Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Xây dựng Ebook học phần hóa vô cơ 2 hỗ trợ cho sinh viên ngành hóa sinh trường Cao Đẳng Sư Phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.42 KB, 17 trang )

Xây dựng E-book học phần hóa vô cơ 2 hỗ trợ
tự học cho sinh viên ngành hóa sinh trường
Cao đẳng Sư phạm

Trần Thị Mai

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS.Trần Trung Ninh
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy- học, xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH), tình hình ứng dụng CNTT&TT trong việc đổi mới PPDH.
Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình Hóa học vô cơ 2, đặc biệt là chương 1 đại
cương kim loại và chương 2 các nguyên tố kim loại kiềm. Nghiên cứu quy trình thiết
kế e-book: lựa chọn phần mềm, công cụ thiết kế e-book; thu thập tư liệu hỗ trợ cho
việc thiết kế e-book Hóa học vô cơ 2. Xây dựng e-book Hóa học vô cơ 2 dưới dạng
website với kênh thông tin đa dạng, phong phú và có giao diện thân thiện, tiện ích cho
người dùng là sinh viên CĐSP. Tiến hành thực nghiệm sư phạm: kiểm chứng sự đúng
đắn của giả thuyết khoa học.

Keywords: Hóa vô cơ; Sách điện tử; Phương pháp dạy học

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết TW2 Khoá VIII, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo
quyết định số 201/2001/QĐ-TTG ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ), Chỉ thị
số 29/2001/CT-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo BGD ngày 30/7/2001 về việc
tăng cường giảng dạy đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục, một trong bốn mục tiêu đặt


ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học,
ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới
phương pháp giảng dạy, học tập ở các môn học”.
Điều 40 Luật GDĐH có ghi “Phương
pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự
giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện
kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng
dụng”

Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài:
2
“Xây dựng e-book học phần Hóa Vô cơ 2 hỗ trợ tự học cho sinh viên ngành Hóa – Sinh
Trường Cao đẳng Sư phạm” với mong muốn hỗ trợ hoạt động dạy và học, góp phần vào việc
đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng sách điện tử e-book hỗ trợ hoạt động tự nghiên cứu học phần
hóa vô cơ 2, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường CĐSP, hỗ trợ tự học cho sinh viên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy- học. Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình
Hóa học vô cơ 2, đặc biệt là chương 1 đại cương kim loại và chương 2 các nguyên tố kim loại
kiềm.
- Nghiên cứu quy trình thiết kế e-book.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm: kiểm chứng sự đúng đắn của giả thuyết khoa học.
3.Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Hóa học ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Việt Nam.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nội dung các chương 1, 2 học phần hóa học vô cơ 2.

- Các phần mềm thiết kế e-book và các phần mềm thiết kế bài học.
- Phương pháp sử dụng e-book kết hợp với dạy học truyền thống.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 1: Đại cương kim loại.
Chương 2: Các nguyên tố kim loại kiềm
4. Mẫu khảo sát
- SV lớp Hoá- sinh 09, hệ đào tạo CĐSP chính qui Trường CĐSP Hưng Yên.
- SV lớp Hoá- sinh 09, hệ đào tạo CĐSP chính qui Trường CĐ Hải Dương.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc sử dụng e-book trong hỗ trợ tự học cho sinh viên ngành Hóa-sinh sẽ đem lại hiệu quả
như thế nào đối với giáo viên và sinh viên?
- Bài giảng thiết kế dưới dạng e-book có được sử dụng làm tài liệu tham khảo không?
6.Giả thuyết khoa học
3
Việc sử dụng e-book kết hợp với hình thức dạy học truyền thống sẽ nâng cao năng lực tự học,
tự nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường chuyên nghiệp
trong giai đoạn hiện nay.
Bài giảng thiết kế dưới dạng e-book được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV và SV
giảng dạy và học tập.
7.Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản và các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo, cơ sở lí
luận về xu hướng đổi mới PPDH hóa học, nội dung lí thuyết chủ đạo.
- Sử dụng phối hợp các PP phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá…
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, nghiên cứu.
7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm và xử lí số liệu thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
- Xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê mới----> kết luận của đề tài.
8.Những đóng góp của đề tài
- Xây dựng các bài học Hoá vô cơ 2 dưới dạng e-book.

- Nghiên cứu sử dụng e-book một cách hiệu quả.
- Sinh viên được tiếp cận với PP học tập mới, GV sử dụng e-book, xây dựng và tổ chức dạy
học theo sách.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính: - Phần: Mở đầu
- Phần: Nội dung gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng e-book trong dạy học
hóa học.
+ Chương 2: Xây dựng và sử dụng e-book Hoá vô cơ 2, chương 1: đại cương kim loại và
chương 2: các nguyên tố kim loại kiềm.
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
- Phần: Kết luận và khuyến nghị.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
E-BOOK TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
1.1.Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Trên thế giới
4
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…việc dạy học sử dụng e-book đã trở nên rất
phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
1.1.2.Ở Việt nam
Nguyễn Thị Ánh Mai, Thiết kế e-book hóa học 10 (2006), Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn e-
book này có nhược điểm là sử dụng phần mềm thiết kế e-book không có tình huống học tập
dẫn dắt học sinh tới kiến thức mới.
Nguyễn Thị Minh Trang, Thiết kế e-book hóa học lớp 10 NC chương 5 nhóm halogen
(2010), khóa luận tốt nghiệp – ĐHSP Hà Nội.
Đinh Thị Hồng Nhung, Thiết kế E-book hóa học vô cơ 11 NC (2007), luận văn thạc sĩ khoa
học giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thị Nhung, Thiết kế e-book hóa học 11 NC- chương 4 : đại cương về hóa học hữu
cơ, Khóa luận tốt nghiệp đại học.

Nguyễn Thúy Hằng , Thiết kế e-book hóa học 12 NC phần kim loại (2008), Luận văn thạc sĩ
– K16 – ĐHSP Hà nội .
Nguyễn Thị Dạ Thảo , Thiết kế e-book hóa học 11 NC phần hữu cơ (2008), Luận văn thạc sĩ
– K16 – ĐHSP Hà Nội .
Phạm Thị Kiều Hạnh, Thiết kế e-book hóa học 10 NC, nhóm Halogen và nhóm Oxi, Luận
văn thạc sĩ – K18-ĐHSP Hà Nội.
1.2.Đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.2.1. Xu hướng phát triển của nền giáo dục Đại học-Cao đẳng hiện đại
1.2.1.1.Các xu hướng phát triển chung của giáo dục ĐH-CĐ trên thế giới
 Xu hướng đại chúng hóa: Chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng và phổ cập.
 Xu hướng đa dạng hóa: Phát triển nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về
trình độ và ngành nghề theo hướng hàn lâm.
 Tư nhân hóa
 Bảo đảm chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh.
1.2.1.2. Giáo dục ĐH-CĐ ở Việt Nam
1.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học Đại học
1.2.2.1. Thực trạng sử dụng PPDH của các trường ĐH, CĐ hiện nay
1.2.2.2. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học đại học
1.2.2.3.Tổ chức dạy học đại học-Phương pháp dạy học đại học
1.2.2.4.Đặc điểm của phương pháp dạy học đại học
1.2.3. Cơ sở lý luận của dạy học tích cực
1.2.3.1. Các lí thuyết học tập
5
 Thuyết hành vi: Học tập là sự thay đổi hành vi
 Thuyết nhận thức: Học tập là quá trình xử lý thông tin
 Thuyết kiến tạo: Học tập là tự kiến tạo tri thức
1.2.3.2. Quan niệm về dạy và học theo cách tiếp cận thông tin
1.2.5. Ứng dụng của CNTT&TT trong dạy học hóa học
1.2.5.1. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Hóa học ở các nước trên thế giới
1.2.5.2. Đổi mới PPDH Hóa học với sự trợ giúp CNTT&TT Phần mềm phục vụ cho dạy học

hóa học
- Một số phần mềm quen thuộc để biên soạn bài giảng, thiết kế giáo án điện tử như:
MS.Word, MS.Powerpoint, MS.Frontpage.
- Một số phần mềm chuyên dụng để soạn thảo công thức Hóa học phức tạp như:
ACD/chem sketch,
- Một số phần mềm dùng để thiết kế trang web hóa học: Frontpage,
- Một số phần mềm về thí nghiệm ảo và thí nghiệm mô phỏng hóa học: Multimedia Science
School (MSS),
- Một số phần mềm vẽ minh họa các thí nghiệm: MS.Drawing, Paint, Corel Draw,
ScienceTeacherHelper...
- Phần mềm xử lý ảnh và thiết kế các minh họa động về các thí nghiệm, qui trình sản xuất
hoặc mô hình hóa những khái niệm trừu tượng: Adobe Photoshop; Macromedia Flash MX,
3D Studio Max, Ulead VideoStudio
- Xây dựng các phần mềm kiểm tra trắc nghiệm bằng: MS Access, Visual Basic,
1.2.5.3. Xây dựng giáo án điện tử
 Dạy học với phương tiện điện tử (e-learning)
 Giáo án điện tử và Bài giảng điện tử
 Học liệu điện tử
 Quy trình xây dựng giáo án điện tử
1.3. Cơ sở lí luận của phƣơng pháp tự học
1.3.1. Khái niệm tự học
Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn
ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học.
1.3.2. Các hình thức của tự học
Tự học có ba hình thức chính:
 Tự học không có hướng dẫn
 Tự học có hướng dẫn
6
 Tự học có hướng dẫn trực tiếp
1.3. 3. Chu trình của tự học

1.3.4. Vai trò của tự học
- Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
- Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người
- Tự học khắc phục nghịch lí: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn.
- Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người.
1.3.5. Tự học trong môi trường CNTT-TT. Tự học qua mạng
1.3.5.1. Khái niệm:
1.3.5.2. Lợi ích của tự học qua mạng
1.4. Cơ sở lí thuyết về E-book
1.4.1. Khái niệm về E-book
1.4.2. Ưu và nhược điểm của E-book
1.4.2.1. Ưu điểm của E-book
1.4.2.2. Nhược điểm của E-book
1.4.3. Các yêu cầu của việc thiết kế E-Book
1.4.3.1.Yêu cầu về nội dung
1.4.3.2.Yêu cầu về trình bày
1.4.3.3.Yêu cầu về bài tập
1.4.3.4.Yêu cầu về hướng dẫn sử dụng
1.4.4. Quy trình xây dựng E-book
1.5. Vấn đề sử dụng e-book trong việc dạy học Hóa học ở CĐSP
1.5.1. Thực trạng việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Hóa học ở nước ta hiện nay
Nguyễn Thúy Hằng [21], qua điều tra 138 giáo viên Hóa học, thấy rằng hầu hết GV đều cho
rằng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học hoá học là cần thiết (90%) và việc ứng dụng CNTT
góp phần làm cho giờ học sinh động hơn, SV tiếp thu bài nhanh hơn, nhờ thế chất lượng bài
dạy được nâng cao hơn. Cũng theo kết qủa của các phiếu điều tra đó thì trình độ tin học của
GV nói chung còn hạn chế, số GV sử dụng máy tính và các thiết bị dạy học hiện đại trong giờ
dạy của mình chỉ chiếm: 14,5% sử dụng thường xuyên; 63,77% hiếm khi sử dụng, còn 21,8%
chưa sử dụng bao giờ.
Kết qủa điều tra là cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài và đồng thời cũng là cơ sở cho
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Hóa học trong giai đoạn hiện nay.

1.5.2. Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học hóa học ở trường CĐSP
Trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng ở CĐSP Hưng Yên, việc ứng dụng

×