Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phát triển phối thức xúc tiến thương mại sản phẩm thiết bị trình chiếu của công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Đạo trên thị trường Miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.79 KB, 48 trang )

“Phát triển phối thức xúc tiến
thương mại sản phẩm thiết bị trình
chiếu của công ty Cổ phần Đầu tư
Hoàng Đạo trên thị trường Miền
Bắc”
1
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu phát triển phối thức
XTTM đối với thiết bị trình chiếu của công ty Cổ phẩn
Đầu tư Hoàng Đạo ở thị trường Miền Bắc.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, với bối
cảnh nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng thì việc kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại nói riêng và toàn ngành kinh tế
nói chung đang gặp phải nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp kinh doanh
đều cố gắng bán ra nhiều sản phẩm bằng cách vận dụng rất linh hoạt các
chương trình xúc tiến sản phẩm.
Ngày nay trong bốn biến số của marketing hỗn hợp thì xúc tiến thương
mại là yếu tố vô cùng quan trọng. Theo các quan điểm kinh doanh trong
nước cũng như nước ngoài thì xúc tiến thương mại là yếu tố quan trọng
chỉ sau yếu tố sản phẩm.
Hoàng Đạo là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nghe nhìn
chuyên nghiệp ở VN, Công ty có các đối tác như Optoma, Hitachi, Sanyo,
Barco, Wolf Vison, Da-lite, Scotty, Zetron, Extron,…. Đang cung cấp cho
thị trường rất nhiều mặt hàng với mẫu mã rất đa dạng. Cạnh tranh với
doanh nghiêp không chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh mà còn có
các nhà sản xuất trong nước như Sony Đây là một điều rất khó khăn
cho Hoàng Đạo. Hơn nữa việc nhập khẩu hàng từ nước ngoài thì có rất
nhiều những biết động khó kiểm soát như nền kinh tế chính trị của đối
tác, tỷ giá hối đoái, rủi ro trong vận chuyển.
Ngoài những yếu tố khách quan kể trên, thông qua kết quả của hoạt
động nghiên cứu và phỏng vấn chuyên sâu khi thực tế tại doanh nghiệp


thì tôi nhận thấy rằng hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm thiết bị
trình chiếu ở công ty còn chưa tốt chưa khai thác được công cụ bán hàng
2
cá nhân, là một công cụ thiết yếu và mang lại hiệu quả cao đối với mặt
hàng thiết bị trình chiếu, hơn nữa công ty quảng cáo còn ít, chưa tạo ra
được các chương trình xúc tiến hiệu quả cao. Và giờ đây thì công ty đang
cố găng đưa hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp của mình tới người tiêu
dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro trong kinh
doanh nhất bằng cách phát triển mạnh hơn phối thức xúc tiến thương mại
của mình.
Thị trường sản phẩm thiết bị trình chiếu của công ty còn rất là tiềm
năng do việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy nhà trường, cũng như
thuyết trình của các công ty đang đổi mới và ngày càng có được sự ứng
dụng rộng rãi vì thực tế đây là công cụ rất hữu ích để truyền đạt thông tin
cho người nghe. Và hiện nay thì lượng bán ra của nó vẫn chưa tương sứng
với tiềm năng vốn có của nó, và công ty có dự định sẽ đẩy mạnh xúc tiến
sản phẩm này.
Hơn nữa công ty cần tập trung vào đẩy mạnh bán ra thiết bị trình
chiếu vì đây là mặt hàng công nghệ cao chịu hao mòn vô hình rất lớn
nên không thể để kéo dài tình trạng tồn kho sản phẩm.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề.
- Thông qua việc tìm hiểu và phân tích vấn đề ở trên, tôi quyết định chọn
đề tài nghiên cứu luận văn là : “Phát triển phối thức xúc tiến thương
mại sản phẩm thiết bị trình chiếu của công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng
Đạo trên thị trường Miền Bắc”
- Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau đây :
Thực trạng sử dụng các công cụ XTTM ở công ty Cổ phần Đầu tư
Hoàng Đạo
Ảnh hưởng của việc sử dụng các công cụ XTTM tới kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty Cổ Phần Đầu tư Hoàng Đạo.

Môt số giải pháp trong chính sách marketing XTTM cần thiết đối với
nhóm khách hàng tổ chức, doanh nghiệp cho sản phẩm thiết bị trình chiếu
của công ty Hoàng Đạo.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
3
1.3.1. Mục tiêu chung :
Phân tích được thực trạng hoạt động của phối thức XTTM,
Và đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động của phối
thức XTTM ở công ty Hoàng Đạo.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể.
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động của phối thức XTTM tại
doanh nghiệp kinh doanh.
Phân tích thực trạng triển khai hoạt động XTTM tại công ty Hoàng
Đạo.
Đề xuất các giải pháp đồng bộ, các chính sách phát triển, thúc đẩy
nhằm hoàn thiện hoạt động XTTM của công ty Hoàng Đạo.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu phối thức XTTM hàng hóa thông qua các công cụ XTTM cụ
thể như : Quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán hàng, marketing trực
tiếp và quan hệ công chúng.
Thị trường không gian : Giới hạn trong thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh
Phúc.
Thời gian : Sử dụng kết quả nghiên cứu trong 3năm hoạt động của
doanh nghiệp (2007- 2009)
Giới hạn mặt hàng : prorector, màn hình trình chiếu.
Tập khách hàng : Tập trung nghiên cứu vào tập khách hàng tổ chức – là
các trường Đại học, Cao đẳng.
1.5. Kết cấu luận văn ( gồm 4 chương )
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh
mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, các phụ lục

thì kết cấu luận văn gồm 4 chương :
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu phát triển phối thức XTTM đối với
thiết bị trình chiếu của công ty Cổ phẩn Đầu tư Hoàng Đạo ở thị trường
Miền Bắc.
Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phối thức
XTTM của công ty kinh doanh.
4
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng phối thức XTTM đối với thiết bị trình chiếu của công ty Cổ phần
Đầu tư Hoàng Đạo ở thị trường Miền Bắc.
Chương 4 : Các kết luận và đề xuất nhằm phát triển phối thức XTTM
đối với thiết bị trình chiếu của công ty Cổ Phần Đầu tư Hoàng Đạo ở thị
trường Miền Bắc.
Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về
phối thức xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh.
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về XTTM và vai trò của
XTTM trong hoạt động kinh doanh.
2.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của XTTM.
2.1.1.1. Khái niệm của XTTM và phối thức XTTM
- Khái niệm của XTTM
Có rất nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm xúc tiến trong kinh doanh
và trong xã hội.
Các tác giả của các nước Đông Âu định nghĩa xúc tiến “là một công cụ
chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định
hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên
truyền nhằm mục đính tạo được sự chú ý và chỉ ra được những lợi ích của
tập khách hàng tiềm năng về hàng hóa và dịch vụ”. (theo giáo trình
marketing thương mại – NXB thống kê 2005)
Xuất phát từ góc độ doanh nghiệp kinh doanh cho phép tổng hợp định
nghĩa sau về XTTM “là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có

chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập
mối quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng của nó với tập khách
hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc, triển khai năng động chiến
lược và chương trình marketing – mix đã lựa chọn của công ty”. ( theo
giáo trình marketing thương mại – NXB thống kê 2005 ).
5
- Khái niệm của phối thức XTTM : Là sự phối kết hợp về tỷ lệ giữa các
công cụ XTTM một cách phù hợp với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh
và với nguồn lực bên trong của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Bản chất của xúc tiến thương mại.
Là công cụ trọng yếu, vận động cốt tử trong công ty.
Là chức năng cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng
mục tiêu.
Bao gồm các thông điệp mà công ty thiết kế để gửi tới khách hàng.
(quan điểm của thầy Cao Tuấn Khanh – GV trường ĐHTM)
2.1.1.3. Vai trò của xúc tiến thương mại trong công ty thương mại.
XTTM là yếu tố quan trong để cho cung và cầu gặp nhau, để người
bán thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua, giảm được chi phí cũng
như rủi ro trong kinh doanh.
Các công cụ XTTM giúp các nhà kinh doanh không chỉ bán được
nhiều hàng hóa mà còn tác động làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng để tiêu
dùng tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và để gợi mở
nhu cầu, làm cho hiệu năng của quá trình kinh doanh tăng lên rõ rệt.
XTTM không chỉ là tiền đề hỗ trợ cho các hoạt động price, product,
place mà còn tăng cường hiệu lực thực hiện các quyết định này.
2.1.2. Các công cụ trong phối thức xúc tiến thương mại của công ty
thương mại.
Trong mỗi thời kỳ hay giai đoạn nhau thì doanh nghiệp luôn đưa ra các
chính sách xúc tiến khác nhau phù hợp với chiến lược XTTM của doanh
nghiệp. Những chính sách XTTM trong 1 thời kỳ đó sẽ tạo ra một phối

thức XTTM phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp các nguồn lực khác
nhau, sẵn có của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu chung trong việc
quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới khách
hàng.
Từ đó thì cấu trúc phối thức XTTM của doanh nghiệp kinh doanh
thường gồm 5 công cụ :
6


Marketing trực
tiếp
Mô hình 2.1. Các công cụ XTTM
- Quảng cáo : Đây “là một loại hình XTTM của thương nhân để giới
thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của
mình”. (theo luật thương mại Việt Nam 2005).
- Marketing trực tiếp : “Là một hệ thống tương tác của marketing có
sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản
ứng đáp lại đo được hay việc giao dịch tại bất kì một địa điểm nào”.
(Quan điểm thầy Cao Tuấn Khanh – GV trường ĐHTM)
- Bán hàng cá nhân trực tiếp : “Là sự giới thiệu bằng miệng về sản
phẩm dịch vụ của người bán hàng đối với một hoặc nhiều khách hàng
tiềm năng nhằm mục đích bán hàng”. (Quan điểm thầy Cao Tuấn Khanh
– GV trường ĐHTM)
- Quan hệ công chúng (PR) : “Là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
các giới công chúng khác nhau bằng cách làm cho nhiều người biết đến
và có thiện cảm với mình, xây dựng một hình ảnh tốt đẹp, và sử lý hay
ngăn chặn những đàm tiếu, câu chuyện, những vụ việc bất lợi ”. (Quan
điểm thầy Cao Tuấn Khanh – GV trường ĐHTM)
7
Quảng cáo

Bán hàng cá
nhân trựctiếp
PR (Public
relation)
Xúc tiến bán
hàng
Phối
thức
XTTM
- Xúc tiến bán hàng : “Là các kích thích ngắn hạn được hoạch định
để kích thích việc mua hàng khi chào hàng cho các bạn hàng mua lại,
người sử dụng công nghiệp, và NTD cuối cùng của công ty”.(Quan điểm
thầy Cao Tuấn Khanh – GV trường ĐHTM).
2.1.3. Mối quan hệ giữa xúc tiến thương mại với các biến số còn lại của
Marketing – Mix.
XTTM là một trong bốn yếu tố quan trọng của marketing hỗn hợp. Nó
có mối quan hệ mật thiết với ba yếu tố còn lại : đó là sản phẩm, giá và
phân phối.
2.1.3.1. Mối quan hệ giữa xúc tiến thương mại với sản phẩm.
Sản phẩm là cơ sở, là yếu tố quan trọng nhất. Với mỗi sản phẩm khác
nhau tại một thị trường lại có phối thức XTTM khác nhau. Sản phẩm là
căn cứ quan trọng để thiết lập các chương trình. Nói cách khác sản phẩm
chính là giá trị cốt lõi mà dựa vào đó chúng ta tạo thêm các giá trị gia tăng
cho sản phẩm.
- Hơn nữa mỗi sản phẩm (ở một thị trường nhất định) ở mỗi giai đoạn
sống khác nhau sẽ cần những công cụ XTTM khác nhau, cũng như mức
độ sử dụng các công cụ cũng thay đổi. Ở những giai đoạn đầu của vòng
đời thì quảng cáo và cổ động tại điểm bán rất cần thiết để khách hàng
nhận biết và hiểu sản phẩm thông qua những hình ảnh đầu tiên của sản
phẩm vào tâm trí khách hàng. Ở giai đoạn chiếm lòng tin của khách hàng

thì công cụ sử dụng nhiều là bán hàng cá nhân, bên cạnh đó còn có quảng
cáo với mức độ gợi nhớ.
- Các nhà kinh doanh có thể thực hiện quảng cáo trên chính bao bì của sản
phẩm của mình hoặc việc cải tiến sản phẩm sẽ làm cho các nhà kinh
doanh sẽ có thể quảng bá sản phẩm của mình với những tính năng mới để
thu hút người tiêu dùng đã nhàm chán với hình tượng sản phẩm cũ, hoặc
thông qua hình thức khuyến mại, dùng thử sản phẩm
2.1.3.2. Mối quan hệ giữa xúc tiến thương mại với giá.
Tùy theo cặp sản phẩm thị trường mà các nhà kinh doanh đưa ra phối
thức XTTM khác nhau. Chi phí cho hoạt động XTTM được tính một
8
phần trong giá bán sản phẩm. Nếu ngân sách dành cho XTTM đối với mặt
hàng đó lớn thì tất nhiên giá sản phẩm cũng sẽ cao hơn hoặc ngược lại.
Đặc biệt, khi doanh nghiệp chi ngân sách cho hoạt động quảng cáo và các
hoạt động khác phù hợp thì sẽ làm tăng tính khác biệt và tăng thêm giá trị
của sản phẩm trong tiềm thức của người tiêu dùng, khi đó sẽ bán được
nhiều sản phẩm hơn và sẽ làm giảm chi phí trong sản xuất cho mỗi đơn vị
sản phẩm.
Do giới hạn của ngân sách xúc tiến cho nên cần cân nhắc khi sử dụng các
công cụ để tránh các rủi ro cũng như lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, giá kinh doanh và kết cấu chiết khấu chính là cơ sở của
quan hệ giữa người sản xuất và các trung gian trong kênh phân phối. Dựa
trên đặc tính kéo đẩy của kênh phân phối, giá cũng giữ một vị trí khá
quan trọng trong xúc tiến bán hàng. Việc đưa ra một mức giá bán thấp
hơn giá hiện tại khuyến mãi bằng nhiều hình thức vật chất có tác dụng
thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn, đồng thời quảng cáo
thương hiệu cho doanh nghiệp một cách khá hiệu quả.
2.1.3.3. Mối quan hệ giữa xúc tiến thương mại với phân phối.
XTTM có mối quan hệ với các kênh phân phối. Đối với bán lẻ thì bán
hàng cá nhân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu năng chiêu

khách và bán hàng. Khi XTTM có hiệu lực, NTD sẽ đến mua hàng ở các
nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ sẽ hỏi mua và tạo áp lực kéo đến các doanh
nghiệp bán buôn và tiếp nối tạo sức hút tới các công ty sản xuất. Các kênh
phân phối - vận đồng của dòng hàng hóa có mối quan hệ mật thiết với
nhau và ràng buộc lợi ích với nhau thông qua những khoản chiết giá từ
chương trình xúc tiến bán ở mỗi công ty. Rõ ràng các chương trình xúc
tiến bán nói riêng và XTTM nói chung có ảnh hưởng tới phân phối hàng
hóa.
2.2. Một số lý thuyết của vấn đề phát triển phối thức xúc tiến thương
mại của công ty thương mại.
Khi các doanh nghiệp kinh doanh triển khai các chương trình XTTM
cho sản phẩm dịch vụ của mình thường tuân thủ theo mô hình quá trình
9
truyền thông nhất định. Hiện nay tồn tại khá nhiều quan điểm về mô hình
truyền thông. Trong bài nghiên cứu này thì tôi đưa ra hai quan điểm về
quá trình truyền thông tổng quát làm cơ sở vận dụng trong tiến trình hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.2.1. Quan điểm 1: (Theo giáo trình Marketing thương mại – GS.TS
Nguyễn Bách Khoa & TS Nguyễn Hoàng Long, NXB thống kê 2005).

Mô hình 2.2. mô hình truyền thông tổng quát 1
Mô hình này trình bày 9 yếu tố liên quan đến quá trình xúc tiến thương
mại.
Hai yếu tố chính : Bên gửi (doanh nghiêp) và bên nhận (tập khách hàng
trọng điểm)
Hai công cụ truyền thông : Thông điệp và kênh truyền thông
Bốn chức năng truyền thông : Mã hóa, giải mã, đáp ứng và phản hồi.
Yếu tố khác : Nhiễu cản trở.
2.2.2. Quan điểm 2.(Theo nguồn từ webside www. Island94. Org)
10

Chủ thể
Mã hóa
Thông điệp
Giải mã
Người nhận
Phương tiện
truyền thông
Nhiễu
Phản ứng đáp lại
Phản hồi
Mô hình 2.3. Mô hình truyền thông tổng quát 2
Nhận xét thấy mô hình này sơ sài hơn mô hình trên và ít được sử dụng
hơn vì nó không phản ánh đầy đủ quá trình truyền thông. Mô hình này chỉ
thể hiện một quá trình phát tin từ nguồn tới đối tượng nhận tin một cách
đơn giản, không diễn tả được tác động giữa các nhân tố cũng như những
nhân tố ngoài tới quá trình truyền thông.
Qua hai quan điểm trên tôi nhân thấy một số vấn đề sau :
- Các doanh nghiệp phải biết mình đang muốn nhằm đến những khách
hàng trọng điểm nào và mong muốn nhận lại những đáp ứng như thế nào.
- Doanh nghiệp phải khéo léo trong việc mã hóa thông điệp, và phải đưa
ra các hướng mà khách hàng của mình có thể đưa ra sự giải mã khác
nhau.
- Doanh nghiệp phải truyền thông điệp qua kênh thông tin phù hợp với
tập khách hàng của mình.
- Doanh nghiệp phải triển khai những kênh phản hồi để nhận được phản
ứng của khách hàng.
Do đó tôi chọn mô hình xúc tiến tổng quát đầu tiên làm cơ sở để phân tích
đề tài luận văn này.
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình
năm trước.

2.3.1. Một số đề tài nghiên cứu về xúc tiến trong phạm vi trường
Thương Mại
- Đề tài : “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại hỗn hợp của công ty
TNHH phát triển công nghệ và kỹ thuật Nam Á”. Khoa Kinh doanh
Thương Mại - Trường ĐHTM.
Nghiên cứu khá chi tiết và cụ thể, cho người đọc thấy được cái nhìn
tổng quan về thị trường công nghệ Việt Nam nói chung và của công ty
TNHH Nam Á nói riêng. Tuy nhiên đề tài này nói chung chưa chú trọng
đến thị trường liên quan các sản phẩm thiết bị trình chiếu trên thị trường
Việt Nam.
11
- Đề tài : “Phát triển chính sách xúc tiến thương mại sản phẩm máy tính
thương hiệu 3C của công ty máy tính - truyền thông - điều khiển 3C trên
địa bán Hà Nội ”. Khoa Kinh doanh Thương Mại - Trường Đại học
Thương Mại.
Nghiên cứu đã tổng hợp, hệ thống hóa những tiền đề lý luận để hoàn
thành chính sách XTTM, đưa ra tổng quan tình hình thị trường máy tính
thương hiệu Việt, cũng như những chính sách XTTM hiệu quả. Tuy nhiên
đây mới chỉ là một sản phẩm trong nhóm sản phẩm trình chiếu, là sản
phẩm đi kèm nếu có yêu cầu.
2.3.2. Một số đề tài nghiên cứu về thương mại của công ty Cổ phần
Đầu tư Hoàng Đạo.
Cũng đã có những đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của công
ty Hoàng Đạo của sinh viên Thương Mại. Tuy nhiên chưa có bài nghiên
cứu nào về hoạt đông xúc tiến, đặc biệt là hoạt động xúc tiên sản phẩm
thiết bị trinh chiếu của công ty. Mới chỉ có bài nghiên cứu về việc hoàn
thiện hợp đồng nhập khẩu của sinh viên khoa Thương Mại Quốc tế, một
bài nghiên cứu về phát triển kênh phân phối của sinh viên khoa Kinh
Doanh Thương mại.
Từ đó đã đảm bảo tính mới của đề tài nghiên cứu về xúc tiến sản phẩm

thiết bị trình chiếu của công ty Cổ Phần Đầu Tư Hoàng Đạo.
2.4. Phân định nội dung cơ bản về phối thức xúc tiến thương mại của
công ty kinh doanh.
2.4.1. Phân tích tập người nhận trọng điểm.
Hoạch đinh truyền thông marketing phải bắt đầu từ việc xác đinh được
tập người nhận trọng điểm theo ý đồ của nhà quản trị. Tập người nhận có
thể là tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, tập khách hàng hiện
tại (bao gồm người mua và các nhóm ảnh hưởng). Tập người nhận có thể
là những cá nhân, nhóm, một giới công chúng cụ thể hay công chúng nói
chung. Tập người nhận trọng điểm sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến những
quyết định của người truyền thông về đáp án của 5 câu hỏi : nói gì, nói
như thế nào, nói khi nào, nói ở đâu và nói cho ai.
12
Phân tích tập người nhận trọng điểm còn có thể đánh giá được hình ảnh
của doanh nghiệp so với ĐTCT trong tâm trí của khách hàng. Những thái
độ và hành vi của họ đối với mục tiêu thường bị ràng buộc bởi những tin
tưởng của họ về đối tượng. Hình ảnh là một tập hợp những tin tưởng, ý
kiến và ấn tượng mà một người nắm giữ về đối tượng.
2.4.2. Xác lập mục tiêu xúc tiến thương mại.
Khi đã nhận ra được thị trường mục tiêu và các đặc tính của nó thì nhà
quản trị xúc tiến phải quyết định về những đáp ứng kỳ vọng ở tập người
nhận trọng điểm. Và nhà quản trị xúc tiến cần biết cách đưa dần những
người nhận trọng điểm và trạng thái sẵn sàng mua cao hơn.
Nếu các chương trình xúc tiến được quản trị bằng một cách thức rõ
ràng, hợp lý và đầy đủ, đòi hỏi xác lập các mục tiêu được giải trình cẩn
trọng, tương thích với mỗi chương trình và với mức ngân sách cho phép.
Các mục tiêu này được giải trình ở một mức độ cho phép có được các tiêu
chuẩn đánh giá sau này đồng thời phân định được khi triển khai thực hiện.
Về quy trình, trước hết những mục tiêu này phải xuất phát và phù hợp với
mục tiêu marketing – mix và từ đó phân công triển định cho từng công cụ

theo biểu tượng, thứ tự và cường độ phối thức khác nhau của các mục tiêu
sau :
- Đảm bảo danh tiếng của một mặt hàng hoặc một nhãn hiệu.
- Làm nổi bật một yếu tố, một đặc tính(một lợi ích trội) của một mặt
hàng hay một nhãn hiệu.
- Đưa lại một hình ảnh cho một mặt hàng, một nhãn hiệu, một công
ty.
- Kích thích và đẩy mạnh sự thương mại hóa sản phẩm.
- Kích thích và đẩy mạnh những hình thức khác của giao tiếp
( ví dụ : Quảng cáo, xúc tiến bán hàng của những người bán lẻ đặc quyền)
Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh khi định các mục tiêu cho
một chương trình xúc tiến hình thành bằng cách tạo hiệu ứng giao tiếp
truyền tin, thuyết phục và thay đổi tiền định vị mua hàng.
2.4.3. Xác lập tổng ngân quy xúc tiến thương mại.
13
Gồm 2 quyết định : quyết định thiết lập tổng ngân quỹ xúc tiến
thương mại và phân chia ngân quỹ cho các công cụ xúc tiến thương mại.
Một trong những quyết định marketing khó khăn nhất đặt ra cho các
doanh nghiệp là phải chi bao nhiêu cho xúc tiến thương mại. Vì vậy các
doanh nghiệp và các nghành có ngân quỹ xúc tiến rất khác biệt nhau. Các
doanh nghiệp thường quyết định ngân quỹ xúc tiến thương mại theo 4
phương pháp thông dụng sau :
- Phương pháp tùy khả năng .
- Phương pháp % trên mức doanh số.
- Phương pháp ngang bằng cạnh tranh.
- Phương pháp xác lập mục tiêu và nhiệm vụ.
2.4.4. Xác đinh phối thức và phân bổ ngân sách theo từng công cụ.
Bản chất việc xác lập phối thức XTTM là tạo lập tỷ lệ, liều lượng, tầm
mức của mỗi công cụ tham gia vào phối thức XTTM. Để tạo lập được
phối thức XTTM hữu hiệu đòi hỏi các nhà làm marketing cần phải nghiên

cứu sự ảnh hưởng của bốn nhân tố cơ bản sau :
- Đặc trưng cặp mặt hàng - thị trường.
Hiệu năng của các công cụ XTTM thay đổi tùy theo thị trường hàng tiêu
dùng hay thị trường hàng kỹ nghệ. Đối với thị trường hàng tiêu dùng thì
công cụ quan trọng nhất là quảng cảo, và giảm dần là bán hàng cá nhân
trực tiếp, xúc tiến bán và cuối cùng là quan hệ công chúng. Đối với thị
trương hàng kỹ nghệ, trong đó có sản phẩm thiết bị trình chiếu thì phần
lớn kinh phí dành cho bán hàng cá nhân trực tiếp, và giảm dần đến quảng
cáo, xúc tiến bán và cuối cùng là quan hệ công chúng.
- Các cơ chế giao tiếp kéo đẩy.
Phối thức XTTM chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của việc một doanh nghiệp
chọn một cơ chế kéo, để tạo ra mức doanh số mặt hàng. Cơ chế đẩy đòi
hỏi việc sử dụng lực lượng bán hàng và quảng cáo thương mại năng động
để đẩy mặt hàng qua các kênh về phía NTD trọng điểm. Cơ chế kéo đòi
hỏi nhiều chi phí vào việc quảng cáo và khuếch trương để tạo nên nhu cầu
thị trường.
14
Mô hình 2.4. Mô hình cơ chế giao tiếp kéo đẩy.
- Các giai đoạn chấp nhận và sẵn sàng của người mua.
Quảng cáo và PR giữ vai trò quan trọng hơn trong giai đoạn tạo sự
“biết”,giai đoạn “hiểu” ở NTD chịu ảnh hưởng đầu tiên của xúc tiến bán
hàng và quảng cáo, giai đoạn “tin” của khách hàng chịu ảnh hưởng lớn
của bán hàng cá nhân trực tiếp. Mặc dù bán hàng cá nhân trực tiếp là khá
tốn kém nhưng vẫn cần tập trung vào các giai đoạn sau thuộc tiến trình
mua của người tiêu dùng.
- Các giai đoạn chu kỳ sống của mặt hàng.
Trong giai đoạn giới thiệu, quảng cáo và quan hệ công chúng là rất cần
thiết, xúc tiến bán thì thích hợp với việc kích thích mua dùng thử. Trong
giai đoạn tăng trưởng thì quảng cáo và PR tiếp tục có hiệu lực trong khi
xúc tiến bán lại có tầm quan trọng trong việc khôi phục hình ảnh các sản

phẩm trong giai đoạn chin muồi.
Để xác lập được một phối thức XTTM có hiệu quả, các doanh nghiệp
kinh doanh cần có chính sách phân bổ ngân quỹ sao cho hợp lý đối với
từng loại công cụ để có thể đưa hình ảnh của sản phẩm nói riêng, của
doanh nghiệp nói chung đến với khách hàng nhanh hơn và có hiệu quả
hơn.
2.4.5. Lựa chọn hình thức tối ưu cho từng công cụ
15
Nhà sản
xuất
Trung
gian
Người sử
dụng
Hoạt động
marketing
Hoạt động
marketing
Chiến lược đẩy
Nhà sản
xuất
Người
trung gian
Người sử
dụng
Yêu cầu blẻ
Chiến lược kéo
- Quảng cáo : sử dụng một só phương tiện chủ yếu như internet, báo chí,
tạp chí, truyền hình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên
phương tiện vận tải, quảng cáo qua thư gửi trực tiếp, quảng cáo trên vật

phẩm, qua các trang vàng để quảng bá hình ảnh sản phẩm rộng rãi tới
người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thị trường thiết bị trình chiếu nên tận
dụng tối đa năng lực quảng cáo trực tuyến do lợi thế công nghệ điện tử.
- Bán hàng cá nhân trực tiếp : là công cụ nên áp dụng nhiều nhất đối với
mặt hàng thiết bị trình chiếu do là sản phẩm kỹ thuật cao, cũng như khách
hàng của nó chủ yếu là các tổ chức. Việc tiếp xúc và phục vụ của những
nhân viên chuyên nghiệp, nhã nhặn, lịch sự sẽ mang đến thiện cảm cho
người sử dụng, và đặc biệt các tổ chức mua hàng với khối lượng lớn cần
sự chăm sóc đồng bộ.
- Xúc tiến bán : có một số công cụ kích thích tiêu thụ như hàng mẫu,
phiếu mua hàng, phiếu thưởng, phần thưởng cho nhân viên, hội thi bán
hàng, trợ cấp thương mại cho các tổ chức, và chiết khấu thương mại. Đối
với sản phẩm thiết bị trình chiếu thì việc chiết khấu sẽ hiệu quả. Bên cạnh
đó nên có những cam kết về chế độ bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm hiệu
quả vì đây là mặt hàng kỹ thuật cao.
- Marketing trực tiếp : qua gửi thư trưc tiếp, điện thoại, catolog Đối với
sản phẩm thiết bị trình chiếu thì nên phát huy tối đa hình thức chào hàng
qua email.
- PR : Lực lượng bán hàng là rất quan trọng đối với công ty Hoàng Đạo,
nên chính sách PR không thể không co nhân viên công ty, cần tổ chức các
chương trình bổ ích cùng với những chuyến đi chơi thú vị cho nhân viên.
Bên cạnh đó là khách hàng bên ngoài công ty : tham gia những chương
trình tài trợ bằng sản phẩm của công ty ví dụ như máy tính, điều khiển
slide từ xa hoặc các món quà có in hình logo của công ty
2.4.6. Xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại.
2.4.6.1. Lựa chọn thông điệp xúc tiến thương mại.
2.4.6.1.1. Nội dung thông điệp.
16
Người phát ngôn phải phác họa ra một gợi dẫn hay một chủ đề nhằm tạo
được ra sự đáp ứng kỳ vọng. Có thể phân thành 4 loại dẫn : gợi dẫn duy ý

trí, gợi dẫn cảm tính, gợi dẫn gây sợ hãi, gợi dẫn đạo đức.
2.4.6.1.2. Cấu trúc thông điệp.
Người phát ngôn phải quyết định ba vấn đề:
- Có nên đưa ra quyết định rõ ràng hay để người nhận tự kết luận
lấy.
- Trình bày luận chứng theo kiểu đơn tuyến hay song tuyến.
- Nên đưa nhưng luận chứng đanh thép nhất vào đầu hay cuối thông
điệp.
2.4.6.1.3. Hình thức thông điệp.
Người phát ngôn phải triển khai một hình thức sinh động cho thông điệp.
Trong một quảng cáo in ấn thì người phát ngôn phải quyết định về tiêu
đề, lời lẽ, minh họa và màu sắc. Để thu hút sự chú ý, các nhà quảng cáo
phải sử dụng những hình thức thể hiện như tính lạ thường và tương phản,
hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức khác thường, kích cỡ và vị trí của
thông điệp, màu sắc, hình thể và sự chuyển động. Nếu thông điệp được
truyền qua radio thì người phát ngôn phải lựa chọn từ ngữ, chất lượng
giọng đọc và sự phát âm.
2.4.6.1.4. Lựa chọn nguồn phát dẫn thông điệp
Sự tác động của thông điệp đối với tập người nhận chụi ảnh hưởng bởi
việc những người nhận cảm nhận về bên người gửi như thế nào. Các
thông điệp được phát từ các nguồn đáng tin cậy sẽ có tính thuyết phục
cao. Có ba yếu tố thường được công nhận nhất là : tính chuyên môn, tính
xác đáng, tính khả ái. Chọn nguồn hữu hiệu nhất là nguồn đạt điểm cao
trong cả ba yếu tố nói trên.
2.4.6.2. Lựa chọn hình thức kênh xúc tiến thương mại.
Có hai loại kênh : Kênh truyền thông có tính cá biệt và kênh truyền thông
có tính chất chung để lựa chọn. Đối với mặt hàng thiết bị trình chiếu thì
nên sử dụng kênh truyền thông cá biệt như giao tiếp mặt đối mặt nó sẽ
tạo ra cơ hội giao tiếp và phản hồi cá nhân.
17

2.4.7. Quyết định truyền thông điệp
Xác lập tần suất thông điệp phù hợp và hữu hiệu. Một quan niệm thông
thường về mô hình gửi thông điệp qua thời gian là chúng được phát
thường xuyên. Có nhiều lý do cho việc chọn quyết định khác biệt hóa tần
suất phát thông điệp xúc tiến, người ta gọi đó là các mô hình hay đó là mô
hình tập trung hội tụ, mô hình bậc thang, mô hình mạch đập.
Việc lựa chọn mô hình phát thông điệp tùy thuộc vào loại công cụ xúc
tiến thương mại lựa chọn, mục tiêu chương trình xúc tiến, tầm cỡ và đặc
tính của tập người nhận trọng điểm, đặc điểm của đối tượng giao tiếp để
xác lập một tần suất thích hợp.
2.4.8. Kiểm tra, đánh giá chương trình xúc tiến thương mại.
2.4.8.1. Đánh giá hiệu quả truyền thông.
Các nhà quản trị xúc tiến có thể tìm kiếm một đáp ứng, tìm đến một
thái độ quan tâm, tình cảm, hành vi từ phía đối tượng mục tiêu. Vì vậy
cần đưa một số kích thích gì đó cài trong trí óc của khách hàng, thay đổi
thái độ của khách hàng và làm họ hành động.
Tập người nhận trọng điểm có thể đang ở bất kỳ một trong số sáu trạng
thái sẵn sàng mua của người mua : biết, hiểu, thích, chuộng, tin và mua.
Sáu trạng thái trên được rút gọn thành ba giai đoạn : Nhận thức, cảm thụ
và hành vi. Công việc của nhà quản trị xúc tiến là xác đinh XTTM để đưa
họ đến giai đoạn tiếp theo. Chúng ta có thể tham khảo vào mô hình thứ
bậc phản ứng đáp lại.
2.4.8.2. Đánh giá hiệu quả doanh số.
Các doanh nghiệp thường sử dụng chỉ số để đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch.Căn cứ tính toán là số liệu của kỳ gốc, kỳ kế hoạch về
doanh thu, số lượng hợp đồng được ký và số khách hàng mua sản phẩm.
18
Giai đoạn
Mô hình
“AIDA”

“Thứ bậc
của hiệu
quả”
“Chấp nhận
đổi mới”
“Mô hình
truyền
thông”
Giai đoạn
nhận thức Chú ý

Biết

Hiểu biết

Biết đến

Tiếp xúc

Tiếp nhận

Phản ánh
đáp lại về
nhận thức

Giai đoạn
tình cảm
Quan tâm

Mong muốn


Thích

Ưa thích

Tin tưởng

Quan tâm

Đánh giá

Thái độ

Có ý định

Giai đoạn
hành vi
Hành động Mua Dùng thử

Chấp nhận
Hành vi.
Theo nguồn marketing managenment by philip kotler.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân
tích thực trạng phối thức XTTM đối bị thiết bị trình chiếu
19
của công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Đạo ở thị trường Miền
Bắc.
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Thực trạng phát triển phối thức XTTM ở công ty Hoàng Đạo sẽ được
tìm hiểu qua việc thu thập thông tin từ hai nguồn thông tin : Dữ liệu sơ

cấp và dữ liệu thứ cấp.
3.1.1. Dữ liệu sơ cấp
3.1.1.1 Phương pháp thu thập
Khái niệm : dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa tồn tại, chưa được tìm
kiếm và phân tích. Vì vậy để có được nó yêu cầu phải điều tra và phân
tích.
Phương pháp thu thập : Nguồn dữ liệu sơ cấp đã được tìm hiểu thông
qua việc tiến hành điều tra phỏng vấn nhà quản trị ở một số tổ chức (bao
gồm trường học và các công ty ở địa bàn Thành phố Hà Nội và Tỉnh Vĩnh
Phúc). Hơn nữa còn phỏng vấn một số nhà quản trị cấp cao của doanh
nghiệp, tập trung vào trưởng phòng kinh doanh và nhân viên kinh doanh
phụ trách vấn đề xúc tiến của thiết bị trình chiếu.
Trình tự thực hiện :
- Tiến hành phỏng vấn 35 nhà quản trị ở các phòng ban ở
công ty và trường học, đặc biệt chú trọng phỏng vấn các nhà quản
trị marketing.
- Tiến hành phỏng vấn 5 thành viên trong công ty, tập trung
vào nhân viên phòng Marketing.
- Sau đó tiến hành tổng hợp dựa trên các ý kiến đưa ra, so
sánh các ý kiến nhằm tìm ra được những vấn đề mang tính chuyên
sâu cao.
- Có 2 bảng câu hỏi :
+ Một bảng câu hỏi dành cho khách hàng gồm 10 câu : xoay quanh
việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và
hiệu quả của các chương trình xúc tiến trước đó.
20
+ Một bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu bao gồm 5 câu hỏi : xoay
quanh việc tìm hiểu các chương trình xúc tiến của công ty dành cho
mặt hàng thiết bị trình chiếu và ngân sách xúc tiến dành cho mỗi công
cụ trong năm vừa qua (năm 2009)

3.1.1.2. Phương pháp phân tích và sử lý.
Phương pháp sử lý : vận dụng phần mềm spss để phân tích dữ liệu
thu thập từ bên ngoài và dùng phương pháp tập hợp ý kiến, quan điểm
và thông tin thu thập từ nhân viên trong công ty.
3.1.2. Dữ liệu thứ cấp.
3.1.2.1. Phương pháp thu thập
Khái niệm : Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn ( trong các số liệu
thống kê, các cuộc nghiên cứu trước đó của bản thân doanh nghiệp / tổ
chức hay của các đơn vị bên ngoài, nó cũng có thể là các dữ liệu về kết
quả kinh doanh hay các thông tin nội bộ trong doanh nghiệp)
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kế toán, phòng kinh doanh
của công ty. Các số liệu bao gồm :
- Các số liệu về doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây.
- % ngân sách chi cho các hoạt động XTTM của công ty năm 2009.
- % ngân sách chi cho từng công cụ xúc tiến thương mại của công ty năm
2009.
- Các số liệu về % sản lượng tiêu thụ thiết bị trình chiếu của Công ty Cổ
phần Đầu tư Hoàng Đạo.
3.1.2.2. Phương pháp phân tích và sử lý.
- Với các số liệu về doanh số của công ty trong 3 năm gần đây, tiến hành
chia tỷ lệ phần trăm doanh số qua các năm nhằm đánh giá được mức tăng
trưởng về doanh thu của công ty.
- Với các số liệu % ngân sách chi cho hoạt động xúc tiến của công ty thì
đưa vào biểu đồ dể so sánh về mức độ phân bổ ngân sách cho hoạt động
xúc tiến thương mại và sự ưu tiên cho mỗi công cụ như thế nào.
21
- Với các số liệu về % sản lượng tiêu thụ thiết bị trình chiếu giúp chúng ta
đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng các hoạt động XTTM vào hoạt
động của công ty.
3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động XTTM của

công ty Hoàng Đạo
3.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Hoàng Đạo.
- Tên chính thức của công ty là : Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Đạo
(ZODIAC CORPORATION)
- Website : www.zodiac.com.vn
- Email :
- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu :
+ Nhập khẩu và phân phối thiết bị nghe nhìn, trình chiếu.
+ Nhập khẩu và phân phối thiết bị y hoc.
+ Nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng.
- Quá trình hình thành và phát triển :Thành lập từ năm 1991, với tên
gọi là công ty Tin học Zodiac, trực thuộc Hội tin học Việt Nam, đến
ngày 14/04/1993, công ty đã đổi tên thành Công ty TNHH Hoàng Đạo.
Từ những ngày đầu thành lập, với số vốn pháp định 01 tỉ đồng và tổng
tài sản vào khoảng hơn 02 tỉ đồng, đến nay trải qua gần 19 năm xây
dựng và phát triển, năm 2008 Hoàng Đạo lại chuyển mình một lần nữa,
đổi tên thành công ty cổ phần đầu tư Hoàng Đạo với vốn điều lệ là 35 tỉ
đồng và tổng tài sản lên tới 54 tỉ đồng và đến thời điểm này thì số vốn
điều lệ của công ty đã lên tới 63tỉ đồng. Mong muốn vươn xa hơn cùng
uy tín và thương hiệu, Hoàng Đạo đã từng bước khẳng định mình là
nhà cung cấp các giải pháp hoàn hảo, phân phối chuyên nghiệp hàng
đầu trong lĩnh vực thiết bị trình chiếu, giải pháp tích hợp hệ thống
trung tâm chỉ huy điều hành, hội nghị, giáo dục, sự kiện, quảng cáo,
giám sát…Hiện nay Hoàng Đạo là đại lý chính thức của các hãng điên
tử, viễn thông nổi tiếng trên thế giới như Bỉ, Trung Quốc, Mĩ,Áo,Nhật
Bản, Đài Loan, Đức…
3.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.
Là nhà phân phối chuyên nghiệp hàng đầu các sản phẩm và dịch vụ cho
thuê trong lĩnh vực nghe nhìn, truyền thông, trình chiếu chuyên nghiệp,

hệ thống an ninh giám sát cho các thị trường trong nước.
3.2.1.3. Bộ máy tổ chức nhân sự.
- Sơ đồ tổ chức của công ty:
22
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức công ty Hoàng Đạo
- Cơ cấu lao đông của công ty : Công ty gồm có 112 người với trình độ
đại học là 78 người
+ Ban giám đốc và ban kiểm soát : 8 người
+ Phòng dự án : 12 người
+ Phòng kinh doanh 21 người
+ Phòng kế toán 6 người
+ Phòng media 12 người
+ Phòng hành chính 6 người
+ Phòng kỹ thuật 12 người
+ Chi nhánh 35 người
Bộ máy nhân sự của công ty được tổ chức theo mô hình chức năng,
trong bộ máy này các phòng ban được chuyên môn hóa, chịu trách
nhiệm về một công việc cụ thể sẽ tạo ra tính chuyên nghiệp cao và khả
năng làm việc độc lập của các nhân viên. Tuy nhiên, bộ máy này có
nhược điểm là khả năng phối hợp làm việc giữa các phòng ban trong
nhiều trường hợp còn nhiều hạn chế.
3.2.1.4. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong thời gian vừa qua.
23
Bảng 3.2. Kết quả kinh doanh của công ty 2007-2009
Đvt : vnđ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu bán
hàng và cung
cấp dịch vụ

146.225.958.70
7
227.975.008.70
2
273.198.928.695
Các khoản
giảm trừ doanh
thu
23.432.857 31.653.751 95.159.458
Doanh thu
thuần bán hàng
và cung cấp
dịch vụ
146.202.525.85
0
227.943.354.951 273.103.769.237
Giá vốn hàng
bán
112.358.469.542 175.356.157.254 198.046.249.173
Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
33.844.056.308 52.587.197.697 75.057.520.064
Doanh thu hoạt
động tài chính
216.248.235 351.243.369 458.216.245
Chi phí tài
chính
568.235.458 657.248.458 967.251.453

Chi phí bán
hàng
3.265.248.487 5.487.965.784 8.579.578.458
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
2.985.568.157 5.007.458.127 7.545.457.784
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
27.241.252.431 41.785.768.697 58.423.448.614
Thu nhập khác 12.358.154 5.248.495 9.568.247
Chi phí khác 8.268.487 7.568.352 4.578.498
Lợi nhuận khác 4.089.667 (2.319.857) 4.989.749
Tổng lợi nhuận
kế toán trước
thuế
27.245.342.098 41.783.448.840 58.428.438.363
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
7.628.695.785 11.699.365.680 16.359.962.741
Lợi nhuận sau 19.616.646.313 30.084.083.160 42.068.475.621
24
thuế thu nhập
doanh nghiệp
Nguồn Phòng kế toán
Trong đó : Kết quả kinh doanh của máy chiếu đóng góp rất nhiều
trong kết quả kinh doanh của toàn công ty.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu bán

hàng và cung
cấp dịch vụ
máy chiếu
53.149.487.458 61.349.243.356 87.152.486.237
Lợi nhuận sau
thuế
5.248.137.487 9.247.359.257 15.005.485.365
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của Hoàng Đạo trong 3 năm
gần đây, ta thấy có sự thay đổi rõ rệt trong tổng doanh thu và lợi
nhuận mà công ty đạt được qua từng năm. Năm 2009, lợi nhận công
ty Hoàng Đạo tăng 22.451.829.312 vnđ (tương đương tăng 114.45%)
so với năm 2007, tăng 11.984.392.461 vnđ (tương đương tăng
39.84%) so với năm 2008. Riêng đối với thiết bị trình chiếu lợi
nhuận năm 2007 chiếm 26.75%, năm 2008 chiếm 30.73%, năm
2009 chiếm 35.67% trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp . Lợi
nhuận của công ty tăng nhanh là do nhiều nhân tố khách quan cũng
như chủ quan tác động. Tất cả các m ặt hàng kinh doanh đều được
công ty chú trọng vào chất lượng vì chất lượng là yếu tố tiên quyết
trong việc chiếm được lòng tin nơi khách hàng. Hoàng Đạo cũng
luôn làm mới mình, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh và cung cấp
thêm rất nhiều tiện ích để đáp ứng lượng cầu lớn trên thị trường. Bên
cạnh việc đảm bảo cung cấp cho người sử dụng những mặt hàng có
chất lượng tốt nhất, công ty còn không ngừng nâng cao việc quảng
cáo hình ảnh của công ty trên trang web ZODIAC.COM. Tất cả
những mặt hàng, những sản phẩm mới luôn được công ty cập nhập
25

×