Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hoàn thiện và phát triển dịch vụ TTKDTM thông qua việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNo TP ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364 KB, 58 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và
tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Hoà chung vào công cuộc đổi mới của
đất nước, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang trong quá trình đổi
mới về mọi mặt, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt.
TTKDTM là một hình thức vận động đặc biệt của tiền tệ, là một nghiệp
vụ quan trọng của ngân hàng thương mại trong kinh doanh ngày càng có nhiều
cạnh tranh gay gắt. Trong nền kinh tế thị trường, TTKDTM ngày càng được
phát triển và không ngừng hoàn thiện do yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế
hàng hoá, tiền tệ. Ở Việt nam, từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tÕ thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc
sử dụng công cụ TTKDTM càng được mở rộng và nâng dần tỷ trọng TTKDTM
trong tổng phương tiện thanh toán, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, thực thi
mục tiêu chính sách tiền tệ có hiệu quả, tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền
kinh tế quốc dân. Nhưng việc sử dụng TTKDTM vẫn chưa được phát triển và
phổ cập ở hết mọi tầng líp dân dân cư. Việc dùng tiền mặt để thanh toán vẫn là
thãi quen của người dân và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng thanh toán nói
chung của Ngân hàng. Và điều này cũng gây ra nhiều bất lợi cho các ngân hàng
thương mại trong huy động vốn tiền gửi thanh toán, tèn kém và mất an toàn
trong thanh toán dẫn đến kẻ gian dễ lợi dụng để tham ô …
Xuất phát từ thực tế trên, kết hợp với những kiến thức đã thu được
trong quá trình thực tập tại ngân hàng và những kiến thức được thầy cô truyền
đạt, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện và phát triển dịch vụ
TTKDTM thông qua việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại
NHNo TP Ninh Bình’’.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
TTKDTM là cơ chế thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành và đang có hiệu lực thi hành. Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình


nghiên cứu về lĩnh vực này, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì việc nghiên
2
cứu cơ chế này càng được quan tâm. Vì vậy, em hy vọng có thể đóng góp vào
việc phát triển dịch vụ TTKDTM thông qua việc mở tài khoản tiền gửi thanh
toán và giao dịch tại NHNo TP Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình, bên cạnh đó đưa ra
các giải pháp hoàn thiện các nghiệp vụ về mở tài khoản thanh toán và giao dịch,
mặt khác khắc phục những mặt còn hạn chế của hoạt động này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các dịch vụ TTKDTM
và việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại NHNo TP Ninh Bình, chủ yếu là các
dịch vụ thanh toán và các công cụ TTKDTM được áp dụng tại ngân hàng với khách
hàng là các cá nhân và các tổ chức kinh tế
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp quan sát thực tế, thu thập thông tin về về ngân hàng
chọn lọc tổng hợp lại những thông tin quan trọng cốt lõi kết hợp giữa lý luận
và thực tế, tư duy lôgíc đồng thời vận dụng phương pháp phân tích thống kê
để so sánh đánh giá .
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương .
Chương 1 : Tổng quan về dịch vụ TTKDTM thông qua việc mở và sử
dụng tài khoản tiền gửi thanh toán trong TTKDTM.
Chương 2 : Thực trạng TTKDTM và việc mở, sử dụng tài khoản thanh
toán tại NHNo TP Ninh Bình.
Chương 3 : Giải pháp phát triển dịch vô TTKDTM thông qua việc mở
va sử dụng tài khoản thanh toán tại NHNo TP Ninh Bình.
3
Chương 1
1. Tổng quan về dịch vụ ttkdtm thông qua việc mở và sử dụng tài khoản
tiền gửi thanh toán
1.1 Một số vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1 Khái niệm TTKDTM
Thanh toán trong nền kinh tế diễn ra dưới hai hình thức là thanh toán
bằng tiền mặt và TTKDTM.
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản, tiện dụng
nhất được sử dụng để mua bán hàng hoá một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó chỉ
phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc
trao đổi thanh toán hàng hoá diễn ra với số lượng quy mô nhỏ, trong phạm vi
hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế phát triển với tốc độ cao cả về chất lượng và số
lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không còn đủ khả năng đáp ứng được
những nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Việc thanh toán bằng tiền mặt đã
bộc lé một số hạn chế nhất định như độ an toàn, thuận tiện kém kém, chi phí
in Ên , vận chuyển , bảo quản lớn . Ngoài ra, một hạn chế quan trọng của việc
thanh toán bằng tiền mặt làm giảm khả năng tạo tiền của NHTM , gây sức Ðp
giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế làm cho giá cả hàng hoá có
khả năng tăng cao gây khó khăn cho NHNN trong việc điều tiết chính sách
tiền tệ. Từ thực tế khách quan trên đòi hỏi phải có sự ra đời của một phương
thức thanh toán khác tiên tiến hơn, hiện đại hơn, đó là phương thức
TTKDTM.
TTKDTM là cách thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không có sự
xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản
của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách
bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán .
Như vậy, thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM là hai hình thức thanh
toán có vị trí, vai trò riêng đối với từng thời kỳ của nền kinh tế. Tuy nhiên,
TTKDTM là cách thức thanh toán mang lại hiệu quả kinh tế lớn, phù hợp với
4
sự phát triển của lưu thông hàng hoá hiện nay. Chính vì thế mà sự ra đời của
nó là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế .
Tham gia vào hoạt động thanh toán có các tổ chức cung ứng dịch vụ

thanh toán và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán :
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gồm các NHTM, các TCTD và
các tổ chức khác khi được NHNN cấp phép .
Tổ chức, cá nhân được sử dụng dịch vụ thanh toán là các tổ chức kinh
tế, các doanh nghiệp, các cá nhân trong nền kinh tế có nhu cầu sử dụng dịch
vụ thanh toán để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ thương mại.
Các phương tiện thanh toán thường được sử dụng là: séc, thẻ, UNC, UNT
Như vậy, sù ra đời của TTKDTM là yêu cầu khách quan để phục vụ quá
trình tái sản xuất và lưu thông hàng hoá, là điều kiện quan trọng đảm bảo sự
tuần hoàn của vốn tiền tệ trong từng đơn vị kinh tế.
1.1.2 Các nguyên tắc trong TTKDTM
TTKDTM phản ánh mối quan hệ kinh tế pháp lý trong giao nhận và
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ nên trong quá trình thực hiện các bên tham
gia phải tuân thủ các quy định mang tính nguyên tắc sau :
- Các chủ thể tham gia thanh toán đều phải mở tài khoản thanh toán tại
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lùa chọn tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản. Khi tiến hành thanh toán phải thực
hiện thanh toán thông qua tài khoản đã mở theo đúng chế độ và phải trả phí
thanh toán theo quy định của ngân hàng và tổ chức làm dịch vụ thanh toán.
Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phải tuân thủ theo quy chế
quản lý ngoại hối của Nhà nước.
- Sè tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dùa trên
cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán. Người
mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thanh toán để đáp ứng kịp thời, đầy đủ
khi xuất hiện yêu cầu thanh toán. Nếu người mua chậm trễ thanh toán hoặc vi
phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt theo quy định thanh toán hiện hành.
- Người bán hoặc cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do
người mua trả vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hoặc
5
cung cấp hàng hoá dịch vụ kìp thời và đúng số lượng giá trị mà người mua đã

thanh toán, đồng thời phải kiểm soát kỹ càng các chứng từ phát sinh trong quá
trình thanh toán.
- Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán phải phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh
toán, cụ thể:
+ Chỉ trích tiền từ tài khoản người chi trả chuyển vào tài khoản của
người thụ hưởng khi có lệnh của người chi trả như UNC, séc chuyển khoản …
trường hợp không cần lệnh của người chi trả chỉ áp dụng đối với UNT hoặc
lệnh của toà án kinh tế.
+ Các tổ chức cung ứng dịch vô thanh toán phải có trách nhiệm hướng
dẫn, giúp đỡ khách hàng mở tài khoản, sử dụng các công cụ thanh toán phù
hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phương thức giao nhận vận chuyển
hàng hoá; cung cấp đầy đủ các chứng từ sử dụng trong thanh toán cho khách
hàng.
+ Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh
chóng, chính xác, an toàn tài sản. Nếu để chậm trễ hoặc hạch toán thiếu chính
xác gây thiệt hại cho khách hàng trong quá trình thanh toán thì phải chịu phạt
để bồi thường cho khách hàng theo quy định.
1.1.3 Cơ sở pháp lý để tổ chức thanh toán kông dùng tiền mặt
Để công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng hoàn thiện hơn,
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng nghiên cứu và
đưa ra các văn bản có tính pháp lý, tạo hành lang pháp lý khá vững trãi cho
các hình thức thanh toán KDTM phát huy tác dụng. Hệ thống các văn bản
pháp quy đó bao gồm:
- Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997, trong đó có
đề cập đến vấn đề thanh toán qua ngân hàng.
- Quyết định 371/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ban hành ngày
19/10/1999 về quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng.
- Nghị định 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/09/2001 về
hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

6
- Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày
26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Quyết định 235/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày
01/04/2002 về việc chấm dứt phát hành Ngân phiếu thanh toán.
- Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày
08/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán.
- Luật các công cụ chuyển nhượng của nước CHXHCN Việt Nam – ngày
29/11/2005
- Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày
11/07/2006 về Quy chế cung ứng và sử dụng Séc
Theo các văn bản pháp quy này thì hiện nay có 5 hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt được sử dụng để thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong nền kinh tế, đó là:
+ Séc thanh toán: Séc lĩnh tiền mặt, Séc chuyển khoản, Séc bảo chi (bảo
lãnh)
+ Ủy nhiệm thu
+ Ủy nhiệm chi - chuyển tiền
+ Thẻ thanh toán
+ Thư tín dụng nội địa
1.1.4 Vai trò của dịch vô thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế
TTKDTM là một phần quan trọng không thể tách rời với hoạt động của
nền kinh tế đặc biệt với nền kinh tế hiện đại .
TTKDTM thúc đẩy quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Với vai trò
là trung gian thanh toán, ngân hàng đã giúp cho khách hàng việc chu chuyển
vốn nhanh và an toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiết kiệm vốn cho
doanh nghiệp .

7
TTKDTM tạo điều kiện cho các ngân hàng tập trung được nguồn vốn
nhàn rỗi trong xã hội, trên cơ sở đó ngân hàng mở rộng cho vay, đầu tư tái sản
xuất và thu lợi nhuận.
Nhờ TTKDTM mà ngân hàng có điều kiện để cung cấp thêm dịch vụ
khác để hưởng hoa hồng, đồng thời theo dõi được phần nào hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng từ đó tạo điều kiện giúp đỡ hoặc hạn chế
những hoạt động tiêu cực của họ, đảm bảo cho nguồn vốn được sử dụng có
mục đích và hiệu quả .
Nhờ công tác thanh toán qua ngân hàng được thực hiện chủ yếu bằng
chuyển khoản nên đã giảm đi rất nhiều chi phí về vận chuyển, bảo quản và lưu
thông tiền mặt, tiết kiệm được cho nền kinh tế xã hội phần lớn chi phí phát
hành tiền mặt cho lưu thông. Qua đó NHNN cũng dễ dàng kiểm soát và kiềm
chế lạm phát để thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô của mình.
1.1.4.2 Đối với Ngân hàng
Nguồn lợi nhuận lớn nhất đem lại cho ngân hàng là hoạt động tín dông.
TTKDTM tạo điều kiện cho ngân hàng tập trung được các khoản vốn tiền tệ
tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn ngắn hạn, mở rộng
việc cho vay đối với nền kinh tế. Nã giúp ngân hàng huy động được tối đa
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, do đó chi phí ngân hàng phải trả thấp nên đã
tăng thu nhập cho ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền
vững.
TTKDTM còn là biện pháp kích thích sự phát triển các dịch vụ ngân
hàng có liên quan phát triển theo, tạo điều kiện phát triển mô hình ngân hàng
điện tử, cung cấp nhiều sản phảm dịch vụ như thanh toán trực tuyến, chuyển
tiền điện tử …đồng thời giúp cho ngân hàng kiểm soát được một phần khả
năng tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cung cấp những
thông tin quan trọng cho công tác thẩm định của hoạt động tín dụng góp phần
giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
8

1.1.4.3 Đối với khách hàng
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM thì sẽ được hưởng rất nhiều
tiện Ých mà dịch vụ này đem lại như an toàn, chính xác, nhanh chóng. Từ đó
giúp cho chủ tài khoản tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển bảo quản
tiền mặt. Vì thế làm giảm chi phí đầu vào hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
hiệu quả kinh doanh, tăng tốc độ chu chuyển của vốn. Không những thế khách
hàng còn được sử dụng rất nhiều sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán,
mang lại nhiều tiện Ých cho khách hàng.
1.1.5 Các hình thức TTKDTM
1.1.5.1 Séc thanh toán
Khái niệm: (Theo Luật các công cụ chuyển nhượng) Séc là giấy tờ có
giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán
cho người thụ hưởng.
Séc có nhiều loại, được phân chia theo tÝnh chất và cộng dụng khác nhau.
*Theo tính chất đảm bảo thanh toán có : SCK, SBC, SBL.
+ SCK: là tờ séc do chủ tài khoản ký phát và trực tiếp giao cho người
thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. SCK được phát hành
trực tiếp trên số dư tài khoản không kỳ hạn của mình và không được ngân
hàng đảm bảo khả năng chi trả, vì vậy người thụ hưởng không biết được chắc
chắn khả năng thanh toán của tờ séc đó. Cho nên SCK chỉ dùng trong trường
hợp hai bên tín nhiệm nhau.
Người thụ hưởng Séc có thể nép Séc vào đơn vị thanh toán theo mét
trong 3 trường hợp sau:
- Người ký phát và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán thì người thụ hưởng có thể trực tiếp nép séc tại
nơi thanh toán để xin thụ hưởng sè tiền trên séc.
- Nếu người ký phát và thụ hưởng không mở tài khoản tại một đơn vị
cung ứng dịch vụ thanh toán, người thụ hưởng có thể trực tiếp nép hoặc uỷ

9
quyền cho tổ chức cung ứng dịch vụ thu hộ mình số tiền trên tờ séc với điều
kiện đơn vị thanh toán và đơn vị thu hộ đã có thoả thuận trước về việc tổ chức
thanh toán séc cho các khách hàng của mình .
- Trong trường hợp tờ séc được thanh toán qua trung tâm bù trừ thì séc sẽ
được đơn vị thu hộ xuất trình tại trung tâm thanh toán bù trừ séc. Cuối phiên
giao dịch, sau khi đã tiếp nhận và thực hiện bù trừ séc từ các đơn vị thành viên,
trung tâm sẽ thanh toán số phải thu (phải trả ) về séc cho các đơn vị thành viên.
+ SBC: là séc do chủ tài khoản phát hành đã được ngân hàng đảm bảo
khả năng thanh toán. Trước khi muốn phát hành Séc bảo chi cho người thụ
hưởng, người ký phát phải đến ngân hàng phục vụ mình (NH thanh toán) để
làm thủ tục bảo chi cho tờ séc.
SBC thường được sử dụng trong trường hợp bên bán không tín nhiệm
bên mua hoặc người sử dụng séc vi phạm quy luật thanh toán nên ngân hàng
bắt buộc sử dụng séc bảo chi.
Do tính chất chắc chắn về khả năng thanh thanh toán và kiểm soát
được ký hiệu mật nên thanh toán SBC giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán cùng hệ thống có thể ghi Có cho đơn vị thụ hưởng trước rồi báo Nợ
sang đơn vị thanh toán để ghi Nợ người ký phát sau.
+ SBL: Là séc đã được đảm bảo trả tiền đối với một phần hoặc toàn bộ
số tiền ghi trên tờ séc bằng việc bảo lãnh của bên thứ ba chứ không phải là
đơn vị thanh toán. Do đó, SBL cũng là tờ séc được đảm bảo khả năng chi trả
và thường được dùng trong trường hợp hai bên không tín nhiệm nhau. Séc bảo
lãnh dùng để thanh toán giữa hai khách hàng mở tài khoản tại cùng một ngân
hàng hoặc tại hai ngân hàng có cam kết thực hiện thanh toán séc cho các
khách hàng của nhau. Nếu người ký phát không thanh toán được thì người bảo
lãnh phải có trách nhiệm trả thay.
* Theo công dụng của Séc gồm: Séc rút tiền mặt và Séc chuyển khoản.
* Theo đối tượng sử dụng séc: Séc sử dụng cho tổ chức và séc sử dụng
cho cá nhân .

10
1.1.5.2 Hình thức thanh toán bằng lệnh chi hoặc UNC
Lệnh chi hay UNC là lệnh của chủ tài khoản uỷ nhiệm cho tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản
tiền gửi của mình chuyển cho người được hưởng có tài khoản ở cùng tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
để thanh toán tiền mua bán, cung ứng hàng hoá dịch vụ.
Khi thực hiện lệnh chi, số tiền của lệnh chi được chuyển thẳng vào tài
khoản thanh toán của người thụ hưởng. Thời hạn thực hiện lệnh UNC do tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh
toán. Khi kiểm soát, hạch toán UNC các bên phải thực hiện đúng thời hạn đã
quy định để đảm bảo thanh toán nhanh.

1.1.5.3 Hình thức thanh toán nhờ thu hay UNT
Nhờ thu hoặc uỷ nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán
giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ
một chi nhánh ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng, trên cơ sở có thoả thuận
hoặc hợp đồng về điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
1.1.5.4 Thẻ thanh toán nội địa ( thẻ ngân hàng )
Thẻ là phương tiện thanh toán hiện đại dùa trên sự phát triển kỹ thuật
tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ là phương tiện TTKDTM do ngân
hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ hoặc để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM hay các ngân
hàng đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng
được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ.
Có nhiều loại thẻ khác nhau:
* Thẻ ghi nợ
Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn với tài khoản tiền gưỉ thanh toán
của chủ thẻ. Người sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm
bảo thanh toán thẻ. Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của

chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do ngân hàng phát
11
hành quy định. Để sử dụng loại thẻ này, chủ thẻ phải có tài khoản hoạt động
thường xuyên tại ngân hàng.
* Thẻ tín dông
Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì nó cho phép người
sử dụng khả năng chi tiêu trước trước trả tiền sau. Thẻ này chỉ được áp dụng
đối với khách hàng đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền để mua
thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng
đã được ngân hàng chấp thuận.
* Thẻ trả trước.
Đây là loại thẻ mới được phát triển trên thế giới, khách hàng không phải
thực hiện các thủ tục phát hành thẻ theo yêu cầu của ngân hàng, họ chỉ cần trả
cho ngân hàng một số tiền sẽ được ngân hàng bán cho một tấm thẻ với mệnh
giá tương đương. Thẻ trả trước chỉ được giới hạn trong số tiền có trong thẻ và
chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ vào quy định của mỗi ngân
hàng .
1.1.5.5 Thanh toán bằng thư tín dụng
Thư tín dụng là sự thoả thuận trong đó có một ngân hàng (NH mở L/C)
theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C) sẽ trả một số tiền nhất
định cho người hưởng lợi số tiền của L/C , hoặc chấp nhận hối phiếu do người
này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho NH bộ
chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong L/C.
Thư tín dụng dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng
kinh tế đã ký kết giữa người mua và người bán phải có một ngân hàng cùng hệ
thống thì tại địa bàn của ngân hàng phục vụ người bán phải có một ngân hàng
cùng hệ thống với ngân hàng phục vụ người mua tham gia thanh toán bù trừ.
Cung ứng các dịch vụ TTKDTM tiện lợi, đa dạng, hoàn hảo là biện
pháp hữu hiệu để các NHTM vừa gia tăng thu nhập từ phí dịch vụ vừa thu hót
được khách hàng mở tài khoản thanh toán giao dịch với ngân hàng.

Tµi kho¶n thanh to¸n
- Ph¶n ¸nh sè tiÒn kh¸ch
hµng rót ra
Ph¶n ¸nh sè tiÒn kh¸ch
hµng göi vµo
D cã: Sè tiÒn kh¸ch hµng
®ang göi t¹i NH
12
1.2 Mở & sử dụng tài khoản tiền gửi KKH nhằm phát triển
TTKDTM qua Ngân hàng
1.2.1 Mở tài khoản sử dông trong TTKDTM
Tài khoản thanh toán là tài khoản phản ánh số tiền mà khách hàng gửi
vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Khi sử dụng tài khoản thanh toán người gửi tiền có thể gửi và rút tiền ra bất
kỳ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản. Với tính chất linh hoạt của số dư và
người gửi tiền được hưởng các tiện Ých thanh toán nên tiền gửi thanh toán
thường được trả lãi suất thấp.
Mặc dù người sử dụng tài khoản thanh toán có thể rút hoặc gửi tiền bất
kỳ lúc nào nhưng nếu thu hót được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ
TTKDTM thì tỷ trọng loại tiền thanh toán trong tổng nguồn tiền gửi sẽ rất
cao, ngân hàng có thể sử dụng một phần số dư tồn khoản làm vốn với chi phí
trả lãi thấp. Vì vậy để tăng loại tiền gửi này, ngân hàng phải có biện pháp tăng
các tiện Ých còng nh tăng chất lượng dịch vụ TTKDTM để thu hót nhiều
khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán.
Kết cấu tài khoản thanh toán
Tài khoản thanh toán
1.2.2 Thủ tục mở tài khoản thanh toán
Theo quyết định số 1284/2002/QĐ - NHNN của NHNN, ngân hàng đưa
ra các quy định về thủ tục mở tài khoản thanh toán cho khách hàng nhằm đảm

bảo tính hợp pháp trong quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và khách hàng.

13
* Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đoàn
thể, phải có các giấy tờ sau:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản ký tên đóng dấu trong đó
ghi rõ:
- Tên đơn vị
- Họ tên chủ tài khoản.
- Chứng minh thư nhân nhân của chủ tài khoản.
- Tên ngân hàng nơi mở tài khoản thanh toán.
+ Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị:
- Bản sao quyết định thành lập đơn vị đã được cơ quan công chứng nhà
nước xác nhận.
- Đăng ký kinh doanh (Nếu có)
- Bản sao quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị.
- Bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký, để giao dịch với ngân hàng nơi mở
tài khoản.
- Chữ ký của chủ tài khoản và những người được uỷ quyền ký thay chủ
tài khoản trên các giấy tờ thanh toán với ngân hàng.
- Chữ ký của kế toán trưởng và những người được uỷ quyền ký thay.
- Mẫu dấu: Được dùng làm mẫu đăng ký tại ngân hàng và phải là dấu
do cơ quan chủ quản cấp trên quy định và đăng ký tại cơ quan công chứng
nhà nước.
Khi ngân hàng chấp nhận hồ sơ, các tổ chức có thể gửi tiền vào tài
khoản để sử dụng các dịch vụ thanh toán.
* Đối với khách hàng là cá nhân: Khi các cá nhân muốn mở tài khoản
thanh toán tại ngân hàng cần phải có các thủ tục sau:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản ký tên trong đó ghi rõ:
- Họ tên chủ tài khoản.

- Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản.
- Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản.
- Tên ngân hàng nơi mở tài khoản.
14
+ Bản đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản để giao dịch với ngân
hàng nơi mở tài khoản.
1.2.3 Nguyên tắc sử dụng tài khoản thanh toán
* Đối với khách hàng.
- Chủ tài khoản được phép thực hiện thanh toán qua ngân hàng hoặc rút
tiền mặt ra sử dụng trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi của mình tại
ngan hàng.
- Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về việc chi trả về những sai sót trên
giấy tờ của người được uỷ quyền ký thay. Nếu chủ tài khoản sử dụng vượt quá
số dư trên tài khoản tiền gửi sẽ bị phạt theo quy định của ngân hàng.
- Khi thực hiện giao dịch với ngân hàng các đơn vị phải sử dụng giấy
tờ và phương thức thanh toán của ngân hàng.
* Đối với ngân hàng.
- Ngân hàng có trách nhiệm giữ bí mật về số dư và tình hình hoạt động
trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Ngân hàng cần phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ
phát sinh trên tài khoản, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
- Khi phát sinh các nghiệp vụ trên tài khoản thanh toán, ngân hàng phải
gửi kịp thời, đầy đủ giấy báo nợ và báo có cho chủ tài khoản.
- Nếu sai sót do kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng thì nhân viên ngân hàng
phaỉ điều chỉnh ngay và thông báo cho khách hàng biết. Trường hợp sai sót
gây thiệt hại tài sản cho khách hàng thì nhân viên ngân hàng phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng .
1.2.4 Ý nghĩa của việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán
1.2.4.1 Đối với khách hàng :
Khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán, khách hàng sẽ được hưởng

các tiện Ých do dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đem lại. Không những
khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn mà còn có thể lùa chọn hình
thức thanh toán phù hợp với việc tiêu dùng và mua sắm của mình. Khách hàng
có thể thanh toán tiền hàng hoá một cách nhanh chóng, an toàn bằng một tấm
15
séc hoặc thẻ thanh toán. Ngoài ra với tài khoản thanh toán, khách hàng sẽ
được sử dụng nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng tiện lợi khác, thoả mãn nhu
cầu ngày càng tăng của chính khách hàng.
1.2.4.2 Đối với ngân hàng :
Khi khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trên tài khoản tiền
gửi của họ luôn có số dư nhất định để đảm bảo cho quá trình thanh toán phát
sinh vào bất cứ thời điểm nào. Vì thế, nếu hầu hết các cá nhân đều có tài
khoản tại ngân hàng thì không chỉ làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng mà lúc
đó sự di chuyển vốn ngoài xã hội sẽ được chuyển vào trong hệ thống ngân
hàng. Sự di chuyển sẽ làm cho nguồn vốn tiền gửi thanh toán có mức độ ổn
định đặc biệt. Khi đó ngân hàng có thể huy động được một nguồn vốn dồi dào
tạm thời nhàn rỗi với chi phí rẻ nhất, gióp phần gia tăng hoạt động tín dụng
hoặc đầu tư ngấn hạn của ngân hàng, góp phần tăng thu cho ngân hàng.
Ngoài ra số lượng tiền gửi thanh toán mở và giao dịch tại ngân hàng
là tiền đề để phát triển các dịch vụ ngân hàng trong dân cư, từ đó tăng khối
lượng và tỷ trọng thu phí dịch vụ cho ngân hàng, làm tăng thu nhập từ hoạt
động dịch vụ của ngân hàng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở và sử dụng tài khoản
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Hành lang pháp lý
Ngân hàng là một trong những nghành chịu sự giám sát chặt chẽ nhất của
pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước. Mỗi nghiệp vụ của NH đều chịu sự
điều chỉnh của các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành, trực tiếp là các
luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, gián tiếp là luật đầu tư, luật kinh tế.
Dịch vô thanh toán qua ngân hàng liên quan đến việc thanh toán tiền hàng

hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh tế trong xã hội thông qua chuyển khoản qua
ngân hàng, do đó đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế, thể lệ đặt ra
trong thanh toán. Vì vậy, để NH hoạt động hiệu quả thì các cơ quan quản lý Nhà
nước cần ban hành các văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ, sát với thực tế để
16
đảm bảo quyền lợi của cả NH và khách hàng. Môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo
sự an tâm cho khách hàng khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
1.3.1.2 Môi trường kinh tế chính trị xã hội
* Môi trường kinh tế.
Việc mở tài khoản thanh toán và sử dụng các dịch vụ thanh toán qua
ngân hàng, chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền
kinh tế phát triển mạnh, thu nhập của người dân tăng cao và ổn định, nhu cầu
tiêu dùng các sản phẩm cao cấp cũng như nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm,
du lịch cũng tăng theo, khi đã nhu cầu mở tài khỏan thanh túan và sử dụng
dịch vụ thanh túan qua ngân hàng sẽ tăng cao và trở nên phổ biến hơn.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, thu
nhập của đại bộ phận dân chúng chưa cao, mặt khác mới chỉ có một số ít các
trung tâm thương mại chấp nhận hình thức thanh túan chuyển khỏan, do đó
chưa thể đáp ứng tối đa nhu cầu mua bán của những người có tài khỏan thanh
túan tại ngân hàng vì vậy, thúc đẩy nền kinh tế phát triển chính là nhân tố căn
bản thúc đẩy dịch vụ TTKDTM phát triển theo.
* Môi trường chính trị - xã hội
Sự ổn định của chính trị - xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc mmở,
sử dụng tài khỏan thanh túan và sử dụng các dịch vụ thanh túan qua ngân
hàng. Khi chính trị - xã hội ổn định, tạo môi trường kinh doanh tốt, hấp dẫn
không chỉ nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút các nhà đầu tư nước ngũai,do
đú góp phần thúc đẩy sản xuất, trao đổi hàng hóa phát triển, từ đó mới có thể
phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh túan ngân hàng nói
riêng. Khi xã hội không xảy ra những biến cố, những sự kiện chính trị nghiêm
trọng như chiến tranh, khủng bố thì người dân mới an tâm và có nhu cầu mở

tài khỏan thanh túan và sử dụng dịch vụ thanh túan qua ngân hàng.
1.3.1.3 Môi trường Khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin
Khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin là nhân tố thúc đẩy sự phát triển
và là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của dịch vụ thanh túan qua ngân
hàng. Khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin đã tạo ra sự tự động cao, giúp
17
cho quá trình mở, sử dụng và quản lý tài khỏan được nhanh chóng, an toàn,
thuận tiện và chính xác hơn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng,từ đó thu hút
được khách hàng mở tài khỏan thanh túan và gia tăng được lợi nhuận cho mình.
Chính khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin đã tăng chất lượng của
dịch vụ TTKDTM theo chiều hướng tốt, ngày càng bộc lộ nhiều tiện ích hơn
so với thanh túan bằng tiền mặt. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng mở và
sử dụng tài khỏan thanh túan tại ngân hàng nhiều hơn.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Nhân tè con người
Con người luôn là nhân tố quan trọng tác động, chi phối các nhân tố
khác. Nhân tố ở đây bao gồm cả ban lãnh đạo ngân hàng, các nhân viên ngân
hàng và không kém phần quan trọng là khách hàng với những yêu cầu ngày
càng cao của họ.
Đầu tiên, phải kể đến ảnh hưởng từ Ban lãnh đạo ngân hàng, đến sự phát
triển của dịch vụ thanh túan ngân hàng. Nếu Ban lãnh đạo ngân hàng là người
năng động, hiện đại, muốn tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như thu nhập
của ngân hàng thông qua phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ
thanh túan ngân hàng nói riêng thì Ban lãnh đạo phải đề ra được các chiến lược
kinh doanh, các quyết sách quan trọng phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của ngân hàng, đồng thời phải chú ý đến tiềm năng phát triển của khu vực dân
cư, chú trọng đầu tư vốn, công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phải tuyển chọn được những nhân viên có
năng lực, trình độ để họ nắm rõ quy trình cũng như các loại sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng là hình ảnh của ngân hàng, là người trực

tiếp, phục vụ ngân hàng vì vậy mỗi nhân viên ngân hàng phải có sự hiểu biết
đầy đủ về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để có sự tư vấn đầy đủ cho khách
hàng, đồng thời phải tuân thủ một quy trình nghiệp vụ chuẩn, thao tác nhanh
nhẹ, nhằm làm giảm thời gian giao dịch cho khách hàng, tạo ấn tượng tốt về
người trực tiếp vận hành và sử dụng các trang thiột bị hiện đại phục vụ khách
hàng, nên nếu một ngân hàng có đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại mà không
18
có nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức để khai thác vận hành thiết bị
thì việc đầu tư cũng coi như không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.
Khi nói đến ngõnhàng không thể không nói đến khách hàng. Khách hàng
là người quyết định sự thành bại của việc phát triển một sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, là người mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Vì vậy, tìm hiểu và
đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng chính là nhiệm vụ của những người
cung ứng dịch vụ ngân hàng. Bất kỳ một dịch vụ ngân hàng nào cung cấp cho
khách hàng đều phải dựa trên nhu cầu có thực của họ. Do đó, dịchvụ thanh túan
qua ngân hàng tốt, hũan hảo đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng: nhanh chóng,
chính xác, an toàn, thuận tiện và có tính kinh tế sẽ là nhân tố quan trọng thúc
đẩy khách hàng mở tài khỏan thanh túan giao dịch với ngân hàng.
19
Chương 2
2. Thực trạng TTKDTM và việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại
NHNo TP Ninh Bình
2.1 Khái quát về NHNo TP Ninh Bình
2.1.1 Sơ lược về bé máy tổ chức và mạng lưới kinh doanh của NHNo
TP Ninh Bình
Sau hai mưoi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng khích lệ: tăng trưởng kinh tế luôn đạt tốc độ cao và bền vững,
công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh, giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn gia
tăng và ngày càng thu hót được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…
Cùng với sự đổi mới của đất nước, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập

trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo &PTNT TP
Ninh Bình nói riêng cũng có những bước thay đổi căn bản. NHNo TP Ninh Bình
đã thực hiện tất cả các nghiệp của một Ngân hàng thương mại. Đặc biệt là những
năm gần đây, ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tích cực
vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ổn định tiền tệ, kiềm
chế lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
NHNo TP Ninh Bình là chi nhánh ngân hàng cấp II trực thuộc NHNo
tỉnh Ninh Bình, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng, có bảng cân
đối tài khoản theo quy định của NHNo Việt Nam. Là mét chi nhánh trực thuộc
NHNo tỉnh Ninh Bình, hệ thống tổ chức của NHNo TP Ninh Bình gồm 3
phòng nghiệp vụ và 4 phòng giao dịch với tổng số cán bộ công nhân viên là
60 người, mạng lưới hoạt động của chi nhánh là tập trung huy động vốn và
cho vay tới mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn TP Ninh Bình. Mọi
thành phần kinh tế thuộc mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu
sử dụng dịch vụ ngân hàng đều được NHNo TP Ninh Bình tiếp cận và đáp
ứng đầy đủ, kịp thời có chất lượng. Từ khi được thành lập đến nay, uy tín của
ngân hàng càng ngày càng được củng cố và phát triển, luôn luôn là người
đồng hành tin cậy của khách hàng.
20
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo TP Ninh Bình
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo TP Ninh Bình
đã đạt được những kết quả tích cực thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn,
sử dụng vốn. Với sự cố gắng của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ trong
Ngân hàng, kết hợp với việc đầu tư, nâng cao năng lực hoạt động, công nghệ
thông tin đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng khởi
sắc, cụ thể là:
2.1.2.1 Về Nguồn vốn
Xác định được sự cần thiết của nguồn vốn, đây là vấn đề quyết định
hàng đầu đến hoạt động kinh doanh, ngân hàng nông nghiệp TP Ninh Bình

trong những năm qua bằng những hình thức huy động phong phú như: cải tiền
quy trình nghiệp vụ, đổi mới tác phong giao dịch, mở rộng mạng lưới huy
động, hiện đại hoá trang thiết bị, cải tiến mẫu giấy tờ giao dịch, ngân hàng đã
sử dụng linh hoạt về lãi suất và các loại hình huy động khác nhau cho phù
hợp với từng thời kỳ cùng với đội ngò cán bộ ngân hàng nhiệt tình mến
khách tuyên truyền tư vấn từng loại tiền gửi để khách hàng lùa chọn nên đã
thu hót được nhiều khách hàng từ địa phương khác đến gửi tiền từ đó thu hót
được nhiều vốn nhất, tạo thế mạnh trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi. Do vậy
mà nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp TP Ninh Bình không
ngừng được tăng lên. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động là
184.328 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 29.020 triệu đồng. Kết quả huy
động vốn qua các năm như sau”
Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn huy động của NHNo TP Ninh Bình
ĐVT: Triệu VNĐ
Năm
2004 2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Tổng nguồn huy động 105.195 139.285 155.308 184.328
Trong đó:
1.Tiền gửi các TCKT 25.996 30.426 21.07 32.098
2.Tiền gửi dân cư 79.199 108.859 134.238 152.23
+ TGTK ngoaị tệ 3.056 8.350 12.613 21.558
+ TGTK nội tệ 76.143 100.509 121.625 130.672
Nguồn số liệu : LÊy từ báo cáo tổng kết NHNo TP Ninh Bình
21
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của NHNo
TP Ninh Bình tăng dần qua các năm. Đây là chiều hướng tốt, nè không
những tạo điều kiện cho NHNo TP Ninh Bình tiếp tục mở rộng quy mô tín
dụng và tự khẳng định khả năng tự chủ của mình mà còn góp phần phát
huy được nguồn nội lực tiềm tàng của xã hội vào công cuộc phát triển kinh

tế.
2.1.2.2 Hoạt động cho vay
Song song với việc huy động vốn thì việc sử dụng vốn của NHTM
cũng cần phải được quan tâm đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền
kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Trong những năm qua,
công tác tín dụng đã được xác định rõ phương hướng hướng đầu tư có
trọng điểm, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của ngành, NHNo
TP Ninh Bình đã bám sát vào mục tiêu định hướng nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh nhà, 3 năm qua vốn của NHNo TP Ninh Bình cho
vay đã góp phần tích cực phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của các thành
phần kinh tế, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, cải thiện được bức tranh kinh tế
của tỉnh nhà.
Cã thể thấy qua số liệu báo cáo, kết quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng đã đat được kết quả khá nổi bật. Dư nợ cho vay năm sau luôn cao hơn
năm trước, tốc độ tăng trưởng khá cao.Đến cuối năm 2007, tổng mức dư nợ
đạt 508.484 triệu đồng. Kết quả này phản ánh chủ truơng của NHNo Việt
Nam đã được triển khai có hiệu quả tại chi nhánh TP Ninh Bình.

22
Bảng 2.2. Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn
Nguồn số liệu : Lấy từ báo cáo tổng kết NHNo TP Ninh Bình
Xét về cơ cấu dư nợ đối với các khu vực kinh tế cũng phản ánh sự
chuyển hướng rõ nét trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng phân theo thành phần inh tế
ĐVT: Tr VNĐ
Năm
31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
Chỉ tiêu

Số dư % Số dư % Số dư % Số dư %
Tổng dư nợ 362.838 100 401.752 100 425.403 100 508.484 100
KTQD 245 0,1 245 0.1 500 0.1 0 0
KTNQD 362.593 99,9 401.507 99.9 424.903 99.9 508.484 100
Nguồn số liệu : Lấy từ báo cáo tổng kết NHNo TP Ninh Bình
Năm 2007, NH đã tích cực triển khai tăng cường kiểm soát hoạt
động tín dụng, tăng cường các khỏan tín dụng có tài sản đảm bảo. NH đã
tiến hành trích lập DPRR cụ thể và DPRR theo qui định 493 đến
31/12/2007 chỉ còn 0,05% tổng dư nợ.
2.1.2.3 Về kết quả tài chính
Víi những thuận lợi và sự cố gắng nỗ lực của tát cả cán bộ nhân viên,
kết quả kinh doanh của NHNo TP Ninh Bình đã đạt được như sau :
Bảng 2.4: KÕt quả thu chi tài chính của NHNo TP Ninh Bình
(ĐVT : Tr VNĐ)
Năm
2004 2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Trong đó nợ 362.838 401.752 425.403 508.484
1. Ngắn hạn 343.207 387.568 412.392 487.27
Tỷ trọng 94,58% 96.47% 96.90% 95.80%
2. Trung, dài hạn 19.631 14.184 13.011 21.214
Tỷ trọng 5,42% 3.53% 3.10% 4.20%
§VT: TriÖu VN§
23
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Tốc độ tăng giảm
Năm 2006 so với
năm 2005

Tốc độ tăng giảm
Năm 2007 so với
năm 2006
Số tiền Số tiền Số tiền
Số tiền
(+)(-)
Tỷ lệ
(+)(-)%
Số tiền
(+)(-)
Tỷ lệ
(+)(-)%
1.Tổng thu nhập 44.249 55.251 53.742 11.002 24,87 -1.509 -2,73
2. Tổng chi phí 35.980 46.881 45.303 10.901 30,30 -1.578 -3,37
3. Quỹ Thu nhập 8.269 8.370 8.439 101 1.22 69 0.82
Nguồn số liệu : Lấy từ báo cáo tổng kết NHNo TP Ninh Bình
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy:
Tổng thu nhập: Tổng thu nhập năm 2005 là 44.249 triệu đồng, năm
2006 tổng thu nhập là 55.251 triệu đồng, năm 2006 tăng so với năm 2005 là
11.002 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 24,87%. Năm 2007 tổng thu
nhập là 53.742 triệu đồng, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1.509 triệu
đồng tương ứng với tốc độ tăng là 2,73%.
Tổng chi phí: Năm 2005 tổng chi phí là 35.980 triệu đồng, năm 2006
tổng chi phí là 46.881 triệu đồng. Như vậy, năm 2006 tăng so với năm 2005 là
10.901 triệu đồng với tốc độ tăng là 30,3%. Năm 2007 tổng chi phí giảm so
với năm 2006 là 1.578 triệu đồng giảm 3,37% so với năm 2006.
Lợi nhuận: Năm 2005 lợi nhuận đạt được 8.269 triệu đồng , năm 2006
lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 101 triệu đồng, tăng 1.22%. Năm 2007 lợi
nhuận đạt 8.439 triệu đồng, tăng 0.82% so với năm 2006.
Trong môi trường kinh doanh có nhiều ngân hàng cạnh tranh như trên

địa bàn TP Ninh Bình thì việc duy trì được lợi nhuận ổn định như trên là sù
nỗ lực, cố gắng hết mình của cán bộ, công nhân viên NHNo TP Ninh Bình.
2.2 Thực trạng việc mở tài khoản & thanh toán KDTM tại NHNoTP
Ninh Bình
2.2.1 Cơ sở pháp lý của hệ thống các hình thức TTKDTM
Muốn tổ chức và thực hiện tốt công tác TTKDTM trong nền kinh tế,
ngoài tổ chức cơ sở vật chất , đội ngò cán bộ làm công tác thanh toán nghiên
cứu các văn bản có tính pháp lý của chính phủ và NHNN đề ra . Các văn bản
24
tạo hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM nói chung và các hình thức
TTKTM phát huy tác dông . Hệ thống các văn bản pháp quy đó là:
- Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 , trong
đó đề cập đến vấn đề TTKDTM .
- Quyết định 371/QĐ - NHNN của thống đốc NHNN ban hành ngày
19/10/1999 vầ quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng .
- Nghị định 64/2001/NĐ -CP của chính phủ ban hành ngày 20/9/2001
về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Quyết định 226/2002/QĐ - NHNN của thống đốc NHNN ban hành
ngày 26/3/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ
chức cung ứng dịch vụ.
- Quyết định 235/2002/QĐ - NHNN của thống đức NHNN ban hành
ngày 1/4/2002 về việc chấm dứt phát hành ngân phiếu thanh toán .
- Quyết định 1092/2002/QĐ - NHNN của thống đốc NHNN ban hành
ngày 8/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán.
- Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành
ngày 11/07/2006 về quy chế cung ứng và sử dụng séc.
2.2.2 Thực trạng công tác thanh toán qua NHNo TP Ninh Bình
Ngay từ khi mới được thành lập, NHNo TP Ninh Bình đã rất quan tâm
hoàn thiện cải tiến công tác thanh toán để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và

đa thu được những kết quả khả quan. Chính những kết quả này đã thể hiện rõ
vai trò trung gian thanh tãan của ngân hàng trong nền kinh tế, các luồng chu
chuyển tiền tệ ngày càng được tập trung qua ngân hàng nhiều hơn, thể hiện
qua doanh số thanh toán qua ngân hàng ngày một tăng trong đã doanh số
TTKDTM không ngừng được nâng lên, gióp phần xoa đi tình trạng khan hiếm
tiền mặt do tâm lý thÝch dùng tiền mặt của khách hàng, từ đã tiết kiệm cho
việc in, đóc, vận chuyển vào bảo quản tiền mặt.
Tình hình thực hiện công tác thanh toán nói chung của NHNo TP Ninh
Bình thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán qua NHNo TP Ninh Bình
25
(ĐVT : Tr VNĐ)
Phương thức thanh
túan
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
1. Thanh túan bằng
tiền mặt
66.000 51 92.400 46.7 105.600 40
2. Thanh túan không
dùng tiền mặt
63.360 49 105.600 53.3 158.400 60

3. Tổng số thanh
túan chung
129.360 100 198.000 100 264.000 100
Nguồn số liệu : Lấy từ báo cáo tổng kết NHNo TP Ninh Bình
Nhìn vào bản số liệu trên ta thấy doanh số thanh túan qua NH tăng lên
với tốc độ khá nhanh từ 129.360 triệu đồng năm 2005 lên 264.000 triệu đồng
năm 2007. Đây là một thành tích lớn của NHNo và PTNT TP Ninh Bình
Một trong những nguyên nhân làm tăng doanh số thanh túan qua NH là
do sự đổi mới cơ chế là thanh túan nhanh, gọn, có lợi cho khách hàng, đặc biệt
là đảm bảo an tũan, tiết kiệm chi phí.
Trong thời gian hoạt động của mình, khi điều kiện cạnh tranh ngày càng
gay gắt do các TCTD trên địa bàn TP ngày càng nhiều nhưng khách hàng của
NHNo TP Ninh Bình luôn được giữ vững và mở rộng. Ngũai những khách
hàng truyền thống đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng thì một số khách hàng
cũng tìm đến và quan hệ với ngân hàng. Điều đó cũng nói lên chất lượng hoạt
động trong đó có công tác thanh túan của ngân hàng ngày càng mở rộng và cải
tiến.
Một trong những lý do tăng tỷ trọng TTKDTM là sự thay đổi cơ chế, sự
cải tiến về tổ chức, quản lý, kết hợp với việc sử dụng các hình thức thanh túan
linh hoạt và đổi mới trong công nghệ thanh túan. Mặt khác cộng với sự đổi
mới thái độ, phong cách làm việc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đó là những
điều kiện thuận lợi cho công tác thanh túan của ngân hàng thu được nhiều kết
quả. Việc mở rộng TTKDTM không những tạo sự ổn định tương đối về nguồn
vốn (Nguồn vốn trong thanh túan) của NHTM mà nó cũn đẩy nhanh tốc độ
chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Hơn nữa, việc tổ chức thanh túan nhanh đã
rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ trong thanh túan đáp ứng yêu
cầu chuyển tiền nhanh của khách hàng, đồng đảm bảo an tũan vốn. Chính
những tác dụng và hiệu quả này đã thúc đẩy các ngân hàng không ngừng cải

×