Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học quan hệ vuôn góc trong không gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.55 KB, 6 trang )

Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung
học phổ thông qua dạy học quan hệ vuôn góc
trong không gian


Nguyễn Phú Thành


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Năm bảo vệ: 2013
105 tr .

Abstract. Điều tra thực trạng dạy học và phát triển tư duy sáng tạo cho HS ở một số
trường Trung học phổ thông tại Kinh môn – Hải Dương. Qua đó, đề xuất các biện
pháp dạy học: Vectơ trong không gian và Quan hệ vuông góc trong không gian,
chương trình môn hình học lớp 11, nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học
sinh. Xây dựng và khai thác hệ thống bài tập: Vectơ trong không gian và Quan hệ
vuông góc trong không gian, chương trình môn hình học lớp 11, phù hợp với sự phát
triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá
tính khả thi, tính hiện thực, tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất
Keywords.Phương pháp giảng dạy; Tư duy sáng tạo; Toán học
Content.
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhiệm vụ phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong trường Trung học phổ
thông
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền giáo dục hiện nay việc phát triển tư
duy sáng tạo cho HS rất cần thiết và là một nhiệm vụ quan trọng ở trường THPT. Nghị
quyết trung ương Đảng khóa IV về định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã chỉ
ra: “Mục tiêu giáo dục đào tạo phải hướng vào việc đào tạo những con người lao động


tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp, góp phần thực hiện
mục tiêu lớn của đất nước là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Nghị quyết trung ương Đảng khóa VII, 1993 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo
dục và đào tạo đã nhận định: “Con người được đào tạo thường thiếu năng động, chậm
thích nghi với nền kinh tế xã hội đang đổi mới”, từ đó chỉ đạo chúng ta phải đổi mới
giáo dục và đào tạo, đổi mới phương pháp giáo dục. Điều 29 trong Luật Giáo dục
(2005) ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo, của HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú cho HS”. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, 1997 tiếp tục
khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học” Những qui
định này phản ánh nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay nhằm đào tạo
những con người có đủ trình độ và kĩ năng tham gia quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hoá đất nước.
Xã hội ngày nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt, lượng thông tin bùng nổ.
Cùng với đó, nó đòi hỏi con người phải có tính năng động và có khả năng thích nghi
cao với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt khoa học kĩ thuật, đời sống … Như vậy rèn
luyện khả năng sáng tạo cho HS là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của nhà trường phổ
thông. Như vậy, hoạt động sáng tạo còn là một trong bốn thành phần không thể thiếu
của nội dung học vấn phổ thông mà nhà trường cần giáo dục cho HS.
1.2. Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy và học môn toán
Đặc thù của môn Toán là: Có hệ thống bài tập đa dạng phong phú, hệ thống
kiến thức xuyên suốt trong chương trình giáo dục, tính liên hệ, vận dụng vào thực tế
cao… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy cho người học mà đỉnh cao là tư
duy sáng tạo.
Đặc biệt hình học không gian là môn toán có tư duy trừu tượng cao nó chứa
đựng khả năng, năng lực xác định không gian của HS đối với thực tại.

1.3. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho HS đã được nhiều tác giả trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu.
Trên thế giới, công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học Mỹ Giulford và
Torance đã nghiên cứu sâu về năng lực tư duy sáng tạo, bản chất của sự sáng tạo trong
các lĩnh vực khác nhau. Việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS trong nhà trường là
chủ đề nghiên cứu của nhiều tác phẩm của các nhà tâm lý học, giáo dục học phương
Tây, Liên Xô(cũ), Nhật Bản, Trung Quốc. Trong cuốn “Sáng tạo toán học”, Polya đã
đi sâu nghiên cứu bản chất của quá trình giải toán, quá trình sáng tạo toán học và đúc
rút những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Krutecxki đã trình bày các nghiên cứu
của ông về cấu trúc năng lực toán học của HS và nêu bật những phương pháp bồi
dưỡng năng lực toán học cho HS trong cuốn “Tâm lí năng lực toán học của HS”.
Ở nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu về lí luận và thực tiễn
việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS: Trần Bá Hồng với bài viết đăng trên tạp chí
Nghiên cứu giáo dục: “Phát triển trí sáng tạo cho HS và vai trò của GV”, Hoàng
Chúng với cuốn sách: “Rèn khả năng sáng tạo toán học ở trường phổ thông”, Phan
Thị Luyến với Luận Án tiến sĩ: “Rèn luyện tư duy phê phán của HS THPT thông qua
dạy học chủ đề Phương trình và Bất phương trình”…
Trong nội các môn hình học, đặc biệt là hình học lớp 11, nội dung Vectơ trong
không gian và Quan hệ vuông góc trong không gian là nội dung gây cho HS nhiều
khó khăn trong tiếp cận bài học, giải quyết bài tập và vận dụng vào thực tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển tư duy sáng tạo cho học
sinh trung học phổ thông qua dạy học quan hệ vuông góc trong không gian” để thực
hiện nghiên cứu trong luân văn này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần phát triển tư duy sáng tạo
cho HS thông qua dạy học “Quan hệ vuông góc trong không gian”.
3. Khách thể nghiên cứu
Chương trình SGK môn toán lớp 11 và thực tiễn giảng dạy, phát triển tư duy sáng
tạo cho HS lớp 11 trường THPT Kinh Môn II, Kinh Môn – Hải Dương.

4. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình phát triển tư duy sáng tạo của HS lớp 11 THPT và vai trò của GV
trong sự phát triển tư duy sáng tạo của HS thông qua dạy học quan hệ vuông góc, hình
học không gian 11 THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa lớp 11 hiện hành, nếu có các biện
pháp hướng HS tới việc học tập tự giác, độc lập thì sẽ góp phần phát triển tư duy sáng
tạo cho HS.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển một số yếu tố cụ thể của tư duy sáng
tạo qua nội dung dạy học Chương III: Vectơ trong không gian và Quan hệ vuông góc
trong không gian, chương trình hình học lớp 11 hiện hành.
Thời gian: Cuối học kì 2 năm học 2012 – 2013 và nửa đầu học kì 1 năm học
2013 – 2014.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thực trạng dạy học và phát triển tư duy sáng tạo cho HS ở một số
trường THPT tại Kinh môn – Hải Dương. Qua đó, đề xuất các biện pháp dạy học
Chương III: Vectơ trong không gian và Quan hệ vuông góc trong không gian, chương
trình môn hình học lớp 11, nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS.
- Xây dựng và khai thác hệ thống bài tập Chương III: Vectơ trong không gian
và Quan hệ vuông góc trong không gian, chương trình môn hình học lớp 11, phù hợp
với sự phát triển tư duy sáng tạo cho HS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi, tính hiện thực,
tính hiệu quả của đề tài.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu sách giáo khoa hình học 11 hiện hành và sách tham khảo liên
quan đến “Quan hệ vuông góc trong không gian”, chương trình hình học 11.
- Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lí học dạy học, lí luận dạy học môn
Toán.

- Nghiên cứu tìm hiểu và phân tích các tài liệu, các công trình khoa học có liên
quan đến đề tài.

8.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Dạy thực nghiệm, kiểm tra kết quả trước và sau thực nghiệm của lớp thực
nghiệm.
- Xử lý số liệu điều tra, số liệu thu được từ các bài kiểm tra trong quá trình thực
nghiệm nhằm bước đầu kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của giả thuyết nghiên
cứu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luân văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy
học quan hệ vuông góc trong không gian
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Hình học 12. Nxb Giáo dục.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học
phổ thông. Nxb Giáo dục.
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Hình học 11. Nxb Giáo dục.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Hình học nâng cao 11. Nxb Giáo dục.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Hình học 11. Sách Giáo viên. Nxb Giáo dục.
6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Hình học nâng cao 11. Sách Giáo viên. Nxb Giáo
dục.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (1998), Hình học 11. Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Vĩnh Cận (1999), Toán nâng cao hình học không gian. Nxb TP Hồ Chí
Minh
9. Văn Như Cương, Trần Phương Dung (2001), Giải toán và ôn tập Hình học 11.
Nxb Giáo dục.
10. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb

Giáo dục Viêt
̣
Nam.
11. Nguyễn Thị Phương Hoa (2006), Lý luân
̣
daỵ hoc
̣
hiên
̣
đaị, tâp
̣
bài giảng cho học
̣

viên cao hoc. Nxb Đaị hoc
̣
Quốc gia, Hà Nôị.
12. Trần Thị Thu Hiền (2012), Rèn tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
qua dạy học nội dung phương trình lượng giác. Luận văn thạc sĩ.
13. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp daỵ hoc
̣
môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
14. Trương Thị Thúy Ngà (2012), Rèn tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ
thông qua dạy học nội dung hệ phương trình. Luận văn thạc sĩ.
15. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể
môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Bùi Văn Nghị (2009), Vân
̣
dun

̣
g lý luân
̣
vào thưc
̣
ti ễn dạy học môn Toán ở trường
phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
17. Phạm Quốc Phong (2007), Bồi dưỡng Hình học 11. Nxb Đại học Quốc Gia Hà
Nội
18. G. Polya (1010), Sáng tạo toán học. Nxb Giáo dục.
19. Trần Văn Tấn (2007), Bài tập nâng cao và một số chuyên đề hình học 11. Nxb
Giáo dục.
20. Lê Mậu Thống, Trần Đức Huyên, Lê Mậu Thảo (2005), Phân loại và hướng
dẫn giải toán Hình học không gian. Nxb Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
21. Hoàng Thị Xuân (2012), Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 8 Trung học cơ
sở qua dạy học chương “Tam giác đồng dạng”. Luận văn thạc sĩ.

×