 1994 và chính thức có
hiệu lực vào tháng 1/1995) đã ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ
quyền SHTT. Với hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào
hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng HIệp định sẽ “góp phần thúc đẩy việc
cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và
người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và dảm bảo sự cần
bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ” (Điều 7, Hiệp định TRIPs).
1.1.2.Nội Dung
Các quy định mới điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền
SHTT thông qua Hiệp định TRIPs đã trở thành một phương tiện giúp củng cố trật tự, cũng
như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống hơn trên phạm vi toàn cầu. Hiệp định nêu ra
các nguyên tắc và ấn định mức độ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm cho
quyền SHTT của các quốc gia thành viên khác. Trên cơ sở đó, Hiệp định tạo ra sự cân bằng
giữa lợi ích lâu dài và chi phí ngắn hạn đối với xã hội. Cũng như trong các hiệp định khác
của WTO, Hiệp định TRIPs dựa trên một số nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc đối xử quốc
gia, nguyên tắc tối huệ quốc và bảo hộ cân bằng. Các nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối
với các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ mà còn áp dụng cả đối với những vấn đề liên quan
đến khả năng đạt được, xác lập phạm vi, duy trì và thực thi quyền SHTT.
Hiệp định TRIPs đề cập chi tiết đến các quyền SHTT khác nhau và cách thức bảo hộ.
Các thành viên của WTO đều bắt buộc phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHTT quốc gia
nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiêu được nêu trong Hiệp định theo hai chuẩn
mực cơ bản về bảo hộ, đó là tính đầy đủ và tính hiệu quả của hệ thống pháp luật về quyền
SHTT hiện hành. Nền tảng của Hiệp định là những nghĩa vụ được nêu trong các hiệp định
quốc tế ký kết trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) như Công ước
Paris, Công ước Bern. Ngoài ra, Hiệp định TRIPs còn bổ sung một số lượn lớn các quy định
mới. Cụ thể, các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPs bao gồm: quyền
tác giả và quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu; chỉ dẫn địa lý; bản vẽ và
kiểu dáng công nghiệp; bằng sáng chế; sơ đồ bố trí mạch tích hợp và bảo vệ thông tin bí mật.

a. Tiêu chuẩn bảo hộ
- Quyền tác giả: Điều 9.1 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Công
ước Bern từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo. Quyền tác giả được bảo hộ cho đến 50
năm sau khi tác giả qua đời. Hiệp định TRIPs quy điịnh các chương trình máy tính và cơ sở
dữ liệu cũng được bảo vệ như các tác phẩm văn học đúng theo Công ước Bern.
- Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định mọi dấu hiệu hoặc sự kết hợp các
dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hòa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch
vụ của donah nghiệp khác đều có thể được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Trong hoạt động
thương mại, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền ngăn chặn bên thứ ba sử dụng các dấu
hiệu trùng hoặc tương tự đối với hàng hóa, dịch vụ giống hệ hay tương tự với hàng hóa, dịch
vụ đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình nếu việc này có nguy cơ gây nhầm lẫn.
Điều 16 của Hiệp định quy điịnh các thành viên WTO phải tuân thủ Điều 16 bis của Công
ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Các thành viên WTO có thể quy định
các điều kiện cấp phép và chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa, trong đó không được quy
định việc cấp phép bắt buộc và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có quyền chuyển
nhượng nhãn hiệu hàng hóa đó có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh
doanh mang nhãn hiệu hàng hóa đó. Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóa không dưới 7
năm và có thể được gia hạn với số lần không hạn chế.
- Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hòa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay địa
phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý quyết
định ( Điều 22). Các thành viên WTO phải quy định những biện pháp để các bên liên quan
ngăn chặn việc mô tả gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa hoặc tạo
thành “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” theo điều 10 bis Công ước Paris.
- Bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp: Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO
phải bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp được sáng tạo một cách độc lập, có tính mới hoặc
tính sáng tạo ít nhất trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ có quyền ngăn
cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với
hình vẽ đã được bảo hộ. Hiệp định TRIPs cho phép các thành viên tùy ý quyết định bảo hộ
kiểu dáng hàng dệt bằng kiểu dáng công nghiệp hoặc bằng quyền tác giả.
- Bằng sáng chế: Hiệp định quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua bằng sáng

chế trong vòng ít nhất 20 năm. Trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ, cả sản phẩm lẫn
phương thức sản xuất đều được bảo hộ. Chính phủ các nước có thể từ chối cấp bằng sáng
chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cầm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo đức.
Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằng sáng chếm tuy nhiên, cũng
quy định một số ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sở hữu bằng sáng chế lạm dụng
quyền của mình (như không cung ứng sản phẩm cho thị trường). Trong trường hợp này,
theo một số điều kiện nhất định trong Hiệp định, Chính phủ các nước có thể cấp “giấy phép
bắt buộc” cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất sản phẩm này hoặc được phép sử dụng
quy trình sản xuất đã được bảo hộ. Một số quy định mềm dẻo như vậy đặc biệt có ý nghĩa
trong việc tiếp cận những sản phẩm thiết yếu, nhất là đối với các nước đang phát triển và
kém phát triển.
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ sơ đồ bố trí mạch tích
hợp trên cơ sở Hiệp định Washington về quyền SHTT trong lĩnh vực mạch tích hợp. Theo
điều 36, các hành vi nhập khẩu, bán hoặc phân phối nhằm mục đích thương mại một thiết kế
bố trí mạch tích hợp được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu được coi là bất hợp
pháp. Điều 37 quy định các thành viên sẽ không coi những hành vi liên quan đến việc vi
phạm quyền sở hữu một thiết kế bố trí mạch tích hợp do vô ý là bất hợp pháp nhưng sẽ bồi
thường cho chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp sau khi có thông báo vi phạm.
- Bảo hộ thông tin bí mật: Hiệp định TRIPs không yêu cầu các thành viên phải bảo hộ thông
tin bí mật như một dạng sở hữu mà chỉ dành cho người có quyền kiểm soát thông tin đó khả
năng ngăn chặn việc người khác làm tiết lộ, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thông tin này
trái với hành vi thương mại trung thực. Điều 39 quy định các thành viên không được phép
tiết lộ những dữ liệu mật được nộp cho các cơ quan chính phủ để xin phép lưu hành dược
phẩm hoặc nông hóa phẩm (trừ trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ công chúng hoặc khi tiến
hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo dữ liệu đó không bị tiết lộ) nhằm mục tiêu thương
mại không lành mạnh.
- Kiểm soát hành vi chống cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT (Hợp đồng li
xăng): Chủ sở hữu quyền SHTT có thể cho phép người khác sản xuất hay sao chép nhãn
hiệu hàng hóa hoặc thương hiệu, tác phẩm, sáng chế, bản vẽ hoặc các mẫu mã được bảo hộ.
Hiệp định TRIPs thừa nhận trong số các điều kiện của hợp đồng chuyển giao, người chủ sở

hữu có thể hạn chế cạnh tranh hoặc cản trở việc chuyển giao công nghệ. Hiệp định quy định
chính phủ các nước, trong một số điều kiện nhất định, có quyền áp dụng các biện pháp nhằm
ngăn ngừa hành vi phản cạnh tranh và lạm dụng quyền SHTT trong lĩnh vực nhượng bản
quyền, và phải sẵn sáng tham khảo lẫn nhau nhằm chống lại các hành vi này.
b. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Thực thi hiệu quả quyền SHTT là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, ngoài việc quy
định các nội dung về quyền SHTT cần được bảo hộ, Hiệp định TRIPs đã dành một phần
không nhỏ quy định việc ban hành luật pháp về bảo hộ quyền SHTT và xử lý các trường hợp
vi phạm của chính phủ các nước thành viên. Điều 41 quy định các thành viên WTO phải
đảm bảo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền
SHTT được đề cập trong Hiệp định, trong đó có những chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các
hành vi xâm phạm cũng như không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Mặt khác, những thủ
tục này phải được áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt động thương
mại hợp pháp. Theo Hiệp định, tòa án quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp
thời để bảo vệ các chứng cứ của hành vi vi phạm quyền SHTT; sau khi đã xác định rõ chứng
cứ vi phạm, tòa án phải ra phán quyết yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại cho người
nắm giữ quyền SHTT. Hiệp định cũng kêu gọi các quốc gia cần lưu ý, trong trường hợp trên
thị trường xuất hiện hành vi ăn cắp bản quyền với quy mô lớn, theo khung hình phạt, người
có hành vi vi phạm bản quyền sẽ bị khởi tố, có thể bị phạt tù, hoặc chịu các hình thức phạt
khác. Các thủ tục và biện pháp chế tài theo quy định của Hiệp định TRIPs gồm 2 nhóm cơ
bản: các biện pháp chế tài dân sự, hành chính và hình sự.
Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TRIPs là quy định quan trọng nhất trong lĩnh
vực này và sẽ được giải quyết theo quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
(DSB). Điều 63 yêu cầu các quốc gia, tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng
và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng ký, bảo hộ, thực thi,
ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT. Ngoài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận đã
ký với các thành viên WTO khác trong lĩnh vực quyền SHTT.
1.2. Tác động của Trips đến các nước đang phát triển
1.2.1. Điều khoàn liên quan đến chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển

Điều khoản 66.2
“Developed country Members shall provide incentives to enterprises and institutions
in their territories for the purpose of promoting and encouraging technology transfer to least-
developed country Members in order to enable them to create a sound and viable
technological base.”
”Những Thành viên là nước phát triển phải tạo động lực để khuyến khích các doanh
nghiệp và các tổ chức trong lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những thành viên
là nước kém phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng
phát triển”
Trích :Điều 66.2 Hiệp Định TRIPS
Điều này đặt ra một vấn đề đó là sự hiểu khác nhau về yêu cầu vì không có bất kỳ
định nghĩa chung về các điều khoản quan trọng, bao gồm "chuyển giao công nghệ" và loại
"ưu đãi được cung cấp cho các tổ chức và doanh nghiệp" dẫn đến chuyển giao công nghệ cụ
thể để nước kém phát triển .
Trong nội dung thảo luận về điều khoản 66.2 của hiệp định TRIPS, nhóm các nước
đnag phát triển đã định nghĩa “chuyển giao công nghệ” dựa trên quan điểm nền tảng của
UNCTAD và chương trình 21. Định nghĩa “chuyển giao công nghệ” được hiểu như sau:
• Vốn vật chất và hàng hóa: bao gồm: thiết bị chuyên dụng; hàng hóa bao gồm hay kết hợp
với các công nghệ có liên quan hoặc ý tưởng
• Vốn và hàng hóa, kỹ năng và bí quyết bao gồm: đào tạo kỹ năng kỹ thuật và hướng dẫn sử
dụng; Đào tạo khoa học và học tập; Kiến thức về vận hành công nghệhoặc thiết bị; Đào tạo
và kỹ thuật tư vấn và hỗ trợ cần thiết để lắp ráp, bảo trì và vận hành một hệ thống khả thi
hoặc công nghệ.
• Thông tin và dữ liệu: Hướng dẫn sử dụng; thiết kế; kế hoạch chi tiết; Hướng dẫn vận hành;
Ấn phẩm và báo cáo khoa học và kỹ thuật
Chuyển giao công nghệ trong 4 lĩnh vực
• Các thiết bị hoặc có yếu tố vật lý
• Các kỹ năng và con người ở các khía cạnh quản lý công nghệ và học tập;
• Thiết kế và kế hoạch chi tiết cấu thành trong kiến thức tài liệu thể hiện trên các thông tin và
công nghệ

• Liên kết tổ chức sản xuất mà trong đó công nghệ được vận hành
Có một số khía cạnh đáng chú ý của điều này. Đầu tiên, nó chỉ yêu cầu các nước phát
triển để cung cấp ưu đãi, và chỉ trong nước kém phát triển. Không có nghĩa vụ hoặc quyền
được tạo ra cho các nước đang phát triển và trong giai đoạn chuyển đổi. Thứ hai, đó là một
nghĩa vụ tích cực như được chỉ ra bằng cách sử dụng từ "trách nhiệm" và thực tế này đã
được làm rõ trong Tuyên bố Doha. Do đó, các quốc gia phát triển phải tìm cách xác định và
cung cấp các ưu đãi như vậy. Thứ ba, trong khi các biện pháp khuyến khích liên quan phải
thúc đẩy và khuyến khích chuyển giao công nghệ điều này không nói rằng họ thực sự phải
đạt được sự gia tăng trong chuyển giao công nghệ. Thật vậy, chính phủ không thể ép buộc
công ty tư nhân để mất những lợi ích. Các công ty chỉ có thể tham gia vào chuyển giao công
nghệ mà họ có thể thu lợi từ nó.
Bên cạnh đó liệu Điều 66.2 có thể được tuân thủ trên cơ sở chương trình ( như duy trì
bởi một số cơ quan viện trợ phát triển) chủ yếu nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật có liên quan
đến việc chuyển công nghệ hiện đại, đã có sẵn và dễ dàng sử dụng. Các mục tiêu của hiệp
định TRIPS là việc bảo vệ sở hữu trí tuệ. Do đó, việc giải thích hợp lý duy nhất cho “nghĩa
vụ” quy định tại Điều 66.2 là nước phát triển áp dụng ưu đãi khuyến khích chuyển giao công
nghệ mà là đối tượng của sở hữu trí tuệ, và không chỉ đơn thuần là công nghệ. Tuy nhiên,
nước kém phát triển có thể được hưởng lợi từ việc chuyển nhượng công nghệ không độc
quyền, chẳng hạn như kiến thức được cung cấp bởi chuyên gia tư vấn, các nhà sản xuất máy
móc và nhà cung cấp khác. Trong thực tế, trong một giai đoạn công nghiệp hóa cấp giấy
phép đầu của công nghệ có thể đóng một vai trò thứ yếu như một nguồn công nghệ, so với
các nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Để đảm bảo rằng các nước phát triển đáp ứng các nghĩa vụ của họ theo Điều 66.2 một
cách đầy đủ, và rằng nước kém phát triển nhận được những lợi ích thích hợp để đáp ứng yêu
cầu tối thiểu của quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của TRIPS, một số tiêu chuẩn tối thiểu và
phương pháp đánh giá phải được ban hành. Các nước phát triển nên được tổ chức theo tiêu
chuẩn như nhau cụ thể để đáp ứng các nghĩa vụ chuyển giao công nghệ của họ theo thỏa
thuận.
Cơ quan về chuyển giao công nghệ đã xác định việc tăng vốn con người và cơ sở
công nghệ tại nước đang phát triển là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để đảm

bảo rằng các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của TRIPS dẫn đến việc tăng
dòng chảy của chuyển giao công nghệ vào nước kém phát triển . Các báo cáo của các nước
phát triển cho Hội đồng TRIPS phản ánh rằng một số loại đầu tư thực sự xảy ra. Đánh giá
chi tiết của báo cáo cho thấy việc thực hiện Điều 66.2 đã được cải thiện trong thập kỷ qua.
1.2.2 Tác động hiệp định TRIPS đến các nước đang phát triển
Những thách thức của Hiệp định TRIPS đối với các nước đang phát triển
Sự ra đời của Hiêp định TRIPS đã gây ra nhiều cuộc tranh luận về tác động của việc
bảo hộ quyền SHTT đối với các mục tiêu phát triển. Theo quan điểm của các nước công
nghiệp phát triển, việc bảo hộ quyền SHTT là một phần thưởng cho hoạt động sáng tạo và
đổi mới sản phẩm trí tuệ. Do vậy, hệ thống bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPS được
đánh giá tương đối tích cực ở các nước phát triển.
Về phía các nước đang phát triển, chấp nhận Hiệp định TRIPS là một sự nhượng bộ
để đổi lấy việc đưa dệt may và nông nghiệp vào vòng đàm phán Urugoay, bởi theo họ, Hiệp
định TRIPS chủ yếu bảo vệ quyền lợi của các nước phương Tây. Ở một chừng mực nhất
định, lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở do việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định
TRIPS trước mắt sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của các nước nghèo. Hiệp định đã không xem xét một cách thích đáng sự khác biệt giữa hai
khối quốc gia phát triển và đang phát triển trong quá trình phát triển khoa học – công nghệ
cũng như không có các biện pháp cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách này. Không những thế,
Hiệp định lại chỉ chú trọng đến quyền SHTT, không đề cập đến trách nhiệm xã hội của
quyền sở hữu này, và như vậy vô hình chung sẽ làm tăng thêm khoảng cách giữa hai khối
quốc gia này. Mặc dù WTO đã lưu ý đến mức độ phát triển thấp hơn của các nước đang phát
triển, từ đó đề ra các biện pháp đối xử đặc biệt và khác biệt ( S&DT) nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các quốc gia nghèo thực hiện các điều khoản đã cam kết, song các nước đang
phát triển đã không thể khai thác triệt để lợi thế này do tính chất không bắt buộc của các biện
pháp ưu tiên đó.
Một số khó khăn mà Hiệp định TRIPS có thể gây ra cho các nước đang phát triển thể
hiện ở những khía cạnh sau:
- Cơ chế bảo hộ quyền SHTT khắt khe tạo ra sự bất bình đẳng lớn giữa các nền kinh
tế tiên tiến với các nền kinh tế nhỏ, lạc hậu và giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh

nghiệp nhỏ. Các nước đang phát triển đều có chung mối lo ngại nhất định khi cân nhắc việc
bảo hộ quyền SHTT. Mối lo ngại đầu tiên là các nhà phát triển công nghệ và chủ sở hữu
công nghệ thường nằm ở các nước phát triển. Phần lớn các bằng sáng chế công nghệ được
cấp ở các nước đang phát triển đều nằm trong tay người nước ngoài. Tình hình nói trên cho
thấy các chủ thể của nước đang phát triển không có nhiều cơ hội sử dụng cơ chế bảo hộ
quyền SHTT của các nước khác, trong khi hệ thống bảo hộ quyền SHTT của các nước này
lại được các chủ thể nước ngoài khai thác với cơ hội lớn hơn rất nhiều.
Khả năng tài chính hạn hẹp và quy mô phần lớn là nhỏ của doanh nghiệp tại các nước
đang phát triển cũng là một hạn chế lớn để doanh nghiệp các nước đang phát triển khai thác
được cơ chế bảo hộ quyền SHTT ở các nước khác. Khi xảy ra tranh chấp về xâm phạm
quyền SHTT của các nước đang phát triển ở nước ngoài, thủ tục tư pháp phức tạp, chi phí
thuê luật sư cao… đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không đủ sức theo đuổi các vụ kiện tụng
để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Một vấn đề gây khó khăn nữa cho các nước đang
phát triển là việc các nước công nghiệp tiên tiến ngày càng lạm dụng quyền SHTT để trừng
phạt thương mại hay trả đũa trong hoạt động thương mại. Biểu hiện mới này đang là yếu tố
gây nhiều bất lợi cho các nước kém và đang phát triển, bởi các nước đó chưa thể hoàn thiện
hệ thống bảo hộ quyền SHTT ngang bằng với trình độ chung của thế giới.
- Ở một mức độ nhất định, Hiệp định TRIPS đã có tác động xấu đến mục tiêu phát
triển của các nước nghèo. Hiệp định chủ yếu thiên về những người nắm giữ bản quyền
(phần lớn đến từ các nước phát triển), trong khi lại làm tổn hại đến người tiêu dùng ở các
quốc gia đang phát triền.
Hơn nữa, bảo hộ nghiêm ngặt quyền SHTT về công nghệ sẽ ngăn cản và hạn chế quá
trình truyền bá và phổ biến công nghệ - một quá trình rất cần thiết trong chính sách phát
triển, nhất là đối với các nước đang phát triển có trình độ công nghệ thấp. Do vậy, tình trạng
bảo hộ cứng rắn theo Hiệp định TRIPS đối với các quyền SHTT có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng: tạo thế độc quyền cho người nắm giữ quyền SHTT, gây nguy cơ nâng giá bán
sản phẩm và khống chế giá bất hợp lý, từ đó tạo ra sự khan hiếm hàng hóa, làm nảy sinh tình
trạng khó tiếp cận với hàng hóa, sản phẩm. Tình trạng này ngày càng trở nên rõ rệt đối với
các nước có trình độ phát triển công nghệ và mức sống thấp như Việt Nam. Mặt khác, thời
gian bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPS quá lâu sẽ tăng cường quyền lực cho giới

chủ của các nước giàu trong khi hạn chế doanh nhân nước nghèo tiếp nhận những tri thức
thậm chí đã trở thành công cộng.
- Chi phí lớn cho việc thực hiện Hiệp định TRIPS: Việc bảo hộ quyền SHTT của Hiệp
định TRIPS theo những điều kiện ngặt nghèo của các nước phát triển đòi hỏi các nước đang
phát triển phải dành ra những nguồn lực không nhỏ trong tổng nguồn lực vốn đã hạn chế của
mình. Theo ước tính của WB, chi phí để thực hiện một hiệp định của WTO có thể lên tới 100
triệu USD. Đây là thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước
nghèo. Ở cấp độ vi mô, cơ chế bảo hộ quyền SHTT với tiêu chuẩn cao theo Hiệp định
TRIPS sẽ đặt các doanh nghiệp và các nhà đầu tư của các nước đang phát triển vào một môi
trường pháp lý phức tạp hơn, buộc họ phải chi nhiều hơn cho việc sử dụng cơ chế này. Để sử
dụng có hiệu quả cơ chế bảo hộ quyền SHTT, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian
học hỏi. Tất cả những điều này đã tạo thêm gánh nặng,hình thành một loại rào cản đối với nỗ
lực xâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp mới. Như vậy, tại các nước đang phát triển, việc tăng cường bảo hộ quyền
SHTT có nguy cơ làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển chung của họ. Nhìn toàn cục
quá trình hình thành và nội dung đã có hiệu lực của Hiệp định TRIPS, có thể thấy rằng các
nước công nghiệp phát triển sẽ có lợi hơn trong quá trình thực thi Hiệp định TRIPS và các
nước đang phát triển trước mắt sẽ chịu một phần thua thiêt.
Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ quyền SHTT không thể tách rời thương mại toàn cầu và quá
trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận thị
trường các nước phát triển. Bên cạnh đó, về trung và dài hạn, bảo hộ quyền SHTT chắc chắn
sẽ mang lại lợi ích cho cả những nước nghèo. Vì vậy, hầu hết các nước đang phát triển đã
dần chuyển snag thái độ chấp nhận việc bảo hộ quyền SHTT. Trên thực tế, một số nước đang
phát triển đã có thành công nhất định trong nỗ lực thực hiện các quy định của Hiệp định
TRIPS và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của Hiệp định, bước đầu gặt hái được
những lợi ích từ hệ thống bảo hộ SHTT.
Tác động của Hiệp định TRIPS đến vấn đề chuyển giao công nghệ ở các nước đang
phát triển
Một cách diễn đạt trực tiếp nhất về chuyển giao công nghệ xuất hiện ở Điều 66.2,
theo đó: “Những thành viên là nước phát triển phải tạo động lực để khuyến khích các doanh

nghiệp và các tổ chức trong lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những thành
viên là nước kém phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có
khả năng phát triển.” Theo đó, Hiệp định chỉ yêu cầu các nước phát triển tạo động
lực để khuyến khích vì lợi ích riêng của các nước kém phát triển, Không có nghĩa vụ cũng
như quyền nào được quy định cho các nước đang phát triển và đang chuyển đổi. Vì vậy, các
quốc gia phát triển phải tìm các biện pháp để xác định và tạo ra các động lực khuyến
khích như vậy. Đồng thời, trong khi các động lực khuyến khích liên quan phải thúc đẩy
và khuyến khích chuyển giao công nghệ thì cách diễn đạt trong Hiệp định lại không chỉ rõ
họ phải đạt được sự gia tăng thực tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Thực vậy, các
chính phủ không thể ép buộc các hãng tư nhân đảm nhiệm những sự khuyến khích này.
Thừa nhận rằng các nước đang phát triển và các nước kém phát triển sẽ đối mặt với những
khó khăn đáng kể khi thi hành TRIPS, Điều 67 buộc các nước phát triển hỗ trợ kỹ thuật để
thi hành đầy đủ Hiệp định :
“Để tạo điều kiện thi hành Hiệp định này, theo yêu cầu và với nội dung và điều kiện
cùng thỏa thuận, những thành viên là nước phát triển phải hợp tác về kỹ thuật và tài
chính để giúp những thành viên là nước đang phát triển và kém phát triển. Sự hợp tác đó
phải bao gồm cả sự trợ giúp trong việc soạn thảo để ban hành luật và quy định quốc gia
về bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc ngăn ngừa sự lạm dụng các
quyền đó, và phải bao gồm cả sự hỗ trợ việc thành lập và củng cố các cơ quan và tổ chức
trong nước liên quan đến các vấn đề đó, trong đó có cả việc đào tạo cán bộ.” Điều này
không đề cập đến chuyển giao hay phổ biến công nghệ. Tuy nhiên, có lẽ phạm vi của điều này
vượt ra khỏi phạm vi các biện pháp thực hiện Điều 66.2, ít nhất là đối vớicác nước kém phát
triển. Trong bối cảnh này, sự hỗ trợ kỹ thuật cần mở rộng đến cácchương trình nâng cao năng
lực của các nước kém phát triển để thu hút và tiếp thu chuyển giao công nghệ.
Có một sự tranh cãi về mối liên hệ của Điều 66.2 với Điều 67 đến Điều 71như một
nghĩa vụ rõ ràng. Cụ thể, các nước đang phát triển có thể sẽ biện luận là việc xây dựngmột
‘nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển’ (Điều 66) đòi hỏi phải cải
tổ thể chế (trong đó có việc thực hiện và thực thi quyền sở hữu trí tuệ), cơ sở hạ tầng, và một
chính sách khoa học công nghệ có hiệu quả, tất cả các việc đó đều rất tốn kém. Vì vậy, các
nước đang phát triển có thể cam kết nỗ lực hết sức mình để cải thiện môi trường chuyển giao

công nghệ nếu các nước phát triển sẵn sàng trợ giúp kỹ thuật nhiều hơn nữa và hỗ trợ lâu dài
cho công cuộc cải tổ này.
Các nước và tổ chức tài trợ có thể cân nhắc việc thành lập các quỹ uỷ thác đặc
biệt dành cho việc đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chuyển giao các công nghệ có ảnh hưởng một cách đặc biệt đối với việc cung cấp hàng hoá
cho công chúng và hàng hóa công cộng, và khuyến khích hoạt động nghiên cứu ở các
nước đang phát triển.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1 Xu hướng chuyển giao công nghệ vào các nước trên thế giới
Trước khi đi vào xu hướng chuyển giao công nghệ trên thế giới, chúng ta cùng tìm
hiểu xem hiện nay, thế giới định nghĩa như thế nào về chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao công nghệ theo nghĩa hẹp là mốt sự thỏa thuận giữa 2 bên , bên giao và bên
nhận phối hợp các hành vi pháp lý và thực tiễn mà mục đích và kết quả là bên nhận có được
những năng lực công nghệ xác định.
Chuyển giao công nghệ (theo luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam) là chuyển
giao quyền sở hữu hay sử dụng một phần hay toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển
giao sang bên nhận.
Đối tượng chuyển giao là:
- Các máy móc, thiết bị công nghệ
- Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hay không kèm theo máy móc, thiết bị mà pháp
luật cho phép chuyển giao
- Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng: phương án công nghệ, các giải
pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, bản vẽ,
công thức, thông số và sơ đồ kỹ thuật
- Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất đổi mới công nghệ
- Các hình thức dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ
Phân loại chuyển giao công nghệ:
- Theo chủ thể tham gia chuyển giao (chuyển giao trong nội bộ công ty, chuyển giao
trong nước và nước ngoài)

- Theo loại hình chuyển giao (chuyển giao công nghệ sản phẩm và chuyển giao công
nghệ quá trình)
- Theo hình thái công nghệ được chuyển giao (Chuyển giao theo chiều dọc từ cơ sở
nghiên cứu thực nghiệm vào sản xuất và chuyển giao theo chiều ngang qua mua bán
công nghệ trên thị trường)
Tuy nhiên, hiện nay, chưa có định nghĩa thống nhất về chuyển giao công nghệ. Ngay
trong hiệp định về sở hữu trí tuệ TRIPS cũng không đưa ra được rõ ràng và cụ thể thế nào là
chuyển giao công nghệ. Trong 22 quốc gia cung cấp báo cáo cho hội đồng TRIPS, chỉ có 5
quốc gia (23%) đưa ra được định nghĩa về chuyển giao công nghệ. Ví dụ, New Zealand đưa
ra định nghĩa trong bản báo cáo cho hội đồng TRIPS về chuyển giao công nghệ bao gồm: cả
đào tạo, giáo dục, phương thức và cách thức cùng với thành phần vốn. Nước này đưa ra 4
dạng về chuyển giao công nghệ bao gồm: vật thể vật lý hay các thiết bị; kỹ năng và các khía
cạnh liên quan đến con người trong quản lý và học hỏi công nghệ; những bản thiết kế, kế
hoạch tạo nên kiến thức dựa trên tài liệu về thông tin và công nghệ; sản phẩm liên quan đến
công nghệ được sản xuất, vận hành.
Như vậy, định nghĩa về chuyển giao công nghệ hiện nay đã được mở rộng ra rất
nhiều, bao gồm: mua bán về công nghệ, liên quan đến FDI, liên kết kinh doanh giữa các
nước phát triển với các nước đang phát triển và kém phát triển về đào tạo kỹ năng và nâng
cao tay nghề, bao gồm cả cung cấp học bổng và cơ hội học tập trong lĩnh vực về công nghệ,
các chương trình hỗ trợ giáo dục, cung cấp vốn kinh doanh và bảo hiểm rủi ro kinh doanh
trong lĩnh vực công nghệ, xây dựng các chương trình công nghệ và các dự án phụ trợ, gửi
các tình nguyện viên có kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ tới nước khác,… Khi xem xét các
xu hướng về chuyển giao công nghệ vào các nước trên thế giới hiện nay, chúng ta phải xem
xét tất cả các mặt của chuyển giao công nghệ (có thể có hoặc không liên quan trực tiếp đến
công nghệ, không có các yếu tố chuyển giao nhưng vẫn được xem là sự chuyển giao về công
nghệ), hay có một xu hướng chuyển giao công nghệ nhưng tại các lĩnh vực, chương trình,
dự án không liên quan trực tiếp đến công nghệ, không có các yếu tố chuyển giao công nghệ.
Theo báo cáo của UNCTAD (Does TRIPS Art 66.2 encourage Technology tranfer to
LDCs), 2008, trong 50 nước LDCs trên thế giới có: 32 nước LDCs là thành viên của WTO,
10 nước đang trong quá trình gia nhập, 1 nước là quan sát viên và 7 nước không phải thành

viên của WTO. Cũng trong báo cáo này cho thấy, có 292 chương trình, chính sách liên quan
đến chuyển giao công nghệ được giám sát thì chỉ có 31% tập trung một cách cụ thể tới LDCs
là thành viên của WTO, 16% là tới các LDCs không phải là thành viên của WTO.
Và nếu theo định nghĩa mở rộng về chuyển giao công nghệ thì từ năm 2006-2007, Úc đã chi
khoảng $300 triệu hỗ trợ các nước LDCs nhưng không cụ thể rằng khoản chi đó có liên quan
đến công nghệ hay chuyển giao công nghệ hay không. Ireland chỉ ra trong các bản báo cáo
của nước này là không có các yếu tố trực tiếp liên quan đến chuyển giao công nghệ nhưng
vẫn thuyết phục rằng các chương trình, dự án của nước này có liên quan đến các nhu cầu cơ
bản, và các chương trình hỗ trợ song phương của nước này với các nước LDCs có liên quan
đến khả năng chuyển giao công nghệ. Anh báo cáo với hội đồng TRIPs rằng các chương
trình phát triển thuốc chống dịch bệnh tại các nước đang phát triển (hiểu theo một cách rộng
cũng liên quan đến công nghệ), nhưng không chỉ ra một cách cụ thể là dự án nào là kết quả
của việc chuyển giao kỹ năng, kiến thức tới LDCs. Theo UNCTAD, (Does TRIPS Art 66.2
encourage Technology tranfer to LDCs), 2008, trong 90 chương trình, dự án hướng tới các
nước LDCs là thành viên của WTO, thì có 64 dự án được xác định là có liên quan đến chuyển
giao công nghệ; 116 chương trình, dự án cho các nước LDCs trên thế giới (là thành viên của
WTO và không là thành viên của WTO) thì có 84 dự án được xác định có liên quan đến công
nghệ; trong 292 dự án mà các nước phát triển báo cáo với hội đồng TRIPs, thì chỉ có 64 (22%)
dự án hướng tới các nước LDCs là có liên quan trực tiếp đến chuyển giao công nghệ.
Các chương trình, dự án liên quan đến chuyển giao công nghệ vào các nước LDCs
Các chương trình, dự án N
Tất cả các chương trình, dự án 292 (100%)
Hướng tới LDCs là thành viên WTO 90 (31%)
+ trong đó có liên quan đến chuyển giao
công nghệ
64 (22%)
Hướng tới LDCs là thành viên và không
là thành viên WTO
116 (40%)
+ trong đó có liên quan đến chuyển giao

công nghệ
84 (29%)
Nguồn: Theo UNCTAD, (Does TRIPS Art 66.2 encourage Technology tranfer to LDCs),
2008
- Các nước phát triển đưa ra những phương pháp đo lường về chuyển giao công nghệ
khác với điều khoản 66.2 của TRIPs và thông tin được cung cấp thì chung chung.
Năm 2005, EU thông báo đã chi 3,9 tỷ Euro thông qua European Investment Bank
dành cho đầu tư tại các nước LDCs, nhưng không chỉ ra được bao nhiêu % liên quan
đến chuyển giao công nghệ.
- Số lượng các hoạt động liên quan đến chuyển giao công nghệ tới LDCs không rõ ràng
- % những dự án hoạt động được báo cáo tới hội đồng TRIPs so với điều khoản 66.2 sẽ
giảm đi nếu các nghiên cứu áp dụng phương pháp đo lường khắt khe hơn về chuyển
giao công nghệ.
Các nghiên cứu trên đây chỉ ra rằng: việc thực hiện điều khoản 66.2 của hiệp định về quyền
sở hữu trí tuệ của TRIPS gặp thất bại trong một số lĩnh vực, một số trường hợp:
- TRIPs thiếu định nghĩa rõ ràng liên quan đến chuyển giao công nghệ và các nước
phát triển (không rõ ràng các thành viên nào phải có nghĩa vụ và trách nhiệm)
- Nhiều nước phát triển chưa từng cung cấp báo cáo tới hội đồng TRIPs (trong đó các
nước báo cáo thì lại không thường xuyên)
- Các báo cáo không cung cấp thông tin đáng tin cậy
Giải pháp cho vấn đề này là:
- Thống nhất một định nghĩa chung về chuyển giao công nghệ và danh sách các
chương trình, dự án liên quan hay không liên quan đến chuyển giao công nghệ
- Thống nhất các phương pháp đo lường
- Sử dụng một dạng báo cáo chung để so sánh giữa các nước
- Đánh giá và báo các các dự án về chuyển giao công nghệ hiệu quả có đóng góp vào
việc xây dựng và phát triển
Các xu hướng chính trong chuyển giao công nghệ tại các nước trên thế giới:
Hai yếu tố quan trọng mà các nước phát triển xem xét đầu tư cho việc khuyech tán, phát
triển công nghệ ( chuyển giao công nghệ) vào các nước kém và đang phát triển là:

• Yếu tố 1: liên quan đến 3 kênh chính để các nước đang phát triển được tiếp cận với
công nghệ bên ngoài là: thương mại, FDI (bao gồm cả cấp bằng phát minh, sáng chế),
và sự phân tán kỹ năng có tay nghề cao.
• Yếu tố 2: là khả năng thu hút hay hay năng tiếp thu công nghệ của một nước, các
chính sách của chính phủ tạo ra sự thúc đẩy trong quản lý, môi trường kinh doanh,
nguồn lực con người, khả năng về công nghệ của các công ty, doanh nghiệp, khả năng
tiếp cận tín dụng của thị trường vốn.
Hai yếu tố trên liên quan chặt chẽ lẫn nhau và tạo nên một hệ thống phản hồi tại các
nước(Vòng luân chuyển hiệu quả và không hiệu quả về chuyển giao công nghệ)
 Tại các nước đang phát triển (đặc biệt là các nước có thu nhập trung bình)
Ngân hàng thế giới World Bank cho rằng: các nước đang phát triển đặc biệt là các nước có
thu nhập trung bình đang tham gia và vòng luân chuyển hiệu quả.
Vòng luân chuyển hiệu quả được giải thích là: khi một nước được tiếp cận nhiều hơn với
công nghệ tiên tiến (thông qua việc tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) sẽ tạo ra sự tăng
trở lại trong phát triển khả năng thu hút FDI hay công nghệ nước ngoài. Khi khả năng thu
hút FDI (công nghệ nước ngoài) tăng sẽ làm tăng sự phát triển kinh tế của nước đó. Các hiệu
Tiếp thu công nghệ tiên tiến
của nước ngoài (FDI, Thương
mại)
Khả năng thu hút công nghệ
Tác động lan tỏa cho nền kinh
tế trong nước
Hiệu quả kinh tế
quả chung của kinh tế tăng lên ảnh hưởng tích cực đến FDI của 1 nước. Và bằng nhiều cách
khác nhau, các nước đang phát triển đã tồn tại quá trình khuyech tán công nghệ.
Các yếu tố chính cho xu hướng này liên quan đến:
 Sự tăng lên của nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao và vốn
 Sự mở rộng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao được sản xuất trong nước
 Sự tăng lên trong tỷ lệ FDI so với GDP
 Tất các xu hướng tăng lên trên sẽ dẫn đến sự tăng chung trong tiếp cận công nghệ

nước ngoài
Thương mại và FDI là những kênh chính để tiếp cận với công nghệ nước ngoài, thu hút công
nghệ hay chuyển giao công nghệ giúp hiệu quả trong việc tác động lan tỏa từ công nghệ đến
các phần còn lại của kinh tế. Chính sách và sự quản lý tốt của một nước sẽ làm tăng FDI và
thương mại ở mức cao, từ đó làm cải thiện khả năng thu hút công nghệ cao.
Vòng luân chuyển hiệu quả (Virtuous circle).
Nguồn: Technology transfer in the TRIPS Age, ICTSD Programme on IPRs and Sustainable
Development, 2009
 Tại các nước kém phát triển (LDCs: least developed countries)
Trường hợp các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp (<500$1 người/1 năm) thì
lại ngược lại. Các nước kém phát triển đang tham gia vào vòng luân chuyển không hiệu quả.
LDCs có FDI duy trì ở tỷ lệ rất thấp (<1% GDP), FDI so với thu nhập bình quân đầu người
cũng thấp, và tỷ lệ nhập khẩu công nghệ cao so với GDP thấp. Các nước này không thành
công trong việc phát triển khả năng thu hút công nghệ tiên tiến của họ, từ đó tạo ra giới hạn
cho sự phát triển công nghệ nước ngoài tới sức mạnh của nền kinh tế trong nước. WB đã đưa
ra báo cáo cho thấy rằng: các nước ngày sử dụng và tiếp cận công nghệ nước ngoài một cách
thụ động, không nỗ lực trong việc tạo đòn bẩy từ công nghệ đến nền kinh tế, từ đó khuyến cáo
rằng: khoảng cách giữa các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp sẽ ngày càng rộng.
Các nước có thu nhập trung bình thực hiện chuyển giao công nghệ tới các nước LDCs (thông
qua liên kết hoạt động kinh tế liên quan đến FDI, thương mại…) cũng không đạt hiệu quả.
Các công ty tại các nước phát triển báo cáo tình hình hoạt động của họ tới hội đồng
TRIPS cũng cho thấy: họ không tập trung và các nước LDCs. Ví dụ, theo báo cáo năm 1999,
Tây Ban Nha cung cấp dữ liệu về hoạt động chuyển giao công nghệ tại các nước Mỹ Latinh
cho thấy không có nước LDCs nào nằm trong các hoạt động này. Theo báo cáo năm 2002,
Đức cũng đưa ra các dữ liệu tương tự. Như vậy, LDCs ít nhận được chuyển giao công nghệ
nếu so sánh và cạnh tranh với các nước có thu nhập trung bình.
2.2 Các trường hợp điển hình của một số quốc gia đang phát triển
Hầu hết các nước đang phát triển đều phụ thuộc vào nông nghiệp và lại có dân số
đoong nên vấn đề sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp và dược phẩm là rất quan trọng với
những nước này. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ TRIPS có

xu hướng ảnh hưởng nhiều nhất đến 2 lĩnh vực này tại các nước đang phát triển.
Về nông nghiệp:
Brazil tham gia kí kết hiệp định TRIPs năm 1995. Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp
brazil EMBRAPA cũng đã thực hiện nhiều chính sách mới xe liên quan đến sở hữu trí tuệ tại
nước này. EMBRAPA là một tổ chức nghiên cứu hợp tác với bộ nông nghiệp bao gồm 39
phòng/ban thực hiện nghiên cứu R&D. Năm 1996 EMBRAPA đã thêm một điều khoản mới
vế quản lý sở hữu trí tuệ IP Policy. Mục đích của việc công bố IP Policy là giúp chuyển giao
thiết bị và bằng sáng chế vế sản phẩm và công nghệ như giống cây trồng, gene, phần mềm
và đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các nhà nghiên cứu về IPR. IP Policy cũng khuyến khích
nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, quy trình sản xuất.
Ấn Độ Phòng phát minh sáng chế về khoa học công nghệ của nước này đã thành lập
trung tâm tạo điều kiện về bằng sáng chế PFC và ICAR Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp
ấn độ. ICAR là một bộ phận lớn nhất và quan trọng nhất của hệ thống nghiên cứu nông
nghiệp công cộng bao gồm 45 phòng nghiên cứu, 4 vụ, 9 ban giám đoc dự án, 30 trung tâm
nghiên cứu quốc gia, 79 dự án nghiên cứu và 92 trường đại học có đao tạo về nông nghiệp.
ICAR cùng với trung tâm nghiên cứu khác và các trường đh đã góp phần phổ biến kiến
thức về công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ trong nóng nghiệp.
Về dược phẩm
Năm 2002 Zimbabwe công bố trao quyền hợp pháp cho Bộ tư pháp về quản lý cấp
bằng phát minh sáng chế. Những nhà sản xuất thuốc tại địa phương cũng được trao quyền để
sản xuất và cung cấp thuốc kháng sinh ARV và các tổ chức về sức khỏe của CP đc sử dụng
bằng sáng chế.
Năm 2003 Malaysia sử dụng điều khoản về luật nhãn hiệu cho phép nhập khẩu thuốc
kháng sinh ARV từ ấn độ đeer sử dụng trong các bệnh viện công cộng.
Năm 2004 cả Mozambique và Zambia phát hành giấy phép bắt buộc cho sản xuất
ARV tại địa phương.
Cũng trong năm này. Thủ tướng ấn độ đưa ra một nghị đinhj về quyền tác giả và sử
dụng nhãn hiện có liên quan đến ARV. Trao quyền cho bộ y tế chỉ đinhj doanh nghiệp dược
phẩm thực hiện nghị định này.
Như vậy, ta có thể thấy, tại các quốc gia đang phát triển, chúng ta có thể chưa nhìn

thấy rõ tác động và ảnh hưởng của TRIPS nhưng nó vẫn đang tồn tại và ngày càng mạnh
thêm.
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN THEO
HIỆP ĐỊNH TRIPS
3.1. Những thách thức đối với các nước đang phát triển trong chuyển giao công
nghệ hiện nay
- Xu thế ngày càng bị bóc lột qua con đường chuyển giao công nghệ.
Các nước đang phát triển thường chuyển giao công nghệ qua một số hình thức như
viện trợ, đầu tư trực tiếp và mua bán công nghệ, bản quyền phát minh sáng chế. Những khó
khăn và thua thiệt mà các nước này gặp phải thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, hầu hết công nghệ hiện đại đều do các công ty đa quốc gia nắm giữ. Giá
công nghệ, máy móc rất đắt, chiếm tới 2/3 tổng giá trị của dự án đầu tư trực tiếp.
Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ đã hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ mới của các
nước đang phát triển. Hiên nay, muốn tiếp cận công nghệ mới phải tăng chi phí, nhất là đối
với các nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Xu thế ngày càng bất bình đẳng trong việc tiếp cận công nghệ mới. Một ví dụ điển
hình là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mặc dù cách mạng thông tin đã bắt đầu hiện đại
trên quy mô toàn cầu, tuy nhiên về thực chất, công nghệ thông tin chỉ thực sự phát triển tại
Việt Nam trong những thập kỷ gần đây.
- Xu thế bóc lột lao động, kể cả lao động có chuyên môn cao.
Mục đích của các nhà đầu tư chủ yếu là lợi nhuận. Các nước nghèo do thiếu việc làm,
thu nhập lại thấp nên phải chấp nhận tiền công lao động rẻ và các biện pháp khai thác bóc lột
tinh vi đã làm tăng khối lượng lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Toàn cầu hóa tạo ra những việc
làm mới đẩy dòng di cư lao động giữa các nước đang phát triển sang các nước công nghiệp,
gây ra tình trạng chảy máu chất xám tại các nước nghèo.
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho các nước đang
phát triển
3.2.1. Định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại các nước
đang phát triển

- Cần thực hiện đa dạng hóa các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào
nước tiếp nhận: Đa dạng hóa các đối tượng chuyển giao công nghệ, các luồng chuyển giao
công nghệ, nội dung và phương thức chuyển giao.
- Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ: Nâng cao
năng lực của các địa phương, vùng miền trong cả nước nhằm tiếp cận công nghệ chuyển
giao từ nước ngoài vào trong nước và ngay từ trong nước đối với trong nước.
- Phải lựa chọn công nghệ phù hợp trong hoạt động chuyển giao công nghệ vào nước
tiếp nhận. Công nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản
xuất, kinh doanh trong nước như yếu tố dân số, tài nguyên, môi trường văn hóa – xã hội và
các hệ thống pháp lý – chính trị. Như vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa
học, mà còn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa – xã hội của công nghệ.
- Chuyển giao công nghệ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Những nước đang
phát triển là những nước nghèo, lạc hậu, trình độ công nghệ còn thấp so với thế giới. Vì vậy
việc chuyển giao công nghệ một mặt phải đảm bảo mục tiêu trước mắt, đồng thời phải đảm
bảo mục tiêu lâu dài.
3.2.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển gia công nghệ cho các nước đang phát triển
3.2.1. Về phía Chính phủ:
- Xây dựng và phát triển thị trường công nghệ: Để tạo lập và thúc đẩy thị trường công
nghệ phát triển, cần phải đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội nhằm tạo
nhu cầu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; Tạo lập môi
trường pháp lý cho hoạt động của thị trường công nghệ; Cải thiện môi trường đầu tư nước
ngoài, thu hút công nghệ mới, phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trên thị trường
công nghệ.
- Phát triển nguồn lực cho hoạt động chuyển giao công nghệ: Thông qua việc phát
triển nhân lực và phát triển hệ thống thông tin quốc gia về các hoạt động chuyển giao công
nghệ.

×