Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

sáng kiến kinh nghiệm xây dựng uy tín người hiệu trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.45 KB, 22 trang )

SỞ GD-ĐT KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Thạnh Tây Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
“XÂY DỰNG UY TÍN NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG”.
HỌ VÀ TÊN: Lê Thuận.
CHỨC VỤ : Hiệu trưởng
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Trường THPT Thạnh Tây
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Bối cảnh của đề tài:
Sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới,ngành giáo dục và đào
tạo nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói riêng là những nhân tố tích
cực góp phần thúc đẩy thành công sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên,thời gian qua trong ngành giáo dục- đào tạo của chúng ta,bên
cạnh những hiệu trưởng lãnh đạo có uy tín thực sự,được tập thể sư phạm nhà
trường và mọi người tín nhiệm,còn có một số hiệu trưởng,cố tạo ra cho mình
loại uy tín giả tạo,bằng cách sử dụng quyền lực để gây áp lực,có thái độ trịch
thượng nhiều khi coi thường mọi người,họ có tính bảo thủ,hoài cổ,thiếu nhạy
bén với cái mới,thiếu học hỏi và luôn tỏ ra mình là người am hiểu,dạy khôn cho
người khác,thiếu dân chủ,không lắng nghe ý kiến của đồng chí,đồng nghiệp và
mọi người.Từ đó mà uy tín giảm sút,niềm tin của tập thể đối với hiệu trưởng bị
xói mòn.
Xuất phát từ bối cảnh thực tiển như đã nêu trên, tôi nhận thấy việc xây
dựng uy tín là một giải pháp hữu hiệu nhất,trong việc học tập rèn luyện kỹ năng
sống, hoàn thiện nhân cách cho người hiệu trưởng.
2/ Lý do chọn đề tài:
1
Xây dựng uy tín người hiệu trưởng,trong việc lãnh đạo quản lý nhà trường
là một việc làm mang tính cấp bách và cần thiết.Trong nhà trường hiệu trưởng là
người đứng đầu,được giao quyền hạn lớn và chịu trách nhiệm toàn diện trước


cấp trên về mọi hoạt động của nhà trường,nhà trường thực hiện nhiệm vụ của
mình tốt hay xấu,một phần quyết định là tùy thuộc vào phẩm chất,đạo đức,năng
lực,uy tín của người hiệu trưởng.Thực tiển nhiều năm qua chứng minh
rằng,người hiệu trưởng thế nào thì nhà trường thế đó,trong những hoàn cảnh
thực tiển gần giống nhau,có trường với hiệu trưởng tốt có uy tín lãnh đạo đã trở
thành trường tiên tiến,đạt nhiều thành tích về dạy và học ,chất lượng giáo dục
ngày càng đi lên,có những hiệu trưởng thiếu tinh thần trách nhiệm,uy tín và
niềm tin bị giảm sút,đã không thoát khỏi quỹ đạo của nhà trường cũ,chất lượng
giáo dục đạt quá thấp.
3/ Phạm vi, đối tượng của đề tài:
3.1/ Phạm vi của đề tài:
Đề tài xây dựng uy tín người hiệu trưởng,được thực hiện tại trường THPT
Thạnh Tây, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang.
Thời gian thực hiện: 3 năm,từ năm học 2010-2011 đến năm học 2011 –
2012.Đồng thời sẽ thực hiện mở rộng nghiên cứu, ứng dụng ở những năm học
kế tiếp.
3.2/ Đối tượng của đề tài:
Khách thể nghiên cứu: Các biện pháp xây dựng uy tín người hiệu trưởng
của trường THPT Thạnh Tây.
4/ Mục đích của đề tài:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, về uy tín và thực trạng uy tín của người
hiệu trưởng trường THPT Thạnh Tây. Từ đó đề ra các biện pháp xây dựng uy tín
của người hiệu trưởng,để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục-đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
5/ Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu:
2
Đây là đề tài mới, mang tính thực tiễn cao được hình thành từ những việc
làm,sự kiên trì phấn đấu,học tập và rèn luyện,xây dựng uy tín của người hiệu
trưởng trong tình hình mới.
6/ Tính sáng tạo:

Xây dựng uy tín của người hiệu trưởng là vận dụng những vấn đề sáng tạo
của bản thân qua hoạt động thực tiển,lãnh đạo quản lý nhà trường.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Trước khi vào sâu vào phân tích, chứng minh đề tài:” xây dưng uy tín
người hiệu trưởng”,chúng ta hãy đi tìm khái niệm uy tín là gì ?
Khái niệm về uy tín :
Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hõi,hình thành và phát triển trên cơ sở
phẩm chất và năng lực và các giá trị xã hội khác của chủ thể thông qua các quan
hệ với khách thể,tạo nên sức cảm hóa có thể thu hút,lôi kéo được khách thể và
được khách thể thừa nhận,tin tưởng ,tuân theo.
Trong khái niệm này sức cảm hóa là nội dung của uy tín,còn lòng tin ,sự
tín nhiệm là sự phản ảnh khách quan của sự cảm hóa,là hình thức biểu hiện của
sự uy tín từ sự thừa nhận,tin tưởng tuân theo.
Từ khài niệm trên có thể tìm thấy uy tín được hình thành và thể hiện trong
từng lĩnh vực cụ thể,từng mối quan hệ cụ thể.Bỡi vậy,mỗi người có thể có uy tín
từng mặt hoặc nhiều mặt khác nhau.Một người có uy tín về chuyên môn nhưng
không có uy tín về tổ chức,có uy tín về ngoại giao nhưng có thể không có uy tín
về khoa học.Do đó khi xem xét uy tín của một người nào đó,cần xác định uy tín
đó thuộc mặt nào trong các quan hệ xã hội.
2/ Thực trạng vấn đề:
2.1/ Thực trạng khi thực hiện đề tài:
Trong những năm qua,ngành giáo dục-đào tạo đã có những chỉ đạo về đổi
mới công tác quản lý giáo dục,đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ,uy tín
của người hiệu trưởng được nâng lên.Tuy nhiên,nơi này nơi khác công tác quản
lý còn có những yếu kém,một số cán bộ quản lý,hiệu trưởng đã giảm sút uy
3
tín,họ đã không nhận thức đầy đủ chức năng nhiệm vụ của người cán bộ quản
lý,họ đã lầm tưởng rằng dường như họ có chức vụ là hiển nhiên có uy tín,mọi lời
nói việc làm của họ đều được tập thể sư phạm đồng tình.Từ đó họ chủ quan

trong công tác,không chịu học tập,rèn luyện không khiêm tốn,không dân chủ khi
bàn bạc công việc,thậm chí cá nhân,độc đoán,thích lên lớp dạy bảo người
khác,thích người khác phải trọng vọng,quỳ lụy mình.Họ không nghĩ rằng do
kém gương mẫu,kém năng lực làm nhiều việc sai trái,họ không được quần
chúng tín nhiệm nữa uy tín của họ sẽ bị mất.Nghiên cứu thực trạng uy tín hiệu
trưởng trường THPT Thạnh Tây trong phạm vi đề tài tập trung vào những
nội dung cụ thể như sau:
Trường THPT Thạnh Tây,được UBND Tỉnh Kiên Giang,quyết định thành
lập tháng 4 năm 2009.
a. Về quy mô trường lớp giáo viên và học sinh:
Trường trung học phổ thông Thạnh Tây được Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh
Kiên Giang ra quyết định thành lập tháng 4 năm 2009,để tạo điều kiện cho con
em vùng sâu có cơ hội, học tiếp lên cấp THPT.
Trường có 2 cấp học THCS và THPT. Cụ thể như sau:
- Số lượng nhân sự( Cán bộ, giáo viên, nhân viên): Tổng số 40 người.
Ban Giám hiệu: 2 người.
Tổng số giáo viên: 30 , trong đó chia ra: GV THCS:13 ; GV
THPT:17; Giáo viên phụ trách Đoàn (kiêm Hội LHTN):01; Giáo viên (kiêm
nhiệm)phụ trách công tác Đội:
-Công nhân viên: Văn thư, Thủ quỹ :01; Kế toán: 01; CB Thiết bị: 01
CB Thư viện:01; Bảo vệ: 01; Nhân viên phục vụ:01 CB y tế : 01.
- Đạt chuẩn: Cả 2 cấp 100%. Trên chuẩn: THCS 13/13 Tỷ lệ 100% -
THPT 1/17 tỷ lệ: 5.88%.
- Lớp và học sinh:
+ Cấp THCS: 265 hs/7 lớp .
* Khối lớp 6: 2 lớp với 87 hs.
* Khối lớp 7: 2lớp với 82 hs.
4
* Khối lớp 8: 2 lớp với 49 hs.
* Khối lớp 9: 1 lớp với 47hs.

+ Cấp THPT: 8 lớp với 239 hs.
* Khối lớp 10: 03 lớp với 98 hs.
* Khối lớp 11: 03 lớp với 95 hs.
* Khối lớp 12: 02 lớp với 67 hs,
- Thâm niên công tác, và độ tuổi (BGH, GV):
Thâm niên công tác( chỉ tính BGH, GV)
* THCS: 13+01PHT= 14 * THPT: 17+ 1BGH=
18
- Dưới 5 năm : 02, tỷ lệ: 14.3% - Dưới 5 năm : 8, tỷ lệ 44.4%
- Từ 5 đến 10 năm: 07, tỷ lệ: 50.0% - Từ 5 đến 10 năm: 6, tỷ lệ :33.3 %
- Từ 10 đến 15 năm: 03, tỷ lệ: 21.4% - Từ 10 đến 15 năm: 02, tỷ lệ :
11.1%
- Từ 15 đến 20 năm: 01, tỷ lệ: 7.1% - Từ 15 đến 20 năm :00, tỷ lệ : %
- Từ 20 năm trở lên:01, tỷ lệ: 7.1% - Từ 20 năm trở lên: 01 tỷ lệ :
11.10.%
Độ tuổi của BGH, GV ( không tính nhân viên)
*THCS 14 * THPT 18
- Dưới 30 tuổi : 02; tỷ lệ: 14.0% - Dưới 30 tuổi: 8 ; tỷ lệ : 44.4%
- Từ 30- đến 35: 10 ; tỷ lệ : 71.4% - Từ 30 đến 35:07 ; tỷ lệ :38.8 %
- Từ 36 đến 40: 01 ; tỷ lệ : 7.1% - Từ 36 đến 40: 02; tỷ lệ : 11.1%
- Từ 41 đến 45: ; tỷ lệ: % - Từ 41 đến 45: 00; tỷ lệ : %
- Từ 46 đến 50: 03 ; tỷ lệ: % - Từ 46 đến 50: 01; tỷ lệ : 5.5 0 %
- Từ 50 đến 60: 01 ; tỷ lệ:. 7.1 % - Từ 56 đến 60: 0.; tỷ lệ : 0 %
+ THCS: Đạt chuẩn : 13/13 (100%); trên chuẩn: 13/13 (100%)
+ THPT: Đạt chuẩn : 17/17 (100%); trên chuẩn: 01( 5.88%)
* Nhận xét:
- Ưu điểm:
5
- Giáo viên hầu hết là trẻ, nhất là ở cấp THPT trên (90%), nhiệt tình công
tác.

- Tỷ lệ giáo viên THPT, THCS đạt chuẩn cao (100%). Trên chuẩn ở cấp
THCS là 100%.
- Nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao,hoàn thành tốt trong
công tác được giao.
- Khuyết điểm:
- Số giáo viên mới kinh nghiệm về giảng dạy và các mặt công tác khác
chưa được nhiều .
b.Cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Phòng học: 15 phòng, chia ra: phòng kiên cố: 8; phòng tạm: 07 , chỗ
ngồi: 600. Tổng diện tích các phòng học : 720m
2
.
- Phòng làm việc: 01
- Văn phòng : 01
- Phòng Hiệu trưởng: 01.
- Phòng Hiệu phó: 01
- Công đoàn - Đoàn thanh niên : 01.
- Phòng Hội trường: 01
- Phòng thực hành thí nghiệm: Có 01 phòng thí nghiệm dùng chung
cho Vật lý – Hóa – Sinh – Công nghệ. (diện tích phòng : 72 m
2
).
- Phòng bộ môn:
- 01 phòng tin học gồm có 35 máy để bàn dành cho học sinh thực hành
tin học trên máy, tất cả học sinh 3 khối đều được học tập trên máy tính từ lớp
10 đến lớp 12, học tập và kiểm tra nghiêm túc.
- Phòng dạy giáo án điện tử : 03 (bố trí máy chiếu và Projector cố định
ở ba dãy phòng học).
- Thư viện: 01 phòng.
- Các loại sách có trong thư viện: 13.408 bản, chia ra:

+ Tổng số SGK: 5.569 bản;
+ Tổng số SGV: 1.309 bản;
6
+ Tổng số STK: 4.473 bản;
+ Tổng số STN: 2.089 bản
+ Tủ sách pháp luật: 95 bản;
- Diện tích thư viện : 48m
2
,

có các loại sách giáo khoa, giáo viên,
sách tham khảo, sách thiếu nhi, báo chí…. Phục vụ cho tham khảo và nghiên
cứu đối với giáo viên và học sinh. Tuy nhiên do diện tích phòng còn hẹp, nên
việc phục vụ cho giáo viên và học sinh đọc sách tại chỗ còn hạn chế.
- Thiết bị: 01 phòng diện tích 48 m
2
Các thiết bị dạy học gồm có:
+ Khối 10: 1 bộ; Khối 11: 1 bộ; Khối 12 :1 bộ.
+ Khối 6: 2 bộ ( Không đầy đủ); Khối 7: 2 bộ ( không đầy đủ); Khối
8: 1 bộ; Khối 9: 1 bộ.
- Bãi tập (TDTT – Quốc phòng):
- Bãi tập để học các môn Quốc phòng và Thể dục được bố trí ở hai
điểm là trung tâm văn hóa xã( bên cạnh trường) và bố trí ở trong sân trường.
Diện tích sân chơi, bãi tập của trường khoảng 1500 m
2
- Nhà vệ sinh :
+Có 01 nhà vệ sinh dành cho giáo viên, nằm cạnh văn phòng nhà
trường.
+Có 02 nhà vệ sinh dành cho học sinh.
Tuy nhiên nhà vệ sinh chưa thực sự đáp ứng cho học sinh và giáo viên.Bên

cạnh đó,cũng còn một số học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Nhà để xe:
Có 1 nhà để xe giáo viên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cán
bộ,giáo viên,ngày 2 buổi sáng và chiều.
- Cảnh quan, môi trường sư phạm:
+Cảnh quan,môi trường xanh-sạch-đẹp thoáng mát,tạo điều kiện
cho các hoạt động ngoài giờ,vui chơi giải trí của học sinh.Tuy nhiên do nhà
trường đang trong giai đoạn tiếp tục thi công trong thời gian tới các hạn mục
7
còn lại như dãy phòng học mới, hàng rào,nâng cao và bê tông hóa sân
trường, nên chưa thực hiện được thể dục giữa giờ.
+ Trường có trồng nhiểu cây xanh, cây cảnh, sân trường sạch, mỗi
lớp học có trang trí ảnh Bác, khẩu hiệu, có bố trí các giỏ hoa treo tường.
+ Hàng tuần, học sinh các lớp đều có kế hoạch lao động vệ sinh
trường lớp theo khu vực nhà trường đã quy định.
+ Từ đầu năm học đến nay, học sinh các lớp đã trồng cây bổ sung,
để tăng cường cây xanh bóng mát sau này được nhiều hơn
2.2 Thực trạng về sự tín nhiệm của hiệu trưởng:
Xuất thân từ người lính,từng tham gia chiến đấu ở chiến trường K, khi
xuất ngũ trở về tôi chọn ngay nghề dạy học mà tôi yêu thích,sau những năm
tháng miệt mài học tập và công tác ,phát huy bản chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ
Hồ trên mặt trận văn hóa,bám trường,bám lớp nhiệt tình lao động say mê ,vì sự
phát triển của nhà trường . Trong mọi hoạt động quản lý tôi luôn tôn trọng đội
ngũ giáo viên ,phân công ,phân nhiệm cho cán bộ giáo viên trong trường một
cách hợp lý trên cơ sở,năng lực và nguyện vọng cá nhân phù hợp với điều kiện
nhà trường.
Trong giao tiếp tôi luôn tỏ ra ân cần,tế nhị và tôn trọng nhân cách đồng
nghiệp,luôn luôn quan tâm đến công việc và động viên nhắc nhở tập thể cán
bộ,giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ,đồng thời luôn lắng nghe ý
kiến góp ý của mọi người để điều chỉnh chương trình,kế hoạch và hành vi của

mình,Luôn tạo ra bầu không khí trong nhà trường lành mạnh,mọi người đoàn
kết,thân ái,yêu thương,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,đồng sức,đồng lòng phấn đấu
vì mục tiêu chung,quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần và điều kiện làm
việc cho tập thể sư phạm.
* Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
+ Thuận lợi:
- Năm học 2011-2012 bản thân tôi và nhà trường luôn luôn nhận được sự
chỉ đạo quan tâm,giúp đỡ của Huyện ủy-UBND huyện Tân Hiệp và sở GD-ĐT
Kiên giang.
8
- Sự đồng tình ủng hộ của của chính quyền,đoàn thể địa phương, cha mẹ
học sinh ngày càng quan tâm,có trách nhiệm hơn đến việc học tập của con em
mình.Cơ sở vật chất ngày càng được xây dựng khang trang ,hiện đại,các phòng
chức năng ,thí nghiệm,phòng học bộ môn tương đối đầy đủ,khuôn viên nhà
trường xanh-sạch-đẹp,có nhiều cây xanh bóng mát.
- Tập thể sư phạm nhà trường trẻ,khỏe,nhiệt tình,yêu nghề,đa số có trình
độ chuyên môn giảng dạy vững vàng,đoàn kết, nhất trí ,khắc phục mọi khó khăn
vươn lên xây dựng nhà trường phát triển .
- Đa sồ các em học sinh chăm ngoan,lễ phép,có động cơ và thái độ học
tập tốt
+ Khó khăn:
Tuy có những thuận lợi cơ bản như đã trình bày ở trên.Song vẫn còn
những tồn tại,hạn chế nhất định cần phải có những giải pháp căn cơ,trước mắt và
lâu dài trong những năm tiếp theo cụ thể là;
- Trường THPT Thạnh Tây đứng chân tọa lạc trên địa bàn vùng sâu thuộc
xã Thạnh Đông.được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân,nơi đây đã chịu nhiều mất mác đau thương,của một thời chiến
tranh oanh liệt,mặc dù Đảng và nhà nước có quan tâm giúp đở.Song đời sống
của nhân dân vẫn còn không ít khó khăn.
- Một bộ phận học sinh động cơ,thái độ,ý thức học tập kém,gia đình cha

mẹ học sinh, thiếu sự quan tâm nhắc nhỡ đến việc học tập của con em.
-Chưa ngăn chặn có hiệu quả cao, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở
một trường vùng sâu.Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên,song vẫn
còn chậm.
- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình ,có tinh thần trách nhiệm cao,yêu nghề
nhưng kinh nghiệm còn hạn chế,chưa theo kịp yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học, theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, của học sinh,các
thiết bị dạy học hiện đại vẫn còn thiếu,ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học còn gặp nhiều khó khăn,hiệu quả chưa cao.
9
- Thời kỳ khủng hoảng kinh tế,đời sống vẫn còn gặp không ít khó
khăn,cộng với những hiện tượng tiêu cực bên ngoài xã hội,đã làm ảnh hưởng
đến tâm tư,tình cảm,mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ,giáo viên.
Từ thực tiễn với những điều kiện thuận lợi và khó khăn như đã trình bày ở
trên. Là một người hiệu trưởng tôi nghĩ mình phải làm gì? và làm như thế nào?
Bằng những hành động cụ thể,trong quá trình hoạt động quản lý, để đáp ứng yêu
cầu cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong tình hình mới,góp phần nhân
lực cho sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, bằng uy tín,cách làm và
bước đi phù hợp,được thể hiện qua những phẩm chất,đạo đức,nhân cách,năng
lực lãnh đạo quản lý cụ thể như sau:
3/ Biện pháp thực hiện xây dựng uy tín người hiệu trưởng:
3.1 Về phẩm chất,đạo đức,lối sống:
Trước tiên là bản thân luôn luôn,rèn luyện,học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô
tư,làm người công bộc tận tụy của nhân dân,đời tư trong sáng cuộc sống riêng
giản dị.Để nhằm nâng cao uy tín lãnh đạo,quản lý nhà trường,tôi hiệu trưởng
phải trao dồi phẩm chất,đạo đức,lối sống giản dị,có tâm và có tầm,có lòng yêu
nghề tha thiết,tất cả vì học sinh thân yêu,có tinh thần trách nhiệm cao với công
việc,xem trường là nhà,giáo viên và học sinh là người thân trong gia đình, phải
phấn đấu trở thành con chim đầu đàn của tập thể sư phạm,thực hiện 3 cùng

( cùng ăn,cùng ở,cùng làm ).Tích cực phát huy uy tín cá nhân và vai trò của
người lãnh đạo trong quan hệ công tác,sinh hoạt tập thể.Hiệu trưởng vừa là lãnh
đạo vừa là một thành viên trong tập thể sư phạm,tôi nghỉ mình phải làm sao,để
cán bộ,giáo viên,nhân viên trong nhà trường nhìn thấy là một thủ trưởng có năng
lực,phẩm chất đạo đức tốt,nhiệt tình không ngại khó khăn,kiên quyết ,am hiểu
công việc,quản lý nhà trường vững vàng,vừa là đồng chí,vừa là đồng
nghiệp,người bạn chân thành giàu kinh nghiệm sống và công tác,sẳn sàng giúp
đỡ mọi người trong tình thương yêu đùm bọc,đối xử công bằng đối với mọi
người trong cuộc sống và công tác hằng ngày,trong đánh giá,phê bình,khen
thưởng,phân công nhiệm vụ không thiên vị hoặc ghét bỏ ai,không bè phái cục
10
bộ,có sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức và hành động,lời nói đi đôi với
việc làm,nói một làm mười và quyết tâm là hai mươi,làm đến nơi,đến chốn,làm
có chất lượng và hiệu quả cao.Luôn luôn vì lợi ích chung,việc gì có lợi cho tập
thể nhà trường thì quyết tâm làm cho được,việc gì không có lợi cho tập thể thỉ
hết sức tránh,khiệm tốn,không tự cao,tự đại,quan tâm lắng nghe ý kiến của cán
bộ giáo viên thuộc quyền với một ý thức cầu thị và giải quyết kịp thời nguyện
vọng nhu cầu chính đáng của họ.
Là một người hiệu trưởng tôi phải xây dựng sự tín nhiệm đối với tập
thể,phát huy uy tín và vai trò lãnh đạo của mình trong công việc,trong xây dựng
tập thể,sự tín nhiệm thật sự có được bằng tu dưỡng phẩm chất,đạo đức trong
sáng và năng lực công tác là thuộc tính của người lãnh đạo quản lý.Tất cả những
phẩm chất đó thể hiện qua việc làm của người hiệu trưởng,tôi nghỉ rằng việc xây
dựng uy tín trong một thời gian dài,nhung thật sự mất uy tín lại thường xãy ra
nhanh chóng,chỉ do một sai phạm nhỏ.Không phải ngẫu nhiên mà người ta
thường nói:”Khôn ba năm ,dại một giờ”.Vì thế xây dựng uy tín là một việc làm
khó ,nhưng việc giữ uy tín lại càng khó khăn hơn.Nhận thức được điều đó,tôi
phải luôn tu dưỡng rèn luyện,nâng cao uy tín lãnh đạo,coi đây là một tiêu chuẩn
cực kỳ quan trọng là kim chỉ nam cho mọi hành động trong suốt quá trình lãnh
đạo quản lý nhà trường.Bác Hồ kính yêu của chúng ta trước lúc đi xa có

dạy:”Có tài mà không có đức thì vô dụng,có đức mà không có tải thì khó làm
việc”.Thực hiện lời dạy quý báu của Người ,trong tình hình giáo dục hiện nay là
rất cần thiết của người hiệu trưởng,nói theo góc độ lôgic học thì người hiệu
trưởng bao gồm cả nội hàm và ngoại diên,có nghĩa là người hiệu trưởng muốn
lãnh đạo nhà trường tốt là phải toàn diện cả đức lẫn tài.
3.2 Kiên trì phấn đấu, rèn luyện,có khát vọng, ý chí làm việc vì tập
thể:
Tôi (hiệu trưởng) luôn luôn nuôi dưỡng khát vọng,ý chí làm việc vì mục
tiêu phát triển của nhà trường,xem đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh
đạo ,quản lý nhà trường là niềm vui và là hạnh phúc của đời mình,Sự tín nhiệm
của tập thể đối với hiệu trưởng,không phải tự nhiên mà có.Muốn có sự tín
11
nhiệm,niềm tin ở mọi người thì hiệu trưởng phải có bản lĩnh vững vàng,có phẩm
chất tốt,kiên trì phấn đấu,rèn luyện để hoàn thiện nhân cách cá nhân của
mình,đáp ứng được cương vị công tác được giao.Đồng thời khát vọng và ý chí
làm việc là động lực rất lớn thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động của người
hiệu trưởng.Chính từ sự tích cực hoạt động,cần cù chịu khó,sống có tình,có
nghĩa,khiêm tốn,tự trọng và tự tin,giàu lòng nhân ái mà uy tín của tôi được
được xây dựng,củng cố,nâng cao.Một người hiệu trưởng,bằng hành động thực tế
của mình,chứng tỏ rằng mình thực sự có phẩm chất và tài năng thì “hữu xạ tự
nhiên hương”,tự nhiên họ sẽ được quần chúng ,tập thể sư phạm tin yêu,kính
trọng và tín nhiệm.Trái lại một người nào đó không gương mẫu,chỉ nói không
làm,lời nói không đi đôi với việc làm,không nghiêm chỉnh chấp hành các chủ
trương ,chính sách pháp luật của nhà nước và những quy định của ngành,không
đảm đương được nhiệm vụ được giao,thậm chí còn lợi dụng chức quyền làm
những điều sai trái,thì dù họ nói gì,dù họ có đề cao bao nhiêu,có được người
khác tán tụng thế nào,họ cũng vẫn không có uy tín.Lê nin đã dạy:Người lãnh
đạo cần phải giành uy tín tuyệt đối trong quần chúng,bằng chính nghị lực của
mình,bằng ảnh hưởng tư tưởng và hành động thực tế của mình chứ không phải
bằng danh hiệu và chức vụ.Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng căn dặn:”Trước mắt

quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản”mà được họ yêu
mến.Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đứcMuốn hướng dẫn
nhân dân,mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.Như vậy,xây dựng
cho được một uy tín cần thiết,trong một tập thể sư phạm không phải là việc dễ
dàng,mà người hiệu trưởng phải kiên trì nhẫn nại,dày công rèn luyện mới có.
3.3 Năng lực chuyên môn, tổ chức quản lý:
Đối với người hiệu trưởng trong thời đại ngày nay,thời kỳ đất nước hội
nhập quốc tế mỡ cửa ,cạnh tranh toàn cầu,phải có trình độ hiểu biết về chính
trị,quan điểm,đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước,có trình
độ văn hóa,chuyên môn,có đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả,đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao,đảm bảo về lãnh đạo của Đảng,công tác tổ
chức cán bộ và sự sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa, am hiểu về chuyên
12
môn để tổng hợp kiến thức,kinh nghiệm và trí tuệ của người hiệu trưởng ,từ đó
có những biện pháp quản lý khoa học,sáng tạo nhằm lãnh đạo công tác dạy và
học của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục.Đồng thời năng lực chuyên
môn ở đây,được thể hiện trước tiên là khả năng chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
các hoạt động chuyên môn.Người hiệu trưởng giỏi chuyên môn,không có nghĩa
là giải quyết trực tiếp mọi vấn đề về chuyên môn,mà là khả năng biết nhìn nhận
đánh giá và tìm ra được các giải pháp có hiệu quả,qua các phó hiệu trưởng,tổ
trưởng chuyên môn hoặc cùng với tập thể của mình.Khả năng chuyên môn giỏi
còn thể hiện ở khả năng đánh giá năng lực làm việc của giáo viên,nhân viên và
biết phát huy khả năng chuyên môn của họ ở mức tối đa.
Xuất phát từ mục tiêu đó mà bản thân tôi,không ngừng học tập nâng cao
trình độ,tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính,tham dự tích cực đầy
dủ,các chuyên đề thuộc về lĩnh vực chuyên môn ,chịu khó học tập hoàn thành
chương trình vi tình văn phòng trình độ A,tiếng Anh trình độ B để phục vụ cho
công tác lãnh đạo,quản lý.có trình độ chuyên môn dạy bộ môn của mình và nắm
bắt ,thông hiểu các bộ môn khác,từ đó mà có khả năng tiếp cận, phân tích,đánh
giá góp phần hoàn thiện giờ dạy của giáo viên,nhằm giúp họ rút kinh

nghiệm,từng bước nâng cao phương pháp giảng dạy và năng lực chuyên môn.
Năng lực chuyên môn và các lĩnh vực hiểu biết khác là yếu tố không kém
phần quan trọng ,trong việc nâng cao uy tín của người hiệu trưởng.Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay,người hiệu trưởng phải chú ý và nâng cao năng lực
chuyên môn,để tránh những sai lầm khi giải quyết những vấn đề thực tiển đặc
ra.
Người hiệu trưởng ngoài việc hiểu biết về lý luận chính trị,chuyên
môn,cần phải có các năng lực trí tuệ,năng lực tổ chức,năng lưc sư phạm.
Năng lực trí tuệ là khả năng biến trí thức thành phương pháp và sử dụng
thành thạo chúng để tiếp tục nhận thức,tìm ra bản chất,quy luật xu hướng tất yếu
của sự vật và vận dụng các quy luật đúng đắn đó trong cuộc sống.Năng lực trí
tuệ của người hiệu trưởng thể hiện ở việc phân tích tình huống,thu thập,xử lý
thông tin,khả năng lực chọn những quyết định tối ưu,năng lực tổng kết công
13
tác,rút ra những kết luận,những kinh nghiệm quý báu.Đồng thời người hiệu
trưởng có năng lực trí tuệ là người có khả năng nhận thức nhanh,nhạy bén,chính
xác,hình thành được tư duy logich,có hệ thống trên cơ sở thực hiện thuần thục
các thao tác trí tuệ như:phân tích,tổng hợp,trừu tượng hóa,khái quát hóa và cụ
thể hóa.
Năng lực tổ chức là tổ hợp các tổ chức tâm lý của nhân cách, nhằm đáp
ứng được các yêu cầu của công tác tổ chức và điều hành công việc đạt kết quả
cao.Năng lực tổ chức của người hiệu trưởng là khả năng tổ chức,sắp xếp con
người vào trong guồng máy để vận hành một cách tốt nhất,được thể hiện qua
một số kỹ năng như kỹ năng nhận thức vấn đề,kỹ năng hoạch định các phương
án giải quyết vấn đề,kỹ năng đánh giá ,đào tạo,bồi dưỡng,bố trí và sử dụng con
người
Năng lực sư phạm là khả năng tác động vào con người bằng tình cảm,ý
chí và nhân cách của chính bản thân mình.Đó là sự động viên khuyến khích,tập
hợp được nhiều người hăng hái lao vào công việc chung.Sự tác động này,trước
hết biểu hiện khả năng lan truyền nghị lực và ý chí của mình sang nhiều người

khác,khơi dậy lòng hăng hái và quyết tâm của họ.Năng lực sư phạm của người
hiệu trưởng biểu hiện qua phương pháp,nội dung,hình thức lựa chọn,khả năng
thu hút,tập hợp mọi người tham gia hoạt động vì mục đích chung của tập thể,của
xã hội và thông qua giao tiếp để thiết lập các mối quan hệ giao tiếp, của người
hiệu trưởng với các thành viên,cảm hóa,thuyết phục mọi người thực hiện tốt
công việc của mình.Thực hiện được điều này đòi hỏi người hiệu trưởng phải có
các kỹ năng định hướng,kỹ năng định vị,kỹ năng sử dụng các phương tiện giao
tiếp,kỹ năng vận dụng các yếu tố tâm lý nẩy sinh trong giao tiếp,kỹ năng lắng
nghe và gợi mở.
3.4 Xây dựng khối đoàn kết nội bộ,thực hiện dân chủ công khai:
Để trở thành người lãnh đạo quản lý có uy tín trong nhà trường và địa
phương.Hiệu trưởng phải xây dựng khối đoàn kết nội bộ,quan hệ cấp trên,cấp
dưới,quan hệ tình đồng chí,đồng nghiệp,tình bạn chân thành trong sáng và cởi
mở,thoải mái,đôi khi cũng có pha chút hài hước cho không khí đầm ấm, vui vẻ
14
không thiên vị ,đối xử công bằng với mọi thành viên trong nhà trường,lắng nghe
ý kiến thắc mắc,đóng góp xây dựng của quần chúng với một thái độ tôn trọng và
quan tâm.Trong việc đánh giá cán bộ,giáo viên,nhân viên tôi luôn sáng suốt biểu
dương,khen thưởng kịp thời những nhân tố tích cực trước tập thể,góp ý phê bình
cấp dưới với một thái độ thẳng thắn,cởi mở,khoan dung,độ lượng,không nặng nề
trước tập thể.Trong lãnh đạo quản lý tôi ít khi dùng mệnh lệnh hành chính,cấp
trên lệnh cấp dưới chấp hành mà chủ yếu thực hiện phương châm dùng tình cảm
để cảm hóa lòng người,dùng tình cảm để động viên khích lệ mọi người làm việc,
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra và đã làm cho mỗi giáo viên
trưởng thành sau mỗi lần được kiểm tra,phân tích và chỉ ra cho giáo viên,nhân
viên thấy được những ưu điểm cần phát huy,những tồn tại thiếu sót cần khắc
phục.Từ đó gây nên một không khí phấn khởi,tạo được động lực cho mọi người
phấn đấu làm việc tốt hơn.Mặc dù bận nhiều công tác ,tôi cũng sắp xép thời gian
hợp lý sinh hoạt tập thể đầy đủ đối với các tổ chức quần chúng,tích cực đóng

góp ý kiến,thường xuyên tự kiểm tra,tự phê bình nghiêm túc để tìm ra những ưu
điểm,nhược điểm của bản thân là vấn đề quan trọng của người hiệu trưởng.Nhất
là khi bị giảm sút uy tín thì việc tự kiểm tra,tự phê bình của tôi là biện pháp thiết
thực, kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình bằng những việc làm cụ thể ,để
khôi phục uy tín một cách nhanh chóng và nâng cao thêm uy tín của mình .
Trong quan hệ với mọi người, nhờ sự thẳng thắn,trung thực,khiêm tốn và
có nguyên tắc mà bản tôi được cấp trên tin tưởng,đồng nghiệp cảm phục,cấp
dưới phục tùng tự nguyện.Như vậy quan hệ đúng mức với mọi người trong từng
hoàn cảnh,điều kiện cũng là một trong những biện pháp để nâng cao uy tín của
người hiệu trưởng.
Tôi đã thực hiện tốt việc dân chủ công khai, là một trong những biện
pháp quan trọng,để củng cố nâng cao uy tín của người hiệu trưởng.Người hiệu
trưởng phải dân chủ công khai tất cả các khoản thu,chi tài chính trong và ngoài
ngân sách và trong đề bạt, khen thưởng, kỷ luật Có ý kiến độc lập trong quyết
định của cá nhân và dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không né tránh
15
và đổ trách nhiệm cho người khác khi phạm sai lầm, thất bại.Thực hiện dân chủ
công khai, cũng nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể, góp phần xây dựng nhà
trường trong sạch vững mạnh, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể xãy
ra và tạo điều kiện cho cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia giám sát hiệu
trưởng.
3.5 Thực hiện quan hệ,phối hợp làm việc:
Đối với cộng sự của mình tôi luôn tôn trọng phối hợp ,chặt chẽ, bàn bạc
thống nhất quan điểm lãnh đạo. Không lấy quyền lãnh đạo cao nhất của hiệu
trưởng để quyết định những vấn đề quan trọng, có tầm chiến lược khi chưa bàn
bạc qua nội bộ và tập thể .
Phân công giáo viên giảng dạy đúng người, đúng việc, đúng trình độ
chuyên môn đào tạo, không định kiến, không thiên vị một ai, công bằng hợp lý,
tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng giảng dạy tốt, thường xuyên quan
tâm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, dự giờ thăm lớp tổ chức

thao giảng, hội giảng Từng tháng , từng học kỳ.
Trong mối quan hệ phối hợp giữa hiêu trưởng với tổ chức công đoàn , tôi
luôn tôn trọng tính độc lập của công đoàn , thực hiện quan hệ bình đẳng dân
chủ , tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công đoàn hoạt động .Hiệu trưởng là thủ
trường nhà trường, song hiệu trưởng cũng là đoàn viên công đoàn. Vì vậy, tôi đã
gương mẫu tích cực thực hiện các nghị quyết của công đoàn đề ra, sinh hoạt
công đoàn, tôi tham gia nghiêm túc như các buổi họp lệ, diễn đàn, hái hoa dân
chủ, tham gia du lịch luôn luôn mẫu mực trong công việc,coi mình là người
anh, người đồng chí, đồng nghiệp ân cần trong cuộc sống, cùng với công đoàn
chăm sóc đời sống vật chất tinh thần, tình cảm cho mọi thành viên, tạo điều kiện
về thời gian, phương tiện và khen thưởng cho giáo viên, cán bộ hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách cho giáo viên như trợ
cấp khó khăn,tiền lương,tiền thưởng, tiền bồi dưỡng dạy thêm giờ đầy đủ đảm
bảo niềm tin tuyệt đối của mọi người đối với hiệu trưởng trong vấn đề tài chính,
quan tâm đến từng thành viên, thăm hỏi chăm lo cán bộ giáo viên khi ốm đau,
chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với anh chị em.
16
Công tác đoàn-đội trong nhà trường với tư cách là một bí thư chi bộ, tôi
đặc biệt quan tâm giúp đỡ về phương thức hoạt động. Bí thư Đoàn trường-Tổng
phụ trách đội,được tham gia các hội nghị cốt cán của nhà trường , khi bàn bạc
công việc tôi lắng nghe ý kiến của tổ chức này,tạo mọi điều kiện cho đoàn viên
thanh niên cống hiến trưởng thành, tham gia vào các buổi họp vui chơi của
đoàn, dội.
Đối với Cấp ủy- Chính quyền địa phương,ban đại diện cha mẹ học sinh.
Tôi đã tuyên truyền vận động, làm cho các tổ chức này thấy rõ tầm quan trọng
của giáo dục ngày nay là vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình
và từng cá nhân. Từ đó nổi lên các phong trào toàn dân chăm lo học tập của con
em và ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất,bằng nhiều hình thức,tôi đã thể hiện một
tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn cùng địa phương,ban đại diện
cha mẹ học sinh đến từng gia đình và mạnh thường quân để quyên góp, công tác

quản lý sử dụng đồng tiền đúng mức, có hiệu quả cao, chế độ công khai tài
chánh được thể hiện đúng nguyên tắc, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra.Được nhân dân đồng tình ủng hộ, uy tín của hiệu trưởng được nhân lên gấp
bội.
4/ Hiệu quả :
Sau gần 2 năm thực hiện đề tài:”Xây dựng uy tín người hiệu trưởng”tôi
đã gặt hái được những thành công nhất định,trong việc nâng cao uy tín của
mình,đã có sức lan tỏa sâu rộng, đối với tập thể sư phạm nhà trường,chính
quyền,đoàn thể,địa phương,cha mẹ học sinh.
- Những kết quả cụ thể đạt được:
Xây dựng được uy tín của mình đối với tập thể sư phạm- Chính quyền địa
phương- Cha mẹ học sinh cùng với nhân dân,trong quá trình làm hiệu trưởng
của tôi tại một trường vùng sâu, đang còn gặp nhiều khó khăn đạt được nhiều
thanh tích đáng khích lệ như sau:
* Về tập thể:
Trường THPT Thạnh Tây được UBND tỉnh Kiên giang tặng bằng
khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010-2011.
17
*Về cá nhân :
Bản thân tôi, 5 năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và
cấp tỉnh,UBND tỉnh Kiên giang tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
năm học 2010-2011.
Hai năm liền( 2010 và 2011 ) thực hiện đánh giá công chức là hiệu
trưởng,tôi được tập thể bỏ phiếu tín nhiệm: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

* Về chất lượng giáo dục:
- Về học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011-2012 : THCS = 02;
- Về học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2011-2012 : THPT = 01; THCS
= 01
+Kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS + THPT:

Xếp loại
Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011
Học sinh Tỷ lệ % Học sinh Tỷ lệ %
Loại tốt 410 86,68 409 87,02
Loại khá 56 11,83 61 12,97
Loại TB 5 1,05 0 0
Loại yếu 2 0,42 0 0
Tổng cộng 473 470
+Kết quả xếp loại học lực cấp THCS + THPT:
Xếp loại
Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011
Học sinh Tỷ lệ % Học sinh Tỷ lệ %
Loại giỏi 30 6,34 41 8,72
Loại khá 98 20,71 124 26,38
Loại TB 194 41,01 220 46,80
Loại yếu 141 29,80 78 16,59
Loại kém 10 2,11 7 1,48
Tổng cộng 473 470
+ Tốt nghiệp THCS:
+ Năm học 2009-2010 = 47/47 , tỷ lệ: 100%.
+ Năm học 2010-2011 = 50/50, tỷ lệ 100%.
+ Tốt nghiệp THPT, đỗ ĐH,CĐ:
Năm học Tốt nghiệp THPT Đỗ ĐH, CĐ Ghi chú
2009 - 2010 53/80 hs;(66.25%) 11/53 hs; 20.7%
2010 - 2011 67/70 hs;(95.76%) 20/67 hs; 29.8%
18
III/ PHẦN KẾT LUẬN:
1/ Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình xây dựng,củng cố và nâng cao uy tín của người hiệu
trưởng cần phải chú ý những vấn đề sau:

-Uy tín của người hiệu trưởng phải được tạo dựng,nâng cao trong suốt quá
trình hoạt động.Khi đã có uy tín rồi mà người hiệu trưởng xao lãng việc củng cố
uy tín của mình,thì uy tín dễ bị mai mọt,giảm sút.Do vậy,người hiệu trưởng phải
luôn luôn học tập,rèn luyện tích cực để có bản lĩnh chính trị vững vàng,đạo đức
trong sáng,năng lực tổ chức- trí tuệ- chuyên môn tương xứng với chức vụ được
giao.
-Phải gắn việc xây dựng,nâng cao uy tín của cá nhân hiệu trưởng với uy
tín của tập thể,của tổ chức.Bỡi vì giữa uy tín cùa từng cá nhân trong tổ chức và
uy tín của tổ chức luôn có sự gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.
- Người hiệu trưởng phải có ước mơ ,hoài bảo là được sống và làm việc vì
mục tiêu cao cả cho sự nghiệp trồng người,từ đó mà kiên trì phấn đấu,rèn luyện
để nâng cao uy tín.
- Tăng cường phê bình và tự phê bình để giữ gìn,củng cố,nâng cao uy
tín,để ngày càng hoàn thiện nhân cách người thấy,gương mẫu trong đạo đức lối
sống,phong cách đi đứng,lời nói hết sức chuẩn mực,thật sự là tấm gương sáng
cho tập thể sư phạm noi theo.
2/- Ý nghĩa của sáng kiến, kinh nghiệm:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng uy tín người hiệu trưởng” có ý
nghĩa rất quan trọng đối với người cán bộ quản lý nhà trường.Người hiệu trưởng
có uy tín thực sự, mới có thể lãnh đạo tập thể sư phạm,đơn vị thực hiện nhiệm
vụ của mình đạt kết quả cao.Muốn vậy,người hiệu trưởng phải có được các
phẩm chất,năng lực đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao và phải luôn
phấn đấu không ngừng về mọi mặt .
3/ Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến, kinh nghiệm,
hướng phát triển của đề tài:
19
Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến, kinh nghiệm về “xây
dựng uy tín người hiệu trưởng” trong nhà trường phổ thông. Sáng kiến này có
khả năng ứng dụng và mang lại hiệu quả cao cho hiệu trưởng các trường trong
tỉnh và cả nước Đồng thời đề tài này,có hướng phát triển lâu dài cho những ai

làm công tác quản lý giáo dục.
4/- Những kiến nghị, đề xuất:
Sau hai năm triển khai và thực hiện đề tài: “xây dựng uy tín người hiệu
trưởng” tại trường THPT Thạnh Tây rất có hiệu quả, từ những kinh nghiệm đạt
được trong quá trình thực hiện, để giúp cho hiệu trưởng nâng cao uy tín của
mình,ngoài những giải pháp đã nêu,tôi có mấy ý kiến đề xuất với lãnh đạo các cấp
có thẩm quyền.
-Tăng thêm hệ số phụ cấp chức vụ cho đội ngũ hiệu trưởng,bỡi vì công việc
lãnh đạo,quản lý của hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới giáo dục,trách nhiệm và
áp lực công việc khá cao.
- Để cho công tác lãnh đạo,quản lý của hiệu trưởng được tốt hơn trong
thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa,uy tín được nâng cao,hằng năm tạo điều
kiện cho đội ngũ hiệu trưởng được đi tham quan ,học tập,bồi dưỡng công tác
quản lý giáo dục.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình thực hiện:” xây dựng uy
tín người hiệu trưởng” tại trường THPT Thạnh Tây. Hy vọng đề tài góp phần
định hướng và có những kinh nghiệm bổ ích, đối với các hiệu trưởng đang thực
sự quan tâm và mong muốn đạt hiệu quả cao, trong việc nâng cao uy tín cùa
người hiệu trưởng . Bản thân tôi mong nhận được ý kiến đóng góp, giúp đỡ từ
các cấp thi đua, nhất là các thầy cô, anh chị có kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực
này, xin chân thành cám ơn.
Thạnh Đông, ngày 12 tháng 04 năm 2012
Người viết

Lê Thuận
20
Nhận xét đánh giá của Hội đồng chấm sáng kiến, kinh nghiệm cấp trường
Tiêu chuẩn 1:
đạt điểm
Tiêu chuẩn 2:

đạt điểm
Tổng cộng: điểm
Thạnh Đông, ngày 15 tháng 05 năm 2012
TM. Hội đồng chấm
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “ Chức vụ và uy tín”,đăng
trên báo nhân dân ra ngày 27/3/2012.
2.Đề cương bài giảng Tâm lý học lãnh đạo-quản lý của học viện chính trị-
hành chính Quuốc gia Hồ Chí Minh.
MỤC LỤC
I – PHẦN MỞ ĐẦU
1 – Bối cảnh chọn đề tài .Trang 01
21
2 – Lý do chọn đề tài 01-02
3– Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 02
4– Mục đích nghiên cứu 02
5 – Điểm mới trong nghiên cứu 02
6- Tính sáng tạo ……………………………………… 0
II – PHẦN NỘI DUNG
1 – Cơ sở lý luận Trang 02- 3
2 – Thực trạng vấn đề 3- 9
3 – Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 9-16
4 – Hiệu quả 16 -17
III – PHẦN KẾT LUẬN
1 – Những bài học kinh nghiệm…………… Trang 17-18
2 – Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm……………… 18
3 – Khả năng ứng dụng triển khai 18
4 – Những kiến nghị đề xuất 18-19
22

×