SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công việc in ấn, photo văn bản
hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiệp vụ của
chuyên viên công tác Văn phòng”.
PHẦN MỞ ĐẦU- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, Văn phòng của cơ quan hành chính nhà nước là một
phòng có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo tổ chức và điều hành công việc, là
trung tâm thông tin phục vụ lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh
vực được giao. Văn phòng là một phòng tổng hợp, quản lý và tham mưu về
nhiều mặt điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo; nói cách khác,
Văn phòng là tổ chức sự làm việc giúp lãnh đạo. Chức năng tham mưu của Văn
phòng được thể hiện trong mỗi nhiệm vụ cụ thể như xây dựng Quy chế làm việc
và tổ chức làm việc theo Quy chế; giúp lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình công tác, thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo, thẩm định về phạm
vi, yêu cầu, quy trình, tiến độ, thể thức của các đề án, kế hoạch, kiến nghị xử lý
1
các vấn đề thuộc chức năng lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, biên tập, kiểm tra và
chịu trách nhiệm về thủ tục, thể thức của các văn bản; in ấn, sao gửi các văn bản,
tài liệu đến các đơn vị khác…
Bên cạnh đó, Văn phòng còn là bộ phận phục vụ trực tiếp các hoạt động
hàng ngày như tổ chức các cuộc làm việc của lãnh đạo, các hội nghị, các chuyến
đi công tác, hoạt động chuyên môn của các đơn vị, bộ phận; chuẩn bị các điều
kiện, phương tiện bảo đảm công tác của cơ quan, tổ chức nói chung.
Chức năng tham mưu, tổng hợp và phục vụ đan xen nhau, có quan hệ mật thiết
với nhau: tham mưu nhằm để phục vụ, trong phục vụ có tham mưu. Cũng từ đó
việc lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Văn phòng cần có định hướng đáp ứng
tốt chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng, trong đó cần xác định rõ Văn phòng
không chỉ là cái “hộp thư” hay “một cái máy giúp việc” đơn thuần, mà cần có
những con người phấn đấu vươn lên, sáng tạo, có được những ý kiến đề xuất xác
đáng; đồng thời cũng cần tránh coi Văn phòng là “cơ quan tổng tham mưu”, bao
biện làm thay những công việc không đúng chức năng.
Công tác Văn phòng là công tác thiết yếu, thường xuyên, liên tục và có tính
bắt buộc đối với bất kỳ cơ quan, đơn vị nào. Trong vô vàn công việc thuộc về
Văn phòng, thì công tác soạn thảo, ban hành, tổ chức giải quyết, quản lý văn
bản, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước là một trong những
công tác có vị trí quan trọng trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
Hoạt động văn thư liên quan đến nhiều vấn đề như: kỹ thuật soạn thảo, thủ tục
ban hành, cách thức giải quyết, biện pháp quản lý. Trong các cơ quan quản lý
2
nhà nước, việc quan niệm đúng về công tác Văn phòng, đặc biệt là công tác soạn
thảo, ban hành, in ấn, sao gửi văn bản là một nội dung rất quan trọng, đảm bảo
cho việc chỉ đạo, quản lý tốt công tác thông tin hành chính, góp phần tăng năng
suất, chất lượng và hiệu quả quản lý của các cơ quan, đơn vị. Đối tượng tác
nghiệp cụ thể của hoạt động văn thư là văn bản. Văn bản hành chính đóng vai
trò không thể tách rời với mọi hoạt động của xã hội. Đặc biệt, trong hoạt động
quản lý nhà nước, văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là một trong những
yếu tố quan trọng, thiết yếu để kiến tạo thể chế của nền hành chính nhà nước; là
phương tiện quan trọng để ghi lại, lưu giữ lại, chuyển đạt các quyết định quản
lý; là hình thức để cụ thể hoá pháp luật, là sự thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các
cơ quan nhà nước. Trong giai đoạn đổi mới, hiện đại hóa nền hành chính nhà
nước hiện nay, việc thực hiện quy trình soạn thảo, in ấn, nhân bản sao cho đạt
hiệu quả, chất lượng, bảo mật, kịp thời là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin chỉ đề cập đến công việc liên quan đến nhiệm
vụ được giao thuộc lĩnh vực công tác Văn phòng, đó là công tác in ấn, nhân bản
tài liệu, văn bản của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo; từ đó nêu lên một số kinh
nghiệm tích lũy qua thực tiễn tại đơn vị nhằm góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa
nền hành chính nhà nước.
Có thể nói rằng, trong bất kỳ công việc gì, nhiệm vụ gì, ngành nghề nào,
muốn hoàn thành đạt kết quả tốt, người thực hiện phải nỗ lực học tập, nghiên
cứu, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, am tường nghiệp vụ và nhất là
phải quyết tâm cải tiến thao tác theo hướng hiệu quả, chất lượng. Với nhận thức
3
trên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, bản thân tôi
thường băn khoăn, trăn trở làm sao để hoàn thành công tác photo, in ấn, nhân
bản tài liệu, công văn của đơn vị một cách hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu của
lãnh đạo đơn vị và của ngành. Từ đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của
mình, tôi thường xuyên học hỏi, vận dụng thực nghiệm, trao đổi tích lũy kinh
nghiệm, khắc phục hạn chế… Điều này đã góp phần quan trọng giúp tôi hoàn
thành khá tốt công tác được giao. Thời gian đi qua, tôi càng có thêm kinh
nghiệm, tự tin hơn trong việc tiếp nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau
gần 6 năm công tác tại Văn phòng Sở, tôi đã đúc kết rút được một số kỹ năng,
thao tác nghiệp vụ cơ bản mà bản thân đã vận dụng đạt hiệu quả trong quá trình
thực thi nhiệm vụ. Đó là lý do tôi chọn thể hiện đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số kinh nghiệm trong công việc in ấn, photo văn bản hành chính nhà
nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiệp vụ của chuyên viên công
tác Văn phòng”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI:
- Đối tượng: Công tác in ấn, photo, nhân bản, bảo mật văn bản, tài liệu
nhằm đảm bảo hoạt động chỉ đạo toàn ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên
Giang.
- Phạm vi đề tài: Một số kinh nghiệm thực hiện có hiệu quả công tác in
ấn, photo, nhân bản, bảo mật văn bản, tài liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên
Giang.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
4
Vận dụng, đề xuất một số kinh nghiệm thực hiện có hiệu quả công tác in
ấn, photo, nhân bản, bảo mật văn bản, tài liệu nhằm đảm bảo hoạt động chỉ đạo
toàn ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang; góp phần cùng đơn vị và
toàn ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
PHẦN THỨ HAI – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Về phía khách quan:
Như trên đã nói, công tác Văn phòng là công tác thường xuyên, liên tục,
thiên về thao tác nghiệp vụ. Do vậy, người làm Văn phòng, nhất là đảm nhiệm
công tác in ấn, photo, nhân bản, bảo mật văn bản, tài liệu; ngoài trình độ chuyên
môn, tinh thần trách nhiệm, trung thực, cần phải có kỹ năng nhất định. Thực tế
cho thấy, người càng có thâm niên, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có kiến
thức tổng hợp, thì càng xử lý công việc linh hoạt, đạt hiệu quả hơn. Ngược lại,
người mới làm công tác này chắc chắn sẽ có ít nhiều những khó khăn, khó có
thể xử lý công việc một cách thuần thục, thành thạo, nhất là khi máy móc hỏng
hóc hoặc gặp sự cố. Với tôi, mặc dù đã đảm nhận công tác này đã 6 năm, nhưng
do yêu cầu về công tác hành chính nhà nước ngày càng cao. Do vậy, bản thân
cũng gặp một số khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
Mặt khác, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, chúng ta thấy rằng, công
tác Văn phòng thường có những công việc đột xuất, có khi rất cấp thiết, đòi hỏi
phải xử lý trong thời gian ngắn, thậm chí tức thời phải hoàn thành khối lượng
công việc lớn. Vì vậy, người làm công tác Văn phòng rất dễ bị động; nếu xử lý
5
không khéo léo, linh hoạt, cẩn trọng sẽ dễ dẫn đến sai lệch yêu cầu nội dung
hoặc ùn tắc, tồn động công việc. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
và chất lượng công việc.
2. Về phía chủ quan:
Hơn 16 năm trước đây, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp, thuần
thục công việc chuyên môn giảng dạy; chưa quen với công việc hành chính,
chưa am hiểu nhiều về công tác hành chính Văn phòng. Do vậy, khi nhận nhiệm
vụ phụ trách phòng máy in ấn, photo, nhân bản, văn bản, tài liệu của cơ quan Sở
Giáo dục và Đào tạo, bản thân có nhiều bỡ ngỡ, chưa thành thạo nghiệp vụ, chưa
kịp nắm bắt hết các kỹ thuật sửa chữa máy móc, thiết bị.
Tuy nhiên, thời gian sau đó, bản thân được tham dự các lớp bồi dưỡng
kiến thức Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên. Đồng thời với tinh thần cầu
tiến, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được
giao, tôi đã cố gắng vừa làm vừa học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp đi trước, vừa
tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, tích cực thử nghiệm những cải tiến kỹ thuật, đổi
mới phương pháp. Nhờ đó, kết quả công tác đạt được ngày một tốt hơn, hoàn
thiện hơn. Sau đây là một số giải pháp khắc phục khó khăn đạt hiệu quả mà bản
thân đã vận dụng để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN:
1. Nghiên cứu, nắm vững những đặc điểm khái quát về văn bản hành
chính nhà nước:
6
1.1. Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan
hành chính bao gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật: theo quy định của Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.
Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Nghị định số 104/2004/NĐ-CP
ngày 23 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
b) Văn bản hành chính: Quyết định (cá biệt), Chỉ thị (cá biệt), Thông
báo, Thông cáo, Chương trình, Kế hoạch, Phương án, Đề án, Báo cáo, Biên bản,
Tờ trình, Hợp đồng, Công văn, Công điện, Giấy chứng nhận, Giấy ủy nhiệm,
Giấy mời, Giấy biên nhận hồ sơ, Phiếu gửi, Phiếu chuyển, Giấy giới thiệu, Giấy
nghỉ phép, Giấy đi đường và một số văn bản khác.
Đặc biệt cần nắm vững thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
hành chính thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP
ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn
về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Công văn số 4129/VPCP-HC ngày 26
tháng 7 năm 2005 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn một số nội dung
của Thông tư 55 và các văn bản quy định hiện hành.
c) Văn bản chuyên ngành: Thể thức văn bản chuyên ngành do Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành thống nhất quy định.
7
d) Văn bản thông thường: Văn bản thông thường khác do các Phòng
(Ban), Đơn vị trực thuộc theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách thực hiện hoặc
phối hợp thực hiện.
1.2. Một số quy định về quy trình soạn thảo, ban hành văn bản:
- Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
Trường hợp sửa chữa, bổ sung bản thảo văn bản đã được duyệt phải trình người
duyệt xem xét, quyết định.
- Công tác soạn thảo và nhân bản văn bản phải bảo đảm các yêu cầu:
Chuyên viên soạn thảo văn bản phải tự đánh máy bản thảo, đảm bảo yêu cầu
đúng nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Trường hợp, bản thảo do
văn thư đánh máy thì việc đánh máy cần phải đúng nguyên văn bản thảo, nếu
phát hiện có sự sai sót hoặc không rõ ràng trong bản thảo thì người đánh máy
phải hỏi lại đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc người duyệt bản thảo đó. Nhân
bản đúng số lượng quy định. Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh
máy, nhân bản theo đúng số lượng, thời gian quy định.
- Chánh, Phó Văn phòng phụ trách lĩnh vực có trách nhiệm kiểm duyệt dự
thảo văn bản trước khi trình Lãnh đạo đơn vị (Sở, ngành, UBND huyện, thị
xã…). Trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và
chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản. Thư ký của Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) phải kiểm tra và chịu trách
nhiệm về khâu rà soát lại bản đánh máy sạch và nội dung văn bản trước khi trình
ký chính thức.
8
- Các hình thức bản sao gồm: bản sao y bản chính, bản trích sao và bản
sao lục. Thể thức bản sao được quy định như sau: sao y bản chính hoặc trích sao
hoặc sao lục; tên cơ quan sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày,
tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ
quan sao văn bản; nơi nhận. Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục có
giá trị pháp lý như bản chính. Bản sao chụp cả dấu và chữ ký của văn bản chỉ có
giá trị thông tin, tham khảo.
2. Nghiên cứu, nắm vững các yêu cầu về photo, nhân bản đối với từng
văn bản cụ thể (về số lượng, xếp bộ tài liệu, chữ ký, đóng dấu…).
3. Thực hiện đúng quy trình in ấn, photo, nhân bản, bảo mật văn bản,
tài liệu
4. Chú trọng bảo quản tốt phương tiện, thiết bị. Thường xuyên duy
tu, sửa chữa không để phương tiện, thiết bị hư hỏng không hoạt động được
khi chưa hết hạn sử dụng
5. Góp phần hiện đại hóa công tác Văn phòng:
a) Yêu cầu của việc hiện đại hóa công tác Văn phòng:
Như chúng ta đã biết, chế độ xã hội ngày càng được Luật hóa một cách
chặt chẽ, hoàn chỉnh, mọi công dân đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật, thì nền hành chính nhà nước nói chung, công tác Văn phòng nói riêng
phải sớm được xây dựng theo hướng hiện đại hóa. Văn phòng có vị trí quan
trọng trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Một Văn phòng hoạt động khoa học, có
kỷ cương nề nếp, có đủ các điều kiện phương tiện hiện đại thì công việc sẽ chạy
9
đều, quản lý hành chính sẽ thông suốt. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị muốn hoạt
động của cơ quan, đơn vị mình thuận lợi, cần phải trực tiếp và thường xuyên
chăm lo kiện toàn bộ máy Văn phòng, xây dựng đội ngũ công chức Văn phòng
vững mạnh, tích cực trang bị cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hoá công tác
Văn phòng.
Thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, xu hướng chung
của mọi cơ quan, tổ chức là nhanh chóng hiện đại hoá công tác Văn phòng nhằm
đáp ứng yêu cầu công tác ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt các tổ chức kinh
doanh, để đảm bảo trụ vững trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp đã
nhanh chóng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đồng thời đổi mới phương thức
quản lý, tuyển dụng nhân viên Văn phòng có năng lực trình độ nghiệp vụ cao,
đảm bảo cho Văn phòng hoạt động có hiệu quả. Một Văn phòng hiện đại sẽ hạn
chế tối đa việc lãng phí thời gian công sức, giảm chi phí về quản lý điều hành
mà vẫn đảm bảo tốt chất lượng công việc hàng ngày. Đồng thời điều này cũng
giúp cho các nhà quản lý thoát khỏi những công việc hành chính mang tính sự
vụ, tạo điều kiện tăng thêm phần sáng tạo của họ, giúp họ có thời gian tập trung
vào việc lập kế hoạch, tìm kiếm các giải pháp tối ưu để điều hành quản lý đạt
hiệu quả cao nhất.
b) Nội dung hiện đại hoá công tác Văn phòng:
Một Văn phòng hiện đại được mô tả bằng những thuật ngữ khá mới mẻ,
đó là “Văn phòng điện tử”, “Văn phòng không giấy”, “Văn phòng tự động
hóa”…Trong mấy năm trở lại đây ta thấy công việc Văn phòng đã luôn phải
10
điều chỉnh theo sự thay đổi về môi trường cả về tự nhiên và xã hội. Mục tiêu của
cán bộ quản trị Văn phòng là thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo điều
hành, quản lý hoạt động của cơ quan, ngành có hiệu quả cao nhất. Để hướng đến
mục tiêu cơ bản đó, đặc biệt là nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
nghiệp vụ soạn thảo văn bản hành chính nhà nước của cán bộ chuyên trách
công tác Văn phòng, từ đó chuyển sang công tác in ấn, photo văn bản hành
chính nhà nước và phát hành có chất lượng và đạt hiệu quả cao; thời gian qua,
cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang đã từng bước tổ chức hoạt động
của Văn phòng đạt một số kết quả sau:
- Tổ chức bộ máy Văn phòng khoa học, tinh gọn, hiệu lực, đúng chức
năng. Từng bước công nghệ hóa công tác Văn phòng. Công nghệ thông tin với
thành tựu của công nghệ tin học, máy tính và công nghệ truyền thông đã giúp
cho các hoạt động của công tác Văn phòng ngày càng hiệu quả. Hiện nay, nhờ
có máy vi tính và qua việc kết nối mạng internet, việc tiếp nhận thông tin, soạn
thảo và ban hành văn bản được nhanh chóng, đảm bảo hiệu lực thi hành trong
thời gian nhất định. Mặt khác, nhờ đó, việc sao y, sao lục, lưu trữ, nhân bản văn
bản cũng hết sức thuận lợi.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau 6 năm đảm nhận công tác in ấn, photo, nhân bản, bảo mật văn bản, tài
liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang, mặc dù vẫn còn một số thiếu sót
nhất định, nhưng cơ bản tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hầu hết các
văn bản, tài liệu cần photo, nhân bản theo yêu cầu của người có thẩm quyền đã
11
được bản thân thực hiện đảm bảo đúng thời gian quy định, đáp ứng các quy định
của quy trình thực hiện; kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo của Lãnh đạo Sở
thông suốt từ tỉnh đến cơ sở; góp phần đáng kể vào việc hoàn thành nhiệm vụ
chung của toàn ngành. Trong 6 năm qua, bản thân đã trực tiếp in ấn, photo, nhân
bản đạt yêu cầu trên 950.000 trang đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đề
kiểm tra học kỳ cấp trung học phổ thông, đề thi học sinh giỏi các cấp; trên
1.147.996 trang Công văn, văn bản, tài liệu phục vụ cho hoạt động của ngành.
Tuy chưa thật đảm bảo tuyệt đối về mặt thời gian, hình thức, nhưng hầu hết các
trang tài liệu, Công văn, văn bản được bản thân in ấn, photo đều đảm bảo đạt
yêu cầu về nội dung, hình thức và đặc biệt là yêu cầu bảo mật tuyệt đối.
PHẦN THỨ BA - KẾT LUẬN
Trong bất kỳ công việc nào, xác định cho được một cách thức, một
phương pháp, một kinh nghiệm thật sự tối ưu là hết sức khó khăn và có khi chủ
quan, cảm tính. Việc lựa chọn cách thức, phương pháp nào để hoàn thành nhiệm
vụ của mình là tùy thuộc mỗi người, gắn với điều kiện, khả năng, hoàn cảnh cụ
thể, miễn sao đạt được kết quả tốt nhất. Những điều tôi đã trình bày là một vài
kinh nghiệm về thao tác nghiệp vụ của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ được giao là in ấn, photo, nhân bản, bảo mật văn bản, công văn, tài liệu phục
vụ hoạt động chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Với sự vận dụng linh hoạt các
thao tác nghiệp vụ này, tôi đã từng bước khắc phục khó khăn để hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Trong số những giải pháp khắc phục khó khăn nêu trên,
12
hầu hết là những giải pháp thiên về sự nỗ lực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm của
bản thân trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Tuy nhiên, đây là một số ý kiến, kinh nghiệm tích lũy được qua việc vận
dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nhiệm vụ được
giao của bản thân; xin được trao đổi, chia sẻ với quý đồng nghiệp. Tôi thiết
nghĩ, nội dung đề tài này chỉ có tính tham khảo, cần tiếp tục được bổ sung, cải
tiến, hoàn chỉnh và vận dụng đạt hiệu quả cao hơn.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của quý đồng nghiệp, của
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Rạch Giá, ngày 14 tháng 5 năm 2012
Người viết
Ngô Văn Phương
13