Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ TIÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
TĂNG CƯỜNG TÍNH THỜI SỰ, TÍNH GIÁO DỤC
QUA BÀI BẢN TIN - NGỮ VĂN 11
(Chương trình Chuẩn)
Người viết : LÝ THỊ HÒA
Chức vụ : Giáo viên – Tổ trưởng chuyên môn
Năm học : 2011 – 2012
=1=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Bối cảnh của đề tài
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời còn hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giáo dục thực hiện được chức năng, vai trò của
mình thì đòi hỏi công tác giáo dục trong các nhà trường nói chung và việc đổi
mới phương pháp giảng dạy của từng giáo viên nói riêng phải có những bước đi
lên, những giải pháp thiết thực hiệu quả, hoàn thiện để đạt mục tiêu yêu cầu đề
ra.
Trong đó, bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông có vai trò, vị trí
rất quan trọng, nó là bộ môn giúp hình thành nhân cách, giáo dục lý tưởng sống,
nâng cao tư duy, lý luận, sáng tạo cho mỗi học sinh. Đứng trước nhiệm vụ lớn
lao đó, đòi hỏi việc dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông phải không
ngừng chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn.
II/ Lý do chọn đề tài.
- Xuất phát từ mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam nói chung, của tỉnh
nhà và địa phương nói riêng, bản thân luôn ý thức trong vấn đề tìm tòi những
biện pháp tốt nhất để học sinh ngày càng yêu thích môn văn, hứng thú trong giờ
học văn. Ngoài cái hay, cái đẹp qua cảm nhận tác phẩm văn học, bản thân còn
nhận thấy mảng kiến thức về báo chí được giảng dạy trong chương trình Ngữ
văn 11 có vai trò giáo dục cao đối với học sinh. Đây là mảng kiến thức mới
được đưa vào chương trình phổ thông từ khi cải cách về sách giáo khoa năm
2008. Có lẽ vì vai trò, tầm quan trọng của báo chí đối với xã hội phát triển. Bản
thân rất tâm đắc và hứng thú khi dạy hai thể loại báo chí là bài “Bản tin” và bài
“Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”. Ngoài việc giúp các em nhận biết cơ bản về
Bản tin, giáo viên cố gắng đem những yếu tố thời sự vào bài giảng tạo sự sinh
động hấp dẫn nhằm tăng cường tính giáo dục qua bài học.
=2=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
- Cũng từ mục tiêu học tập mà UNESCO đã đề ra: “Học để biết, học để
làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”.
- Đồng thời mục tiêu dạy học không chỉ “dạy chữ” mà còn chú trọng cả
“dạy người”.
Từ những lí do trên, bản thân đã lựa chọn vấn đề “Tăng cường tính thời
sự, tính giáo dục qua bài Bản tin- Ngữ Văn 11” làm đề tài nghiên cứu.
III/ Phạm vi và đối tượng của đề tài
1- Phạm vi của đề tài:
Với đề tài “Tăng cường tính thời sự, tính giáo dục qua bài Bản tin - Ngữ
Văn 11”, người viết nghiên cứu trong phạm vi bài dạy cụ thể. Đó là thông qua
các lớp mình phụ trách 11CB3, 11CB7
+ Tiết 56 – Bản tin – Ngữ Văn lớp 11 – chương trình chuẩn.
+ Tiết 59 – Luyện tập viết bản tin - Ngữ Văn lớp 11 – chương trình chuẩn
2 - Đối tượng nghiên cứu:
- Qua những tiết dự giờ của đồng nghiệp.
- Qua cách học của học sinh lớp 11.
- Kiểm nghiệm tính khả thi và kết quả của đề tài qua phiếu thăm dò và bài
kiểm tra của học sinh.
IV/ Mục đích của đề tài
- Nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
- Hình thành và rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh.
- Đặc biệt tăng cường tính thời sự, tính giáo dục qua bài học.
Tất cả những điều trên, đều hướng tới các mục tiêu giáo dục mà toàn
ngành đã đề ra: “Lấy học sinh làm trung tâm”; “Xây dựng Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”; “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học
để tự khẳng định mình” … Với đề tài này bản thân thực hiện một cách nghiêm
túc và khoa học từ việc dự giờ rút kinh nghiệm qua tiết dạy của đồng nghiệp,
đến khâu chuẩn bị của giáo viên, học sinh và cuối cùng là thực hiện tiến trình
giờ dạy, học.
=3=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
V/ Điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu; Tính sáng tạo về
khoa học và thực tiễn của vấn đề.
- Giáo viên đã tích hợp được những bản tin có tính thời sự đang trong thời
điểm thực hiện bài giảng tuần học 14 (ngày 14/11). Không chỉ những bản tin
bằng văn bản như sách giáo khoa đã dẫn mà bài dạy được đưa vào bản tin có
hình ảnh và âm thanh, nhằm đạt được mục tiêu: từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng.
- Tính thực tiễn, tính giáo dục qua bài học được phát huy triệt để.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng là rất cần thiết đối với
bài dạy và đối với nhu cầu của thời đại.
- Để học và tập viết bản tin có kết quả, học sinh không được sống thờ ơ,
dửng dưng, mà phải thường xuyên, chăm chú theo dõi những sự kiện nổi bật, có
ý nghĩa quan trọng đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Điều này còn hỗ trợ
đắc lực về kiến thức khi học sinh thực hành viết bài văn nghị luận xã hội. Rèn
luyện thói quen cập nhật tin tức, thông tin là một trong những nhu cầu không thể
thiếu.
- Đề tài nghiên cứu không đơn thuần là lí thuyết suông mà mang tính thực
tiễn cao. Nó trực tiếp tham gia vào việc “nâng cao hiệu quả” dạy và học môn
Văn trong nhà trường phổ thông, đồng thời còn góp phần “nâng cao chất lượng”
của bộ môn.
=4=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở lí luận
1. Khái lược về phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết TW2 khoá VIII (12/1998) và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục.
Điều 28/2 Luật Giáo dục đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc
điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh ”.
Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa
giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới
mục đích dạy học. (theo cuốn “Giáo dục kĩ năng sống qua bộ môn Ngữ Văn” –
NXB GD tr27)
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Khoa: Phương pháp dạy học là cách thức
làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự lãnh đạo của
thầy làm cho trò tự giác, tích cực tự học nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Tóm lại, có thể nói, cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là
hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, nghĩa là
phải phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
2. Về kĩ thuật dạy học tích cực
Phương pháp dạy học ở bình diện vi mô là kĩ thuật dạy học. Hay nói
cách khác kĩ thuật dạy học là những thành phần của phương pháp dạy học. Ví dụ
trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia
nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thật các mảnh ghép…
Vậy kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo
viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học
Phương pháp dạy học rất đa dạng nhưng những kĩ thuật dạy học càng
phong phú, đa dạng hơn. Theo cuốn “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ
=5=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
văn” Trung học phổ thông đã đưa ra 19 kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên
không phải bài nào, đối tượng nào, bộ môn nào chúng ta cũng vận dụng hết các
kĩ thuật dạy học này. Bản thân nhận thấy một số kĩ thuật cơ bản sau thường
được áp dụng vào trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật
giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một
phút, kĩ thuật hỏi và trả lời…
Thực tế đã cho thấy việc ứng dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy
học phù hợp sẽ có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh,
đồng thời còn tham gia vào việc tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
3. Tìm hiểu khái quát về các khái niệm:
- Thời sự là gì? Là toàn bộ những sự việc ít nhiều quan trọng trong một
lĩnh vực nào đó, thường là xã hội- chính trị, xảy ra trong khoảng thời gian gần
đây nhất và đang được nhiều người quan tâm.
- Giáo dục là gì? hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát trển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, để họ dần dần có được
những phảm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Nó là hệ thống các biện pháp
và cơ sở giảng dạy – giáo dục của một nước.
II/ Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi
Trong quá trình hình thành ý tưởng và thực hiện cho bài nghiên cứu phát
huy tính thời sự và tính giáo dục qua việc dạy bài Bản tin Ngữ Văn 11 tập một
nhằm phát huy tính tích cực, tăng cường giáo dục kĩ năng sống của học sinh, bản
thân có những thuận lợi nhất định.
- Thứ nhất chúng tôi đã được tham dự nhiều đợt tập huấn chuyên môn về
đổi mới phương pháp dạy và học do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức.
- Thứ hai, có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về vấn đề phương
pháp dạy học, từ đó bản thân có cơ sở lí luận vững chắc để thực hiện tốt đề tài
nghiên cứu của mình.
- Thứ ba mảng kiến thức liên quan đến lĩnh vực báo chí, đặc biệt là Bản
tin – Luyện viết bản tin; Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, mang ý nghĩa xã hội rất
=6=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
lớn, phản ánh trực tiếp hiện thực cuộc sống, mang đậm tính thời sự. Có lẽ vì thế
mà sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập một hiện hành của chương trình chuẩn,
giành số tiết khá nhiều cho mảng kiến thức về báo chí: 06 tiết (trong đó 02 tiết
bài Phong cách ngôn ngữ báo chí; 02 tiết về bản tin; 02 tiết về Phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn). Từ đó giáo viên có khả năng khai thác, phát huy tính tích cực
của học sinh trong giờ học cao hơn.
- Thứ tư đối tượng dạy là học sinh là lớp 11 nên phần nào các em đã làm
quen với cách dạy và học của chương trình Trung học phổ thông.
- Thứ năm nhà trường có nối mạng in-tơ-net để giáo viên có điều kiện
nghiên cứu, tham khảo; có máy chiếu để giáo viên hỗ trợ công nghệ thông tin
vào bài giảng.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, bản thân cũng gặp một số khó khăn
trong quá trình tìm tòi, ứng dụng, thực hiện đề tài. Trong những mục tiêu giáo
dục: Đổi mới phương pháp, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực….thực sự là một vấn đề còn nan giải. Nhiều đồng nghiệp đã đặt ra loạt câu
hỏi: đổi mới cái gì? Đổi mới như thế nào? đổi mới bắt đầu từ đâu…mà họ trăn
trở, dày công khám phá, vận dụng. Đó là một thách thức lớn.
- Trước nay nhiều người chú trọng tìm tòi đổi mới phương pháp tìm hiểu
tác phẩm vấn học, ít ai đánh giá cao tầm quan trọng, vai trò của mảng kiến thức
về thể loại báo chí.
- Còn đối với học sinh: Khó khăn đầu tiên mà học sinh gặp khi tập viết
bản tin các em không có tin để viết. Mà muốn viết thì các em không có cách nào
khác là phải quan tâm đến tình hình thời sự trong trường và ngoài xã hội. Học
sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của bài học, cho rằng nó
không nằm trong câu hỏi 5,0 điểm khi kiểm tra, đánh giá.
- Do sức nặng của chương trình, nhiều học sinh ngày nay không quan tâm
đến thời sự, sự kiện trong và ngoài nước đang diễn ra như thế nào? Mà điều này
rất thiết trong cuộc sống.
=7=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
- Việc học sinh chưa “hứng thú” và thiếu “mặn mà” với bài học còn có
một nguyên nhân khá quan trọng đó là giáo viên chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút,
chưa phát huy được tính thời sự trong tiến trình bài giảng. Trường hợp có áp
dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học như hỗ trợ công nghệ thông tin thì
thấy rắc rối: nào là xách máy tính, máy chiếu, rồi kết nối…thường dẫn đến bị
“Cháy giáo án”. Cứ nhiều lần như thế, giáo viên “ngại” ứng dụng công nghệ
thông tin, đổi mới phương pháp vào bài giảng, cứ thực hiện theo những gì sách
giáo khoa hướng dẫn cho “chắc ăn”.
- Việc lựa chọn thông tin, hình ảnh vào bài giảng đòi hỏi giáo viên phải
biết một số thao tác, kĩ thuật cơ bản của môn tin học.
III/ Các biện pháp tiến hành
Bài: BẢN TIN (tiết 56 theo PPCT) SGK tập I - trang 160 -163.
1. Khâu chuẩn bị
Bản thân xác định khâu chuẩn bị giáo án, phương pháp, kĩ thuật dạy học,
thiết bị đồ dùng hỗ trợ cho dạy học góp phần không nhỏ vào sự thành công của
đề tài. Nó như những viên gạch đầu tiên đặt móng cho một ngôi nhà kiến cố,
vững chắc. Đối với giảng dạy cũng vậy! chúng ta toàn tâm toàn ý cho một giáo
án, trong đó các mục như: mục tiêu cần đạt, chuẩn bị của thầy và trò, phương
tiện thực hiện và cách thức tổ chức…được lựa chọn, tìm tòi, vận dụng nghiêm
túc sẽ có một sự tự tin trước khi thực hiện tiến trình bài dạy.
Chuẩn bị cái gì? Và như thế nào?
- Xác định mục tiêu cần đạt của bài Bản tin:
+ Về kiến thức: học sinh nắm được những tri thức cơ bản về bản tin
(khái niệm, mục đích, yêu cầu, các dạng bản tin và tầm quan trọng của bản tin
trong đời sống hàng ngày)
+ Về kĩ năng: nắm được cách viết một bản tin về những sự kiện đáng chú
ý diễn ra trong học tập và trong thực tế đời sống. Rèn luyện cách viết văn cô
đọng, mạch lạc rõ ràng.
+ Về giáo dục: học sinh có ý thức quan tâm theo dõi tin tức qua các bản
tin và thông báo tin tức dưới hình thức các bản tin (bằng lời nói hoặc chữ viết)
=8=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
- Xác định phương pháp kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh sao cho phù hợp với bài Bản tin:
+ Kĩ thuật giao nhiệm vụ: thực hiện từ tiết trước, mỗi học sinh tìm cho
mình một tờ báo trong đó có những bản tin, bút lông và 01 tờ giấy khổ lớn (A0).
+ Kĩ thuật chia nhóm (thực hiện trong tiết học): hai bàn một nhóm trao
đổi, nhận biết về đặc điểm các bản tin được nghe và đọc.
+ Kĩ thuật thực hành: viết được bản tin thường.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng hình ảnh, âm thanh về một số
bản tin như chương trình thời sự, an toàn giao thông… và một số biểu bảng,
nhan đề của các bài bản tin.
- Để tạo không khí lớp học, giáo viên đã sử dụng Bản tin thời sự của
VTV Đài truyền hình Việt Nam phát trên trang Web Tuổi trẻ Online. Bản tin an
toàn giao thông và một số bản tin về bóng đá Việt Nam tại Seagame 26. Đây là
những bản tin vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh vừa có tính thời sự mà xã hội
đang quan tâm.
2. Thực hiện bài dạy
* Bước đầu khám phá vấn đề: nhằm tạo tâm thế nhập cuộc và không khí
cho lớp học. Phương pháp tích hợp, giới thiệu – kĩ thuật đặt câu hỏi
- Giáo viên hỏi: Hãy nêu một số văn bản báo chí tiêu biểu đã học trong
bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chốt lại
- Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý nghe và xem những tin sau:
Phần điểm tin chính một bản tin thời sự của trước ngày dạy mà giáo viên
đã cập nhật trên trang Web Tuổi trẻ Online kênh VTV đài truyền hình Việt
Nam (xin minh hoạ bằng một số hình ảnh được điểm trong phần tin chính):
=9=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
=10=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
Văn Quyết lập hattrick, U-23 VN đại thắng Brunei
Tuổi trẻ Online TTO - Không có quá nhiều điều để nói về trận U-23 VN
thắng Brunei 8-0. Cho tới thời điểm này đây là trận thắng đậm nhất của môn
bóng đá nam SEA Games 26. Điểm mừng trong trận này là các chân sút của VN
đã "thông nòng".
Văn Quyết được các đồng đội chúc mừng sau khi ghi bàn - Ảnh: Sĩ Huyên
Văn Quyết, người đã bỏ lỡ những cơ hội khó hiểu trong các trận đấu
trước chỉ cần 12 phút trận để lập được hattrick. Rồi sau đó lần lượt các bàn
thắng đẹp mắt của Thành Lương, Văn Thắng, Văn Bình, Hoàng Thiên và Đình
Tùng.
Với trận thắng này, U-23 VN đã vượt lên dẫn đầu bảng B với 10 điểm sau
4 trận với hiệu số 13-1. Đứng thứ 2 là Myanmar với 7 điểm (thi đấu 3 trận) với
hiệu số 7-2. Đông Timor đứng thứ ba với 6 điểm sau 3 trận. Tiếp theo là
Philippines 3 điểm và Lào 0 điểm.
Trong những phút cuối trận, các cầu thủ Brunei bắt đầu chơi khá rắn.
Liên tiếp các cầu thủ U-23 VN bị đau. Trước đó là Long Giang và đến phút cuối
trận, tiền vệ Văn Bình đã phải tập tễnh rời sân.
- Sau đó giáo viên cho học sinh nhớ và kể lại những bản tin mà hàng ngày
các em vẫn nghe qua đài phát thanh, đài truyền hình hay đọc trên báo chí: (bản
tin thời sự, tài chính, an toàn giao thông, an ninh trật tự, văn hóa, thể thao…) Từ
=11=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
đó, học sinh có thể nhận ra các em đang sống trong một thế giới tràn ngập các
thông tin, được chứa đựng trong những bản tin.
* Bước kết nối:
- Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục I. Mục đích, yêu cầu cơ bản
của bản tin
- Phương pháp: phát vấn, nêu vấn đề
- Trên cơ sở nghe và xem các bản tin, giáo viên nêu câu hỏi: anh/ chị
nhận thấy các bản tin mà mình đã đọc, nghe và xem có những đặc điểm chung
nào?
- Học sinh đưa ra các nhận xét:
+ Bản tin thường xuất hiện trên các thông tin đại chúng như: báo chí,
phát thanh, truyền hình, in- tơ- nét…
+ Bản tin được viết để thông báo những sự kiện có ý nghĩa trong đời
sống xã hội mà đông đảo công chúng biết đến.
+ Việc thông báo trong bản tin cần phải: nhanh chóng, kịp thời, để đảm
bảo ý nghĩa thời sự; chính xác, đầy đủ, khách quan, dễ tiếp nhận và hấp dẫn;
tính ngắn gọn, cô đúc.
- Giáo viên chốt lại:
1. Khái niệm bản tin
2. Mục đích của bản tin
3. Yêu cầu cơ bản của bản tin
4. Phân loại bản tin: giáo viên giới thiệu trên màn hình
Các loại bản tin Đặc điểm riêng
Tin vắn Không có nhan đề, dung lượng ngắn
Tin thường
Có nhan đề, thông báo ngắn gọn nhưng tương đối đầy
đủ về một sự kiện (loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong báo
chí)
Tin tường thuật Có nhan đề, phản ánh từ đầu đến cuối một sự kiện
Tin tổng hợp Có nhan đề, tổng hợp nhiều sự kiện
Hoạt động 2: Hướng dẫn mục II. Cách viết bản tin (bản tin thường)
=12=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
- Vận dụng phương pháp phát vấn với kĩ thuật động não: học sinh suy
nghĩ, tìm hiểu về cách viết bản tin
* Thao tác 1: hướng dẫn bước 1/ Khai thác và lựa chọn tin
- Giáo viên giúp học sinh suy luận: muốn có bản tin thì trước hết phải có
tin. Muốn có tin phải quan tâm đến tình hình thời sự ở trường lớp, ở địa phương,
trong nước và trên thế giới…Vậy phải chọn những sư kiện như thế nào để viết
bản tin?
- Học sinh đưa ra nhận xét:
a. Phải chọn những sự kiện có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng xã
hội, cộng đồng.
b. Sự kiện phải có đầy đủ các nội dung:
+ Việc gì xảy ra? Sự kiện
+ Việc xảy ra ở đâu, khi nào? Địa điểm, thời gian
+ Ai đã làm việc đó? Đối tượng
+ Việc xảy ra như thế nào? Diễn biến
+ Kết quả ra sao? Kết quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành: đọc bản tin sau và phân tích
các nội dung trong bản tin
Một học sinh lớp 3 bị bắt cóc, giết chết
TTO - Lúc 13g30 ngày 13-11, tại khu vực biển gần bãi tắm Tiên Sa, khu
du lịch Ghềnh Ráng (khu vực 4, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình
Định), công an đã tìm thấy thi thể em Nguyễn Việt Dũng (8 tuổi, HS lớp 3
Trường tiểu học Ngô Mây, TP Quy Nhơn) .
Thi thể em đã được đưa lên bờ và tiến hành khám nghiệm tử thi. Cơ quan
pháp y nhận định nạn nhân bị đẩy từ trên cao rơi xuống biển, đầu va vào đá nên
tử vong.
Trước đó, ngày 12-11, sau khi nhận được tin em Dũng bị bắt cóc, Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định đã điều tra, xác minh, sau khi
thu thập đầy đủ bằng chứng đã tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng Đặng Văn
=13=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
Cửu (sinh 1989, ở Gia Lai), sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn, đang phụ việc tại
khách sạn cho gia đình nạn nhân.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu đối tượng Cửu khai trong lúc làm thêm tại
khách sạn thì bị cha em Dũng chửi mắng nên tìm cách bắt cóc giết chết em để
trả thù. Sau nhiều lần quanh co, Cửu mới chỉ địa điểm giết em Dũng.
Dũng là con trai của thạc sĩ Nguyễn Việt Cường - giảng viên khoa Lịch
Sử Trường ĐH Quy Nhơn, đồng thời là chủ khách sạn trên đường Chương
Dương (TP Quy Nhơn) . Theo ông Cường, thường ngày sau khi tan trường
Dũng ra trước cổng chờ gia đình đến đón về, nhưng ngày 11-11 do bận việc nên
có nhờ Cửu đến đón, sau đó Cửu về thông báo không thấy Dũng.
Gia đình tưởng ai đó bắt cóc Dũng nên tổ chức tìm kiếm, đồng thời thông
báo cơ quan chức năng và đăng lên phương tiện thông tin đại chúng thì đến ngày
13-11 nhận được hung tin. (N.TRẦN)
Việc gì xảy ra? (Sự kiện) Một học sinh lớp 3 bị bắt cóc, giết chết.
Việc xảy ra ở đâu, khi nào?
(Địa điểm, thời gian)
Lúc 13g30 ngày 13-11, tại khu vực biển
gần bãi tắm Tiên Sa, khu du lịch Ghềnh Ráng .
Ai đã làm việc đó?
(Đối tượng)
Đặng Văn Cửu (sinh 1989, ở Gia Lai),
sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn, đang phụ việc
tại khách sạn cho gia đình nạn nhân.
Việc xảy ra như thế nào?
(Diễn biến)
Trong lúc làm thêm tại khách sạn thì Cửu
bị cha em Dũng chửi mắng nên tìm cách bắt cóc
giết chết em để trả thù.
Kết quả ra sao? Nạn nhân bị đẩy từ trên cao rơi xuống
biển, đầu va vào đá nên tử vong.
* Thao tác 2: hướng dẫn bước 2. Viết bản tin:
- Hình thức tổ chức và cách thức triển khai: Thảo luận, vấn đáp từ thực
hành rút ra lí thuyết.
- Giáo viên đặt vấn đề: khi có tin rồi thì cần phải viết như thế nào để làm
thành một bản tin đạt yêu cầu? nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo ý nghĩa thời sự;
chính xác, đầy đủ, khách quan, dễ tiếp nhận và hấp dẫn; tính ngắn gọn, cô đúc.
- Giáo viên nêu tiếp: qua các bản tin được tiếp xúc từ đầu bài học, hãy cho
biết cấu trúc của bản tin (trừ tin vắn)
=14=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
- Học sinh nhớ lại kiến thức trả lời: tiêu đề → phần mở đầu bản tin →
phần triển khai chi tiết bản tin.
* Phân tích cấu trúc của hai bản tin trong SGK mục II
+ Giáo viên phân công nhiệm vụ thảo luận: Nhóm 1, 3, 5 phân tích bản tin
1; nhóm 2, 4, 6 phân tích bản tin 2 (thời gian 5 phút)
+ Học sinh dựa vào bảng biểu hướng dẫn
Cấu trúc
Bản tin
Tiêu đề Phần mở đầu Phần chi tiết
Bản tin 1
Thực hiện hơn 22
nghìn chuyến bay
an toàn
hai câu đầu :
“Đến ngày…
cùng kì”
Triển khai chi tiết
sự kiện theo hướng
nêu nguyên nhân –
kết quả
Bản tin 2
Bán kết cúp bóng đá
quốc gia Nam Mĩ
Bra–xin – U-ru-
goay
câu đầu: “Cú
đánh …vội vã’
Triển khai chi tiết
sự kiện theo hướng
tường thuật kết quả
Nhận xét
Khái quát nội dung
của tin: sự kiện và
kết quả
Thông báo khái
quát về sự kiện
và kết quả
Triển khai cụ thể,
chi tiết hơn sự kiện
* Rút ra nhận xét:
a. Cách viết tiêu đề:
- Tham khảo các tiêu đề (nhan đề):
+ Chia tay người Thái
+ Một học sinh lớp 3 bị bắt cóc, giết chết
+ Iran: nổ kho vũ khí, 17 người chết
+ APEC 19 góp phần phục hồi kinh tế thế giới
+ Bắt “đinh tặc” ở tiệm sửa xe Thanh Phước
+ Tiểu tướng xứ Nghệ giúp U23 Việt Nam thắng trận…
? Rút ra yêu cầu cách đặt tiêu đề cho bản tin
- Nội dung: phải thể hiện chủ đề.
=15=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
- Hình thức: ngắn gọn, gây sự chú ý, hứng thú, thu hút sự tò mò cho người
đọc (đặt dưới dạng câu hỏi, chơi chữ hoặc một cụm từ).
b. Cách viết phần mở đầu:
- Thường chỉ một hoặc hai câu
- Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả
c. Cách viết phần triển khai chi tiết:
- Nêu cụ thể, chi tiết hơn sự kiện được đưa tin
- Giải thích nguyên nhân và hoặc kết quả của sự kiện
* Ghi nhớ ( sgk)
- Học sinh đọc chậm, to, rõ.
- Giáo viên chốt lại ba ghi nhớ: khái niệm; lựa chọn tin; cách viết bản tin.
* Bước luyện tập - vận dụng
Hoạt động 3: Hướng dẫn mục III. Luyện tập
Bài 1: giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhanh:
Yêu cầu: Lựa chọn những sự kiện sách giáo khoa nêu (trang 163) để có
thể viết bản tin. Giải thích vì sao?
- Định hướng:
+ Các sự kiện A, B, D là các sự kiện có thể viết bản tin. Vì các sự kiện có
ý nghĩa và đều được coi là có tính thời sự (thể hiện qua các cụm từ: vừa kết
thúc thắng lợi; đang sôi nổi; vừa làm được)
+ Sự kiện C: “gia đình một bạn trong lớp vừa an mừng nhà mới” không
phải là sự kiện có ý nghĩa đời sống.
+ Sự kiện D: “Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
lần thứ tư”, sự kiện tổ chức đã qua lâu nên không phải là sự kiện có ý nghĩa thời
sự.
Bài 2: Sự giống và khác nhau giữa bản tin và quảng cáo, phóng sự điều
tra: (giáo viên giao học sinh hoàn thành ở nhà)
Bài 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2, sách Bài tập Ngữ văn 11, tập 1,
tr 96 – 97
=16=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
- Đọc các bản tin a, b, c, d xác định loại bản tin, nhận xét về cách đặt tên
bản tin
- Giáo viên giao nhiệm vụ: bốn tổ tương ứng với 4 bản tin theo thứ tự a,
b, c, d thảo luận theo hai câu hỏi: xác định loại bản tin và nhận xét về tiêu đề của
bản tin?
- Định hướng
Các bản tin Loại bản tin Tên (tiêu đề) bản tin
a Tin tường thuật
Phiên họp thứ 47 của ủy ban thường vụ Quốc
hội: người lao động được nghỉ ngày Giỗ tổ
Hùng Vương
b Tin thường
Hai học sinh dũng cảm cứu bạn khỏi chết
đuối
c Tin vắn (Không có tên đề)
d Tin tổng hợp
Đô thị Việt Nam: khí thải độc vượt xa mức
cho phép
⇒ Cách đặt tiêu đề của ba bản tin trên đều nêu lên nội dung chính của bản
tin.
Hoạt động 4: củng cố và hướng dẫn học bài
* Củng cố
- Hình thức: học sinh đặt câu hỏi cho học sinh khác trả lời
- Giáo viên gợi ý: về kiến thức; về việc rút ra vai trò của bản tin
- Giáo viên chốt lại:
+ Nắm vững yêu cầu và cấu trúc viết bản tin
+ Bản tin có vai trò cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về những sự
kiện có tính thời sự, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
* Hướng dẫn học bài: chuẩn bị bài Luyện viết bản tin:
+ Nhóm 1, 3, 5: viết một bản tin về trận bóng đá đã diễn ra giữa đội
tuyển U23 Việt Nam với Đông Timo tại Seagame 26
+ Nhóm 2, 4, 6: viết bản tin về hoạt động phong trào của học sinh trường
THPT Hà Tiên đang diễn ra chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam năm 2011.
+ Các nhóm chuẩn bị bút lông, bảng phụ.
=17=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
Đối với bài: Luyện viết bản tin (tiết 59 theo PPCT) SGK tập I - trang
178 -179.
- Xác định mục tiêu bài dạy thực hiện như các bài học khác
- Xác định phương pháp và hình thức tổ chức cho bài luyện tập:
* Hoạt động 1: I/ Nhắc lại kiến thức cơ bản về bản tin
- Học sinh xung phong đặt câu hỏi cho bạn trả lời (trao đổi giữa học sinh
với học sinh). Ví dụ như: thế nào là bản tin; các nội dung cơ bản của bản tin; cấu
trúc bản tin…
* Hoạt động 2: II/ Nội dung luyện tập
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định lượng và cấp độ bài
luyện tập. Cấp độ 1: nhận diện, phân tích bản tin cụ thể đã cho bài 1, 2, 3. Cấp
độ 2 vận dụng sáng tạo để viết bản tin bài 4
Thao tác 2: Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn cách thức luyện tập.
- Bài tập 1: phân tích cấu trúc, dung lượng và xác định loại bản tin sử
dụng bản tin trong sách giáo khoa (Gọi học sinh xung phong lên bảng làm)
- Bài tập 2: Tìm nội dung chủ yếu của bản tin và làm sao để nhanh
chóng nắm bắt được nội dung bản tin ( giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học khổ
giấy lớn ghi bản tin đã sưu tầm trên báo, không sử dụng bản tin trong sách giáo
khoa) giao Gọi học sinh xung phong lên bảng làm
- Bài tập 3: Hãy sắp xếp lại nội dung trong bản tin trong sách giáo khoa
cho hợp lí (giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học khổ giấy lớn đã ghi bản tin sách
giáo khoa đã dẫn). Gọi học sinh xung phong lên bảng làm.
- Bài tập 4 (thảo luận nhóm) viết bản tin với chủ đề đã giao từ tiết trước,
các nhóm học sinh rà soát lại và viết trên giấy lớn.
+ Nhóm 1, 3: viết một bản tin về trận bóng đá đã diễn ra giữa đội tuyển
U23 Việt Nam với Đông Timo tại Seagame 26
+ Nhóm 2, 4: viết bản tin về hoạt động phong trào của học sinh trường
THPT Hà Tiên đang diễn ra chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả: thuyết trình và chỉ ra các
nội dung của bản tin.
=18=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
Giáo viên hướng dẫn nhóm khác sửa và chốt ý.
* Hoạt động 3: củng cố và dặn dò
Củng cố: Giáo viên phát vấn: Bản tin có vai trò như thế đối với đời
sống?
Giáo viên nêu vấn đề: qua bài luyện tập em rút ra bài học gì cho bản
thân? (thường xuyên cập nhật thông tin trên một số phương tiện thông tin đại
chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, Web…rèn luyện viết bản tin
cũng là rèn cách viết văn phải rõ ràng, mạch lạc ngắn gọn nhưng hàm súc).
Dặn dò: Sưu tầm những cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trên báo,
đài mà mình thích. Soạn bài học “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”.
IV. Hiệu quả của đề tài
Qua quá trình áp dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học, phương
pháp, kĩ thuật dạy học để tăng cường tính thời sự và giáo dục như đã trình bày
trong phần giải pháp, bản thân ghi nhận được một số kết quả như sau:
a/. Trực quan về tiết dạy, giáo viên nhận rõ không khí học tập hào hứng,
sôi nổi, nhất là khi các em được nghe, nhìn những bản tin thời sự vừa mới diễn
ra trong nước trên máy chiếu. Tiết học không nặng nề về lí thuyết hoặc áp đặt
vào những bản tin mà sách giáo khoa đã dẫn.
b/. Qua phiếu thăm dò ý kiến của học sinh
- Sau khi thực hiện tiết học, giáo viên phát phiếu thăm dò ý kiến cá nhân
của học sinh với những nội dung: em nhận xét như thế nào qua bài học có sự hỗ
trợ những bản tin nằm ngoài sách giáo khoa đã cho.
- Căn cứ kết quả khảo sát:
Đối tượng thăm dò Mức độ
Lớp 11CB3 ,11CB7
Rất thích Thích vừa phải Không thích Ý kiến khác
70 % 30 % 0 % 0 %
c/. Căn cứ qua kết quả thực hành và kiểm tra
- Đề bài: Thời gian làm bài 15 phút
=19=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
Câu 1: Đọc bản tin sau và cho biết: Loại bản tin nào? Nêu nội dung
cơ bản của bản tin?
Tiểu tướng xứ Nghệ giúp U23 Việt Nam thắng trận
TTO - U-23 VN đã thắng U-23 Đông Timor 2-0 nhờ hai bàn thắng của
Trọng Hoàng và Âu Văn Hoàn. Âu Văn Hoàn để lại ấn tượng trong trận khi có
một đường chuyền thành bàn và một lần trực tiếp ghi bàn.
Hai bàn thắng của Trọng Hoàng và Âu Văn Hoàn ở đầu hiệp hai là sự
hiện thực hóa sức ép mà U-23 VN đã tạo ra được trong hiệp 1.
Trong 45 phút thi đấu trước đó, U-23 VN đã phung phí quá nhiều cơ hội.
U-23 VN đã có ít nhất 3 cơ hội có thể ghi bàn nhưng đều không tận dụng được.
Đó là lần Văn Quyết không dứt điểm khi đối mặt với thủ môn Emerson. Đó là
lần Hoàng Thiên trống trải bật cao đón đường tạt của đồng đội nhưng đánh đầu
vọt xà. Và lần Thành Lương gặt bóng qua hậu vệ đối phương nhưng dứt điểm
hụt bằng chân phải.
Xét về thế trận, U-23 VN đã có thế trận tốt hơn đối phương, cầm bóng
nhiều hơn, đặc biệt là sau khi tiền đạo Murilo Almeida bị thẻ đỏ ở phút 25.
Tuy nhiên trong khoảng 10 phút đầu trận, Đông Timor đã chơi rất tốt và
khiến toàn đội U-23 VN rối loạn. Trong khoảng thời gian còn lại, Đông Timor
vẫn tỏ ra rất nguy hiểm với các pha phản công nhanh khi mà Diogo Santos tận
dụng tối đa tốc độ và sức mạnh của mình.
Câu 2: Viết một bản tin vắn (ngắn) về phong trào đăng kí tiết học tốt
chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 do đoàn trường tổ chức.
- Kết quả đạt được như sau
Kết quả
Mức độ
Khá – giỏi Trung bình Yếu - kém
Nhận biết (câu 1) 71.5 % 28.5% 0%
Ứng dụng (câu 2) 60.2% 27.6% 12,2%
c/. So sánh với tiết dạy của đồng nghiệp khi đi dự giờ
=20=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
- Cách thứ nhất: Đối với tiết dạy không có sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin và đồ dùng dạy học khác ngoài sách giáo khoa. Cách dạy này chưa đa dạng
hóa các phương pháp, giáo viên chưa thực sự có đầu tư cho bài dạy. Học sinh
nhận thức về tính thực tế và tính thời sự của thể loại bản tin chưa cao. Chưa hình
thành kĩ năng cập nhật thông tin thời sự qua các nguồn thông tin đại chúng.
- Cách thứ hai: Đối với tiết dạy như đã đề cập trong phần giải pháp giáo
viên xác định rõ cách thức hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho học sinh tham gia
và có hình ảnh minh họa phù hợp đáp ứng tính thời sự của bản tin.
Như vậy xét về mặt phương pháp, kĩ thuật dạy học theo cách hai phong
phú hơn vừa khoa học, vừa sinh động, vừa đạt được các mục tiêu của bài dạy: về
kiến thức, kĩ năng, giáo dục thái độ tư tưởng. Học sinh nắm bài nhanh, chắc,
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh được phát huy triệt để, kể cả
học sinh trung bình, yếu cũng tham gia.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I/ Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu tìm tòi và thực hiện được mục tiêu đã đề ra ở
phần đặt vấn đề của bài viết, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau :
- Việc áp dụng các phương pháp tích cực trong dạy học cũng cần phải
quan niệm như thế nào cho đúng. áp dụng các phương pháp tích cực không có
nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống. Cần kế thừa, phát triển những
=21=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học vốn đã quen thuộc, đồng
thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để từng bước tiến lên vững chắc hơn trong
sự nghiệp giáo dục.
- Trong quá trình soạn giảng, giáo viên không nên tham lam sử dụng
nhiều phương pháp hoặc quá đơn điệu về phương pháp.
- Bản tin là một thể loại của báo chí mà học sinh được tiếp xúc hàng
ngày qua các phương tiện truyền thông. Đó chính là những tài liệu học tập trực
quan rất phong phú, sinh động và bổ ích. Muốn tìm hiểu về bản tin và cách viết
bản tin, học sinh không thể bỏ qua nguồn tư liệu dồi dào đó.
Mặt khác, trước tiết học Bản tin, học sinh đã biết về bản tin trong bài
“Phong cách ngôn ngữ báo chí”. Giáo viên chú ý để hai bài học đó không tách
rời nhau, không lặp lại nhau, nhất là không được mâu thuẫn với nhau. Ngược lại,
trong bài “Bản tin” này, những kiến thức về bản tin trong tiết “Phong cách
ngôn ngữ báo chí” cần được tận dụng để hai bài học có thể tiếp nối với nhau, để
bài có tính hệ thống và lô-gích, không nhàm chán.
- Khi lựa chọn thêm những bản tin để minh họa cho bài học giáo viên
cần lưu ý :
+ Nguồn tin từ đâu ? có đáng tin cậy không ?
+ Nội dung bản tin nên tập trung về lĩnh vực: học tập, giao thông, đạo
đức phù hợp với lứa tuổi các em cần quan tâm. Thông qua những bản tin đó còn
giúp các em rút ra bài học trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
- Bài tập ứng dụng và luyện tập cần tập trung vào các vấn đề ở trường
(đang chuẩn bị kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11) hoặc sự kiện văn hóa
thể thao quốc gia đang diễn ra (Sea games 26).
- Khi luyện tập không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ các bài tập trong
sách giáo khoa, cần linh hoạt chủ động đưa thêm bài tập ngoài sách giáo khoa.
- Sau khi nghiên cứu và ứng dụng đề tài trên thực tế các lớp dạy của bốn
năm qua từ khi thay sách giáo khoa, bản thân nhận thấy ba phương châm mà các
nhà nghiên cứu về phương pháp đưa ra: “Trăm nghe không bằng một thấy;
=22=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
Trăm thấy không bằng một làm; Ta làm được – ta sẽ học được” là hoàn toàn
đúng.
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với cấp quản lý thấy rõ việc đổi mới phương pháp dạy và học cho
phù hợp với nội dung dạy, với đối tượng học sinh, với xã hội là vô cùng cần
thiết.
- Sáng kiến được trình bày giúp cho giáo viên nhận rõ vai trò của việc
lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học là rất quan trọng. Cả người dạy và
người học đều chủ động và linh hoạt khi tiếp cận kiến thức, tri thức của nhân
loại.
- Phía học sinh ngoài việc nắm kiến thức cơ bản của bài học còn rèn
luyện được kĩ năng sống như biết lắng nghe, chia sẻ, suy nghĩ với những tin tức
thời sự đang diễn ra từng ngày, từng giờ ngoài xã hội. Học sinh rút ra tầm quan
trọng của việc đọc và nghe tin tức, thời sự trên các kênh thông tin đại chúng là
quan trọng, là cần thiết trong cuộc sống như hiện nay. Từ đó hình thành các kĩ
năng sống cho các em.
- Học và tập viết bản tin còn là học và tập một cách viết xác thực, cụ thể,
cô đúc, dồn nén thật nhiều tin tức, tư liệu vào một số câu, từ ngắn gọn. Đó là
một trong những phẩm chất hàng đầu của thời hiện đại, thời đại thông tin, thời
đại mà con người rất cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời gian. Muốn thế,
cần phải chú ý dạy học sinh một cách tư duy khoa học, chặt chẽ, đi thẳng vào
cốt lõi của vấn đề, tránh lối viết vòng vo, rườm rà, sáo rỗng.
- Đổi mới phương pháp đã làm cho bài học không còn bị “học chay”,
“dạy chay” như trước đây mà thay vào đó là không khí học tập thoải mái , hào
hứng, sôi nổi. Học sinh biết tự đặt câu hỏi, biết liên hệ thực tế để sưu tầm và
quan trọng là các em thấy thú vị khi đọc tin tức trên báo, đài, biết tự viết được
bản tin như một phóng viên báo chí.
III/ Khả năng ứng dụng
- Bài nghiên cứu: phát huy tính thời sự và tính giáo dục qua việc dạy bài
Bản tin Ngữ Văn 11, trước hết chúng ta ứng dụng vào quá trình giảng dạy bộ
=23=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
môn Ngữ Văn cấp học Trung học phổ thông, đặc biệt là những bài liên quan đến
vấn đề xã hội. Mỗi giáo viên đều dễ dàng áp dụng vào việc đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức dạy và học.
- Từ vấn đề cụ thể được trình bày, giáo viên có thể rút ra những bài học
chung khi thiết kế bất cứ tiết dạy nào khác.
- Phát huy tính thời sự và tính giáo dục qua bài học là sự hỗ trợ tốt cho
quá trình và kết quả học tập của học sinh.
IV/ Những kiến nghị, đề xuất
- Đối với tổ chuyên môn: cần thường xuyên tổ chức thao giảng, hội
giảng để giáo viên dạy được thể hiện cái “Tâm” và “Tầm” của mình. Còn giáo
viên đi dự giờ cũng học hỏi, đúc rút nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Tăng
cường tổ chức hội thảo về phương pháp dạy và học ở cấp tổ, cấp trường.
- Đối với Ban Giám hiệu: cần trang bị phòng học có đủ thiết bị trình
chiếu đặt cố định trên lớp để giáo viên thực hiện kết nối khi cần có sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin vào bài dạy được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Tránh mất thời gian của 45 phút vàng ngọc.
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo: tăng cường tổ chức hội thảo về đổi mới
và ứng dụng phương pháp giảng dạy nói chung, của bộ môn Ngữ Văn nói riêng.
Bởi được học hỏi kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của giáo viên cùng cấp học,
cùng tỉnh sẽ có hiệu quả cao hơn so với những công trình nghiên cứu cơ sở lí
luận về đổi mới phương pháp.
Tóm lại, mỗi nhà giáo chúng ta hãy “tất cả vì học sinh thân yêu” để
ngày càng say mê, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục hơn.
Thưa quý đồng nghiệp! những vấn đề được trình bày phần trên là một số
kinh nghiệm của bản thân được đúc rút từ thực tế giảng dạy và dự giờ động
nghiệp trong những năm qua. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài có thể
chưa được khoa học, mang tính chủ quan cá nhân sẽ không tránh khỏi ít nhiều
sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân tình của đồng nghiệp để kinh
nghiệm ngày càng hoàn chỉnh hơn. Hy vọng khả năng ứng dụng của đề tài sẽ
=24=
Kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn Lý Thị Hòa
được phát huy để mỗi giáo viên góp phần thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì Lợi ích trăm năm trồng người”
Hà Tiên, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Ý kiến của hội đồng thi đua Người viết
Lý Thị Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 11 - NXB giáo dục 2010
2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn - NXB giáo dục 2009
3. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung)
4. Một số thiết kế bài giảng của đồng nghiệp năm 2010 - 2011
5. Phương pháp dạy học văn – NXB giáo dục – Phan Trọng Luận
6. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập một – NXB giáo dục 2008
=25=