DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
Tên danh mục viết tắt
Giáo dục thường xuyên
Giáo dục thường xuyên - hướng
nghiệp
Kí hiệu viết tắt
GDTX
GDTX-HN
3
Liên kết đào tạo
LKĐT
4
Học viên
5
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
6
Cán bộ quản lý
CBQL
7
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
8
Trung học cơ sở
THCS
9
Ủy ban Nhân dân
UBND
10
Giáo dục và đào tạo
HV
CB,GV,NV
GD&ĐT
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
Ghi chú
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Một xã hội
muốn phát triển đòi hỏi phải coi trọng giáo dục vì giáo dục có tác động tới tất cả
các lĩnh vực của đời sống; đặc biệt giáo dục gắn với hình thành và phát triển con
người, động lực của mọi sự phát triển kinh tế xã hội. Sự nghiệp đổi mới và cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đang tiến hành trong điều kiện mới có
thành cơng hay khơng phụ thuộc hồn tồn vào sức sáng tạo nguồn nhân lực
Việt Nam.
Chính vậy, Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ
2010-2015 đã thơng qua bốn chương trình trọng điểm trong đó đặc biệt quan
tâm việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam có
diện tích tự nhiên 9.067,87 km2, dân số hơn 382.436 người vào năm 2010 với trên
85% là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó việc nâng cao chất lượng và trình độ của
nguồn nhân lực đang là vấn đề cần thiết hiện nay đối với Lai Châu.
Thực hiện Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của Ủy ban
Nhân dân (UBND) tỉnh Lai Châu về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh
đến năm 2020, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng
cao cho tỉnh. Trên tinh thần đó Nghị quyết của Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai
Châu năm học 2012-2013 đã khẳng định mục tiêu công tác liên kết đào tạo
(LKĐT) là: “Mở rộng các hình thức LKĐT, nâng cao chất lượng đào tạo”
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu, phòng GDTX-CN Sở đã nêu rõ mục tiêu chất
lượng đối với công tác giáo dục chuyên nghiệp đó là: “Chỉ đạo có hiệu quả cơng
tác LKĐT đối với các cơ sở có chức năng liên kết”
Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc Trung tâm
GDTX-HN tỉnh, bản thân tôi trực tiếp lãnh đạo công tác LKĐT tuy đã đạt kết
quả nhất định góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất
lượng và chuẩn hóa đội ngũ; tạo cơ hội học tập cho nhiều người và xây dựng xã
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
2
hội học tập; nhưng kết quả đó cịn khiêm tốn chất lượng đào tạo chưa đáp ứng
được mục tiêu đào tạo, còn hiện tượng học viên (HV) vi phạm nội quy học tập
Xuất phát từ thực trạng nói trên, việc quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm
GDTX-HN tỉnh với biện pháp phù hợp là vấn đề thiết thực và cấp bách. Chính
vì vậy bản thân tơi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý các lớp
LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ
kinh nghiệm bản thân vào việc nâng cao hiệu quả quản lý các lớp LKĐT ở
Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu một số biện pháp quản lý các
lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu năm học 2012-2013
2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh
Lai Châu
III. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý LKĐT ở Trung tâm
GDTX-HN tỉnh đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý các lớp
LKĐT và nâng cao chất lượng đào tạo
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, phân tích chỉ ra thực trạng quản lý các lớp LKĐT hiện
nay ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
Từ trước ở Trung tâm chưa có đề tài nghiên cứu về cơng tác quản lý
các lớp liên kết đào tạo. Do đó, đề tài đã đóng góp một số biện pháp quản lý
các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý công tác liên kết đào tạo và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
địa phương.
*
*
*
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
3
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Quản lý
Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của
xã hội lồi người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác
lao động. Sự cần thiết của hoạt động quản lý đã được C.Mác khẳng định bằng ý
tưởng độc đáo và đầy sức thuyết phục: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”
Quản lý gắn liền với cuộc sống và hoạt động của con người, vì thế nó rất
đa dạng và phức tạp. Một số định nghĩa về quản lý như sau:
Theo tác giả Vũ Ngọc Hải: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Hoạt động quản lý bao gồm hai q trình
tích hợp vào nhau, q trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn để duy trì tổ chức ở
trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào
phát triển”.
Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “Quản lý là một khái niệm ghép “Quản”
có hàm nghĩa rất phong phú: cai quản, thống trị, giữ gìn, theo dõi… Theo góc độ
điều khiển, “quản” có thể hiểu là lái, điều khiển, chỉ huy, kiểm sốt…Do đó,
trong đời sống xã hội ngày càng phát sinh những khái niệm liên quan đến từ
“quản” như quản giáo, quản thúc, quản tượng, quản gia, quản trị; “lý” theo hàm
nghĩa là khoa học, khách quan nâng cao hiệu quả hoạt động “quản”.
Với cách hiểu quản lý là quản lý tổ chức của con người, hoạt động của
con người, tác giả Bùi Văn Quân định nghĩa khái niệm quản lý như sau: “quản
lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực
hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và
phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm
tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và
phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động”
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
4
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể định nghĩa khái niệm quản lý
như sau: Quản lý là q trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản
lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản
lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của tổ
chức để đạt được mục tiêu đề ra
2. Quản lý giáo dục
Có thể xem khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Quản lý hệ thống
giáo dục và quản lý trường học
Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục: Quản lý giáo dục là những tác động
có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo
dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng
như chất lượng
Ở cấp độ quản lý trường học: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo
viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học và các lực lượng xã hội trong và
ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
3. Quản lý Trung tâm GDTX
Trung tâm GDTX là mơi trường học tập. Đó là dấu hiệu đặc trưng nổi
bật nhất của Trung tâm GDTX. Không xây dựng được mơi trường học tập thì
khơng cịn là Trung tâm GDTX nữa. Đây là trách nhiệm của tất cả các chủ thể
trong Trung tâm GDTX để tồn tại và phát triển. Trung tâm GDTX là một
cộng đồng học tập không chỉ đối với học viên, học sinh mà còn đối với cả
giám đốc và giáo viên. Do đó, bản chất Trung tâm GDTX thể hiện ở ba khía
cạnh: một là, bản chất sư phạm; hai là, bản chất xã hội; ba là, bản chất giai cấp.
Có thể hiểu rằng: Quản lý Trung tâm GDTX là hệ thống tác động có mục
đích, có tổ chức của giám đốc Trung tâm GDTX đến con người (Giáo viên, cán
bộ, nhân viên, học viên) và các nguồn lực khác (cơ sở vật chất, tài chính, thơng
tin) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật kinh tế, quy luật
xã hội…) bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
5
dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của Trung tâm GDTX
để đạt được mục tiêu đề ra.
4. Đào tạo, liên kết đào tạo
Đào tạo đề cập đến dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức
liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri
thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Đào tạo là quá trình tác động đến một
con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo một cách hệ thống nhằm chuẩn bị thích nghi với cuộc sống và khả năng
nhận một sự phân cơng nhất định góp phần của mình vào việc phát triển xã hội,
duy trì và phát triển nền văn minh của lồi người.
Trong đào tạo LKĐT là hình thức phối hợp, hỗ trợ, tạo sự gắn bó chặt chẽ
với nhau giữa các cơ sở đào tạo hoặc giữa các cơ sở đào tạo với các đối tác khác
nhau nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo.
Theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) LKĐT được hiểu là sự hợp tác giữa các bên
để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
Mục đích của hoạt động LKĐT nhằm thực hiện chủ trương đào tạo theo
nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân
lực tại chỗ cho địa phương; tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm
bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu cơng bằng và xã
hội hóa giáo dục
II. Nội dung quản lý liên kết đào tạo
Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về LKĐT trình độ trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên
tham gia LKĐT như sau:
1. Quyền của các bên tham gia liên kết
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
6
Thứ nhất, chủ động điều tra nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao
động, nhu cầu được đào tạo của người học và được tìm hiểu, lựa chọn đối tác để
LKĐT nếu đủ các điều kiện quy định
Thứ hai, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chấp thuận việc
LKĐT, nếu có đủ các điều kiện quy định
Thứ ba, thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh, học phí, tài liệu, giáo trình
và phí bảo hiểm (tự nguyện) theo quy định về bảo hiểm
Thứ tư, chủ động và trực tiếp ký hợp đồng LKĐT không thông qua bất kỳ
một đối tác trung gian nào khác
Thứ năm, đơn vị chủ trì đào tạo được hồn tồn chủ động trong việc
tổ chức quá trình đào tạo gồm: xây dựng chương trình, chuẩn bị các điều
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết
bị); lập kế hoạch đào tạo; tổ chức tuyển sinh; phân công giảng dạy; hợp
đồng thỉnh giảng; ra đề chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện; xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho người học
Thứ sáu, đơn vị phối hợp đào tạo được quyền đề xuất đơn vị chủ trì
đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù
hợp với nhu cầu của thị trường lao động; được cử đại diện tham gia quản
lý, nhận xét, đánh giá người dạy và người học theo thỏa thuận hợp đồng
LKĐT.
2. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết
Thứ nhất, đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về LKĐT: xây
dựng chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực
đào tạo của đơn vị mình, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, đánh
giá cơng nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học; thực hiện các quy
định hiện hành của nhà nước về thu học phí, lệ phí; chịu trách nhiệm về chất
lượng đào tạo của các lớp liên kết; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan
nhà nước về giáo dục trên địa bàn đặt lớp và tất cả các hoạt động LKĐT. Cụ thể:
Về tổ chức tuyển sinh gồm: Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin
về kỳ tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
7
tượng, hình thức, lệ phí, địa điểm, lịch và những thơng tin có liên quan như:
ngành nghề, thời gian, hình thức, học phí, tiền mua tài liệu và các phí bảo hiểm
nếu có. Tổ chức tuyển sinh theo quy định hiện hành về cơng tác tuyển sinh đối
với từng trình độ đào tạo
Tổ chức đào tạo gồm: Xây dựng chương trình phù hợp với mục tiêu đào
tạo; đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên hoặc
giáo viên, cán bộ quản lý, giáo trình, tài liệu các thiết bị phục vụ dạy học); lập
kế hoạch thực hiện; phân công giảng dạy; đánh giá, công nhận kết quả học tập
và rèn luyện, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại
địa bàn về các hoạt động tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thu học phí, lệ phí, cấp
bằng tốt nghiệp.
Quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy định hiện hành
của Bộ GD&ĐT; đảm bảo quyền lợi học tập chính đáng cho người học.
Thứ hai, đơn vị phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm:
Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở
vật chất; phịng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành cho hoạt động
dạy học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy và người học
Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp
dạy học đối với các lớp liên kết đặt tại cơ sở mình và phản ánh kịp thời với
đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh. Phối
hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để thực hiện chế độ, chính sách đối với người
học (nếu có), quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế
hiện hành
Duy trì việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và mơi trường xung
quanh và có trách nhiệm liên hệ với đơn vị y tế khi có những sự cố xảy ra đe dọa
đến sức khỏe người dạy và người học
Hai bên có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên kết và
các thỏa thuận khác giữa các bên; phối hợp, theo dõi giám sát lẫn nhau về các
vấn đề thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; thực hiện chương trình,
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
8
quản lý quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho
người dạy, người học và việc thực hiện hợp đồng liên kết trong suốt q trình
thực hiện khóa đào tạo.
3. Quản lý giảng viên
Một là, theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch lên lớp, duy trì nền nếp
dạy học của giảng viên; thanh toán chế độ theo hợp đồng thỏa thuận; bố trí nơi
ăn ở thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo tốt
việc giảng dạy, thực hành (nếu có)
Hai là, phối hợp thường xuyên với giảng viên trong việc quản lý học viên
Ba là, nhận xét, đánh giá giảng viên khi kết thúc môn học
4. Quản lý học viên
Một là, theo dõi đánh giá ý thức học tập, chấp hành các nội quy, quy chế
của nhà trường đối với HV, tổ chức khen thưởng, xử lý kỷ luật HV.
Hai là, tạo điều kiện cho HV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học
và các hoạt động khuyến khích học tập khác
Ba là, tuyên truyền, phổ biến cho HV các quy định của Bộ GD&ĐT, của
nhà trường về quyền, nghĩa vụ và những hành vi HV không được làm.
Bốn là, tạo điều kiện cho HV tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao, các hoạt động phong trào trong nhà trường, phát huy vai trò chủ động,
kinh nghiệm, sáng tạo của HV
Năm là, tổ chức tư vấn học tập cho HV, tạo điều kiện giúp đỡ HV khuyết
tật, HV có hồn cảnh khó khăn.
Sáu là, thực hiện cơng tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an tồn,
phịng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội theo quy định của Bộ GD&ĐT và
nhà trường
Bảy là, thông báo kết quả tuyển sinh, kết quả, tình hình học tập và rèn
luyện của HV theo định kỳ hàng năm và cuối khóa đến cơ quan, đơn vị cử người
đi học. Cơ quan đơn vị cử người đi học tạo điều kiện để HV đảm bảo các yêu
cầu, nhiệm vụ của người học.
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
9
Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU
I. Thực trạng công tác liên kết đào tạo tỉnh Lai Châu
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường
liên kết với các trường đại học, học viện trong nước nhằm đào tạo nguồn nhân
lực cho tỉnh, trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đủ điều kiện thực hiện
liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh gồm: trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu,
Trung tâm GDTX-HN tỉnh, trường Trung cấp Y, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ
nông dân - Hội Nông dân tỉnh đã liên kết với 02 học viện, 11 trường đại học, 01
trường cao đẳng, 01 trường trung cấp. Duy trì 42 lớp đào tạo tại tỉnh với trên 20
chuyên ngành. Trong quá trình liên kết các đơn vị đã phối hợp theo dõi, giám sát
việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy - học đối với các lớp liên kết; đảm
bảo quyền lợi của người dạy và người học. Thực hiện việc quản lý người học
trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế hiện hành; duy trì việc đảm bảo an
ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh. Sau gần 10 năm thực
hiện liên kết đào tạo, với hàng ngàn học viên, sinh viên tốt nghiệp các lớp trung
cấp, cao đẳng, đại học tại tỉnh. Riêng giai đoạn từ năm 2010 - 2012 có 1.260 học
viên đã tốt nghiệp các lớp liên kết đào tạo trình độ đại học, hàng trăm học viên
tốt nghiệp các lớp trung cấp, cao đẳng; bổ sung một nguồn nhân lực có kiến
thức, trình độ cho tỉnh. Qua đó tạo cơ hội học tập cho con em các dân tộc trên
địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các cơ quan,
đơn vị trong tỉnh.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh còn nhiều
hạn chế, bất cập: các đơn vị phối hợp đào tạo chưa phát huy được các quyền của
đơn vị phối hợp đào tạo; chưa chú trọng đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng
các lớp liên kết đào tạo; công tác quản lý học viên còn lỏng lẻo; việc trao đổi
thông tin hai chiều giữa các đơn vị phối hợp và đơn vị chủ trì đào tạo chưa
thường xuyên. Một số giảng viên của các đơn vị chủ trì đào tạo chưa thực hiện
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
10
nghiêm túc kế hoạch giảng dạy; tình trạng học viên bỏ học nhiều, ý thức học tập
của học viên chưa cao, chất lượng học tập hạn chế.
II. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh
Lai Châu
1. Kết quả đạt dược
Trung tâm GDTX-HN tỉnh thực hiện công tác LKĐT từ năm 2005 đã liên
kết với 07 trường đại học, 01 trường cao đẳng, duy trì được 19 lớp đại học hệ
vừa làm vừa học; 04 lớp đại học hệ từ xa, 01 lớp cao đẳng liên thông, 01 lớp
trung cấp với tổng số 2.223 học viên, 15 chuyên ngành đào tạo: luật, luật kinh
tế, nông lâm, nông lâm tổng hợp, kinh tế nông nghiệp, trồng trọt, kế tốn, điện
lực, cơng tác xã hội, sư phạm Mầm non, sư phạm Tiểu học, sư phạm Văn, sư
phạm Toán, Quản lý giáo dục, cơng trình xây dựng, địa chính. Trong quá trình
LKĐT Trung tâm đã đạt được những kết quả sau:
1.1. Số lượng đào tạo
- Số lớp đã tốt nghiệp: 12 lớp/971HV.
Thời gian
TT
Lớp
Hệ ĐT
Đơn vị chủ trì
đào tạo
Sĩ số
ĐT
(Năm)
Thi TN
Trúng
tuyển
Tốt
nghiệp
139
1
ĐH Luật KT K1
Từ xa
Viện ĐH Mở HN
5
11/4/10
163
2
ĐH Kế toán K39A
VLVH
ĐH Kinh tế QD
5
19/6/10
78
3
ĐH Kế toán K39B
VLVH
ĐH Kinh tế QD
5
19/6/10
78
4
ĐHSP Tiểu học K2
Từ xa
ĐHSP Hà Nội
3
27/3/10
187
155
5
ĐHSP Mầm non K1
Từ xa
ĐHSP Hà Nội
3
28/3/10
169
142
6
ĐHSP Văn K1
VLVH
ĐHSP Hà Nội
3
13/10/10
56
50
7
ĐHSP Toán K1
VLVH
ĐHSP Hà Nội
3
13/10/10
56
55
8
Cử nhân QLGD K1
VLVH
ĐHSP Hà Nội
3
13/10/10
64
59
9
ĐH Nông lâm K1
VLVH
ĐH Nông lâm TN
4,5
23/01/11
84
79
10
ĐH Nông lâm K2
VLVH
ĐH Nông lâm TN
4,5
09/8/11
75
52
11
ĐH Nông lâm K3
VLVH
ĐH Nông lâm TN
4,5
20/6/12
61
47
12
ĐH Điện lực K1
VLVH
ĐH Điện lực HN
5
20,
21/10/12
69
54
1.140
971
Tổng
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
139
11
- Số lớp đang đào tạo: 12 lớp/1.252 HV.
TG
Năm
Ngành đào tạo
Hệ ĐT
VLVH
ĐH Luật K1A
Đơn vị chủ trì
Số
đào
tạo
đào tạo
lớp
5
Trường ĐH Luật
HN
HV
HV đang
trúng
đào tạo
tuyển
01
01
01
2010
120
251
ĐH Luật K1B
VLVH
5
Trường ĐH Luật
HN
ĐH Công tác xã hội K1A
VLVH
3
Trường ĐHSP HN
87
112
220
ĐH Công tác xã hội K1B
VLVH
4,5
ĐH Kỹ thuật Cơng trình
Xây dựng K1
VLVH
5
ĐH NL K4 ngành NL tổng
hợp
VLVH
4,5
2011
Trường ĐHSP HN
Trường ĐH
01
63
01
130
97
Trường ĐH Nơng
Lâm TN
01
113
88
01
121
93
Thành Tây
Trung cấp Địa chính K1
3
ĐH Mầm non K1 hệ
VLVH
VLVH
3
Trường ĐHSP HN
02
188
186
ĐH Tiểu học K2
VLVH
3
Trường ĐHSP HN
01
141
136
ĐH Luật Kinh tế K2
2012
VLVH
CĐ đẳng Nông
nghiệp và phát triển
nông thôn Bắc Bộ
VLVH
4,5
Viện Đại học Mở
Hà Nội
01
119
101
ĐH Luật Kinh tế K2
Từ xa
4,5
Viện Đại học Mở
Hà Nội
01
110
99
ĐH NL K5 ngành Kinh tế
Nông nghiệp
VLVH
4,5
Trường ĐH Nông
Lâm TN
01
81
70
12
1.474
1.252
2012
Tổng
1.2. Chất lượng đào tạo
Tỷ lệ tốt nghiệp các lớp đạt 100% từ trung bình trở lên, cụ thể
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
12
TT
Lớp
Hệ ĐT
Xếp loại tốt nghiệp
Đơn vị chủ trì
đào tạo
Số SV
tốt
nghiệp
Giỏi
Khá
TB
khá
Trung
bình
139
0
05
112
22
139
0
0
0
139
1
ĐH Luật KT K1
Từ xa
Viện ĐH Mở HN
2
ĐH Kế toán K39A
VLVH
ĐH Kinh tế QD
3
ĐH Kế toán K39B
VLVH
ĐH Kinh tế QD
4
ĐHSP Tiểu học K2
Từ xa
ĐHSP Hà Nội
155
0
10
115
30
5
ĐHSP Mầm non K1
Từ xa
ĐHSP Hà Nội
142
0
01
117
24
6
ĐHSP Văn K1
VLVH
ĐHSP Hà Nội
50
0
46
04
0
7
ĐHSP Toán K1
VLVH
ĐHSP Hà Nội
55
08
43
0
04
8
Cử nhân QLGD K1
VLVH
ĐHSP Hà Nội
59
04
55
0
0
9
ĐH Nông lâm K1
VLVH
ĐH Nông lâm TN
79
0
27
50
02
10
ĐH Nông lâm K2
VLVH
ĐH Nông lâm TN
52
0
19
33
0
11
ĐH Nông lâm K3
VLVH
ĐH Nông lâm TN
47
0
23
24
0
12
ĐH Điện lực K1
VLVH
ĐH Điện lực HN
54
0
11
42
01
971
12
240
497
222
Tổng
1.3. Công tác tổ chức liên kết đào tạo
a. Quản lý học viên
- Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện cơng tác quản lý người học
trong suốt q trình đào tạo theo đúng các quy định hiện hành: Điểm danh,
theo dõi điểm chuyên cần, việc thực hiện nền nếp lớp học, tổ chức các kỳ thi,
kiểm tra
- Phản ảnh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm của
HV để kịp thời chấn chỉnh.
b. Quản lý giảng viên
Giảng viên lên lớp giảng dạy theo kế hoạch của đơn vị chủ trì đào tạo có sự
giám sát của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và lãnh đạo Trung tâm
c. Đánh giá kết quả học tập các khóa học
Kết quả học tập của HV được đánh giá chính xác, cơng bằng khách quan và
được cơng bố cơng khai trước lớp, trên trang thông tin điện tử Trung tâm.
d. Mối quan hệ giữa đơn vị phối hợp với đơn vị chủ trì
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
13
Được thực hiện theo đúng các nội dung trong Hợp đồng đào tạo, đảm bảo
thông tin hai chiều thường xuyên và kịp thời.
e. Cơ sở vật chất dành cho công tác LKĐT
Cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
Hiện tại Trung tâm bố trí 02 giảng đường cho các lớp liên kết, 02 phịng máy
tính thực hành, hệ thống trang âm, máy chiếu phục vụ tương đối tốt việc học tập.
2. Hạn chế, nguyên nhân
2.1. Hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được cơng tác quản lý LKĐT ở Trung tâm cịn nhiều
tồn tại hạn chế đó là:
Thứ nhất, hiện tượng HV vi phạm nội quy, nền nếp học tập (nghỉ học
không lý do, nghỉ học quá số tiết/môn học, đi học muộn, nhờ người khác
điểm danh hộ), ý thức học tập chưa cao (nghe điện thoại, nói chuyện riêng,
khơng chép bài, làm việc riêng trong giờ học), bỏ học nhiều.
Thứ hai, chất lượng đào tạo một số lớp liên kết hiệu quả chưa cao
Thứ ba, việc đôn đốc, kiểm tra các lớp LKĐT của lãnh đạo Trung tâm
chưa thường xuyên, liên tục
Thứ tư, còn hiện tượng một số giảng viên đơn vị chủ trì đào tạo lên muộn,
về sớm so kế hoạch giảng dạy được duyệt hoặc rút ngắn, cắt xén giờ dạy
Thứ năm, chưa thực hiện nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ
học đến cơ quan cử người đi học.
Số liệu minh chứng về hạn chế trong 02 năm học: 2010-2011 và 2011-2012
TT
01
02
03
04
Hạn chế chủ yếu
Số HV nghỉ học 25%/tổng số
tiết/môn học
Số HV bỏ học
Số HV xếp loại điểm học phần
không đạt
Số giảng viên lên muộn, về
sớm so kế hoạch
Năm học 2010 - 2011 (tỉ lệ)
Năm học 2011 – 2012 (tỉ lệ)
37/479 = 7.7%
32/773 = 4.1%
122/479 = 26%
100/773=13%
19/479= 4%
25/773= 3,2%
7/25= 28%
9/31= 29%
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
14
2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan:
- Những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến tư tưởng, thái độ
học tập của học viên
- Tỉnh ta có địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, trình độ dân trí
hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động liên kết đào tạo tuy đã được quan
tâm đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ nên chưa thu hút được các trường
đại học thương hiệu liên kết mở lớp; giảng viên chưa nhiệt tình lên giảng dạy
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Do một bộ phận HV thiếu tự giác và ý thức học tập chưa tốt, cịn nhận
thức đi học để nhằm chuẩn hóa bằng cấp theo tiêu chuẩn chức danh để được bổ
nhiệm, chuyển ngạch; một số học viên đi học chưa được sự đồng ý của cơ quan
hoặc hồn cảnh gia đình khó khăn.
- Việc kiểm tra nền nếp dạy - học của giảng viên và học viên của Lãnh đạo
phụ trách LKĐT chưa được chú trọng
- Công tác đánh giá, nhận xét giảng viên, học viên phòng Quản lý Đào tạo
còn nể nang và chưa chặt chẽ
- Một số GVCN lớp chưa sát sao với công tác chủ nhiệm, quản lý học viên
còn lỏng lẻo
- Việc khảo sát nhu cầu đào tạo chưa sát với nhu cầu người học và điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý các lớp liên
kết ở Trung tâm GDTX - HN tỉnh, cùng các nguyên nhân đã được chỉ ra; vì vậy,
người quản lý Trung tâm cần phải tìm những biện pháp tốt nhất để tăng cường
công tác quản lý các lớp liên kết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
*
*
*
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
15
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU
I. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, tư vấn giúp
học viên nâng cao ý thức chấp hành nội quy nền nếp học tập
1. Mục đích
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành nội quy nền nếp và tầm quan trọng việc
học tập nâng cao trình độ phục vụ bản thân, cơng việc góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay
2. Nội dung
- Tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước,
của tỉnh, ngành về công tác đào tạo tại chức và LKĐT;
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong,
lối sống cho HV
+ Tuyên truyền tới toàn thể HV những văn bản quy định đối với HV hiện
hành của Bộ GD&ĐT, của trường liên kết, Nội quy Trung tâm, quy định lớp học.
+ Kiên quyết xử lý HV có thái độ vơ tổ chức, vi phạm nội quy, thiếu văn
hóa, thiếu tơn trọng giảng viên, CBGVNV, HV.
+ Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng HV, giải quyết triệt để và dứt điểm
thắc mắc, kiến nghị của HV.
+ Tổ chức cho tất cả HV đều được học tập nội quy Trung tâm và ký cam
kết không vi phạm nội quy.
- Quy định việc thực hiện nội quy, nền nếp đối với HV
+ Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép, có xác nhận của cơ quan;
nếu nghỉ quá số tiết quy định (25%/tổng số tiết/môn học) không đủ điều kiện dự thi
+ Để phương tiện thẳng hàng, đúng nơi quy định
+ Nộp học phí, các khoản phụ phí khác đầy đủ, đúng thời gian quy định
+ Khi đến Trung tâm học phải đeo thẻ HV, không hút thuốc, uống rượu, bia
+ Trong giờ học không sử dụng điện thoại (tắt máy hoặc để chế độ im lặng),
không ăn quà, không làm việc riêng, không ngủ gật (ăn quà giờ ra chơi phải bỏ rác đúng
nơi quy định).
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
16
+ Không gian lận trong học tập, thi: Điểm danh hộ, học hộ, thi hộ hoặc nhờ
người khác điểm danh, học, thi hộ…
+ Nếu có vướng mắc cần phản ánh trước tiên với ban cán sự lớp và giáo viên
chủ nhiệm, không phản ánh vượt cấp
- Quy định giao tiếp, ứng xử và trang phục
+ Trong giao tiếp và ứng xử có thái độ lịch sự, tơn trọng giảng viên, cán bộ,
giáo viên trong Trung tâm. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, khơng nói tục ,
khơng chửi bậy, khơng nói tiếng nóng, khơng nói to gây ồn ào. Xưng hô với
giảng viên, giáo viên: thầy - em, cô - em, với bạn bè: Bạn - tơi, cậu - mình,
khơng được xưng hô mày - tao.
+ Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không được mặc quần lửng tua rua, áo cổ trễ,
áo khơng có tay, áo sơ mi q mỏng, quá ngắn hở hang gây phản cảm.
3. Cách thức thực hiện
- Phân cơng phó giám đốc phụ trách cơng tác LKĐT, Trưởng phòng Quản
lý Đào tạo (QLĐT) chịu trách nhiệm thực hiện cơng tác giáo dục tun truyền
bằng các hình thức khác nhau: thông qua họp lớp, hội thảo, bảng tin, trang thông
tin điện tử Trung tâm.
- Quy định nội bộ về công tác giáo dục tuyên truyền đối với cán bộ, viên
chức phòng (QLĐT) trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục HV các lớp LKĐT ở
Trung tâm
II. Biện pháp 2: Tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo các lớp liên
kết đào tạo
1. Mục đích
Nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng thương hiệu đào tạo, địa chỉ đào
tạo có uy tín thu hút người học, tạo niềm tin với cơ quan quản lý và xã hội. Từ
đó thu hút người học đến Trung tâm nhằm tạo nguồn tuyển sinh dồi dào những
năm tiếp theo
2. Nội dung
- Mở rộng khảo sát nhu cầu đào tạo để tham mưu với cơ quan quản lý
cấp trên phê duyệt kế hoạch mở lớp sát thực tế, phù hợp với nhu cầu đào tạo
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
17
người học và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời hạn chế tình
trạng HV bỏ học hoặc lớp học không đảm bảo số lượng dự tuyển ban đầu
tránh lãng phí.
- Quy định cụ thể thực hiện quản lý các lớp liên kết
2.1. Đối với GVCN lớp:
- Quản lý hồ sơ lớp chủ nhiệm gồm: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm danh, sổ lên
lớp hàng ngày, kế hoạch giảng dạy, danh sách lớp, nghị quyết lớp, tập lý lịch
trích ngang HV có dán ảnh, các văn bản có liên quan đến cơng tác mở lớp, tuyển
sinh, đào tạo, thi, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật, hợp đồng đào tạo, các văn bản
quy định của Trung tâm
- Thực hiện các công việc:
+ Ghi chép các loại hồ sơ, sổ sách thường xuyên, chính xác, điểm danh
hàng ngày, chốt số buổi nghỉ học và thông báo trước lớp khi kết thúc mỗi môn
học; dự các buổi họp lớp, chỉ đạo lớp thực hiện cơng khai tài chính, thi, kiểm tra,
thực hiện nội quy nền nếp.
+ Phối hợp với giảng viên, khoa đào tạo các trường liên kết trong việc lập
kế hoạch học tập, lập danh sách HV đủ điều kiện dự thi, kiểm tra theo quy định
Bộ GD&ĐT và thông báo công khai trước lớp.
+ Phổ biến kịp thời các văn bản có liên quan tới lớp, lập báo cáo tình hình
lớp sau mỗi kỳ học hoặc năm học; thường xuyên xin ý kiến, báo cáo tình hình
của lớp tới Trưởng phòng.
+ Trực tiếp cùng ban cán sự lớp tiếp đón giảng viên, cán bộ trường liên kết
đến giảng dạy, cơng tác.
+ Phối hợp với Trưởng phịng Tổ chức Hành chính chốt số tối nghỉ của
giảng viên, cán bộ trường liên kết đến giảng dạy, làm việc; phối hợp với bộ phận
tài vụ thanh toán chế độ cho giảng viên.
+ Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ học đến cơ quan cử
người đi học.
2.2. Đối với Trưởng phòng QLĐT:
- Duyệt, ký lập các loại sổ của GVCN lớp
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
18
- Quản lý việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên, nhận
xét đánh giá giảng viên sau kết thúc môn học
- Quản lý công tác chủ nhiệm các lớp liên kết
2.3. Đối với giảng viên
- Trình kế hoạch giảng dạy trước khi lên lớp, được Trung tâm thông báo
thời gian, nền nếp và cách thức phối hợp quản lý HV
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch, thời gian lên lớp do đơn vị chủ trì đào tạo
phê duyệt
- Phản ánh và kiến nghị kịp thời với GVCN hoặc Trưởng phòng QLĐT về
các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; công tác vệ sinh lớp học, ý thức chấp hành
nội quy nền nếp học tập HV.
3. Cách thức thực hiện
- Phân cơng phó giám đốc phụ trách, Trưởng phịng QLĐT chịu trách
nhiệm đơn đốc, chỉ đạo việc thực hiện công tác LKĐT: kế hoạch, chất lượng đào
tạo, việc lên lớp giảng viên, công tác chủ nhiệm, quản lý HV
- Tăng cường công tác phối hợp trường liên kết, phối hợp giữa giảng viên
và GVCN trong việc đánh giá, xét điều kiện dự thi của HV …
- Duyệt nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ học đến cơ quan
cử người đi học
- Nhận xét khách quan, chính xác việc lên lớp của giảng viên, kiên quyết
không giải quyết cho giảng viên đơn vị chủ trì đào tạo lên muộn, về sớm so kế
hoạch phê duyệt
III. Biện pháp 3: Tăng cường đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý các
lớp liên kết đào tạo
1. Mục đích
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đã khẳng định: “Quản lý và kiểm
tra là một, quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý”. Tăng cường đôn
đốc kiểm tra công tác quản lý các lớp liên kết giúp cho cán bộ quản lý (CBQL),
giảng viên, GVCN nhìn nhận đúng thơng tin cần thiết về mục tiêu, kế hoạch đào
tạo, về kết quả học tập của HV; phát hiện những mặt tốt, mặt tích cực cũng như
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
19
những hạn chế thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo. Đồng thời tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tinh thần
trách nhiệm của cán bộ, viên chức, làm cho công tác LKĐT đi vào nền nếp có
kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo hiệu quả.
2. Nội dung
- Kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của HV.
- Kiểm tra công tác chỉ đạo các lớp liên kết của Trưởng phòng QLĐT, việc
quản lý hồ sơ liên kết theo quy định
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên
- Kiểm tra việc quản lý GVCN lớp, sự phối hợp giữa GVCN và giảng viên
trong việc quản lý, xem xét điều kiện thi, kiểm tra của HV; việc nhận xét đánh
giá của GVCN về kết quả học tập của HV đến cơ quan cử người đi học
- Kiểm tra việc GVCN niêm yết công khai kết quả học tập của lớp tại bảng
thơng báo phịng QLĐT và trên trang thơng tin điện tử Trung tâm
3. Cách thức thực hiện
- Kiểm tra thường xuyên, đột xuất sĩ số chuyên cần, ý thức học tập, việc
đeo thẻ của HV, việc điểm danh hàng ngày của GVCN và việc thực hiện kế
hoạch lên lớp, thời gian lên lớp của giảng viên
- Thông qua dự họp lớp sau khi kết thúc kỳ học, kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm,
kiểm tra kết quả đánh giá HV; lấy ý kiến góp ý HV về cơng tác quản lý, công tác
chủ nhiệm, việc lên lớp giảng viên, hoạt động ban cán sự lớp, công tác vệ sinh
lớp học.
Qua nghiên cứu cho thấy, một số biện pháp quản lý đã đề xuất ở trên có
mối quan hệ mật thiết với nhau, chịu sự tác động qua lại với nhau; mỗi biện
pháp có vai trị, vị trí chức năng, tầm quan trọng giải quyết từng nội dung của
công tác quản lý LKĐT. Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp sẽ tạo được sự
thay đổi tích cực về “chất và lượng” trong công tác LKĐT ở Trung tâm GDTXHN tỉnh
*
*
*
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
20
Chương IV: HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU
I. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tiến hành kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của học
viên, việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên và quản lý lớp,
quản lý hồ sơ của GVCN ở 03 lớp kết quả như sau:
1. Đối với học viên
Nội dung kiểm tra
TT
1
2
3
Lớp
Đại học Nông lâm K5
Đại học Luật K2
Trung cấp địa chính
Tổng
Số
HV
70
101
93
264
Thực hiện nội quy,
nền nếp
Chưa
Tốt
Khá
tốt
18
27
28
73
26
39
33
98
Ý thức học tập
Tốt
Chưa
tốt
18
27
28
73
26
35
32
93
Khá
26
39
33
98
26
35
32
93
HV
bỏ học
11
18
28
57
2. Đối với giảng viên
TT
1
2
3
Lớp
Đại học Nông lâm K5
Đại học Luật K2
Trung cấp địa chính
Tổng
Số
Giảng
viên
06
05
03
14
Nội dung kiểm tra
Thực hiện thời gian
lên lớp
Thực hiện kế hoạch
giảng dạy
Đảm
Lên
Về sớm
bảo
muộn
04
03
02
09
01
02
01
04
01
0
0
01
Đảm
bảo
Vào
muộn
Ra
sớm
03
04
03
10
03
01
0
04
0
0
0
0
3. Đối với GVCN
TT
1
2
3
Lớp
Số
GVCN
Đại học Nông lâm K5
01
Đại học Luật K2
01
Trung cấp địa chính
01
Tổng
03
Nội dung kiểm tra
Quản lý hồ sơ chủ nhiệm
Quản lý lớp chủ nhiệm
Tốt
Khá
Chưa tốt
0
0
0
0
0
01
0
01
01
0
01
02
Tốt
0
0
0
0
Khá
0
01
0
01
Chưa tốt
01
0
01
02
II. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của
học viên, việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên và quản lý
lớp, quản lý hồ sơ của GVCN ở 03 lớp trước đó kết quả như sau:
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
21
1. Đối với học viên
TT
1
2
3
Lớp
Đại học Nông lâm K5
Đại học Luật K2
Trung cấp địa chính
Tổng
Nội dung kiểm tra
Thực hiện nội quy,
nền nếp
Tốt Khá Chưa tốt
Tốt
Khá
Chưa tốt
HV
bỏ
học
33 32
47 43
44 42
124 117
33
47
93
124
32
43
44
117
05
11
42
23
0
0
0
0
Số
Hv
70
101
93
264
05
11
07
23
Ý thức học tập
2. Đối với giảng viên
TT
1
2
3
Lớp
Đại học Nông lâm K5
Đại học Luật K2
Trung cấp địa chính
Tổng
Số
Giảng
viên
Nội dung kiểm tra
Thực hiện thời gian
lên lớp
Thực hiện kế hoạch
giảng dạy
Đảm
Lên
Về
bảo
muộn
sớm
03
04
04
11
03
03
04
10
0
01
0
01
0
0
0
0
Đảm
bảo
Vào
muộn
Ra
sớm
03
04
04
11
0
0
0
0
0
0
0
0
3. Đối với GVCN
TT
1
2
3
Lớp
Đại học Nông lâm K5
Đại học Luật K2
Trung cấp địa chính
Tổng
Số
GVCN
Nội dung kiểm tra
Quản lý hồ sơ chủ nhiệm
Quản lý lớp chủ nhiệm
Tốt
Khá Chưa tốt
Tốt
Khá
Chưa tốt
0
01
0
01
0
01
0
01
01
0
01
02
0
0
0
0
01
01
01
03
01
0
01
02
0
0
0
0
So sánh kết quả kiểm tra của 03 lớp trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho thấy:
- Số HV thực hiện nội quy nền nếp và ý thức học tập tốt tăng 19%, khá
tăng 7.3%; số HV thực hiện nội quy nền nếp và ý thức học tập chưa tốt giảm
26.3%; khơng cịn HV bỏ học
- Số giảng viên thực hiện kế hoạch giảng dạy đảm bảo tăng, lên muộn
giảm; khơng có tình trạng giảng viên về sớm so kế hoạch và 100% giảng viên
thực hiện đảm bảo thời gian lên lớp.
- Số GVCN quản lý lớp và hồ sơ chủ nhiệm tốt, khá tăng 33.3%; chưa tốt
giảm từ 67% xuống 0%.
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
22
KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Qua q trình cơng tác và quản lý công tác LKĐT ở Trung tâm GDTXHN tỉnh, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, muốn nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý các lớp
LKĐT trước hết phải nâng cao chất lượng quản lý
Thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác chủ nhiệm, tăng cường vai trò của
GVCN và ban cán sự lớp
Thứ ba, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai trong tuyển sinh, đào tạo,
thu, chi tài chính và xét điều kiện dự thi, kiểm tra.
Thứ tư, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch đào tạo
của giảng viên, công tác quản lý của GVCN lớp và nền nếp học tập của HV
Thứ năm, quản lý tốt hồ sơ các lớp liên kết theo quy định và quan tâm
giải quyết kiến nghị đề xuất chính đáng của người học
II. Ý nghĩa của một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT
Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh
trước tiên đã góp phần:
Một là, chấn chỉnh nền nếp, ý thức học tập của HV, từng bước nâng cao
nhận thức HV, cán bộ, viên chức về công tác đào tạo tại chức
Hai là, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của GVCN lớp và giảng viên
Ba là, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín trong đào tạo nhằm đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi xã hội và xu thế hội nhập hiện nay.
Bốn là, giúp lãnh đạo phụ trách công tác LKĐT điều chỉnh công tác quản
lý phù hợp
III. Khả năng ứng dụng, triển khai
Từ kết quả thu được một số lớp liên kết trong năm học 2012-2013, bản
thân tôi rất muốn được tiếp tục áp dụng một số biện pháp quản lý các lớp liên
kết trong năm học tiếp theo ở Trung tâm và có khả năng triển khai ở một số cơ
sở liên kết trong tỉnh. Bởi vì nâng cao chất lượng cơng tác LKĐT sẽ góp phần
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
23
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Từ đó đúc rút thêm
kinh nghiệm về biện pháp quản lý các lớp liên kết đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
IV. Những kiến nghị, đề xuất
1. Đối với UBND tỉnh
Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho phép Trung tâm thực hiện công tác
LKĐT với nhiều ngành, nghề phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và nguyện vọng của người học
2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường kiểm tra tư vấn, giúp đỡ các đơn vị có chức năng LKĐT
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc phê duyệt kế hoạch đào
tạo, các văn bản đề nghị về LKĐT để Trung tâm chủ động thực hiện công tác
tuyển sinh đúng kế hoạch
Trên đây, là nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Một số biện
pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh”. Do thời
gian nghiên cứu có hạn nên khó tránh khỏi hạn chế. Kính mong Hội đồng
khoa học Trung tâm, Hội đồng khoa học Ngành, Tỉnh xem xét, góp ý để đề tài
hồn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ
SÁNG KIẾN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
(Họ, tên và chữ ký)
(Họ, tên, chữ ký và đóng đâu)
Chu Thị Thanh Loan
*
*
*
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT: Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học; Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2007
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng hình thức vừa làm vừa học”; Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày
02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động
của trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày
30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động
của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
2. Luật giáo dục - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012.
4. UBND tỉnh Lai Châu: Nghị quyết Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Lai
Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày
29/12/2011 của UBND tỉnh về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh đến
năm 2020.
5. Sở GD&ĐT Lai Châu: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
2012-2013.
6. Trung tâm GDTX-HN tỉnh: Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012,
Nghị quyết của Trung tâm năm học 2012-2013.
7. Hợp đồng LKĐT với trường Đại học, Cao đẳng, Viện Đại học mở
Hà Nội.
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu
25