Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

kinh nghiệm về công tác tuyên truyền giữa nhà trường và các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo mầm non b hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.46 KB, 9 trang )

Bùi Thị Hải – Mầm non
KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN GIỮA NHÀ TRƯỜNG
VÀ CÁC BẬC CHA MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC,
GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO MẦM NON B HÀ NỘI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Đối với ngành học mầm non, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết
thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp,
cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện
thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc,
giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ sự phát triển toàn diện cả về thể chất,
tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử góp phần thực hiện tốt mục
tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Còn gia đình là một tế bào của xã hội và trẻ được giáo dục nền tảng chính ở trong gia đình.
Giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp con trở nên hữu
ích, là người con hiếu thảo trong gia đình, công dân tốt cho xã hội và đất nước. Ông Ragan - Nhà
giáo dục Mỹ đã nói: Nhà trường đầu tiên là gia đình và người thầy đầu tiên là mẹ nên người mẹ
rất quan trọng đối với trẻ. Họ thực hiện thiên chức làm mẹ, làm thầy - một trọng trách khó khăn
nhưng cao cả.
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Kinh nghiệm về công tác tuyên truyền
Nhận thức rõ về điều này, trong nhiều năm qua và đặc biệt năm học 2010–2011, Trường
Mẫu giáo Mầm non B Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức,
thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ trẻ ở trường mầm non. Mối quan hệ
này được xây dựng mật thiết theo những kế hoạch, biện pháp cụ thể, gắn chặt với các hoạt động
chuyên môn, chăm sóc, nuôi dạy trẻ của nhà trường.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Thực trạng
1.1. Thuận lợi:
Trường Mầm non B Hà Nội, trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội, đến nay đã tròn 32 tuổi,
hiện tại trường có 75 cán bộ - giáo viên - nhân viên chăm sóc 720 cháu được chia vào 18 nhóm


lớp theo độ tuổi.
Trong suốt quá trình hoạt động, trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương
Lao động hạng Ba; hạng Hai; hạng Nhất; được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều bằng
khen, giấy khen cho tập thể cán bộ giáo viên- nhân viên nhà trường. Đặc biệt, cha mẹ học sinh
rất yên tâm, tin tưởng gửi con mình vào học trong trường.
Có được những thành tích đáng tự hào này cộng với niềm tin yêu của cha mẹ học sinh
phải kể đến sự nỗ lực của nhà trường trong mọi mặt công tác, từ tranh thủ sự quan tâm, tạo
điều kiện của ngành đến nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên-
nhân viên…Và một trong những yếu tố mang tính sống còn với nhà trường, đó là sự phối hợp
chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
1.2. Khó khăn:
2
Bùi Thị Hải – Mầm non
- Cơ sở vật chất có hạn chế về diện tích, trong khi nhu cầu trẻ muốn được học ở trường
đông, nên việc tổ chức các hoạt động và mọi sinh hoạt của trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên có nhiều biến động về sức khoẻ, số giáo viên nhân viên
bậc trung chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ giáo viên con dưới 3 tuổi và đang trong độ tuổi sinh nở nhiều.
Đội ngũ giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong thực hiện công việc chăm sóc giáo dục trẻ, số
giáo sinh có năng lực sư phạm yêu nghề, gắn bó với công việc ngày càng thiếu.
2. Nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền
2.1. Xây dựng kế hoạch
Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và
cộng đồng luôn là một trong những nội dung quan trọng được Sở Giáo dục và Đào tạo đề cập
trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành học. Cụ thể là xây dựng kế hoạch
tuyên truyền với các nội dung cần tuyên truyền được thể hiện trong chương trình từng học kỳ,
từng năm học, từng tháng. Kế hoạch được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu
và tình hình thực tế của nhà trường.
2.2. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất
Nhà trường tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức
và chất lượng công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên. Kết quả của tập

huấn là đội ngũ giáo viên lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, được trang bị kỹ năng tuyên
truyền, kiến thức chuyên môn, kĩ năng sử dụng các phương tiện nghe nhìn để có thể tự tin giao
tiếp, nhờ đó thực hiện tuyên truyền có hiệu quả giúp các bậc cha mẹ có những kiến thức nuôi
dạy con theo khoa học, đạt kết quả tốt.
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Kinh nghiệm về công tác tuyên truyền
Những kế hoạch này được nhà trường - giáo viên tuyên truyền trao đổi tới cha mẹ các
cháu cùng tham gia bổ sung đóng góp ý kiến cho nhà trường, cho lớp và có những biện pháp
phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ chặt chẽ, và có các tài liệu tuyên truyền bằng nhiều hình thức:
tranh ảnh, băng đĩa, tờ rơi, tranh phòng chống một số bệnh cho trẻ, VSAT thực phẩm, từ đó
nâng cao một cách toàn diện chất lượng nuôi dạy trẻ.
2.3. Nội dung tuyên truyền
Nội dung tuyên truyền phụ thuộc vào nhiệm vụ năm học và các vấn đề được quan tâm ở
nhà trường, bao gồm 2 nội dung lớn sau đây:
2.3.1. Các chủ trương, chính sách và các phong trào hoạt động:
- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh những văn bản chỉ đạo, những chính sách, chế độ liên
quan đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và đội ngũ của ngành học.
- Tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Bộ GD&ĐT, Sở
GD&ĐT và Phòng Giáo dục tổ chức triển khai thực hiện.
2.3.2. Kiến thức nuôi dạy con theo khoa học:
a) Nội dung giáo dục:
- Tuyên truyền về nội dung chương trình giáo dục mầm non mới của trẻ tại Trường Mẫu
giáo Mầm non B nhằm tạo sự liên kết và thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ trẻ về nội
dung, phương pháp giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình.
- Tuyên truyền nội dung giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục lễ giáo, giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ mầm non.
- Tuyên truyền nội dung giáo dục hoà nhập đến phụ huynh và cộng đồng.
4
Bùi Thị Hải – Mầm non
- Một số nội dung giáo dục trẻ theo chủ đề, ví dụ như: “Giúp trẻ chơi để trẻ phát triển

tốt”, “Giúp trẻ tự tin, tự lập”, “Trò chuyện, kể chuyện và đọc sách cho trẻ nghe”,
b) Nội dung nuôi dưỡng - chăm sóc:
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học: về quá trình phát triển của trẻ
em, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi bé ở Trường Mầm non B, các loại bệnh
theo mùa, những dịch bệnh thường gặp ở trẻ mầm non, cách phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ trong những trường hợp khẩn cấp.
2.4. Hình thức và biện pháp tuyên truyền:
2.4.1. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục trẻ:
- Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch công tác
tuyên truyền phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ.
Việc nhà trường yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động của mình không
chỉ mang tính chất thông báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ học sinh như một “kênh” thông
tin hữu hiệu để giúp nhà trường có thêm những ý tưởng hay, cách làm mới trong các hoạt động
của mình.
Việc phát huy được trí tuệ, sức mạnh tổng hợp của cha mẹ học sinh chính là một trong
những yếu tố để nhà trường phát triển bền vững, trong đó CBGV nhà trường phải không ngừng
học hỏi, trau dồi trình độ, năng lực, phẩm chất để đáp ứng với yêu cầu đổi mới.
- Với các hoạt động giáo dục của trẻ theo chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non
mới, nhà trường thông báo trước thời gian, kế hoạch, nội dung tổ chức các hoạt động để cha
mẹ học sinh có thể chủ động tham gia thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương
trình, cụ thể như:
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Kinh nghiệm về công tác tuyên truyền
Bắt đầu với một chủ đề dạy trẻ, nhà trường xây dựng kế hoạch, lộ trình, thời gian cụ thể
thực hiện hoạt động sẽ phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong chủ đề. Ví dụ như: với chủ đề
“Nghành nghề” nhà trường thông báo mong muốn cha mẹ cùng trò chuyện với con về công
việc của bố mẹ đang làm ý nghĩa của công việc đó và trẻ biết làm công việc gì để cha mẹ thấy
vui. Tuần kết thúc chủ đề nhà trường tổ chức cho các cháu đi thăm làng nghề Bát Tràng để trẻ
được tham gia làm các sản phẩm và thấy được sự vất vả khi làm được sản phẩm
Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, nhà trường tổ chức tư vấn để bố mẹ trẻ và các thành viên

trong gia đình có thể chuẩn bị cho trẻ các kĩ năng tiền đọc viết, tâm thế sẵn sàng đi học tiểu
học. Và nhiều năm nay nhà trường đã tổ chức có ý nghĩa buổi lễ phát giấy chứng nhận tốt
nghiệp Mầm non và tiễn trẻ vào lớp Một trang trọng, để lại những kỷ niệm đẹp trong phụ
huynh và trẻ, giúp trẻ vững tin vào lớp một.
2.4.2. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ:
- Cha mẹ học sinh luôn là thành phần không thể thiếu trong công tác nuôi dưỡng. Trong
đó khâu giao nhận thực phẩm được cha mẹ trẻ tham gia thực hiện một cách tự nguyện, nhà
trường trao đổi để cha mẹ trẻ thấy việc cần thiết khi tham gia hoạt động này vì quyền lợi của
con và việc thực hiện nghiêm túc của nhà trường. Điều hành công việc này Ban đại diện cha
mẹ học sinh đã chủ động phân công phụ huynh các lớp tham gia vào thời gian 7h sáng hàng
ngày cùng nhà trường. Với việc công khai, rõ ràng như vậy đã tạo cho phụ huynh sự yên tâm,
tin tưởng hoàn toàn khi gửi con đến trường.
- Nhà trường tuyên truyền, lên lịch thông báo cụ thể để cha mẹ học sinh tham gia các
buổi khám sức khỏe, tổ chức tiêm chủng theo qui định và cùng nhà trường theo dõi sức khỏe
của trẻ theo định kì qua các góc tuyên truyền tại trường. Qua đó, giáo viên mỗi lớp học và cha
mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
6
Bùi Thị Hải – Mầm non
- Phát thanh trong nhà trường: là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả cung cấp các thông
tin cần thiết tới phụ huynh do thông tin được phát trong giờ đón và trả trẻ.
- Đối với lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường của
trẻ rất quan trọng. Giáo viên của Trường Mầm non B thường xuyên cung cấp hoặc giới thiệu
cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý
trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.
2.4.3. Vận động Cha mẹ học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất
- Nhà trường tổ chức các hoạt động để cha mẹ học sinh cùng tham gia lao động vệ sinh
trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Đóng góp xây dựng, cải tạo trường/
nhóm, lớp, công trình vệ sinh, theo quy định và theo thỏa thuận. Đóng góp những hiện vật cho
lớp hoặc trường mầm non như: bàn, ghế, quy định leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành.
3. Bài học kinh nghiệm

Trẻ ở độ tuổi đến trường cùng lúc nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Dù
nhà trường có cố gắng đến bao nhiêu, đổi mới đến thế nào mà không có sự phối hợp của gia
đình thì chất lượng giáo dục trẻ, giáo dục một con người sẽ không đạt được kết quả toàn diện
như mong muốn. Vì vậy, giữa hai nền giáo dục ấy cần có sự thống nhất, đồng bộ.
Không thể phủ nhận rằng, hiện nay việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học
sinh… đã đạt được những kết quả nhất định, do huy động được các nguồn lực trong xã hội
tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với nhu
cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng một số trẻ em chưa được
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Kinh nghiệm về công tác tuyên truyền
hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất, vẫn còn một bộ phận học sinh, có
biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, sa vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp
luật. Bởi vậy công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội càng có ý nghĩa quan trọng
đối với chất lượng giáo dục trẻ em. Vấn đề là hai bên cùng phối hợp thế nào để cho những hiệu
quả cao nhất, thực chất nhất. Trường Mầm non B đã không cứng nhắc, máy móc trong công tác
phối hợp mà luôn linh hoạt trong các hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình.
Cụ thể, trường tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau như:
- Qua bảng thông báo, góc tuyên truyền cho cha mẹ của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm
lớp về các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động; các yêu cầu
của nhà trường đối với gia đình; hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo
trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trao đổi thường xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ.
- Và một năm học có 3 lần giữa gia đình và nhà trường trao đổi thông tin sự phát triển
của trẻ qua sổ “Bé chăm ngoan”.
- Phát thanh trong nhà trường tuyên truyền phổ biến kiến thức tới cha mẹ trẻ.
- Mỗi năm học, vào 2 dịp nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và 8-3, nhà trường viết
thư mời cha mẹ trẻ đến dự các hoạt động của con ở trường, mỗi đợt 1 tuần người dự có ghi
phiếu nhận xét góp ý kiến nghị. Cha mẹ trẻ tự lựa chọn thời điểm hoạt động của trẻ ở trường

Mầm non mà mình quan tâm để đến dự và tìm hiểu. Hoạt động này được nhà trường duy trì
nhiều năm nay và đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của phụ huynh giúp cho nhà trường có
thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ, còn cha mẹ trẻ cũng hiểu được thêm những hoạt
động của nhà trường của trẻ và thật sự yên tâm khi gửi con ở trường.
8
Bùi Thị Hải – Mầm non
- Tổ chức họp phụ huynh định kỳ (2 lần/1 năm): Thông báo kết quả chăm sóc giáo dục
trẻ, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường kết hợp phổ biến kiến thức
chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ.
- Thường xuyên tổ chức phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá toàn diện hoặc những vấn đề
nhà trường hoặc phụ huynh đang quan tâm có tính “Nhạy cảm” phiếu có thể ghi tên hoặc
không để Ban giám hiệu có ý kiến giải thích hoặc phúc đáp kịp thời.
Đặc biệt thông qua các hội thi “Ngày hội dinh dưỡng của Bé”, các ngày lễ hội chào đón
năm mới, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, tổng kết chủ điểm đều có sự tham gia của
cha mẹ, học sinh và cô giáo cùng phối hợp thực hiện, chia sẻ tìm những điểm đồng thuận cùng
chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả.
III. KẾT LUẬN
Việc tuyên truyền đến cha mẹ học sinh để nhận được sự phối hợp với nhà trường trong
các hoạt động đã góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Điều này
càng thể hiện rõ nét khi Trường Mầm non B Hà Nội chuyển sang hoạt động theo mô hình cung
ứng dịch vụ, trình độ, chất lượng cao. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh, đổi mới các biện pháp thực hiện trong
công tác phối hợp giữa hai bên để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc giáo
dục trẻ toàn diện theo hướng thực chất và bền vững.
9

×