Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Lý thuyết về chất lượng sản phẩm – Áp dụng vào mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.08 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển dẫn đầu thế giới về khoa học công
nghệ, và là thị trường có dân số đông, sức mua lớn. Đây là thị trường tiêu thụ hàng hóa
lớn đối với Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản liên
tục tăng qua các năm. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu là
hàng may mặc, thủy - hải sản, đồ gỗ,… Số lượng xuất khẩu hàng hóa nhiều nhưng thị
phần Việt Nam mới chỉ chiếm 1,19% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thị trường Nhật,
(Nguồn: Tổng cục thủy sản năm 2011). Đây được xem là thị trường có nhiều tiềm năng
đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt từ khi Hiệp định thương mại Việt –
Nhật (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement - VJEPA) có hiệu lực vào ngày
01/10/2009 tạo động lực mạnh mẽ , khoảng 86% sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam được hưởng thuế suất ưu đãi, trong đó tôm được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 1
– 2% ngay thời điểm VJEPA có hiệu lực. Có thể xem Nhật là thị trường truyền thống của
các mặt hàng thủy sản Việt Nam, vì vậy bên cạnh việc tìm cách nâng cao sản lượng xuất
khẩu thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe của Nhật là điều bắt buộc
đối với các sản phẩm thủy sản. Năm 2010, Bộ Y tế , Lao động và An sinh Xã hội nước
này cảnh báo dư lượng kháng sinh trong mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã vượt mức
cho phép. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tìm ra phương hướng giải quyết cho vấn đề quản
lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này. Chính vì lý do trên, nhóm chúng tôi
đã lựa chọn đề tài “Lý thuyết về chất lượng sản phẩm – Áp dụng vào mặt hàng thủy
sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản” để nghiên cứu nhằm phân
tích thực trạng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời
tìm ra hướng đi để nâng cao chất lượng của mặt hàng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản, chỉ ra các rào cản kỹ thuật yêu cầu của Nhật Bản đối với thủy sản Việt
Nam, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những rủi ro trong việc nuôi trồng và chế biến
1
xuất khẩu nhằm mục tiêu đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường Nhật.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


Để tiến hành viết nghiên cứu, nhóm nghiên cứ u đã dựa vào kết quả báo cáo của
Tổng cục Thủy sản Việt Nam để điều tra trên diện rộng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy-
hải sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp là số liệu thu thập từ báo cáo kết
quả của Tổng cục thủy sản điều tra trên diện rộng cả nước Việt Nam ở các tỉnh: Quảng
Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Vũng Tàu, TP. HCM, và 13 tỉnh
miền Nam. Số liệu được thống kê từ các lô hàng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang
thị trường Nhật từ năm 2008 đến 2010.
- Phương pháp phân tích: Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số
tương đối, so sánh số bình quân để thấy sự thay đổi số liệu tăng giảm qua các năm. Căn
cứ trên số liệu này, nghiên cứu dựa vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu
để tìm ra những rào cản kỹ thuật mà hàng hóa Việt Nam đang gặp phải. Đồng thời nghiên
cứu dựa trên các chính sách, hiệp định Việt Nam – Nhật Bản đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam vào thị trường nước Nhật.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, đề tài được chia làm 3 chương với nội dung như
sau:
Chương I: Lý thuyết về chất lượng sản phẩm
Chương II: Chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản trong những năm qua
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
2
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm
1.1.1. Định nghĩa
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ đại, tuy
nhiên đây cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo từng đối tượng sử dụng,

từ “Chất lượng” có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm
để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp
nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các
chi phí, giá cả. Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện
các khía cạnh sau:
- Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ
thuật hay tính hữu dụng của nó.
- Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng không chấp
nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào.
- Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng
người, từng địa phương.
Do con người và các nền văn hóa trên thế giới khác nhau nên cách hiểu của họ về
chất lượng và đảm bảo chất lượng của họ cũng khác nhau, và sẽ luôn luôn thay đổi. Tổ
chức Quốc tế và Tiêu chuẩn hóa ISO trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa
sau:
“Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay
quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự
phù hợp này phải được thể hiện trên cả 3 phương diện, mà ta có thể gọi tóm tắt là 3P, đó
là: Performance/Perfectibility: hiệu năng, khả năng hoàn thiện; Price: giá thỏa mãn nhu
cầu; Punctuallity: đúng thời điểm.
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi
là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh
3
giá chất lượng cao hay thấp phải dựa trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng mục đích sử
dụng như nhau, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao
hơn.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.1.2.1. Các yếu tố bên ngoài

* Thị trường
Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy mô thị trường,
cạnh tranh Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với sự vận động và biến đổi của thị
trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Trên
cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được khách hàng của mình là đối
tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ ở mức như thế nào?
Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản phẩm, kế hoạch sản xuất để có
thể đưa ra những sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả
năng tiêu dùng ở những thời điểm nhất định. Bởi vì sản phẩm có chất lượng cao không
phải lúc nào cũng tiêu thụ nhanh và ngược lại chất lượng có thể không cao nhưng người
tiêu dùng lịa mua chúng nhiều. Điều này có thể do giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng ở
các thị trường khác nhau là khác nhau, hoặc sự tiêu dùng mang tính thời điểm. Điều này
được phản ánh rõ nét nhất với các sản phẩm mốt hoặc những sản phẩm sản xuât theo mùa
vụ.
Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của
người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm nhiều tới mặt xã hội của sản phẩm.
Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng cũng tăng theo. Đôi khi họ
chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của
mình.
4
Chính vì vậy, các doanh nghiệp không chỉ phải sản xuất ra những sản phẩm có chất
lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn phải quan tâm tới khía cạnh tẩm mỹ,
an toàn và kinh tế của người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm.
* Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa
học công nghệ trên thế giới. Trong vài thập kỷ trở lại đây, trình độ phát triển của khoa
học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tiến bộ khoa học
kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mới: Tự
động hoá, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, robot đã tại ra những
thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật

liệu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đặt ra những thách thức
không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, khai thác và vận hành công nghệ có
hiệu quả cao. Bởi vì, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì thời gian để chếtạo
công nghệ mới thay thế công nghệ cũ dần dần được rút ngắn lại. Sự ra đời của một công
nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm cao hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh
đó, đào tạo nhân lực để thích ứng với sự thay đổi liên tục của khoa học công nghệ không
thể ngày một ngày hai mà phải có thời gian. Đây cũng là những khó khăn của các doanh
nghiệp Việt Nam trong khi nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng không nhiều.
* Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước
Cơ chế chính sách của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy
cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Việc ban hành các hệ
thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các quy định về sản phẩm đạt chất lượng, xử lý
nghiêm việc sản xuất hàng giả, hành kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh,
thuế quan, các chính sách ưu đãi cho đầu tư đổi mới công nghệ là những nhân tố hết sức
5
quan trọng, tạo động lực phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong cải tiến và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Rõ ràng, các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn có mối quan
hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt
phải kể đến là cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường,
vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
* Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất lượng
sản phẩm, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt dới, nóng ẩm mưa nhiều như
Việt Nam. Nó tác động tới các đặc tính cơ lý hoá của sản phẩm, làm giảm đi chất lượng
của sản phẩm, của hàng hoá trong quá trình sản xuất cũng như trong trao đổi, lưu thông
và tiêu dùng.
Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét ảnh hưởng trực

tiếp tới chất lượng các, nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng, bến bãi. Đồng thời, nó
cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị,
máy móc hoạt động ngoài trời. Khí hậu, nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho côn trùng, vi
sinh vật hoạt động làm cho sản phẩm bị phân huỷ, nấm mốc, thối rữa ảnh hưởng tới
hình thức và chất lượng của sản phẩm. Điều này dễ dàng gặp ở các sản phẩm có nguồn
gốc từ nông nghiệp,ngư nghiệp.
* Văn minh và thói quen tiêu dùng
Trình độ văn hoá, thói quen và sở thích tiêu dùng của mỗi người là khác nhau. Điều
này phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố tác động như: Thu nhập, trình độ học vấn, môi
trường sống, phong tục, tập quán tiêu dùng của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Do đó, đòi
hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân đoạn thị trường theo các tiêu thức lựa
6
chọn khác nhau trên cơ sở các nhân tố ảnh hưỏng để xác định các đối tượng mà sản phẩm
mình phục vụ với chất lượng đáp ứng phù hợp với từng nhóm khách hàng riêng biệt.
Tuy nhiên, khi kinh tế càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì văn
minh và thói quen tiêu dùng cùng đòi hỏi ở mức cao hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần phải
nắm bắt được xu hướng đó, hoàn thiện và nâng cảo sản phẩm của mình để đáp ứng nhu
cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng.
1.1.2.2. Các yếu tố bên trong
Đây là nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, do vậy để đảm bảo việc
nâng cao chất lượng sản phẩm có hiệu quả thì doanh nghiệp phải quản lý các nhân tố này.
* Các yếu tố nguyên vật liệu
Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm
vì nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào cấu thành sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất
lượng (theo yêu cầu của thị trường, thiết kế…) thì nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm
phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng. Mỗi sản phẩm được tạo ra từ những nguyên
vật liệu khác nhau, vì vậy chủng loại, cơ cấu tính đồng bộ của chất lượng nguyên vật liệu
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó doanh nghiệp còn kiểm tra chặt chẽ
chất lượng nguyên vật liệu khi mua nhập kho trước khi sử dụng, đảm bảo đúng số lượng,
đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, có như vậy sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản

xuất và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc
biệt đến khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, tránh không để cho nguyên vật liệu
xuống cấp. Ngoài ra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào
việc thiết lập được hệ thống cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ
lâu dài hiểu biết tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng.
* Nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ, thiết bị
7
Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng sản
phẩm thì nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ thiết bị lại có tầm quan trọng đặc biệt quyết
định việc hình thành chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất hàng hoá, người ta sử dụng và phối trộn nhiều loại nguyên vật liệu
khác nhau về thành phẩm, tính chất, công dụng. Nắm vững được đặc tính của nguyên vật
liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết song trong quá trình chế tạo, việc theo dõi,
kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt
hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quá trình công nghệ là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ xung,
cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợp với
công dụng của sản phẩm. Vì vậy, nó có ảnh hưởng lớn quyết định đến chất lượng sản
phẩm.
Ngoài yếu tố kỹ thuật công nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị, khi kỹ
thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị cũ kỹ thì không thể nào nâng cao được
chất lượng sản phẩm. Hay nói cách khác, nhóm yếu tố kỹ thuật – công nghệ – thiết bị có
mối quan hệ khá chặt chẽ, không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm,
mà còn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại
nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ.
* Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong
những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế có

80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra. Vì vậy nói đến quản trị chất lượng
ngày nay trước hết người ta cho rằng đó là chất lượng của quản trị.
8
Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, kỹ thuật – công nghệ thiết bị và người lao
động dù có ở trình độ cao nhưng không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ,
nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo
ra một sản phẩm có chất lượng cao được.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức
hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục
tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất
lượng,
Ngày nay, các Công ty phải nhận thấy được chất lượng sản phẩm là một vấn đề hết
sức quan trọng thuộc trách nhiệm của toàn bộ Công ty chứ không thể phó mặc cho các
nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc một cá nhân nào được.
* Nhóm yếu tố con người
Dù cho sản xuất có được tự động hoá thì con người vẫn là yếu tố quyết định đến
chất lượng hàng hoá dịch vụ. Trong chế tạo có thể tự động nhưng còn bao nhiêu công
việc máy móc chưa thay thế được con người. Nghiên cứu nhu cầu, ý đồ thiết kế sản phẩm
(sáng tạo trong thiết kế), tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng. Doanh nghiệp phải biết tạo
nên một tập thể lao động có trình độ chuyên môn giỏi, có tay nghề thành thạo, khéo léo,
nắm vững quy trình sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị, có kiến thức quản lý, có khă
năng sáng tạo cao. Cần có những chương trình đào tạo huấn luyện người lao động thực
hiện nâng cao chất lượng sản phẩm một cách tự nguyện chứ không phải bắt buộc, để từ
đó mới phát huy được chất lượng công việc và tính chất quyết định đối với chất lượng
hàng hoá dịch vụ.
Tóm lại, sự phân chia các yếu tố trên chỉ là tương đối nhưng tất cả lại nằm trong
một thể thống nhất và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
1.1.2. Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm
9
Chất lượng của một sản phẩm bất kỳ nào cũng được hình thành qua nhiều quá trình

theo một trật tự nhất định. Tuy nhiên quá trình hình thành chất lượng sản phẩm xuất phát
từ thị trường, trong một chu trình khép kín, vòng sau của chất lượng sẽ hoàn chỉnh hơn.
Vòng tròn chất lượng (chu trình hình thành chất lượng sản phẩm) của ISO 9004 –
1987 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5204 – 90 được chia thành 2 phân hệ : sản xuất và
tiêu dùng, chu trình này được thể hiện trong sơ đồ sau:
Quá trình 1: Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu nhu cầu về số lượng, yêu cầu về
chất lượng, mục tiêu kinh tế cần đạt được.
Quá trình 2: Nghiên cứu thiết kế, triển khai thiết kế, xây dựng quy định chất lượng
sản phẩm, xác định nguồn nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm.
10
Quá trình 3: Cung cấp vật tư kỹ thuật, xác định nguồn gốc, kiểm tra nguyên vật liệu.
Quá trình 4: Kế hoạch triển khai: Thiết kế dây chuyền công nghệ, sản xuất thử, đầu
tư xây dựng cơ bản, dự toán chi phí sản xuất, giá thành, giá bán.
Quá trình 5: Sản xuất, chế tạo sản phẩm hàng loạt.
Quá trình 6: Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp đảm bảo
chất lượng quy định… chuẩn bị xuất xưởng.
Quá trình 7 : Bao gói, dự trữ sản phẩm.
Quá trình 8: Bán và phân phối.
Quá trình 9: Lắp ráp, vận hành và hướng dẫn sử dụng.
Quá trình 10: Dịch vụ bảo dưỡng.
Quá trình 11: Thanh lý sau sử dụng, trưng cầu ý kiến khách hàng về chất lượng, số
lượng của sản phẩm, lập dự án cho các bước sau:
Ở mỗi giai đoạn trên người ta luôn cần phải thực thi công tác quản lý chất lượng
đồng bộ. Trong suốt quá trình người ta không ngừng cải tiến chất lượng, nâng cao chất
lượng sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao. Vậy quản trị chất lượng sản phẩm là
một hệ thống liên tục, đi từ nghiên cứu đến triển khai, tiêu dùng và trở lại về nghiên cứu,
chu kỳ sau hoàn hảo hơn chu kỳ trước.
1.1.3. Phân loại chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được phân thành các loại sau:
- Chất lượng thiết kế:

Chất lượng thiết kế của sản phẩm là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm được
phác thảo qua văn bản, trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đặc điểm của sản
11
xuất, tiêu dùng, đồng thời có thể so sánh với chỉ tiêu chất lượng của các mặt hàng tương
tự cùng loại của nhiều hãng, nhiều công ty trong ngoài nước.
- Chất lượng chuẩn:
Chất lượng chuẩn hay còn gọi là chất lượng phê chuẩn là giá trị các chỉ tiêu đặc
trưng được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Dựa trên cơ sở nghiên cứu chất lượng thiết kế,
các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp… điều chỉnh, xét duyệt những chỉ tiêu chất lượng
của sản phẩm hàng hóa.
- Chất lượng thực tế:
Chất lượng thực tế của sản phẩm là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thực tế
đạt được do các yếu tố chi phối, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp quản
lý…
- Chất lượng cho phép:
Chất lượng cho phép là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượng của sản
phẩm giữa chất lượng thực với chất lượng chuẩn. Chất lượng cho phép của sản phẩm phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế - kĩ thuật, trình độ lành nghề của công nhân, phương pháp
quản lý của doanh nghiệp.
- Chất lượng tối ưu:
Chất lượng tối ưu là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp
lý trong điều kiện nền kinh tế - xã hội nhất định, hay nói cách khác là sản phẩm hàng hóa
đạt mức chất lượng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu người
tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh với nhiều hãng trên thị trường, sức tiêu thụ nhanh, đạt
hiệu quả cao.
1.2. Quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng là tất cả các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát
một tổ chức nhằm mục tiêu chất lượng (ISO 9000, 2005). Các hoạt động này bao gồm từ
xây dựng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, lập kế hoạch đến kiểm soát, đảm
bảo và nâng cao chất lượng.

1.2.1. Tiến trình phát triển của hoạt động quản lý chất lượng
12
Sự phát triển của hoạt động quản lý chất lượng đã trải qua 4 giai đoạn chính, từ
kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, đến quản lý chất lượng
toàn diện (TQM).
Kiểm tra chất lượng là hoạt động do một đội ngũ nhân viên chuyên trách đảm nhận
nhằm so sánh sản phẩm được sản xuất ra với sản phẩm tiêu chuẩn. Mục đích của hoạt
động này là phát hiện những sản phẩm không đạt các yêu cầu chất lượng đã được xác
định bởi cơ quan, tổ chức hay công ty.
Kiểm soát chất lượng là giai đoạn “tiến hoá” tiếp theo của quản lý chất lượng, phổ
biến trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II. Việc kiểm soát chất lượng tập trung vào
công đoạn thiết lập các quy trình sản xuất, các thủ tục liên quan cho mỗi quy trình, sử
dụng các phương pháp thống kê, và đo lường chất lượng sản phẩm. Các hoạt động được
thực hiện để kịp thời phát hiện sai sót trong các quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm
kém chất lượng sẽ không được phân phối ra thị trường.
Đảm bảo chất lượng là hình thức phát triển cao hơn, đi từ chất lượng sản phẩm lên
chất lượng hệ thống. Hệ thống này bao gồm việc xây dựng cẩm nang chất lượng, lập kế
hoạch về chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, và xây dựng quy trình đảm bảo
chất lượng
TQM hiện được coi là hình thức “tiến hoá” cao nhất của quản lý chất lượng, được
định nghĩa như là những hoạt động quản lý có sự tham gia tích cực của tất cả các nhân
viên của một cơ quan hay tổ chức trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức đó nhằm đạt
được chất lượng với chi phí thấp nhất. Trong giai đoạn phát triển này, chất lượng cần
được không ngừng cải tiến, nâng cao dựa trên những nguyên tắc cơ bản như định hướng
khách hàng, huấn luyện nhân viên về quản lý chất lượng, khả năng lãnh đạo của người
quản lý, xây dựng kế hoạch chiến lược, quản lý quy trình hoạt động, và đánh giá chất
lượng hoạt động.
1.2.2. Những nguyên tắc chính của quản lý chất lượng
13
Một số nguyên tắc chính trong hoạt động quản lý chất lượng bao gồm: sự lãnh đạo,

lập kế hoạch, định hướng bởi khách hàng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý quy trình hoạt
động và đánh giá hoạt động.
Sự lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng tích cực đến con người và hệ thống nhằm tạo ra
một ảnh hưởng tích cực hay đạt được kết quả quan trọng (Evans & Lindsay, 2008, tr.
212). Một người lãnh đạo hiệu quả cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong cơ quan,
lôi cuốn mọi người vào việc đạt được các mục tiêu chất lượng của cơ quan. Người lãnh
đạo cũng cần phải có tầm nhìn, xác định những mục tiêu trước mắt và lâu dài cần đạt
được, và sử dụng những phương pháp phù hợp để đạt các mục tiêu đó.
Lập kế hoạch là việc xác lập những định hướng nền tảng cho việc phát triển của cơ
quan-tổ chức.
Định hướng bởi khách hàng được xem như nguyên tắc cơ bản của khu vực dịch vụ,
trong đó chất lượng được xây dựng dựa trên nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, mỗi tổ chức
cần nghiên cứu nhu cầu của khác hàng, xác định những nhóm khách hàng khác nhau, và
thiết kế các dịch vụ và sản phẩm phù hợp cho từng nhóm.
Quản lý nguồn nhân lực được xem như một nguyên tắc quan trọng trong quản lý
chất lượng. Một tổ chức cần xây dựng và thực hiện những chính sách phù hợp đối với
nhân viên về tuyển dụng, khen thưởng, huấn luyện và đào tạo nhằm khuyến khích họ
tham gia vào hoạt động quản lý chất lượng, biến những mục tiêu chất lượng của tổ chức
thành các kết quả thực tiễn.
Quản lý quy trình là một nguyên tắc chìa khoá, bao gồm tất cả các hoạt động mà
một tổ chức tiến hành nhằm mang lại những giá trị cho khách hàng thông qua các sản
phẩm và dịch vụ. Để có thể quản lý quy trình, các tổ chức trước hết cần xây dựng những
sổ tay chất lượng nhằm chỉ dẫn mọi hoạt động và thao tác cho các quy trình khác nhau.
Các quy trình này cần được điều chỉnh và cải tiến khi cần thiết để phù hợp với sự phát
triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tổ chức.
14
Đánh giá các hoạt động là một hoạt động hệ thống nhằm xác định hiệu quả và hiệu
suất của một tổ chức trong mối tương quan với các tiêu chuẩn hay tiêu chí chất lượng đã
xác định hoặc các mục tiêu chất lượng đã đề ra. Vì vậy, bước đầu tiên là một tổ chức cần
lựa chọn hoặc xây dựng khung tiêu chuẩn về chất lượng, tiếp đó là sử dụng những

phương pháp và công cụ phù hợp để tiến hành đánh giá. Các số liệu và thông tin thu thập
được cần được phân tích để phục vụ cho việc ra quyết định và cải tiến-nâng cao chất
lượng.
1.2.3. Bộ tiêu chuẩn ISO-9000
Bộ tiêu chuẩn ISO-9000, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành năm
1987, nhằm mục đích đưa ra một số mô hình quản lý chất lượng được chấp thuận ở phạm
vi quốc tế và có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
ISO-9000 đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính sách chất
lượng, thiết kế sản phẩm, cung ứng; kiểm soát quá trình ,phân phối dịch vụ sau bán hàng,
đánh giá nội bộ, đào tạo, huấn luyện. ISO-9000 là tập hợp những kinh nghiệm quản lý
chất lượng đã được thực thi tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 bao gồm các hệ thống tiêu chuẩn sau đây:
* ISO-9001
Đây là hệ thống quản lý chất lượng trong khâu thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt
và dịch vụ kỹ thuật, là hệ thống có phạm vi áp dụng lớn nhất. Nó được sử dụng trong các
doanh nghiệp có trách nhiệm thiết kế - triển khai, sản xuất – lắp đạt và dịch vụ cho sản
phẩm.
Tiêu chuẩn này bao gồm một loạt các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng của
doanh nghiệp, bắt đầu từ trách nhiệm của quản trị cấp cao, chuẩn bị các chỉ tiêu để thẩm
tra các yếu tố chính trong quản lý chất lượng toàn diện cho đến việc thẩm tra chất lượng
nội bộ để xác minh hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
* ISO-9002
15
Là hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, lắp đặt tương tự như ISO-9001, song
nó khác ở chỗ chỉ giới hạn cho triển khai làm dịch vụ cho sản phẩm. Đối với doanh
nghiệp chỉ sản xuất và lắp đặt sản phẩm thì ISO-9002 thoả mãn các yêu cầu cơ bản.
* ISO-9003
Là hệ thống quản lý chất lượng trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. ISO-
9003 được áp dụng cho các doanh nghiệp mà sản phẩm ít liên quan tới thiết kế, lắp đặt.
ISO-9003 bảo đảm với khách hàng về mặt kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng của

doanh nghiệp đối với số liệu về chất lượng là đảm bảo tích trung thực, phản ánh thực tế
chất lượng sản phẩm bán cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo ISO-
9003 thì sản phẩm mà khách hàng nhận được là sản phẩm có chất lượng đúng với tiêu
chuẩn thiết kế quy định.
* ISO-9004
Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng này là tiêu chuẩn hướng
dẫn cách thức triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mà ISO-9001,ISO-9002,
ISO-9003 đòi hỏi. Tiêu chuẩn này lưu tâm tới trách nhiệm của nhà quản trị, các nguyên
tắc để triển khai hệ thống chất lượng cũng như các yêu cầu phải đạt trước khi thực hiện.
16
CHƯƠNG II: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản
Từ năm 1970 đến này, Nhật Bản luôn là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới,
kế đế n là Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc. Trong những năm gần đây, giá trị nhập
khẩu thủy sản khoảng 14 đến 15 tỷ USD/năm. Năm 2010 theo thống kê của FAO, nhập
khẩu thủy sản của Nhật Bản đã tăng lên 14 tỷ USD, cao hơn 6% so với 2009 nguyên
nhân kinh tế Nhật Bản phục hồi sau suy thoái. Các nước xuất khẩu thủy sản vào thị
trường Nhật trong năm 2010 tính theo giá trị gồm có: Trung Quốc (chiếm 17,1% thị
phần, Mỹ (8,9%), Chilê (8,5%), Thái Lan (8%) và Nga (7,4%). Việt Nam chiếm 2,27%
thị phần xuất khẩu này. (Nguồn: VASEP, 2010).
17
Biểu đồ 2: Cơ cấu giá trị thị trường nhập khẩu thủy sản Nhật Bản năm 2010
(Nguồn: Vasep, 2010)
2.1.1. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật
Từ những ngày đầu tiên phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nhật
Bản là thị trường truyền thống và bền vững. Sáu tháng cuối năm 2010, Việt Nam xuất
khẩu tôm sang thị trường Mỹ với số lượng lớn, vì thế Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 sau
Mỹ và EU về giá trị nhập khẩu Nhật Bản.

Biểu đồ 3: Cơ cấu giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật
năm 2010
(Nguồn: Vasep, 2010)
Giai đoạn 2000-2006, sản lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng trưởng về giá trị và
18
khối lượng, trung bình khoảng 10%/năm (Nguồn: VASEP, 2010). Ngược lại, giai đoạn
2007-2010, tình trạng nhập khẩu thủy sản Việt Nam có biến động, nguyên nhân do Nhật
Bản tăng cường các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản nhập khẩu.
Giai đoạn này khá nhiều lô hàng thủy sản, nhất là tôm đông lạnh và các loại hải sản Việt
Nam bị nhiễm dư lượng Chloramphenicol, Nitrofuran… Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn nằm
trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật, với kim ngạch đạt 800
triệu USD năm 2009. Sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là tôm
và các loại cá: cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch
tuộc, ghẹ . Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 898 triệu USD các sản phẩm, tăng 18,7% so
với năm 2009. Việt Nam cũng là nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn với 21% thị phần, cá
phile đông lạnh lớn thứ 8 chiếm 2,77% thị phần của thị trường Nhật Bản (Nguồn:
VASEP, 2010).
Có thể thấy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật có sự chuyển biến
khá tốt qua các năm, tương đồng với sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ở các thị
trường khác, từ các sản phẩm sơ chế có giá trị thấp, sang các sản phẩm chế biến có giá trị
cao hơn.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật
Tôm luôn là mặt hàng quan trọng, có giá trị lớn trong các sản phẩn thủy sản Việt
Nam sang thị trường Nhật. Năm 2010, Việt Nam xuất sang Nhật 62.614 tấn tôm, trị giá
trên 581 triệu USD tăng 16% về giá trị. Nhật chiếm 27,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm của
Việt Nam trong năm 2009 (Nguồn: JFTA/INFOFISH, 2010). Cũng trong năm này, Việt
Nam đã vươn lên là nhà cung cấp tôm lớn nhất Nhật Bản, tiếp đến là Indonesia, Thái
Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chào giá và
thương lượng giá bán cuối cùng của các nhà xuất khẩu Việt Nam, đồng thời cũng phản
ánh những tiến bộ rất lớn về trình độ chế biến và tiếp thị của ngành sản xuất tôm Việt

Nam trong những năm vừa qua trong việc chiếm lĩnh thị trường khắt khe như Nhật Bản.
Bảng 3: Nhập khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản, từ tháng 1-9
19
ĐVT: 1000 tấn
Tôm xuất khẩu 2007 2008 2009 2010
Tươi sống 0,1 0,1 0,1 0,1
Ướp đá/ tươi
Đông lạnh, sống 143,1 140,6 139,8 144,4
Kho/ướp muối 1,3 1,4 2,3 2,1
Ebi đông lạnh 12,6 14,1 14,4 15,4
Nấu chín và hun khói 0,2 0,5 0,4
Đã chế biến 0,3 0,4 0,2 0,2
Sushi 0,1 0,1 0,4 0,4
Tổng 191,8 188,7 189,1 197,6
( Nguồn: JFTA/INFOFISH, 2011 )
Mặt hàng nhuyễn thể chủ yếu là mực và bạch tuộc, nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn
thứ 2 của Việt Nam vào thị trường Nhật. Năm 2010, Việt Nam xuất 18.751 tấn, trị giá
113,7 triệu USD, chiếm 23% tổng giá trị nhuyễn thể xuất khẩu của Việt Nam. Nhóm mặt
hàng này xuất khẩu rất được ưa chuộng nhưng khối lượng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào
sản lượng khai thác theo mùa vụ trong năm và quan trọng hơn là nguy cơ bị nhiễm kháng
sinh cao trong bảo quản. Đây là trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp xuất khẩu hải sản
sang thị trường Nhật. Kế đến là cá ngừ năm 2010 tăng trưởng 29,5% trị giá so với năm
2009, cá ngừ Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi tốt hơn các nước trong khu vực như
Thái Lan, Malaysia, Philippin (Nguồn: JFTA/INFOFISH, 2010).
2.1.3. Phương thức xuất khẩu
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam ký hợp đồng với
các công ty thương mại có văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam. Ở Việt Nam hiện có trên
10 công ty kinh doanh thủy sản Nhật Bản đó là: Marubeni, Misubisi, Mishui, Intochu,
Shumitomo, Tomen, Nishoiwai. Nichimen, Đây là những công ty thương mại kinh
doanh tổng hợp. Các công ty này đều có văn phòng đại diện ở Việt Nam. Khi các công ty

mẹ bên Nhật có nhu cầu mua hàng, họ sẽ thông báo cho văn phòng đại diệ n ở Việt Nam.
Các văn phòng này đã có sẵn đầy đủ những thông tin về trình độ và khả năng chế biến
của một số các công ty thủy sản Việt Nam, họ sẽ đặt hàng (enquiry) đến các công ty theo
yêu cầu về chủng loại hàng, số lượng, chất lượng. Các công ty Việt Nam sẽ chào hàng
20
hay báo giá. Tại đây các công ty sẽ căn cứ vào uy tín, giá cả, trình độ chế biến để lựa
chọn đối tác Việt Nam và sau đó họ ủy quyền cho các vă n phòng đại diện của các công
ty thủy sản tại Việt Nam để đàm phán ký kết hợp đồng, rồi từ đây hàng hóa mới được
cung cấp đến nhà chế biến hoặc vào các hệ thống bán lẻ ở Nhật. Chúng ta luôn bị động,
phụ thuộc vào các đối tác của Nhật trong iệc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng,
xác định giá mua bán,…
Tại Nhật có quy định các kênh chuyên biệt cho từng loại hàng hóa. Các mặt hàng
thủy sản nhập khẩu vào nước này được quản lý, điều tiết bởi luật thị trường buôn bán
thủy sản, ít nhất 70% các sản phẩm thủy sản được phân phối thông qua kênh này.
Sơ đồ 1: Kênh phân phối thủy sản đông lạnh nhập khẩu
(Nguồn: Báo cáo tổng cục thủy sản, 2010)
Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đều phải thông qua các nhà
thầu nhập khẩu để đến các nhà buôn, nhà phân phối hoặc các nhà máy chế biến lại. Từ
đây sản phẩm thủy sản mới được đưa đến nhà hàng, siêu thị, nhà bán lẻ hoặc người tiêu
dùng. Việc giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng ngoại thương có thể được diễn ra trực
21
tiếp giữa các nhà cung ứng Việt Nam với những khách hàng Nhật bắt buộc phải thông
qua các nhà thầu nhập khẩu.
2.2. Vấn đề chất lượng của mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản
Nhật Bản có những quy định rấ t khắt khe không chỉ về chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm mà còn các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, đây là một trong những
rào cản kỹ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong những
năm gần đây, hai vấn đề nổi trội về chất lượng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật
Bản là nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline và dư lượng kháng sinh nhóm

Quinolone.
2.2.1. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline
Năm 2009, Mỹ và EU cảnh báo lô hàng cá tra, basa Việt Nam có nhiễm
Trifluraline, đến đầu năm 2010 Nhật Bản cảnh báo 02 lô hàng cá tra Việt Nam nhiễm
Trifluraline vượt ngưỡng cho phép 10(ng/g). Trung tuần tháng 9 năm 2010 Nhật lại cảnh
báo tôm Việt Nam nhiễm Trifluraline. Theo thống kê xuất khấu thủy sản của Cục Quản
lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản năm 2010 chúng ta phát hiện 18 mẫu: 11 mẫu
cá tra, 04 mẫu cá rô phi, 02 mẫu tôm sú, 01 mẫu cá lóc có chứa kháng sinh Trifluraline
vượt mức cho phép xuất khẩu.
Nguyên nhân của việc nhiễm Trifluraline trong các sản phẩm thủy sản: con giống,
sử dụng hóa chất diệt nấm, cải tạo ao nuôi; tuy nhiên sản phẩm thủy sản Việt Nam nhiễm
kháng sinh trên là từ đồng ruộng, với hàm lượng Trifluraline rất cao được nông dân trộn
vào lúa giống nhằm ức chế sự nảy mầm của cỏ dại khi đó nước trong đồng ruộng được
thải ra và dẫn vào hồ nuôi gây sự nhiễm chéo rất khó kiểm soát, và tình trạng nuôi manh
mún nhỏ lẻ gần đồng ruộng làm cho việc kiểm soát chất lượng nước ao nuôi khó khăn
hơn nhiều.
2.2.2. Dư lượng kháng sinh nhóm Quinolone
Quinolone là một trong năm nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng trong thực phẩm,
22
mứ c cho phép hàm lượng tổng Enro/Cipro trên hầu hết các thị trường nhập khẩu như:
Mỹ, EU, Canada, là 50(ng/g). Riêng thị trường Nhật Bản đòi hỏi khắt khe hơn, Nhật
nâng mứ c cho phép của nhóm này lên 10(ng/g) cao gấp 05 lần mức chung của các nước
khác. Năm 2010, Nhật đã cảnh báo 28/678 lô hàng tôm nhập vào Nhật có mức kháng
sinh Quinolone vượt mức cho phép, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011 Nhật đã cảnh
báo 81/286 lô hàng tôm nhập khẩu vào nước này. Tuy nhiên, đều nằm dưới ngưỡng
50(ng/g). Đây là tình hình vô cùng tồi tệ cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản. Vị thế con tôm Việt Nam đã mất dần tính chủ lực sau hai sự
việc trên.
Có thể thấy tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật được đặt ra rất
nghiêm ngặt, cao hơn tất cả các nước khác trên thế giới, các hóa chất và kháng sinh cấm,

hạn chế sử dụng thường xuyên được bổ sung vào. Nhật đã bổ sung thêm 100 chất cấm và
hạn chế sử dụng cho các sản phẩm thủy sản làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất
nhiều khó khăn. Việt Nam chưa thật sự gây dựng thương hiệu có uy tín về chất lượng,
thậm chí vẫn còn các sản phẩm “giá rẻ” thường xuyên bị người tiêu dùng đặt dấu hỏi về
chất lượng. Sau nhiều lần bị cảnh báo lô hàng, thủy sản Việt Nam hiện tại đã để lại ấn
tượng không tốt trong lòng người tiêu dùng Nhật mà tại thị trường này chất lượng là tiêu
chí lựa chọn hàng đầu hơn là giá cả.
Rủi ro từ nguyên liệu đầu vào: Phần lớn các nguyên liệu sản xuất là tự phát, khả
năng tự cung cấp nguyên liệu cho chế biến của các doanh nghiệp hiện nay chỉ vào
khoảng 40% công suất chế biến là tương đối thấp. Do không chủ động được nguồn
nguyên liệu đầu vào, nên các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro liên quan đến đảm bảo chất
lượng nguồn nguyên liệu.
23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MẶT
HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của
Việt Nam
Trên phương diện lý luận, chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định lợi thế cạnh tranh, vì vậy nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay.
Đối với ngành công nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng cũng như nên kinh tế
quốc dân nói chung, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao khả năng
cạnh tranh của quốc gia. Một trong những vấn đề mang tính cấp bách đối với nước ta
hiện nay là phải nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Xét trên góc độ sử dụng sản phẩm, trong những điều kiện nhất định việc
nâng cao chất lượng sẽ tương đương với việc tăng năng suất lao động.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, đối với từng doanh nghiệp nói riêng, việc
đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu để có thể tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây cũng là

điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh và mở rộng thị
trường, tạo được uy tín và danh tiếng bền vững cho doanh nghiệp.
3.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
3.2.1. Đổi mới quản trị chất lượng
24
Quản trị chất lượng là một bộ phận hợp thành quan trọng của quản trị sản xuất kinh
doanh. Nó phải phục vụ cho mục tiêu chung của quản trị sản xuất kinh doanh và phù hợp,
đồng bộ với các hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp như quản trị công nghệ, quản
trị marketing, quản trị nhân lực, quản trị tài chính… Đổi mới quản trị chất lượng trong
các doanh nghiệp phải theo hướng thúc đẩy tiến trình hội nhập của các doanh nghiệp Việt
nam vào thị trường thế giới. Để hội nhập, cơ chế và phương pháp quản trị chất lượng của
Việt Nam phải đảm bảo sự tương đồng với quốc tế. Lựa chọn áp dụng hệ thống QTCL,
ISO 9000 hoặc TQM, HACCP cũng như các hệ thống quản trị chất lượng khác phù hợp
với đặc điểm và điều kiện của các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có thỏa thuận về kiểm dịch hàng thủy
sản, vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang
Nhật Bản vẫn chưa được khắc phục triệt để nên vẫn có nguy cơ Nhật Bản dựng lên các
hàng rào kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Để khắc phục
tình trạng này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam
cần thúc đẩy hợp tác và ký kết thỏa thuận kiểm dịch trong lĩnh vực thủy sản với phía
Nhật Bản. Người Nhật Bản rất tín nhiệm hàng hóa có dấu JAS (Japan Agricultural
Standards) - Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng nông, lâm sản (qui định các tiêu chuẩn về chất
lượng và quy tắc ghi nhãn) hoặc dấu JIS (Japan Industrial Standards) - Tiêu chuẩn hóa
các mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp
Nhật Bản METI cấp (Hiện tại ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào được METI công
nhận).
3.2.2. Nâng cao việc kiểm soát chất lượng hàng thủy sản
Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam hiện còn yếu: Xuất khẩu chủ yếu dưới
dạng thô, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Để nâng cao sức cạnh tranh chất
lượng hàng thủy sản cần phải thực hiện tốt những công tác sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp như: Xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn
kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến; triển khai đồng bộ các tiêu chuẩn quy
định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định hoá
25

×