Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Vai trò của cơ cấu tổ chức trong các hoạt động lao động của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.49 KB, 21 trang )

PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC
I. VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO
ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
1. Thực chất của cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể ra những bộ phận nhỏ theo những tiêu
thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt
nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung.
Trong quá trình phát triển của xã hội cũng như của tổ chức, các hoạt động ngày
càng rộng, đa dạng, phức tạp và mục đích cũng thường xuyên biến đổi, vì thế cơ cấu tổ
chức ngày càng phức tạp và biến đổi theo. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức
đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa theo chức năng thành các bộ phận trong tổ chức sao
cho các bộ phận đó phối hợp hoạt động nhịp nhàng, không chồng chéo, trùng lặp nhằm
đạt mục tiêu đề ra. Như vậy cần phải thường xuyên đánh giá tính hiệu quả, hợp lý của
cơ cấu tổ chức . Các tiêu chuẩn thường sử dụng để đánh giá như mức độ gọn nhẹ, ít đầu
mối, ít bộ phận mà vẫn hoạt động nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao.
Cơ cấu tổ chức chia thành nhiều tầng, nhiều cấp phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ
của tổ chức. Việc phân chia vừa là đòi hỏi khách quan, vừa có yếu tố chủ quan. Trong
các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, cơ
cấu tổ chức gồm cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất.
1
 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Để quản lý có hiệu quả các hoạt động, trong quá trình phát triển người ta đa tách
chức năng quản lý ra khỏi chức năng sản xuất, trở thành chức năng độc lập. Để thực
hiện chức năng quản lý phải có bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý là một tổ chức con trong một tổ chức, có vai trò cực kỳ quan
trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức vì nó là trung tâm đầu não chỉ huy toàn bộ hoạt
động của tổ chức. Bộ máy quản lý thường được tổ chức theo các loại cơ cấu sau:
- Cơ cấu theo trực tuyến:
Ưu điểm: Thuận lợi cho việc thực hiện chế độ thủ trưởng, người lãnh đạo phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền.
Nhược điểm: Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng


thời làm hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao theo chuyên môn.
Áp dụng: tổ chức quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến
- Cơ cấu theo chức năng:
2
Người lãnh đạo
Các đối tượng
quản lý
Các đối tượng
quản lý
Người lãnh đạo
tuyến 2
Người lãnh đạo
tuyến 1
Ưu điểm: Nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các
chức năng quản lý và hình thanh nên người lãnh đạo chuyên môn hóa, do đó thu hút
được các chuyên gia vào giải quyết các vấn đề chuyên môn, giảm bớt gánh nặng quản lý
cho người lãnh đạo
Nhược điểm: đối tượng quản lý phải chịu sự lãnh đạo của nhiều thủ trưởng nên
cơ cấu này làm suy yếu chế độ thủ trưởng.
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu theo chức năng
- Cơ cấu theo trực tuyến – chức năng:
Ưu điểm: kết hợp 2 cơ cấu trên, theo đó, mối liên hệ giữa cấp dưới và người lãnh
đạo là một đường thẳng (trực tuyến), còn những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ
chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ
trực tuyến.
Nhược điểm: Đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối
quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.
3
Người lãnh đạo

Đối tượng quản lý
2
Đối tượng quản lý
1
Người lãnh đạo
chức năng B
Người lãnh đạo
chức năng A
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến – chức năng
- Cơ cấu trực tuyến – tham mưu:
Người lãnh đạo ra mệnh lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm với người thừa hành
trực tiếp của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp, người lãnh đạo phải thao khảo các ý
kiến chuyên gia.
4
Đối tượng quản lý 2Đối tượng quản lý 1
Người lãnh đạo
chức năng B
Người lãnh đạo
chức năng A
Người lãnh đạo cấp 2
Người lãnh đạo
chức năng B
Người lãnh đạo
chức năng A
Người lãnh đạo cấp 1
Ưu điểm: Cho phép người lãnh đạo tận dụng được tài năng, chuyên môn của các
chuyên gia, giảm bớt sự phức tạp của cơ cấu tổ chức
Nhược điểm: Người lãnh đạo phải kiếm được các chuyên gia giỏi trong các lĩnh
vực.
Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến – tham mưu

 Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Bao gồm những bộ phận có quan hệ trực tiếp với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ
sản xuất. Tùy theo tính chất sản xuất, cơ cấu tổ chức có thể được phân thành cơ cấu tổ
chức chuyên môn hóa hoặc cơ cấu tổ chức tổng hợp. Trong một doanh nghiệp, đó là các
phân xưởng, các bộ phận sản xuất phối hợp với nhau trong quá trình sản xuất. Cơ cấu tổ
5
Tham mưu 1
Người lãnh đạo tuyến 2Người lãnh đạo tuyến 1
Tham mưu 2 Tham mưu 3Tham mưu 1
Người lãnh đạo
Các đối tượng quản lýCác đối tượng quản lý
Tham mưu 1 Tham mưu 1 Tham mưu 1
chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau hình
thành nên cơ cấu tổ chức của một tổ chức.
Nếu xét trên tính ổn định tương đối và tính pháp lý thì cơ cấu tổ chức có thể chia
thành cơ cấu tổ chức chính thức và cơ cấu tổ chức không chính thức. Cơ cấu tổ chức
chính thức mang tính ổn định và pháp lý cao hơn.
2. Vai trò của cơ cấu tổ chức
Việc đánh giá cơ cấu tổ chức không chỉ chú ý đến cơ cấu các bộ phận hợp thành
của tổ chức mà quan trọng hơn phải là tập thể những con người trong bộ phận đó. Cơ
cấu tổ chức và cơ cấu lao động phải gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu tổ chức
quyết định cơ cấu lao động.
Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ
chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc
thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Ngược lại, một tổ chức
không hợp lý với nhiều đầu mối, nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ,
mâu thuẫn, kém hiệu quả. Vì thế, cần đánh giá mức độ hợp lý của một cơ cấu tổ chức.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý không chỉ là có đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện
các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với những con người có đủ
những phẩm chất cần thiết để thực hiện các chức năng công việc được giao.

Để đánh giá mức độ hợp lý của một cơ cấu tổ chức có thể dùng nhiều phương
pháp khác nhau như phương pháp tương tự, phương pháp phân tích, phương pháp thăm
dò phản ứng, phương pháp khảo sát trực tiếp….
− Phương pháp tương tự cho phép khi so sánh các tổ chức tương đối đồng nhất về
chức năng, nhiệm vụ thì có tương đối đồng nhất về cơ cấu tổ chức hay không?
− Phương pháp phân tích cho phép đi sâu và hiểu kỹ hơn các lý do, những yếu tố
ảnh hưởng gây nên sự khác biệt trong cơ cấu tổ chức, chỉ những bộ phận, những
6
yếu tố không hợp lý trên cơ sở phân tích các chức năng, nhiệm vụ và mối quan
hệ của các bộ phận trong tổ chức.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức
 Các yếu tố tác động đến cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức thay đổi dưới sự tác động của cả các yếu tố khách quan và chủ quan.
 Yếu tố khách quan:
- Những quy định của Nhà nước về hệ thống tổ chức và sự phân cấp của nó;
- Khối lượng nhiệm vụ, kế hoạch được giao;
- Trình độ công nghệ, kỹ thuật và mức độ trang bị lao động;
- Số lượng người và trình độ thích ứng của họ với các nhiệm vụ được giao;
- Môi trường và phạm vi hoạt động của tổ chức;
 Yếu tố chủ quan:
- Trình độ, năng lực của người lãnh đạo cũng như ý chí của họ;
- Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ;
- Trình độ năng lực của cán bộ ở bộ phận tham mưu tổ chức;
- Quan hệ bên trong tổ chức (mức độ thể hiện quyền lực, mức độ kiểm soát của
lãnh đạo và mức độ hợp tác giữa các nhân viên);
- Mức đảm nhận của các nhân viên trong tổ chức;
 Các yếu tố hình thành cơ cấu tổ chức:
Khi nghiên cứu các cơ sở của cơ cấu tổ chức, Stephen P.Robins- tác giả cuốn
“Những vấn đề cốt yếu của hành vi tổ chức” (tái bản lần 5, tài liệu dịch), đã nêu ra 6
yếu tố cơ bản hình thành nên cơ cấu tổ chức. Đó là:

- Chuyên môn hóa công việc;
- Bộ phận hóa;
- Hệ thống ra mệnh lệnh;
- Phạm vi quản lý;
- Tập trung quyền lực (tập quyền) và phân chia quyền lực (phân quyền);
 Các câu hỏi cần trả lời khi thiết kế cơ cấu tổ chức:
Stephen P.Robins cũng đưa ra 6 câu hỏi then chốt mà nhà quản lý cần trả lời khi thiết
kế một cơ cấu tổ chức thích hợp. Đó là:
- Các nhiệm vụ được phân chia thành những công việc riêng rẽ nào? (Liên quan
đến đơn vị hóa);
7
- Các cá nhân và các nhóm báo cáo cho ai? (Liên quan đến hệ thống quyền lực)
- Một người quản lý có thể chỉ đạo bao nhiêu cá nhân có hiệu quả? (Liên quan đến
phạm vi kiểm soát);
- Quyền ra quyết định nằm ở đâu? (Liên quan đến tấp quyền và phân quyền);
- Các luật lệ sẽ kiểm soát nhân viên và các nhà quản lý ở mức độ nào? (Liên quan
đến chính thức hóa).
Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, không chỉ nghiên cứu những
yếu tố nêu trên mà cần đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các bộ phận trong tổ
chức, trước hết là các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ
chức sản xuất. Mỗi bộ phận trong tổ chức là một tổ chức con, giống như hệ thống con
trong một hệ thống lớn, vì thế, về nguyên tắc, mỗi bộ phận này đều phải phục vụ cho
mục tiêu nào đó trong chiến lược của tổ chức. Nó tồn tại khi tổ chức đòi hỏi và biến mất
khi sự tồn tại của nó không còn ý nghĩa đối với tổ chức.
 Sự ổn định và thay đổi của tổ chức:
Mỗi tổ chức ra đời cần phải ổn định trong thời gian nhất định mới có thể thực hiện
thành công những chiến lược của tổ chức, giúp các thành viên yên tâm ở vị trí công tác
của mình.
Khi các yếu tố ảnh hưởng tác động mạnh đến đến cơ cấu tổ chức làm cho cơ cấu cũ
trở nên không phù hợp thì cần phải đổi mới cơ cấu đó. Cơ cấu tổ chức lỗi thời trong

nhiều trường hợp sẽ cản trở sự phát triển của tổ chức, nhưng thay đổi một cơ cấu tổ
chức lỗi thời lại không phải là vấn đề đơn giản vì có nhiều yếu tố sẽ cản trở sự thay đổi
này. Cũng theo Stephen P.Robins, nguyên nhân của sự cản trở có thể xuất phát từ:
 Cá nhân: Bao gồm: Thói quen con người, nhu cầu đảm bảo an toàn, các yếu tố
kinh tế (lo sợ giảm thu nhập…), nỗi lo sợ không được ai biết đến (không nổi
tiếng), xử lý thông tin có lựa chọn…
 Tổ chức: Bao gồm: Sự thiếu năng động (tính ỳ) của cơ cấu tổ chức), chú trọng
thay đổi đồng bộ, sự thiếu năng động của nhóm, mối đe dọa đối với kiến thức
8
chuyên môn và sự không lành nghề, đe dọa đối với các mối quan hệ quyền lực và
sự phân bổ quyền lực đã được thiết lập…
Muốn thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tiến bộ, người lãnh đạo phải nắm được
các yếu tố thúc đẩy và các yếu tố cản trở sự thay đổi tổ chức của mình.
 Những đòi hỏi đối với người phân tích khi phân tích cơ cấu tổ chức:
- Nghiên cứu, nắm chắc thực trạng hoạt động và mục tiêu chiến lược của tổ chức;
- Xem xét cơ cấu tổ chức hiện tại dưới các góc độ: các bộ phận hợp thành, chức
năng của từng bộ phận đó, mối quan hệ giữa chúng, số lượng và chất lượng cán
bộ trong từng bộ phận;
- Có phương pháp luận và phương pháp phân tích thích hợp;
- Phát hiện các yếu tố cơ bản tác động đến cơ cấu tổ chức, phân biệt các yếu tố
tích cực và tiêu cực, xác định mức ảnh hưởng của từng yếu tố;
- Sử dụng thành thạo các công cụ toán học để thề hiện các quá trình và kết quả
phân tích;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cải tiến cơ cấu tổ chức.
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơ cấu tổ chức
Việc đánh giá hiệu quả hay tính hợp lí của một cơ cấu tổ chức là vô cùng quan
trọng đối với mỗi tổ chức đó. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để tổ chức hoàn thiện bộ máy
quản lí của mình thông qua so sánh kết quả lúc trước và sau khi có các thay đổi nhất
định. Ở mỗi tổ chức khác nhau sẽ có những cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên hầu hết
các chỉ tiêu đánh giá của tổ chức đều xoay quanh 2 chỉ tiêu chính.

9
 Chỉ tiêu tổng quát: được tính bằng cách so sánh mức độ thực hiện nhiệm vụ kế
hoạch của năm nay so với năm trước hoặc sau và trước khi có sự thay đổi cơ cấu
tổ chức.
 Các chỉ tiêu riêng đặc thù:
- Tốc độ hoặc thời gian truyền tải thông tin giữa các cấp quản lí và cấp thực
hiện. cơ cấu tổ chức hợp lí sẽ giúp tăng tốc độ và giảm thời gian truyền tải
thông tin, tránh được thông tin chuyển vòng qua nhiều cấp trung gian.
- So sánh cơ cấu tổ chức hiện tại với thiết kế tổ chức ban đầu để phát hiện
những chồng chéo về chức năng giữa các bộ phận cũng như sự xuất hiện
những bộ phận mới trong quá trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động
của các bộ phận để so sánh với các nhiệm vụ chức năng đề ra.
- Tính hiệu lực của các quyết định.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
1. Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động
 Khái niệm
Ngành Lao động – Thương binh xã hội là một ngành kinh tế - xã hội tổng hợp
trong hệ thống quản lý Nhà nước.
Hệ thống tổ chức của Ngành được phân chia như sau:
- Cấp Trung ương: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội
- Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội
- Cấp phường, xã: Cán bộ nghiệp vụ lao động phường, xã
 Chức năng
10
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện 2 chức năng cơ bản là chức
năng quản lý Nhà nước và chức năng sự nghiệp.
- Chức năng quản lý Nhà nước liên quan đến việc ban hành các chế độ chính sách

trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, hướng dẫn kiểm tra và thanh tra
việc thực hiện các chính sách lao động, thương binh và xã hội, sửa đổi, bổ sung
và thay đổi những chế độ chính sách lao động, thương binh và xã hội không còn
phù hợp. Đây là chức năng cơ bản nhất.
- Chức năng sự nghiệp liên quan đến việc thực hiện các chính sách xã hội như
chăm sóc, nuôi dưỡng thương bệnh binh, những người già cô đơn, trẻ em tàn tật,
tổ chức chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách, dạy nghề gắn với giải quyết
việc làm….

Sơ đồ về cơ cấu ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
11
Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ
Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội
Ủy ban nhân dân
tỉnh
Các đơn vị sự
nghiệp thuộc Bộ
Lao động
Thương binh và
Xã hội, thuộc sở
Lao động -
thương binh và
Xã hội
Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh,
thành phố thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân
quận, huyện
Phòng Lao động

-Thương binh và Xã hội
quận, huyện
Ủy ban nhân dân
phường, xã
(Thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội)
 Phân tích sơ đồ
Sơ đồ trên cho thấy, cơ cấu tổ chức ngành Lao động – Thương bnh và Xã hội là
một thể hoàn chỉnh từ Trung ương cho đến địa phương, đến cấp cơ sở nhỏ nhất là
phường, xã, thực hiện 2 chức năng cơ bản là chức năng quản lý Nhà nước và chức năng
sự nghiệp.
Bên cạnh việc chịu sự chỉ đạo theo chuyên môn ngành dọc của cấp trên, các cấp
trung gian và cơ sở (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội và cán bộ lao động phường, xã) còn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp
ủy Đảng, chính quyền.
a. Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Cơ cấu tổ chức Bộ lao động - Thương binh và xã hội
Hiện nay, ngoài lãnh đạo Bộ (Bộ trưởng và các thứ trưởng), bộ gồm 18 đơn vị
quản lý nhà nước (7 vụ, 7 cục và 4 đơn vị cấp tương đương vụ do chính phủ quy định),
8 đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước và 33 đơn vị sự nghiệp khác.
Tên các đơn vị trực thuộc bộ như sau:
12
Cán bộ lao động
phường, xã
Nguồn />tabid=180&TTypeID=46&temidclicked=5
Các đơn vị quản lý nhà nước
Vụ Lao động - Tiền Lương
Vụ Bảo hiểm xã hội
Vụ Hợp tác quốc tế
Vụ Bình đẳng giới
Vụ Kế hoạch - Tài chính

Vụ Pháp chế
Vụ Tổ chức cán bộ
Thanh tra
Văn phòng
Cục Quản lý Lao động ngoài nước
Cục An toàn lao động
Cục Người có công
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
Cục Việc làm
Cục Bảo trợ xã hội
Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Tổng cục dạy nghề
Các Ban Quản lý lao động ở nước ngoài
Các đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước
đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
13
Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng
Trung tâm Thông tin
Tạp chí Lao động và Xã hội
Báo Lao động và Xã hội
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng CB, công chức LĐ - XH
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
Các đơn vị sự nghiệp khácđơn vị sự nghiệp khác
Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề
Trường Đại học Lao động – Xã hội
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Trường Trung cấp nghề Dung Quất
Trung tâm Lao động ngoài nước
Trung tâm hành động khắc phục bom mìn Việt Nam
Trung tâm Huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động
Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông
Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động
Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng
Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và Phục hồi chức năng
Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn
Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động
14
Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Lạng Giang
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng
Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất
Trung tâm Phục hồi sức khỏe người có công Sầm Sơn
Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An
Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật
Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi
Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực I
Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực II
Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực III
Tạp chí Gia đình và Trẻ em
Nhà khách Người có công
Các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

Cơ cấu tổ chức trên cho thấy tính chất phức tạp của bộ. Một trong những nguyên
nhân gây nên sự phức tạp trong cơ cấu của Bộ là do việc nhập Bộ Thương binh và Xã
hội vào Bộ lao động cũ (năm 1987) cũng như do tính chất cấp bách của vấn đề xã hội
hiện nay.
b. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Hiện nay ở 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Thành phố Đà Nẵng
mới chuyển lên) để có Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Tùy theo qui mô của tỉnh,
15
thành phố mà qui mô Sở Lao động- Thương binh và Xã hội lớn hay nhỏ, với cơ cấu tổ
chức từ 6-10 phòng, chưa kể lãnh đạo Sở (Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở).
Trong đó cơ cấu tổ chức 6 phòng thường là phòng Tổng hợp- Tổ chức- Hành
chính; phòng Lao động- Tiền lương; phòng Thương binh xã hội; phòng Tài chính- Kế
toán; phòng thanh tra và phòng chống tệ nạn xã hội.
Còn sở có cơ cấu phức tạp thường có 10 phòng sau: Phòng Kế hoạch tổng hợp;
phòng Quản lí đào tạo, dạy nghề; phòng Chính sách Lao động- Việc làm; phòng Tài
chính- Kế toán; phòng thanh tra chính sách; phòng bảo trợ xã hội; phòng tổ chức đào
tạo; phong thanh tra kĩ thuật an toàn, Bảo hộ lao động; phòng chính sách đối với người
có công và phòng Hành chính quản trị . Đây cũng chính là cơ cấu tổ chức của Sở Lao
động- Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội. Ngoài các phòng chức năng, Sở
lao động- Thương binh và xã hội còn quản lí Chi cục phòng chống TNXH và các đơn
vị sự nghiệp như các trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở nuôi dưỡng thương binh,
người già, cán bộ lão thành cách mạng, trẻ mồ côi, những người tàn tật, các trung tâm
Bảo trợ xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh và người tàn tật.
Ví dụ: Cơ quan Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh bao
gồm 6, thanh tra an toàn lao động trên địa bàn Thành phố; 6 phòng, ban thực hiện công
phòng, ban thực hiện chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Sở về các lĩnh vực chính
sách lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách có công, chính sách xã hội, thanh tra
chính sách tác bảo đảm hoạt động ngành.
Các phòng ban chuyên môn:
 Văn phòng (hành chính - quản trị - tổng hợp – thi đua)

 Phòng lao động - Tiền lương - Tiền công
 Phòng dạy nghề
16
 Phòng chính sách có công
 Phòng bảo trợ xã hội
 Phòng chăm sóc bảo vệ trẻ em
 Phòng kế hoạch – tài chính
 Phòng y tế
 Phòng tổ chức cán bộ
 Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
 Phòng pháp chế
 Phòng bình đẳng giới
Mặc dù sở Lao động- Thương binh và Xã hội cũng thực hiện 2 chức năng chủ yếu
của Ngành: Chức năng quản lí Nhà nước và chức năng sự nghiệp, nhưng so với Bột Lao
động- Thương binh và Xã hội thì mức độ và phạm vi hạn chế hơn.
17

c. Cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện
Tính đến năm 1997, cả nước có 547 quận, huyện. Mỗi quận, huyện đều có phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội. So với Sở, cơ cấu tổ chức của các Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội của các quận, huyện đơn giản hơn.
Ngoài lãnh đạo phòng, phòng có có 4 bộ phận sau:
18
- Bộ phận quản lý lao động ;
- Bộ phận quản lý công tác xã hội (cứu trợ xã hội, tệ nạn xã hội);
- Bộ phận chính sách người có công với Tổ quốc;
- Bộ phận khác (kế toán, tài vụ, văn thư…).
Trên đây là 3 cấp chủ yếu nhất của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra, hiện nay các phường, xã đều có cán bộ chuyên trách về lao động hoặc kiêm
nhiệm. Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội là một hệ

thống hoàn chỉnh từ cơ sở phường, xã tới trung ương. Nhờ đó, mà các nhiệm vụ của
Ngành được triển khai và thực hiện một cách nhanh chóng từ trên xuống dưới. Tuy
nhiên, nếu nghiên cứu sâu cơ cấu tổ chức chúng ta sẽ thấy một trong những điểm yếu
hiện nay của Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội là trình độ của các cán bộ cơ sở,
đặc biệt là ở cấp phường, xã còn thấp. Cấp phường, xã là cấp cơ sở nhỏ nhất, nhưng
quan trọng nhất để triển khai thực thi các chế độ chính sách của Nhà nước. Để công tác
quản lý Lao động - Thương binh và Xã hội vào nề nếp đòi hỏi phải tăng cường cán bộ
chuyên trách về lao động cho các xã phường trong cả nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Tiền lương trong các doanh nghiệp
Phòng Lao động- Tiền lương là một bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng về
quản lý lao động tiền lương.
Trước năm 1986, khi nền kinh tế chưa chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp đều có phòng Lao động- Tiền lương hoạt động như một phòng có chức năng độc
lập và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau đó chức năng tổ chức lao động, tiền lương ít được quan tâm như
trước và hoạt động của nó vì thế mà ngày các yếu dần. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp nhỏ đã xóa hoặc đổi tên phòng đó , ghép chúng vào các bộ phận khác
nhau để hình thành phòng mới với tên gọi khác nhau. Tên phổ biến nhất hiện nay là
phòng Tổ chức- Hành chính được hình thành trên cơ sở gộp hai chức năng tổ chức và
hành chính với hai bộ phận Tổ chức và Hành chính.
19
Ví dụ về cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức – hành chính của Công ty Nhựa Hà Nội hiện
tại:
Sơ đồ 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức – Hành chính của công ty nhựa Hà
Nội

20
Trưởng phòng Tổ chức-
Hành chính
Tiếp tân phục vụ vệ

sinh công nghiệp
Nhà ăn Hợp
tác xã
Sửa chữa và xây dựng
cơ bản
Phó phòng phụ trách
Hành chính
Thường trực thi
đua
Đào tạo, biên chế kế
hoạch nhân lực
Lương, thưởng, Bảo hiểm xã hội,
đánh giá thực hiện công việc
Y tế
Ví dụ về Cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức - Hành chính của Công ty Bưu chính liên
tỉnh và Quốc tế:
Sơ đồ 7: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức - Hành chính của công ty Bưu
chính liên tỉnh Quốc tế

Trong những năm gần đây, xuất phát từ hoạt động thực tiễn, các tổ chức doanh nghiệp
ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác tổ chức lao động tiền lương. Vì
thế việc duy trì và phát triển, đổi mới hoạt động của phòng Tổ chức Lao động- Tiền
lương thích ứng với đòi hỏi mới hiện nay là một yêu cầu cấp thiết.
21
Trưởng phòng Tổ chức
-Hành chính
Phó phòng phụ trách
Hành chính
Phó phòng phụ trách bộ phận
Tổ chức bộ máy nhân sự

Phó phòng phụ trách bộ phận
Lao động – Tiền lương
L
Lễ
tân
T
Tạp
vụ
L
Lái
xe
N
Nhân
viên
bảo
vệ, tự
vệ
Chuyên
viên thi
đua
Chuyên
viên cán
bộ
Chuyên
viên
Đào tạo
– Tiền
lương
Chuyên viên
Bảo hộ Lao

động- Bảo
hiểm Xã hội-
Chính sách
xã hội
Chuyên
viên
định
mức lao
động

×