Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, huyện gia viễn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM VĂN DŨNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG, HUYỆN GIA VIỄN,
TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2013


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi, được
sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.


Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày.....tháng 03 năm 2013
Người thực hiện

Phạm Văn Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, tôi đã nhận được sự
hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các cơ quan đơn vị, gia đình và bạn bè
về cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy
giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Lâm Nghiệp đã
tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi vượt qua những
khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các Thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa
Sau đại học Trường Đại học Lâm Nghiệp, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi
nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
- Lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, công chức: Sở Văn hóa, thể thao và du
lịch; Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Thống kê huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình,
Lãnh đạo UBND và nhân dân 7 xã vùng dự án, trạm du lịch Vân Long đã cộng tác
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại địa
phương.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và
nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày.... tháng 03 năm 2013
Tác giả

Phạm Văn Dũng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ..............................................................................................v
Danh mục bảng ......................................................................................................... vi
Danh mục các hình .................................................................................................... vi
Đặt vấn đề....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH SINH THÁI ................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về DLST và phát triển bền vững DLST………………...…….4
1.1.1. Du lịch sinh thái .......................................................................................4
1.1.2. Phát triển bền vững ...................................................................................8
1.1.3. Phát triển du lịch sinh thái bền vững ......................................................12
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển bền vững DLST

14


1.2.1. Trên thế giới ...........................................................................................14
1.2.2. Tại Việt Nam ..........................................................................................20
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............27
2.1. Đặc điểm cơ bản của Khu Bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long...27
2.1.1. Giới thiệu chung về Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long ...27
2.1.2. Các đặc điểm tự nhiên ............................................................................28
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................32
2.1.4. Tiềm năng phát triển DLST của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Vân Long ..........................................................................................................35
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................44
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát: ......................................44
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu .................................................................45
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................46
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ................................46


iv

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................47
3.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Vân Long.....................................................................................................47
3.1.1. Kết quả kinh doanh du lịch qua các năm theo chỉ tiêu ngành ..............47
3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ...................................................50
3.1.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch ....................54
3.1.4. Tác động của phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước Vân Long đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương ...........55
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững trong phát triển DLST tại khu bảo
tồn Vân Long........................................................................................................57
3.2.1. Nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương .............57

3.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................58
3.2.3. Chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái ............................59
3.2.4. Thể chế chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước .................................61
3.2.5. Hoạt động xúc tiến quảng bá .................................................................65
3.2.6. Cơ sở hạ tầng vật chất của khu du lịch ..................................................66
3.2.7. Đánh giá sự hài lòng của du khách ........................................................69
3.2.8. Đánh giá hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch ...........................71
3.2.9. Đánh giá tham gia hoạt động du lịch của cơ quan doanh nghiệp. ........74
3.3. Những thành công, tồn tại trong phát triển DLST tại khu Bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Vân Long.......................................................................................77
3.3.1. Thành công .............................................................................................77
3.3.2. Những tồn tại ..........................................................................................79
3.4. Giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.................................................................... 81
3.4.1. Phân tích SWOT .....................................................................................81
3.4.2. Các giải pháp đề xuất. ............................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................98
1. Kết luận.............................................................................................................98
2. Khuyến nghị......………………………………………………………………99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

TT


Viết đầy đủ

1

BQL

Ban quản lý

2

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

3

BVMT

Bảo vệ môi trường

4

DLST

Du lịch sinh thái

5

ĐDSH


Đa dạng sinh học

6

ĐNN

Đất ngập nước

7

KBT

Khu bảo tồn

8

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

9

KBTTNĐNN

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước

10

HĐDL


Hoạt động du lịch

11

LHDL

Loại hình du lịch

12

PTBV

Phát triển bền vững

13

VH, TT & DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

14

VQG

Vườn Quốc gia


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
2.1
2.2

Tên bảng
Cơ cấu đất đai của các xã vùng dự án Khu bảo tồn TNĐNN Vân Long
Tổng hợp số liệu diện tích, dân số, lao động và hộ nghèo sống ở
Vùng lõi và vùng đệm khu BTTN đất ngập nước Vân Long

Trang
31
33

3.1

Khách du lịch đến với Vân Long giai đoạn 2010 - 2012

47

3.2

Doanh thu du lịch của Vân Long giai đoạn 2007-2012

49

3.3

Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ

60


3.4

Đánh giá của khách du lịch về tổ chức hoạt động du lịch

64

3.5

Đánh giá của du khách về hệ thống CSHT vật chất tại khu du lịch

68

3.6

Sự hài lòng của du khách về khu du lịch Vân Long

70

3.7

Một số thông tin của hộ gia đình

71

3.8

Một số thông tin của doanh nghiệp du lịch

74



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

2.1

Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

28

2.2

Cơ cấu đất đai các xã thuộc Khu bảo tồn

32

2.3

Động Hoa Lư ở Thung Lau

42

3.1


Biểu đồ phân bố lượng khách theo từng năm

47

3.2

Biểu đồ doanh thu theo từng năm

49

3.3

Hang Bóng tại KBTTNĐNN Vân Long

87

3.4

Bức họa kỳ lạ chỉ xuất hiện sau khi té nước tại hang Thúi Thó

88

3.5

Tuyến du lịch núi Mèo cào

89



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình được thành lập theo Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 18/12/2001 của
UBND tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích khu bảo tồn là 2.736 ha, nằm trên địa phận 7
xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tuy với quy mô diện tích nhỏ, nhưng
Vân Long chứa đựng nhiều tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và đã là nơi
nằm trong mục tiêu và định hướng của “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng
sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng
sinh học và nghị định thư Cartagena về “An toàn sinh học” ban hành kèm Quyết
định số 79/2007/QĐ-TTg, nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đất ngập
nước; xây dựng năm khu đất ngập nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện để công nhận khu
Ramsar”.
Nét nổi bật của Vân Long là nơi tồn tại đồng thời hai kiểu hệ sinh thái đặc
trưng, điển hình, đó là hệ sinh thái trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước nội
đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ. Với tính đa dạng sinh học cao, nhiều loài động
thực vật đặc hữu, quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Đặc biệt
là loài Voọc Quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) - một loài đặc hữu của
Việt Nam, là 1 trong 25 loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn
cầu. Năm 2010, Vân Long vinh dự được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập
đồng thời 2 kỷ lục: thứ nhất là nơi có cá thể Voọc mông trắng sinh sống nhiều
nhất; thứ 2 là nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Với nhiều lợi thế về vẻ
đẹp của thiên nhiên, các di tích lịch sử - văn hóa và các hệ sinh thái, Vân Long có
lợi thế lớn trong phát triển các loại hình du lịch sinh thái, để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các loại hình DLST này
muốn tồn tại và phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự
quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lí các nguồn tài nguyên, bởi
tính chất nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng.

Tuy nhiên, hiện nay các hệ sinh thái và môi trường nơi đây đang bị đe dọa bởi
các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là tác động của cộng đồng dân cư


2

đó là các nguy cơ: Cháy rừng, săn bắn trái phép động vật rừng, phát thải không
kiểm soát của các nhà máy công nghiệp, canh tác đất không bền vững, chăn thả gia
súc, lấn chiếm đất rừng, nạn rác thải, khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng và
tài nguyên đất ngập nước,…là mối đe dọa chính đối với tính đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái và môi trường sống ở nơi đây, đã dẫn đến các hệ sinh thái bị giảm
cấp và môi trường tự nhiên nơi đây bị hủy hoại.
Du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa có giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương. Do đó du lịch sinh thái được xác định là loại hình ưu
tiên trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2012) dưới góc độ bảo tồn môi
trường thiên nhiên nói chung và đa dạng sinh học nói riêng.
Chính vì những lý do trên tôi đi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp góp phần
phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển Du lịch sinh thái tại địa bàn, Luận
văn đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu
bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Tỉnh Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch
sinh thái.
- Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên

nhiên đất ngập nước Vân Long.
- Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch
sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
- Đề xuất được các giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch sinh thái tại
khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động du lịch sinh thái, các nguồn
tài nguyên cho du lịch sinh thái tại khu bảo tồn Vân Long - Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về nội dung:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá các hoạt động du lịch sinh thái tại
khu bảo tồn Vân Long.
Tính bền vững của DLST sẽ được đánh giá trên các khía cạnh: Bền vững về
mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội, bền vững về mặt môi trường sinh thái.
- Phạm vi về không gian:
Luận văn tiến hành các nghiên cứu trên địa bàn quản lý của Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Vân Long
- Phạm vi về thời gian:
Số liệu kế thừa để phục vụ cho nghiên cứu được thu thập chủ yếu trong
khoảng thời gian từ năm 2010- 2012.
Các số liệu điều tra khảo sát thực tế được tiến hành trong khoảng thời gian từ
tháng 9 đến tháng 12 năm 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái và phát triển bền vững du lịch
sinh thái.

- Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập
nước Vân Long.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long.
- Giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Đất ngập nước Vân Long.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận về DLST và phát triển bền vững DLST
1.1.1. Du lịch sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Hector Ceballos-Lascurain - một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh
thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh
thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với
những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và
giới động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và
hiện tại) được khám phá trong những khu vực này".
Đến năm 1993, khái niệm DLST mới có được một định nghĩa của Lindberg và
Hawkins phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST. Theo đó,
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi
trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được
quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với

các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường,
không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển
kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa
phương”.
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng đưa ra định nghĩa khá đầy
đủ hơn:“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm
tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã
tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ,


5

hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho
những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos - Lascurain, 1996).
Năm 2001, theo Weaver nhận định có 3 tiêu chí trọng tâm được lặp lại trong
hầu hết các định nghĩa, đó là:
- Dựa vào thiên nhiên;
- Có tính bền vững;
- Có yếu tố về giáo dục hay nhận thức.
Năm 2002, Page và Dowling đưa thêm 2 yếu tố mà du lịch sinh thái nên có:
- Đem lại lợi ích cho cộng đồng
- Sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách.
Năm 1999, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở
Việt Nam” (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”.
Năm 2005, Luật Du lịch Việt Nam đã xác định: “Du lịch sinh thái là hình
thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham
gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [6].

Theo quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu
bảo tồn thiên nhiên ban hành kèm Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày
27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: “Du lịch sinh
thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương
với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững,
đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du
lịch trong tương lai” [4].
Như vậy, quan niệm về du lịch sinh thái được thể hiện ở nhiều dạng khác
nhau tùy theo nhận thức, quan điểm các nhà nghiên cứu của các tổ chức và tùy vào
điều kiện đặc thù của các Quốc gia, các khu vực địa lý, hành chính khác nhau. Nơi
có ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên cao hơn thì tiêu chí thiên nhiên hoang dã
được đề cập đến nhiều hơn. Nơi ý thức bảo tồn thiên nhiên và yếu tố giáo dục môi


6

trường, sinh thái được chú trọng thì tiêu chí về quản lý bền vững được chú trọng
nhiều hơn.
Nhận định chung: Cách nhìn nhận du lịch sinh thái hiện nay cũng khá mở và
cho dù có những khác biệt nhất định nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức quốc tế
đều thống nhất những nội dung cơ bản mà du lịch sinh thái cần phải có, đó là:
- Du lịch sinh thái là một loại hình phát triển du lịch bền vững, được quản lý
bền vững;
- Là loại hình dựa vào thiên nhiên là chính;
- Có hỗ trợ bảo tồn (không làm thay đổi tính toàn vẹn của hệ sinh thái, nguồn
thu được từ hoạt động du lịch sinh thái được đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ
môi trường…);
- Có các hoạt động, hình thức giáo dục về môi trường và sinh thái;
- Có sự tham gia chia sẻ lợi ích cộng đồng (khuyến khích sự tham gia cộng
đồng trong các hoạt động và dịch vụ cho du lịch sinh thái như hướng dẫn viên địa

phương, kinh doanh lưu trú, ăn uống, tạo các sản phẩm bổ trợ khác…).
Quan điểm trên có thể làm cơ sở để đối sánh những hoạt động du lịch đang
diễn ra hiện nay tại Việt Nam, đồng thời có thể định hướng giúp các nhà hoạch
định chiến lược phát triển du lịch sinh thái của nước ta, từ đó có thể đưa ra những
chiến lược, kế hoạch khai thác và phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Trên thực tế ở Việt Nam, quan điểm về Du lịch sinh thái cũng có những yếu
tố chưa được hiểu một cách thống nhất giữa những người làm du lịch và các bên
liên quan. Nếu hiểu du lịch sinh thái đúng như thực chất là phải có đóng góp cho
sự phát triển của cộng đồng địa phương một cách trực tiếp bằng các lợi ích tài
chính cụ thể như việc làm và tiền lương nhân công, trích nguồn thu tái đầu tư cho
phúc lợi xã hội của cộng đồng địa phương, bù đắp cho công tác bảo vệ môi trường
sinh thái tại chỗ,…và như vậy thì hoạt động du lịch sinh thái hiện nay chưa được
triển khai theo đúng nghĩa của nó.
1.1.1.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái
- Tính thân thiện với môi trường: Các hình thức hoạt động du lịch sinh thái
đều mang tính thân thiện môi trường cao. Ngay từ khâu quy hoạch xây dựng cho


7

đến khâu tổ chức hoạt động đều tuân thủ một nguyên tắc không can thiệp thô bạo
đến môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường. Điều
này liên quan đến công nghệ và vật liệu sử dụng trong xây dựng và quản lý hoạt
động của du lịch sinh thái.
- Tính giáo dục cao về môi trường, sinh thái, văn hóa: Các hoạt động du lịch
sinh thái thường mang lại những kiến thức đa dạng về hệ sinh thái, về đa dạng sinh
học và các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, khách du lịch sinh thái có thể nâng
cao nhận thức về môi trường và có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường tự
nhiên và nền văn hóa truyền thống.
- Tính chuyên nghiệp cao: Hoạt động du lịch sinh thái yêu cầu trình độ quản

lý chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ càng, có kiến thức nghiệp
vụ chuyên môn cao và kiến thức về sinh thái môi trường bao quát. Tính chuyên
nghiệp được thể hiện trước hết ở trình độ, năng lực của nhà quản lý. Yêu cầu đối
với nhà quản lý du lịch sinh thái không chỉ giỏi ở nghiệp vụ quản trị du lịch, năng
lực quản lý tốt mà còn phải am hiểu về hệ sinh thái, về văn hóa và cả nghiệp vụ
bảo tồn.
- Tính định hướng thị trường: Do đặc điểm của mình, du lịch sinh thái có tính
định hướng thị trường rất cao. Thường thì du lịch sinh thái có một phân khúc thị
trường riêng, những người ưa khám phá, tìm hiểu và có trình độ nhất định. Do vậy,
để phát triển du lịch sinh thái, vấn đề nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến có
vai trò đặc biệt quan trọng. PGS.TS. Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch) đã đúc kết một số đặc điểm của khách du lịch sinh thái như sau:
+ Đó là những người trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có sự
quan tâm đến môi trường thiên nhiên;
+ Thích hoạt động ngoài thiên nhiên;
+ Thường có thời gian du lịch dài hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với khách
du lịch ít quan tâm đến thiên nhiên;
+ Thường không đòi hỏi cao về đồ ăn thức uống hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy
đủ tiện nghi.


8

- Du lịch sinh thái thường có quy mô nhỏ: Để đảm bảo những mục tiêu bảo
tồn, giảm thiểu các tác động không mong muốn đối với hệ sinh thái, các đoàn
khách du lịch sinh thái thường có quy mô không lớn, thường lập thành nhóm
khoảng 15 người và tần suất hoạt động tại các điểm du lịch cũng không dày.
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có tính cộng đồng cao: Đây là một đặc
điểm mà nhiều loại hình du lịch không nhất thiết phải có. Bởi vì du lịch sinh thái
hướng đến những khu vực thiên nhiên nhạy cảm với những tác động, nhất là tác

động của con người. Do vậy, yêu cầu trước tiên là phải có sự tham gia của cộng
đồng. Chính những người dân ở các khu vực trên sẽ là người bảo vệ đắc lực nhất
cho hệ sinh thái của mình.
Với những đặc tính trên, du lịch sinh thái được phát triển sẽ mang lại những
lợi ích vô cùng thiết thực đối với ngành du lịch nói riêng và phát triển xã hội bền
vững nói chung.
1.1.2. Phát triển bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là khái niệm khá mới mẻ xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinh
nghiệm phát triển của các quốc gia trên hành tinh từ trước đến nay. Nó phản ánh xu
thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người.
Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) lần đầu tiên xuất
hiện trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của ủy ban môi trường và phát triển
thuộc ngân hàng thế giới (WB) vào năm 1987.
Khái niệm của Herman Daly (World Bank): “Một thế giới bền vững là một thế
giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật.
nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các
nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản nhanh hơn
quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại
nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng”.
Khái niệm của Bumetland: “Phát triển bền vững là một loại phát triển lành
mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại đồng thời không xâm phạm đến lợi ích
của thế hệ tương lai”.


9

Khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED - World
commission on the Environment and Development) (1987): “Phát triển bền vững là
phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp

ứng nhu cầu của đời sau. Hay nói cách khác nó chính là việc cải thiện chất lượng
sống của con người trong khả năng chịu đựng được của hệ sinh thái”.
Tóm lại: Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh trong đó sự phát
triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển
của cá nhân không làm thiệt hại đến sự phát triển của cộng đồng, sự phát triển của
cộng đồng người này không làm ảnh hưởng thiệt hại ðến lợi ích của cộng đồng
người khác và sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của thế
hệ mai sau và sự phát triển của loài người thì không đe doạ sự sống còn hay làm suy
giảm điều kiện sống của các loại sinh vật khác trên hành tinh.
1.1.2.2. Mục tiêu phát triển bền vững
Chương trình Nghị sự thế kỷ XXI - một chương trình hành động có quy mô
toàn cầu đã xác định kế hoạch hành động cho mỗi quốc gia, nhằm đạt được mục
tiêu PTBV, cụ thể tập trung chủ yếu vào 4 mục tiêu sau:
- Sử dụng hợp lý tài nguyên và tính bền vững: Nhu cầu sử dụng tài nguyên của
con người ngày càng gia tăng đang làm nảy sinh những cạnh tranh và mâu thuẫn.
Nếu muốn thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của con người một cách bền vững, cần phải
giải quyết các mâu thuẫn đó và tìm cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững: Hàng hoá và dịch vụ thiết yếu
trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào sự đa dạng và biến động của các nguồn
tiền, các loài, số lượng các loài và các hệ sinh thái. Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng
sinh học đang diễn ra nhanh chóng, chủ yếu là do sự phá huỷ môi trường sống, khai
thác quá mức, ô nhiễm và việc đưa vào môi trường các động, thực vật ngoại lai
không thích hợp. Cần phải có hành động khẩn cấp và mang tính quyết định để bảo
vệ và duy trì các nguồn tiền, các loài và các hệ sinh thái.
- Phương thức tiêu thụ trong phát triển bền vững: Nguyên nhân chính dẫn đến
sự suy thoái ngày càng tăng của môi trường toàn cầu là do các nhu cầu quá lớn và
lối sống thiếu tính bền vững trong tầng lớp những người giàu hơn. Trong khi đó,


10


tầng lớp nghèo hơn thì không được thoả mãn các nhu cầu về lương thực, thực
phẩm, chăm sóc y tế, nhà ở và giáo dục. Để giải quyết mâu thuẫn trầm trọng này,
điều tất yếu là phải có được các mẫu hình tiêu thụ mang tính bền vững. Điều này.
có thể phải đưa ra các chỉ số mới gắn với phúc lợi của mỗi quốc gia thường xuyên
và lâu dài. Tất cả các nước đều phải phấn đấu để tăng cường các mẫu hình tiêu thụ
bền vững, và các nước phát triển phải đóng vai trò tiên phong. Còn các nước đang
phát triển phải cố gắng thiết lập cho được các mẫu hình tiêu thụ bền vững. Họ cần
đảm bảo thoả mãn các nhu cầu cơ bản của người nghèo, trong khi vẫn tránh được
các mẫu hình tiêu thụ không bền vững, không hiệu suất và lãng phí. Sự phát triển
như vậy đòi hỏi phải có sự trợ giúp từ các nước công nghiệp hoá.
- Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển bền vững: Từ trước tới
nay, vai trò của công nghệ đối với sự phát triển đã được rất nhiều học giả, nhiều nhà
doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách xem xét, bàn bạc và phân
tích. Trong số đó, nổi lên hai xu hướng chính: (l) công nghệ gây nhiều tác hại hơn là
ích lợi cho nhân loại thì cần phải bị loại bỏ; (2) công nghệ, tuy có hại trong một số
lĩnh vực (ví dụ như có hại cho môi trường, vấn đề công ăn việc làm và chất lượng
cuộc sống) nhưng vẫn đem lại những lợi ích kinh tế rõ ràng thì nên sử dụng nhưng
với điều kiện phải định ra những giới hạn để loại trừ hoặc ít nhất là hạn chế được
các tác hại và phải tuân theo những kế hoạch đã định cho phát triển bền vững. Thực
tế cho thấy, khoa học công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu
trong quá trình phát triển. Với nhận thức về bảo vệ môi trường vì một xã hội PTBV,
khoa học công nghệ đã dần dần thể hiện được vai trò có ích đối với môi trường,
thân thiện hơn với môi trường [5].
1.1.2.3. Nguyên tắc phát triển bền vững
Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, cơ sở đạo lý cho các nguyên tắc tiếp theo
khác. Đó là trách nhiệm phải quan tâm đến người khác và các hình thức của sự sống
trong hiện tại và trong tương lai.
Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người

Mục đích của việc phát triển là cải thiện chất lượng của cuộc sống con người.


11

Đó là một cách để con người biết được khả năng của mình và xác lập niềm tin vào
mục đích sống chân chính.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ cuộc sống và tính đa dạng của trái đất
Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có những hành động sao cho bảo
vệ được cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những hệ thống tự nhiên mà loài
người phải lệ thuộc vào đó:
Nguyên tắc 4: Hạn chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên
không tái tạo.
Do đặc điểm của tài nguyên không thể tái tạo cho nên việc sử dụng các nguồn
tài nguyên này phải được cân nhắc tính toán đến lợi ích trước mắt của thế hệ hiện
nay và lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau.
Nguyên tắc 5: Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất
Khả năng chịu đựng có thể hiểu là một số lượng cá thể sống trong một vùng,
sử dụng lượng thức ăn, nước, các tài nguyên khác và khoảng không gian sống đầy
đủ do vùng đó cung cấp mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người
Thực hiện một đạo đức mới trong cuộc sống bền vững, con người phải xem
xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cần đề ra những tiêu chuẩn đạo đức mới
và phê phán những cách sống không còn phù hợp với một cuộc sống bền vững. Phổ
biến rộng rãi bằng hệ thống giáo dục, hiểu rõ các chính sách và hành động cần thiết
để có thể có một xã hội tốt đẹp trên toàn thế giới.
Nguyên tắc 7: Tạo ra một cơ cấu quốc gia và quốc tế thống nhất thuận lợi cho
việc phát triển và bảo vệ môi trường.
Một chương trình quốc gia nhằm đạt được tính bền vững phải tính đến tất cả
mọi quyền lợi của quốc gia, của cộng đồng và của từng cá nhân trong đó phải tính

đến tính thích ứng và phải luôn luôn điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh mới [9].
1.1.2.4. Tiêu chí phát triển bền vững
- Chỉ số phát triển nhân văn HDI (Human Development Index).
- Chỉ số bình đẳng thu nhập (Hệ số Gini).


12

- Chỉ tiêu phát triển có xét đến vấn đề giới GDI (Gender Development
Indicator).
- Tiêu chí về giáo dục đào tạo.
- Tiêu chí về dịch vụ y tế xã hội.
- Tiêu chí về hoạt động văn hóa.
- Chỉ thị kinh tế có hiệu chỉnh về ô nhiễm (Pollution Adjusted Economy
Indicator).
- Chỉ thị về vốn thiên nhiên NCI (Natural Capital Indicator).
- Tính đàn hồi của môi trường EE (Environmental Elastisity).
- Hình thái môi trường.
1.1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững
- Nhân tố con người.
- Nhân tố về tài nguyên thiên nhiên.
- Nhân tố thể chế chính trị và vai trò quản lý.
- Nhân tố về phong tục tập quán.
- Nhân tố về khoa học công nghệ.
1.1.3. Phát triển du lịch sinh thái bền vững
1.1.3.1. Nội dung phát triển du lịch sinh thái bền vững
- Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước
ngọt, các thủy vực, khoáng sản,...đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên
không tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay
thế chúng. Như vậy, cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng

chúng không vượt quá khả năng bù đắp (tái tạo) tài nguyên đó”.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động vật và
thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách
quản lí phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn
có khả năng hồi phục.
- Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên
nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn.


13

- Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả
năng chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân
bằng các hệ sinh thái.
Phát triển DLST bền vững không những đóng góp tích cực cho sự phát triển
bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hóa và
môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch
mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc BTTN. Phát triển
DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Allen K., 1993)
1.1.3.2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái bền vững
- DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa
dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du
lịch.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản
nhất của việc phát triển DLST bền vững.
- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lí di sản và các tài
nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt
để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.

- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa, (chủng loài thực vật, động vật, bản
sắc văn hóa dân tộc...).
- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương và quốc gia.
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái.
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem
lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả
năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin
đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường


14

tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của
du khách [1].
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển bền vững DLST
1.2.1. Trên thế giới
Trong khoảng 20 năm gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và bắt
đầu nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường
của lãnh thổ đón khách. Vì thế các nhà du lịch thế giới quan tâm nhiều tới việc
nghiên cứu những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi trường và đề xuất một
chiến lược phát triển du lịch mới tôn trọng môi trường.
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về PTBV bắt đầu được đề cập đã có
nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du
lịch đến sự PTBV. Trọng tâm của các nhà nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự
cần thiết phải đảm bảo tính trọn vẹn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành
các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho
sự PTBV. Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên

thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch (HĐDL) gây ra và đưa ra
khái niệm về loại “Du lịch rắn - hard tourism” để chỉ LHDL ồ ạt và “Du lịch mềm soft tourism” để chỉ một chiến lược du lịch mới tôn trọng môi trường.
Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển
(UNCED) đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất (Earth summit). Tại hội
nghị này, 182 chính phủ đã thông qua chương trình nghị sự 21 (Agenda 21), một
chương trình hành động toàn diện nhằm bảo đảm một tương lai bền vững cho nhân
loại bước vào thế kỉ XXI.
Từ đầu những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững
nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu
dài đã được tiến hành. Một số LHDL quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện
như: “DLST”, “Du lịch khám phá”, “Du lịch gắn với thiên nhiên”, “Du lịch thay
thế”, “Du lịch mạo hiểm”. Đã góp phần nâng cao hình ảnh về một LHDL có trách
nhiệm, đảm bảo sự PTBV.


15

Năm 1996, hưởng ứng chương trình hành động của Hội nghị Earth Summit,
ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi 03 tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng lữ hành du
lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái Đất (Earth
council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây
dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch
hướng tới PTBV về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với các doanh nghiệp du lịch, các Chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các
tổ chức thương mại và những người đi du lịch.
Chương trình nghị sự 21 về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động
với mục đích xác định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn mạnh
sự cần thiết phải phối hợp hành động giữa Chính phủ, ngành du lịch và các tổ chức
phi Chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của ngành du lịch,
đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hướng bền

vững.
1.2.1.1. Kinh nghiệm Phát triển DLST ở Khu dự trữ sinh quyển Budongo Uganda
Khu rừng dự trữ sinh quyển Budongo của Uganda được xác định là khu dự
trữ rừng Trung ương từ năm 1932, đây là khu rừng nhiệt đới hỗn hợp với một quần
thể lớn cây Dái Ngựa, đất đồng cỏ Xavan và đất rừng, là khu rừng dự trữ lớn nhất
Uganda. Năm 1988, Cục Kiểm lâm Quốc gia này đã bắt đầu đánh giá lại hoạt động
quản lý các tài nguyên rừng của Uganda và khởi xướng chương trình phục hồi rừng,
trong đó có dự án “Du lịch sinh thái rừng Budogo”.
Theo các căn cứ của dự án này, các nhà quy hoạch tiến hành gặp gỡ và thảo
luận với người dân địa phương nhằm kiểm định lại việc phát triển du lịch sinh thái
tại khu vực này có được người dân khu vực này chấp nhận hay không và nguyện
vọng của họ như thế nào về việc tham gia vào dự án này. Bước đầu, cuộc tiếp xúc
được diễn ra tại 05 xã có đường ranh giới gần nhất với khu vực dự kiến quy hoạch,
trao đổi với khoảng 3 đến 4 ngàn người. Quá trình tham khảo này kéo dài khoảng
04 tháng và với sự tham gia tích cực của cộng đồng “Kế hoạch phát triển du lịch
sinh thái Rừng Bugong” đã được dự thảo với các mục tiêu và nguyên tắc chủ đạo
xuyên suốt định hướng cho mọi sửa đổi phát triển sau này.


16

Trong một năm đầu tiên tiến hành thực hiện dự án hầu hết người dân địa
phương tham gia dự án, trực tiếp đóng góp ý kiến xây dựng, một số người có trình
độ được tuyển vào làm trực tiếp cho dự án, trong vai trò là những người trực tiếp
hướng dẫn và giám sát tại khu vực Budongo, đã được cán bộ và cố vấn phát triển du
lịch do Cục Kiểm lâm chỉ định đào tạo. Hiện nay dự án đã được điều hành bởi đa số
là người dân địa phương và một số ít là cán bộ Cục Kiểm lâm và chuyên gia giữ vai
trò giám sát hướng dẫn.
Trên cơ sở sự tham gia của cộng đồng, Chính phủ Uganda quyết định cho
phép chính quyền tại khu vực này thành lập Quỹ phát triển cộng đồng giúp người

dân địa phương có cơ hội hưởng lợi từ dự án phát triển này. Phụ nữ địa phương sản
xuất hàng thủ công để bán, và hai nhóm phụ nữ đã bày tỏ mối quan tâm tới việc
điều hành một trung tâm phục vụ du khách ở các khu vực khách tới. Các hội nông
dân trong vùng thì triển khai phong trào đa dạng hóa việc trồng các loại rau màu và
nuôi ong do dự án đào tạo hướng dẫn. Rau màu và nông sản thực phẩm của nhân
dân trong vùng đã được tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn trong khu vực, phục vụ
nhu cầu của khách du lịch khi đến tham quan ở đây.
Dự án còn tiến hành một chương trình giáo dục môi trường đặc biệt nhằm
vào trẻ em địa phương. Nó được thiết kế thông qua chia sẻ thông tin về những thành
tựu của Budongo để tăng cường cho bức thông điệp tích cực về rừng mà người dân
đang dần hiểu ra qua thấy được những lợi ích vật chất mà rừng đem lại. Trẻ em các
trường tiểu học trong vùng được tham quan rừng và thấy được những chỉ dẫn thông
qua các trò chơi hay khám phá được từ tham quan. Sau đó cán bộ dự án tới các
trường và nhà dân để giúp các học sinh hệ thống hóa những gì đã học được và xây
dựng các hoạt động bảo tồn trong các cộng đồng chung của họ.
Đến nay, khu vực rừng Budongo đã phát triển thành một khu du lịch sinh
thái hấp dẫn du khách đến với Uganda với các sản phẩm du lịch độc đáo như đi bộ
trong rừng, xem chim và chiêm ngưỡng tài nguyên rừng nhiệt đới, cắm trại…
Lượng khách đến với khu vực này tăng lên nhanh chóng sau một thời gian ngắn.
Các công trình trong khu vực này đều do người dân ở đây đảm nhiệm và sử dụng
các vật liệu sẵn có của địa phương. Sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và cộng


17

đồng địa phương, việc mạnh dạn giao cho cộng đồng địa phương quyết định sự phát
triển của cộng đồng là nguyên nhân chính giúp cho dự án phát triển du lịch sinh thái
rừng Budongo thành công [11].
1.2.1.2. Kinh nghiệm du lịch sinh thái tại Nhật Bản
Trong một hai thập kỷ gần đây, Nhật Bản đã nổi lên như một trong những

nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ hệ thống luật pháp tới ý thức và
hành động của người dân. Du lịch sinh thái tại Nhật Bản phát triển trong những năm
gần đây và ngày càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. Du lịch sinh
thái cũng đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của chính phủ Nhật Bản,
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
* Những thay đổi hướng tới sinh thái của khách du lịch Nhật Bản:
Trong các hoạt động đi du lịch, các hoạt động hướng tới thiên nhiên và du
lịch sinh thái đang là một quan tâm lớn của khách du lịch Nhật Bản. Theo Luật Du
lịch Sinh thái Nhật Bản, du lịch sinh thái là hoạt động du lịch trong đó du khách
được hướng dẫn hay cung cấp những thông tin về tài nguyên du lịch tự nhiên,
thường xuyên có những hoạt động tích cực hướng tới giao tiếp với tài nguyên du
lịch tự nhiên trong quá trình đi du lịch; hoặc những hoạt động du lịch của du khách
với mục đích tìm hiểu những kiến thức về tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ các
tài nguyên này.
Nhu cầu du lịch sinh thái của nguời Nhật bắt nguồn từ ý thức bảo vệ môi
trường rất cao của người dân. Tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường,
trong đó có cả sản phẩm du lịch trở thành một phần trong giá trị sống. Người Nhật
đã rất quen với ý thức phân loại rác sinh hoạt (có khi tới 4-5 chủng loại khác nhau),
hạn chế xả rác và tự thu dọn rác của mình tại những nơi công cộng, những điểm du
lịch. Họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có “giá trị môi trường
cao”, được thiết kế và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và nhận được
các chứng chỉ môi trường. Điều này giải thích vì sao nhiều chuỗi khách sạn, nhà
hàng của Nhật Bản tiên phong trong việc xây dựng vòng tròn khép kín từ thu thập
rác thải hữu cơ, sản xuất phân vi sinh để sản xuất rau sạch và dùng rau sạch này
trong khách sạn.


×