Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phương hướng, định hướng phát triển của phòng giao dịch hai bà trưng trong năm tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.26 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
o0o
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Địa điểm thực tập:
PHÒNG GIAO DỊCH HAI BÀ TRƯNG CỦA VPBANK
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. PHAN THỊ THU HÀ
Sinh viên thực hiện :
Líp : NGÂN HÀNG 46A
Hà Nội - 2008
1
I.Giới thiệu về ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBank.
I.1. Lịch sử hình thành:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt
Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993
với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04
tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09
năm 1993.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng
8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank
nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông
chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất
Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo,
đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và
hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc
mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối
năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành
phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh


Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm
2004, NHNN đó cú văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi
nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh
doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn.
Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho
2
mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng
Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long;
Chi nhánh Tõn Phỳ; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong
năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng
giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch
Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Vừ, Phũng giao dịch Hai Bà Trưng,
Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được
NHNN cho mở thờm Phũng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của
Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc
Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An
(trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tõn Bỡnh (trực thuộc Chi
Nhánh Sài Gũn), Phũng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí
Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao
dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi
(trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây,
trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công
ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm
giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao
dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh
Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thờm
cỏc Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang,
Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và cỏc phũng giao dịch, nâng tổng số

điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng
3
giao dịch. Hiện tại VPBank đó cú 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động
tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần
nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn
đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía
Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả
nước. Tính tới đầu năm 2008, hiện VPBank đó cú 130 chi nhánh và điểm giao
dịch tại các tỉnh thành trên cả nước, thuộc top 5 các ngân hàng cổ phần có
mạng lưới giao dịch lớn nhất tại Việt Nam.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay cú trên
2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và
trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính
là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh
tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội
nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan
tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Với phương châm coi đội
ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại
của ngân hàng, HĐQT và Ban TGĐ đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và
củng cố đội ngũ CBNV, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho anh em.
Điều này thể hiện ở chỗ VPBank luôn tuân thủ tốt các quy định của Bộ Luật
lao động, các chế độ, chính sách của nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi
cho CBNV trong công tác, học tập, thăng tiến. Đời sống vật chất của anh chị
em ngày càng được nâng cao, mức thu nhập năm sau tăng rõ rệt so với năm
trước.
4
I.2.Khái quát về các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng cổ phần ngoài
quốc doanh VPBank.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân.
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
- Huy động nguồn vốn từ nước ngoài
- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh
toán quốc tế
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình
thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
II. Tổng quan về phòng giao dịch Hai Bà Trưng của NHCP
VPBank.
II.1. Địa điểm:
Phòng giao dịch VPBank Hai Bà Trưng đóng tại 222A, Đụng Mỏc, Lò
Đúc,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003.
II.2. Thời gian ra đời:
Ngày 09/10/2003, Mở phòng giao dịch Hai Bà Trưng tại Hà Nội. Được chi
nhánh NHNN TP Hà Nội ban hành công văn số 539/NHNN-HAN7-KSĐB
5
ngày 9/10/2003 chấp thuận cho VPBank mở phòng giao dịch Hai Bà Trưng tại
thành phố Hà Nội.
II.3. Mô hình tổ chức:
Phòng giao dịch Hai Bà Trưng có tổng số cán bộ công nhân viên là 19,
trong đó tại phòng tín dụng có 10 nhân viên làm việc, chịu trách nhiệm về các
hoạt động tín dụng: tiếp xúc khách hàng, thẩm định, giải ngân, xử lí nợ quá
hạn Tại phòng kế toán giao dịch có 8 nhân viên làm việc, chịu trách nhiệm
chung về các hoạt động giao dịch đồng thời hoạt động kế toán, ngân quỹ,

thanh toán quốc tế Sở dĩ có sự chịu trách nhiệm kép như vậy là vì tại tất cả
các chi nhánh VPBank có một đặc trưng chung đó là có sự kết hợp chung các
chức năng tại cỏc phũng ban nhằm cắt giảm chi phí đồng thời tiết kiệm được
thời gian và hiệu quả cao.
II.3.1. Sơ đồ mô hình tổ chức:
6
TRƯỞNG PHÒNG GIAO
DỊCH
PHÒNG TÍN DỤNG
PHÒNG KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ
PHÓ PHÒNG TÍN
DỤNG

TỔ TRƯỞNG
PHÒNG
TÍN DỤNG
PHÓ PHÒNG
KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
TỔ TRƯỞNG
KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
II.3.2. Nhiệm vụ của trưởng phòng giao dịch:
Là người chịu trách nhiệm chính tại phòng giao dịch, điều hành công
việc chung, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, hướng dẫn, huấn luyện nhân
viên trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Thực hiện việc kiểm tra
kiểm soát các tổ của phòng giao dịch về hiệu quả công việc và qua đó đánh
giá được hoạt động kinh doanh tại phòng giao dịch mình báo cáo lên ban tổng
giám đốc. Đồng thời qua đó đưa ra các định hướng, kế hoạch kinh doanh ngắn
hạn và dài hạn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
II.3.3. Nhiệm vụ của tổ tín dụng:

II.3.3.1. Nhiệm vụ của phó phòng tổ tín dụng:
Là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động tín dụng của phòng
giao dịch, phân công nhiệm vụ và lên kế hoạch cho các thành viên trong
phòng thực hiện tốt những chỉ tiêu đã được giám đốc đề ra, đồng thời là người
kiểm tra cỏc mún vay tín dụng đã được đảm bảo về tính chất thẩm định và quy
trình, và góp phần quyết định việc cho vay. Ngoài ra trưởng phòng tín dụng
chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động khác của phòng tín dụng và tiến hành
bỏo cỏo lên cho trưởng phòng giao dịch.
II.3.3.2. Những hoạt động chính của tổ tín dụng:
VPBank xác định chiến lược kinh doanh chủ đạo trong ngắn hạn và dài
hạn của mình là ngõn hàng bán lẻ. Vì vậy hoạt động tín dụng của VPBank
cũng tập trung nhất quán theo định hướng kinh doanh bán lẻ. Các sản phẩm
tín dụng bán lẻ được chú trọng phát triển tại VPBank bao gồm: _ Các loại cho
vay tiêu dùng trả góp
7
- Các sản phẩm cho vay phục vụ DNV&N.
- Các sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng.
- Các sản phẩm cho vay bán lẻ khác.
VPBank cũng như chức năng của tổ tín dụng của phòng giao dịch
VPBank đều chú trọng việc cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc đối tượng
sau: Các DNV&N, các cá nhõn, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh,
các cá nhõn có mức thu nhập khá tại các đô thị.
II.3.4. Nhiệm vụ tổ kế toán, ngân quỹ.
II.3.4.1. Nhiệm vụ của phó phòng kế toán, ngân quỹ:
Đối với phòng giao dịch Hai Bà Trưng thỡ phú phòng kế toán ngân quỹ
là người trực tiếp quản lý hầu hết về các mặt các hoạt động còn lại của phòng
giao dịch, từ kế toán, ngân quỹ, cho tới các hoạt động thanh toán quốc tế, giao
dịch với khách hàng, thẻ, tiết kiệm…là người đứng ra tổng hợp các kết quả
hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong kỳ, để trực tiếp trỡnh bỏo lờn
trưởng phòng giao dịch.

II.3.4.2. Những hoạt động chính của tổ kế toán, ngân quỹ:

Thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theo dừi và phản ánh tình
hình 0hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại phòng giao dịch; Lập
và tổ chức chấp hành kế hoạch thu, chi tài chớnh của phòng giao dịch; Thực
hiện việc mở tài khoản, giao dịch thanh toán cho kho bạc nhà nước và các tổ
chức tín dụng trên địa bàn. Ngoài ra do giới hạn về diện tích nên số lượng
phòng của phòng giao dịch hạn chế nên chớnh phòng kế toán ngõn quỹ thực
8
hiện luôn hoạt động thanh toán quốc tế, kiều hối, đổi tiền ngoại tệ khi khách
hàng yêu cầu…
II.3.4.3. Các tổ trưởng các phòng ban:
Là người giúp đỡ cho cỏc phú phòng và cùng giải quyết các công việc
cho tổ mình, nhằm thực hiện đúng, và đủ chỉ tiêu mà Hội Sở đã đề ra cho mỗi
chi nhánh, mỗi phòng giao dịch, đồng thời thay mặt các trưởng phòng quản lý
các thành viên trong phòng khi phó phòng không có mặt ở đó.
II.4. Qỳa trình phát triển của phòng giao dịch HBT từ khi thành lập tới
cuối năm 2007.
Trong năm qua, hoạt động điều hành của phòng giao dịch tiếp tục đạt
được mục tiêu ổn định, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn
cho hệ thống ngân hàng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, phòng
giao dịch HBT luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động
thu hút khách hàng từ các cá nhân cho tới doanh nghiệp vừa và nhỏ, đến
doanh nghiệp lớn.
Khi mới thành lập tại phòng giao dịch HBT chỉ khoảng có 8 nhân viên,
cùng nhau hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng tính đến
thời điểm này thì số lượng nhân viên đã lên tới con số là 19 người cùng nhau
san sẻ công việc và giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành các kế hoạch mà ban
lãnh đạo đã đề ra. Trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại
học và trên đại học. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là

sức mạnh của ngân hàng, giúp cho VPBank sẵn sàng đương đầu được với
cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước
9
vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua phòng giao
dịch HBT luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Với đội ngũ cán bộ nhân viên tốt và sự dẫn đầu của ngân hàng VPBank
nên việc thu hút khách hàng ngày càng lớn, do chất lượng chăm sóc khách
hàng của các nhân viên tốt và sự đảm bảo uy tín chất lượng của ngân hàng nên
việc lôi kéo khách hàng đã được thể hiện rõ ràng. Khi mới thành lập thì số
lượng khách hàng của phòng giao dịch tính đến cuối năm 2003 chỉ là một con
số khiêm tốn xấp xỉ gần bằng 468 khách hàng ( kể cả khách hàng cá nhân,
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty cổ phần cho tới doanh
nghiệp lớn), nhưng cho tới cuối năm 2007 thì theo dự tính số lượng khách
hàng tính trong năm 2007 lên tới con số xấp xỉ là 3482 khách hàng, sự gia
tăng khách hàng này là do chính chất lượng chăm sóc khách hàng của ngân
hàng, với việc áp dụng các dịch vụ mới, tạo điều kiện cho khách hàng được
hưởng các ưu đãi khi tham gia các dịch vụ của ngân hàng, phong cách tiếp xúc
của các nhân viên ở đây thể hiện được tính đạo đức của nghề nghiệp khiến
khách hàng cũng vừa lòng, do đó việc thu hút được số lượng khách hàng là
trong những chiêu maketing ngân hàng của phòng giao dịch.
Trong quá trình với sự phát triển của bản thân mỗi chi nhánh và mỗi
phòng giao dịch đã tạo nên nguồn sức mạnh cho sự phát triển toàn diện của
ngân hàng VPBank. Từ khi thành lập ngân hàng VPBank đã được các đơn vị
khen thưởng đú chớnh là nhờ một phần công sức của phòng giao dịch HBT.
Với sự nỗ lực cả trong hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội,
tập thể lãnh đạo và nhân viên VPBank đã đạt được nhiều thành tích đáng chú
ý và được xã hội công nhận:
1. Cúp vàng “Doanh nghiệp vì tiến bộ xã hội và Phát triển bền vững”
10
2. Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dành cho Tập thể lao

động xuất sắc năm 2005
3. Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2004 do Ngân hàng
UNION BANK – Mỹ trao tặng
4. Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2005 do Ngân hàng
THE BANK OF NEWYORK – Mỹ trao tặng
5. Giấy khen: đối với Tập thể lãnh đạo và nhân viên Hội sở VPBank “ Đó
cú thành tích góp phần chấn chỉnh, củng cố hoạt động của VPBank” của
Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội (23/7/2004)
6. Công nhận danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2005 của Công
đoàn Ngân hàng Việt Nam (27/4/2006)
7. Giấy khen: “ Đó cú thành tích trong công tác Đoàn và phong trào Thanh
thiếu nhi Thủ đô năm 2005” của Ban chấp hành TNCS Hồ Chí Minh TP
Hà Nội trao tặng.
8. Chứng nhận “Doanh nhân văn húa” của Trung tâm Văn hóa doanh nhân
Việt Nam đối với Tổng Giám đốc Lê Đắc Sơn (năm 2006)
9. Giải thưởng : “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” của Tổng liên
đoàn Lao động Việt Nam.
10.Công nhận Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh của Đảng bộ thành phố Hà
Nội.
11.Giấy chứng nhận của hội sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận VPBank đạt
Nhãn hiệu nổi tiếng 2007.
12.Giấy chứng nhận Ngân hàng Thanh toán xuất sắc năm 2006 do Ngân
hàng Citibank trao tặng
13.Chứng nhận"Doanh nhân Văn hóa" của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân
Việt Nam đối với TGĐ Lê Đắc Sơn năm 2007
11
14.Bằng khen và cúp Thăng Long "Nhà Doanh nghiệp giỏi thành phố Hà
Nội" do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng cho TGĐ Lê Đắc Sơn
15.Đơn vị đạt giải phong trào xuất sắc Hội diễn ca múa nhạc kỷ niệm 60
năm ngày thương binh liệt sỹ do UBND Quận Hoàn Kiếm trao tặng

16.Giấy khen đó cú thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi nhiệm kỳ 2002-2007 do Thành Đoàn trao tặng
17.Giấy khen do UBND Thành phố trao tặng cho Tập thể Tốt năm 2007.
Những thành tựu khen thưởng của toàn thể ngân hàng VPBank không
thể không nhắc tới các chi nhánh, cỏc phũng giao dịch, với sự nỗ lực và hoạt
động hết mình của bản thõn, xột riờng về phòng giao dịch HBT luôn đạt và
hoàn thành sớm các chỉ tiêu mà ban lãnh đạo đã đề ra, tham gia đầy đủ cỏc
khoỏ học mà VPBank đã đề ra, đồng thời thực hiện tốt các chỉ tiêu đưa ra
cho các dịch vụ mới….
Với nền tảng vững chắc, đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, kinh
nghiệm thì sự phát triển của phòng giao dịch ngày càng vững mạnh thu hút
được ngày càng nhiều đối tượng khách hàng, và sự mở rộng thêm về quy mô
đủ sức cạnh tranh với các dịch vụ ngân hàng trong thời kì hội nhập kinh tế
quốc tế.
III. Giới thiệu các hoạt động của phòng giao dịch Hai Bà Trưng
của VPBank.
Ngân hàng VPBank là ngân hàng ngoài quốc doanh, do đó ngoài những
ưu điểm giống với các Ngân hàng quốc doanh, ngân hàng VPBank có được
những lợi thế của một ngân hàng thuộc khu vực kinh tế tư nhân: năng động,
trẻ trung, ứng dụng nhanh chóng các công nghệ hiện đại tân tiến trên thế giới
12
hiện nay. Do vậy, ngân hàng VPBank nói chung và phòng giao dịch VPBank
Hai Bà Trưng nói riêng đã tạo được ấn tượng tốt với các khách hàng trong
nước và quốc tế.
Mặt khác, phòng giao dịch VPBank Hai Bà Trưng có một vị thế thuận
lợi, nổi bật, do đó dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Phòng giao dịch cũng
thường xuyên có những chính sách ưu đãi lãi suất nên hút được một lượng
khách lớn đến với phòng giao dịch.
Đối tượng cho vay của phòng giao dịch là các khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp, mà phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với khách

hàng cá nhân, Ngân hàng mở rộng chính sách cho vay tiêu dùng: vay mua đất
xây nhà, vay mua nhà, mua ô tô, vay tiền đi du học Trong đó, Ngân hàng
đặc biệt thu hút được một lượng lớn khách hàng vay mua ô tô, và doanh số
của danh mục cho vay này đặc biệt tăng mạnh trong vài năm gần đõy.VPBank
được xem là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực cho vay
mua ô tô ở Việt Nam, và trên thực tế đã đạt được những thành công lớn, đóng
góp vào công cuộc tạo dựng uy tín, thương hiệu và tìm chỗ đừng thích hợp
trên thị trường của Ngân hàng.
Các hoạt động chủ yếu của phong giao dịch Hai Bà Trưng bao gồm:
II.1. Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn là một hoạt động được phòng giao dịch HBT rất chú
trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh
tài sản có, nõng cao vị thế của phòng giao dịch, chi nhánh cũng như cho
VPBank trong hệ thống ngõn hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động
huy động vốn từ khu vực dõn cư cũng như từ khu vực liên ngõn hàng đều
được phòng giao dịch khai thác triệt để.
Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín
dụng trong những năm gần đõy diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trong năm
13
2005, cuộc chạy đua tăng lói suất của các ngõn hàng thương mại diễn ra rất
mạnh. Năm 2006 mức độ cạnh tranh lói suất giữa các ngõn hàng không cũn
sôi động như những năm trước, nhưng các ngõn hàng lại tăng cường các chiến
dịch khuyến mại với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn
như nhà ở biệt thự, căn hộ chung cư cao cấp, ô tô… Thêm vào đó, sự phát
triển khá sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm dịch
chuyển luồng vốn dõn cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán. Mặc
dù có những tác động trên, nguồn vốn huy động của không chỉ riêng phòng
giao dịch HBT mà trên toàn thể VPBank vẫn tăng trưởng cao. Đó là nhờ vào
chớnh sách lói suất phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm huy động, cùng với
các chương trình khuyến mói với quà tặng hấp dẫn. Mặt khác, trong những

năm gần đõy, phòng giao dịch HBT được chỉ thị cấp trên đã tích cực mở rộng
mạng lưới hoạt động đồng thời thương hiệu ngõn hàng cũng đã chiếm được vị
trí vững chắc trong tiềm thức dõn cư và các doanh nghiệp do vậy việc huy
động vốn cũng trở nên thuận lợi hơn. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn được dự
tớnh đạt xấp xỉ 321 tỷ đồng, tăng gấp 7,5 lần so với cuối năm 2004, đặc biệt
năm 2005 nguồn vốn tăng gấp hơn 3 lần so với cuối năm 2003. Bình quõn giai
đoạn 2004- 2007 nguồn vốn huy động của phòng giao dịch HBT đạt mức tăng
trưởng 58%.
Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn
huy động của phòng giao dịch HBT( khoảng 80%). Việc huy động vốn từ các
cá nhõn, các công ty tư nhõn trong thời gian gần đõy tăng mạnh, nhất là trong
hoạt động vay tiền mua ôtô để sử dụng hoặc dùng để kinh doanh chiếm tỷ
trọng cao( cuối năm 2007 tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2004).
Trong những năm tới, phòng giao dịch HBT sẽ tiếp tục mở rộng mạng
lưới hoạt động trên toàn quốc, đưa ra thêm nhiều sản phẩm huy động vốn đa
14
dạng và thực hiện các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng gửi tiền
nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
III.2. Hoạt động tín dụng:
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh,
những năm gần đõy, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng
trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động
tín dụng của các ngân hàng khá sôi động.
Trong thời gian từ 2004_2007, hoạt động tín dụng của phòng giao dịch
HBT của VPBank được giữ vựng theo phương châm “ bảo thủ”, không cạnh
tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Tuỳ vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị
khách hàng của các đơn vị, nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng
trưởng khá, cao gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngân
hàng.
Doanh số cho vay toàn phòng giao dịch dự tính năm 2007 đạt 278 tỷ

đồng, tăng 87 tỷ đồng( tương đương tăng 63%) so với năm 2006. Dư nợ tín
dụng toàn phòng giao dịch tính đến 31/12/2007 được dự tính đạt 112 tỷ đồng,
vượt 15% so với kế hoạch, tăng 53 tỷ đồng ( tương đương tăng gần 62%) so
với năm 2006.
Với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam,
VPBank chú trọng vào khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa
và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình. Đặc biệt tại phòng giao dịch HBT thì thị
phần cá nhân chiếm chủ yếu số lượng giao dịch tín dụng chiếm khoảng 78%,
các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 22%. Tại phòng giao dịch này có
một lợi thế là các khách hàng cá nhân là người buôn bán nhỏ lẻ và cần lượng
vốn, và mặt khác nhờ địa điểm thuận lợi có lợi thế là số lượng cạnh tranh với
các ngân hàng khỏc ớt hơn nên hầu như khách hàng tập trung vào chủ yếu đối
với phòng giao dịch tại đây.
15
Chất lượng tín dụng của phòng giao dịch vẫn đảm bảo được yêu cầu của
ngân hàng nhà nước và qui chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu( gồm cỏc nhúm
3,4,5) của phòng giao dịch cuối năm 2007 ở mức 0,58% tổng dư nợ, thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam( khoảng 7%).
III.3. Các hoạt động dịch vụ.
III.3.1. Hoạt động ngân quỹ:
Trong thời gian từ năm 2005-2007, thị trường liên ngân hàng có sự
tham gia của một số ngân hàng mới thành lập hoặc được nâng cấp từ các ngân
hàng nông thôn, do vậy các giao dịch liên ngân hàng diễn ra khá sôi động. Tuy
nhiên, do thị trường chứng khoán ngày càng hấp dẫn và ngày càng có nhiều
công ty chứng khoán ra đời nờn đó cú sự dịch chuyển một phần nguồn vốn
của các ngân hàng sang các công ty chứng khoán. Vì thế vào những tháng
cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND có sự biến động, dường như đồng USD đang
mất giá đi so vỡi những năm trước đó. Sự biến động thấp của tỷ giá có phần
hạn chế khả năng khai thác thu lãi kinh doanh từ chênh lệch lãi suất.
Tuy có những khó khăn nhất định, song hoạt động ngân quỹ trong năm

2007 đạt kết quả hết sức khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động ngân quỹ
đều đạt và vượt kế hoạch 30-40%. Các quan hệ liên ngân hàng vẫn được duy
trì và phát triển tốt. Hầu như tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần đều đã
thiết lập quan hệ và có hạn mức giao dịch với VPBank. Hoạt động ngân quỹ
tại phòng giao dịch HBT đã làm tốt công tác điều hoà vốn, đảm bảo nguồn
vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho toàn hệ thống; Tận dụng các cơ hội
chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và đồng USD để kinh doanh thu lãi; Luôn
duy trì trạng thái ngoại tệ âm ở mức phù hợp đáp ứng đúng yêu cầu ngân hàng
Nhà nước đặt ra….
III.3.2. Hoạt động thanh toán:
*Hoạt động thanh toán quốc tế:
16
Đối với phòng giao dịch HBT hoạt động thanh toán quốc tế trong vài
năm trở lại đây tăng trưởng khá tốt. Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2007
đạt được ước tính khoảng 8 triệu USD, tăng 60% so với năm 2005. Doanh số
chuyển tiền TTR năm 2007 đạt hơn 10 triệu USD, tăng 73% so với cuối năm
2005.
*Hoạt động thanh toán trong nước:
Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển
công nghệ ngân hàng, việc chuyển tiền trong nước thông qua phòng giao dịch
HBT của VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số
chuyển tiền trong nước năm 2007 theo dự tính vào khoảng 286 tỷ đồng, tăng
22% so với năm 2006. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được năm 2007
gần 100 triệu đồng, tuy vẫn là con số khá khiêm tốn nhưng cũng đạt được
những tăng trưởng nhất định.
III.3.3. Hoạt động kiều hối:
Đối với hoạt động này tại phòng giao dịch HBT chưa phong phú và
phát triển, thông thường khách hàng thường đến tại chi nhánh cấp 1, hay trụ
sở chính của VPBank để thực hiện giao dịch. Theo dự tính của toán ngân hàng
VPBank thì cuối năm 2007, tồng số đại lý phụ chi trả kiều hối của VPBank là

227 điểm. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 18,8 triệu USD và 15,6
tỷ đồng, trong đó, VPBank trực tiếp chi trả 8,4 triệu USD và 7,2 tỷ đồng,
phần còn lại được chi trả qua các đại lý phụ. Trong năm 2006, Trung tâm kiều
hối VPBank đó tỏi cấu trúc nhân sự và chuyển trung tâm điều hành từ TP.Hồ
Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, vì thế
công tác này đã được tăng cường tốt hơn.
17
III.3.4. Hoạt động của dịch vụ thẻ:
Ngày 21/4/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số
805/QĐ- NHNN cho phép VPBank thực hiện nghiệp vụ phát hành thanh toán
thẻ nội địa và thẻ quốc tế Master Card.
Ngày 12/8/2006, VPBank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa
mang tên Autolink. Bên cạnh việc cho ra đời thẻ ghi nợ nội địa, trong năm
qua, VPBank cũng đã rất tích cực hoàn thiện các nghiên cứu và các thử
nghiệm cần thiết để xin chứng nhận offine phát hành và thanh toán thẻ từ của
thẻ tín dụng quốc tế Master Card, Thẻ trả trước quốc tế Master Card. Đặc biệt
những ngày cuối năm của 2007 VPBank lại tiếp tục một phát minh cho ra đời
loại thẻ mang tên là MC2 mà nó chưa được sử dụng phổ biến, đó là một dạng
thẻ theo phương thức thấu chi, rất thuận lợi cho khách hàng trong quá trình đi
mua sắm, là kiểu ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, độ an toàn và tiện
lợi rất cao.
IV: Phương hướng, định hướng phát triển của phòng giao dịch
Hai Bà Trưng trong năm tới.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá tài chính đang diễn
ra mạnh mẽ, VPBank nói chung, và phòng giao dịch HBT nói riêng hướng
đến hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển
các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại đa năng, tăng cường công tác quản
lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng
cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua,
phòng giao dịch HBT đó cú những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ

chức và hoạt động đi đôi với việc hiện đại hoá công nghiệp ngân hàng, với sức
mạnh nội lực được tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng tinh
thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên.
18
Trong năm 2008, phòng giao dịch HBT thực hiện một số nhiệm vụ mà
VPBank đã đề ra, hoàn thành tốt các kế hoạch nhằm mục tiêu củng cố năng
lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở
rộng thị phần.
Trong năm 2008, ban điều hành của phòng giao dịch HBT phấn đấu đạt
được một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Dư nợ tín dụng trong hạn: tăng trưởng 30% so với năm 2007.
- Doanh số và thu nhập các dịch vụ: tăng trưởng 50% so với năm 2007.
- Lợi nhuận sau dự phòng: 6,5 tỷ đồng.
Phòng giao dịch HBT luôn chú ý đẩy mạnh công tác huy động vốn với
nhiều hình thức phong phú, chủ yếu huy động vốn trung dài hạn trong dân
cư để tạo nguồn cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần
kinh tế trên phạm vi cả nước.
Không chỉ riờng phũng giao dịch HBT mà toàn bộ VPBank luôn hướng
đến phát triển bền vững và nhanh chóng mạng lưới hoạt động trên cả nước.
Tại đây tiêu chí mà phòng giao dịch luôn đưa ra đó là quan tâm nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng
của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu,
thoả mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khả năng cho
phép của mình.
Để đạt được các chỉ tiêu hoạt động trờn thỡ phũng giao dịch HBT cần
thực hiện một số biện pháp sau:
- Chú trọng các biện pháp tăng cường huy động vốn, nhằm tăng tổng tài
sản, góp phần tăng trưởng tín dụng và nâng cao uý tín tại phòng giao
dịch mình và khẳng định thương hiệu của VPBank.
19

- Tiếp tục duy trì quan hệ tốt trên thị trường liên ngân hàng, khai thác và
sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng để gia tăng lợi
nhuận.
- Tăng cường công tác phát triển và chăm sóc khách hàng. Đẩy mạnh
công tác quảng cáo và quảng bá thương hiệu, hình ảnh ngân hàng trờn
cỏc phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút nhiều khách hàng
hơn nữa về giao dịch tại ngân hàng.
- Củng cố tổ chức, nâng cấp phòng giao dịch HBT thành hệ thống chi
nhánh cấp II để tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động. Phát triển mạng
lưới có chọn lọc đối với từng đối tượng khách hàng có kinh tế, có thu
nhập cao.
- Tham gia nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, nhất là các
sản phẩm có ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại như sản phẩm thẻ,
thanh toán điện tử.
Với chiến lược của ngân hàng bán lẻ và đặc trưng cơ bản của phòng là
phần lớn phục vụ khách hàng cá nhân, nên khách hàng đến với phòng là khách
hàng nhỏ lẻ ít hoặc chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Do đó khi tiếp
xúc và thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải làm việc tận tình, chu
đáo nhằm gây thiện cảm và hình ảnh tốt về ngân hàng, qua đó mở rộng phạm
vi khách hàng, đặc biệt là mở rộng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, là
đối tượng quan trọng trong nền kinh tế của ngày hôm nay.

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp cuối năm của phòng tín dụng Hai Bà Trưng
2. Trang website: www.vph.com.vn
3. Báo cáo thường niên của VPB 2004 - 2006
4. Và một số tài liệu khác
21
MỤC LỤC

Địa điểm thực tập: 1
Hà Nội - 2008 1
22

×