Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.76 KB, 3 trang )
SIT – Tư duy sáng tạo hệ thống
Tập chung vào cái ta đang có để sáng tạo cụ thể
Johnson & Johnson cách thức áp dụng SIT- Systematic Inventive Thinking (SIT) –
Tư duy sáng tạo hệ thống như thế nào ?
Johnson & Johnson là một công ty dược phẩm, thiết bị y tế. Họ không cần SIT thì
cũng sáng tạo ra một công cụ là máy gây mê để mổ, đây là một sáng chế được
jonhson rất tự hào và yêu thích. Tuy nhiên có một người quản lý vẫn không hài
lòng và vẫn chưa chắn là sản phẩm đấy sẽ tạo ra giá trị.
Lúc này SIT vào cuộc, phương pháp đầu tiên là liệt kê các chức năng của các bộ
phận trong phòng mổ cũng như chức năng của thiết bị đó. Kết quả là phát hiện ra
là bộ pin dự phòng của máy gây mê và máy làm thức tỉnh bệnh nhân đều có pin dự
phòng giống nhau, nhưng hai máy không hoạt động cùng lúc. Sau đó, pin của một
máy đã được cắt giảm, đây là một sự tiết kiệm rất nhiều cho chi phí sản xuất.
Bài học ở đây là gì?
Thứ nhất: Luôn đặt ra câu hỏi là sản phẩm có hoàn hảo? Từ đây thách thức tất cả
các giả thuyết luôn gắn chật với mình và những cái do chính mình tạo ra hay đang
sử dụng. Loại bỏ suy nghĩ không cần tạo ra chức năng mới.
Thứ hai: Phương thức tách ra khong phải mọi bộ phận mà chỉ cần những phần
quan trọng.
Thứ ba: Thắng sức ỳ bằng cách xóa bớt bộ não (cancel brain). Công cụ đó là gì?
Các giả thuyết là gì? Phải vượt qua nó
Kết luận: Tập trung vào những cái ta đang có để có thể sáng tạo hiệu quả.
Systematic Inventive Thinking (SIT) – Tư duy sáng tạo hệ thống là phương pháp tư
duy được hình thành và phát triển tại Israel vào giữa những năm 1990. Bắt nguồn
từ phương pháp tư duy TRIZ của Genrich Altshuller, SIT là một cách tiếp cận thực
tế để sáng tạo, đổi mới và giải quyết vấn đề, đến nay đã trở thành phương pháp
nổi tiếng toàn Thế giới về sáng tạo và đổi mới. SIT được các tập đoàn hàng đầu
Thế giới như Johnson & Johnson, GE, Procter & Gamble, SAP, Philips… áp dụng
hết sức thành công.